Rủi Ro Trọng Yếu Trong Hoạt Động Của Ngân Hàng Thương Mại

rủi ro, quy định nội bộ về quản trị rủi ro, đo lường, theo dõi rủi ro và tuân thủ quy định pháp luật do các bộ phận sau đây thực hiện: Bộ phận tuân thủ, Bộ phận quản lý rủi ro.(iii) Tuyến bảo vệ thứ ba có chức năng KTNB do bộ phận KTNB thực hiện.

3.1.3. Rủi ro trọng yếu trong hoạt động của ngân hàng thương mại

Rủi ro tín dụng

Tại các NHTM Việt Nam những năm qua rủi ro tín dụng vẫn diễn biến khá phức tạp, thể hiện ở các khoản nợ xấu gia tăng khó kiểm soát những năm trước 2013, điều này có nguyên nhân do trong khoảng thời gian khá dài các NHTM Việt Nam quá chú trọng tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh kỹ năng quản trị ngân hàng còn những hạn chế nhất định. Từ sau năm 2013 cùng với sự ra đời của Công ty quản lý tài sản (VAMC) thì nợ xấu của các NHTM c ng từng bước được kiểm soát hiệu quả hơn. Nợ xấu của các NHTM trong giai đoạn 2013-2018 có xu hướng giảm dần từ 3,6% năm 2013 xuống còn 2,4 năm 2018.

Ngoài ra, rủi ro tín dụng còn thể hiện ở sự chênh lệch về kỳ hạn giữa huy động vốn và cho vay. Loại rủi ro này phát sinh khi các NHTM sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Trong thực tế nhu cầu vay vốn trung dài hạn cho đầu tư phát triển trong nền kinh tế luôn cao nên nếu như hành lang pháp luật thuận lợi thì các NHTM sẽ đẩy mạnh cho vay trung dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Thực tế những năm qua đã khẳng định điều này khi một số NHTM có tỷ trọng dư nợ trung dài hạn trong tổng dư nợ luôn rất cao, chẳng hạn tại một số NHTM như BIDV, ACB, VietinBank HDBank, VietcomBank, ABBank… tỷ trọng dư nợ trung dài hạn luôn xấp xỉ 60%. Một số NHTM khác như: MB Bank, SacomBank, PGBank, EximBank, BacABank… tỷ trọng cho vay trung dài hạn c ng xấp xỉ 50% (số liệu được xác định cho năm 2018). Trong khi đẩy mạnh cho vay trung dài hạn thì huy động vốn của hầu hết các NHTM lại ở kỳ hạn ngắn là chủ yếu do khách hàng gửi tiền vì nhiều lý do khác nhau (chủ yếu do lãi suất không hấp dẫn) họ không muốn kéo dài kỳ hạn gửi tiền. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu tín dụng trung dài hạn tăng

cao bắt buộc các NHTM phải sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, do đó nguy cơ rủi ro kỳ hạn luôn tiềm ẩn. Để phòng ngừa rủi ro kỳ hạn trong hoạt động tín dụng, NHNN đã ban hành Thông tư số 19/2017/TT-NHNN ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Thống đốc NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 về Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã qui định. Tuy nhiên, để “lách” qui định trên, ngay từ đầu năm 2018 hầu hết các NHTM đều tăng vọt lãi suất huy động trung dài hạn lên tới xấp xỉ 9%/năm trong kỳ hạn 5 năm [26] thậm chí những tháng đầu năm 2019 lãi coupon chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn 5 năm của VietcapitalBank lên tới 10,2%/năm [27]. Truy cập ngày 26/8/2019) làm cho tỷ trọng huy động vốn trung dài hạn ở hầu hết các NHTM một số năm gần đây tăng rất nhanh. nhưng chi phí tín dụng của các NHTM tăng lên, ảnh hưởng bất lợi đến kết quả tài chính của các NHTM.

Rủi ro hoạt động

Những năm qua rủi ro hoạt động có những diễn biến khá phức tạp do công tác KSNB chưa hiệu quả, đặt trong bối cảnh hành lang pháp luật về hoạt động ngân hàng vẫn còn thiếu sự đồng bộ và chưa hoàn thiện, các giao dịch ngân hàng ngày càng đa dạng và phức tạp gắn với sự phát triển của công nghệ thông tin, nên những rủi ro tiềm ẩn càng cao đối với các NHTM trong nước.

