Kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam - 3

Hoàn thiện theo qui trình: Thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin, dữ liệu, tài liệu của đối tượng giám sát ngân hàng theo yêu cầu giám sát; Xem xét, theo dõi tình hình chấp hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Phân tích, đánh giá thường xuyên tình hình tài chính, hoạt động; Phát hiện, cảnh báo các yếu tố tác động, xu hướng biến động tiêu cực, rủi ro gây mất an toàn hoạt động, các rủi ro, nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng đối với NHTM; Kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các rủi ro, vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng theo quy định của pháp luật.

4.4.2. Tạo lập kênh thông tin giữa NHNN hàng với các cơ quan có liên quan

Nhà nước cần tạo lập các kênh thông tin giữa các cơ quan chức năng như Thuế, Hải quan, Tòa án, Công an... với NHNN để có thể nắm bắt thông tin về các cá nhân, tổ chức. Trên cơ sở đó, NHNN có những cảnh báo đối với các NHTM trong trường hợp cần thiết. Để làm được điều này cần thiết phải có hệ thống thông tin hiện đại, sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành, sự đảm bảo an toàn bảo mật của hệ thống thông tin kèm theo quy chế nghiêm ngặt và các chế tài về bảo mật thông tin, đối tượng và phân quyền các cá nhân, tổ chức được phép khai thác thông tin.

KẾT LUẬN

Kiểm soát nội bộ là một phương thức của quản lý hiệu quả. Kiểm soát nội bộ được nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau, gắn với chủ thể thực hiện kiểm soát khác nhau. Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về KSNB và hệ thống KSNB còn có hạn chế nhất định và chưa mang tính hệ thống, đặc biệt là chưa có đánh giá từ phía cơ quan quản lý nhà nước.

Luận án thực hiện đánh giá thực trạng hệ thống KSNB trong NHTM trên quan điểm của COSO, dưới cách tiếp cận từ góc độ của nhà quản lý. Mô hình này được tác giả thực hiện ở 17 NHTM Việt Nam bằng hình thức quan sát, phỏng vấn đối với các chuyên gia, cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về ngân hàng. Đồng thời, tác giả thực hiện điều tra, khảo sát và phỏng vấn các cán bộ quản lý chi nhánh ngân hàng, kiểm toán viên, kiểm soát viên… ở một số NHTM để đánh giá thực trạng các thành phần của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018.

Những phát hiện từ kết quả khảo sát và phỏng vấn cho thấy công tác quản lý còn có một số hạn chế; mỗi yếu tố trong KSNB của các NHTM hiện nay có những hạn chế nhất định, ảnh hưởng tới hiệu lực và hiệu quả của hệ thống KSNB của các NHTM. Từ những kết quả đó, tác giả đề xuất những giải pháp tổng thể từ góc độ quản lý nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB trên cơ sở rủi ro theo những yếu tố cấu thành, đó là các yếu tố môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động và thủ tục kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất những điều kiện cần thiết để thực hiện các giải pháp đó từ môi trường vĩ mô tác động tới hệ thống các NHTM Việt Nam.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

1. Bùi Thanh Sơn (2019), “Nhân tố tác động tới sự hiện hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại”, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số 09 (76).

2. Bùi Thanh Sơn (2019), “Rủi ro trong hoạt động kinh doanh và một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giảm thiểu rủi ro, kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số 07(74).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 24 trang tài liệu này.

3. Bùi Thanh Sơn (2018), “Tín dụng ngân hàng trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam”, Tạp chí Nhân lực Ngân hàng số 10

4. Nguyễn Trọng Tài, Bùi Thanh Sơn (2018), “Tác động do xung đột thương mại Mỹ - Trung đến thương mại và tài chính toàn cầu – một số khuyến nghị chính sách,”, Tạp chí Nhân lực Ngân hàng số đặc biệt

Kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam - 3

5. Bùi Thanh Sơn (2016), “Chính sách tiền tệ và các kênh truyền dẫn”,

Tạp chí Khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội, số 16

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/04/2022