Rủi ro về thông tin và công nghệ: Do hệ thống thông tin còn nhiều bất cập trong khi hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn gắn với điều kiện hệ thống thông tin phải cập nhật và tin cậy cho nên những năm qua các NHTM luôn phải đối mặt với các rủi ro đạo đức do hiệu quả của công tác kiểm định thông tin về khách hàng không cao, hơn nữa, hạ tầng công nghệ của các NHTM c ng còn khá thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh ngân hàng nên hầu hết các NHTM chủ yếu vẫn triển khai các dịch vụ ngân hàng truyền thống, có nhiều khó khăn khi triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại vừa thu hút được khách hàng vừa tăng thu nhập và giảm thiểu rủi ro.

Rủi ro gian lận giao dịch: Do công tác KSNB còn yếu nên các hành vi gian lận giao dịch vẫn diễn ra, thậm chí là khá phức tạp tại một số NHTM, đó không chỉ là các hành vi lợi dụng công nghệ nhằm trục lợi của khách hàng, như hacker tấn công mạng của các NHTM làm tê liệt các giao dịch ngân hàng, tạo các trang mạng của NHTM giả nhằm lừa đảo khách hàng, tạo các thẻ ATM giả nhằm rút trộm tiền trên tài khoản thẻ của khách hàng… mà còn là hành vi gian lận của chính cán bộ trong ngân hàng khi lợi dụng các chức trách được giao nhằm trục lợi và chiếm đoạt tiền của khách hàng lẫn của ngân hàng. Các vụ việc về cán bộ lợi dụng công việc chuyển tiền vào các cây ATM để lấy cắp tiền, để rút ruột tiền trong các kho tiền của ngân hàng, làm giả các lệnh rút tiền của khách hàng trên các sổ tiết kiệm … mà các vụ án đã và đang được tòa án xử lý trong những năm qua đã phản ánh rất rõ thực trạng này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Rủi ro pháp lý và sự tuân thủ: Do môi trường pháp luật về hoạt động ngân hàng tại Việt Nam còn chưa đồng bộ và hoàn thiện, qui trình hoạt động còn chưa được tiêu chuẩn hóa, nên những rủi ro loại này luôn tiềm ẩn phức tạp. Đó là những vi phạm các qui định pháp luật của Quốc hội, Chính phủ hay NHNN ban hành trong các hoạt động tín dụng, thanh toán, kinh doanh hối đoái… Mặt khác, sự không tuân thủ các chính sách, qui trình hoạt động, sự kiểm tra, giám sát tuân thủ c ng không nghiêm minh nên các vi phạm luôn diễn biến phức tạp, dẫn tới các hệ quả không mong đợi đối với nền kinh tế và với chính các NHTM. Điều dễ nhận thấy nhất đó là các cuộc chạy đua trong mở rộng thị phần cho vay tiêu dùng mà phần lớn là cho vay kinh doanh bất động sản [9], trong đó không ít các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phát hành ra các trái phiếu này để vay vốn với lãi coupon khá hấp dẫn… trong khi NHNN luôn đưa ra các khuyến cáo hạn chế mua các công cụ nợ loại này.

Rủi ro về nguồn nhân lực: Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh bậc cao do tất cả các sản phẩm dịch vụ mà NHTM cung cấp cho nền kinh tế đều là các sản phẩm dịch vụ cao cấp dựa trên điều kiện về hạ tầng công nghệ hiện đại, cho nên nó đòi hỏi các cán bộ ngân hàng – những người trực tiếp triển khai các dịch vụ

Kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam - 13

này phải lan tỏa các hiẻu biết sâu sắc của mình đến với khách hàng – những người thụ hưởng các dịch vụ do ngân hàng cung cấp cho họ. Nhưng để có thể lan tỏa sự hiểu biết sâu về các dịch vụ ngân hàng thì bản thân từng cán bộ ngân hàng phải rất thấu hiểu về chúng, nếu ngược lại thì cái giá phải trả luôn rất lớn, khiến cả NHTM và khách hàng đều bị rủi ro. Từ thực tiễn nguồn nhân lực trong hệ thống NHTM Việt Nam cho thấy rằng, một bộ phận cán bộ chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động, đặc biệt là các cán bộ hoạt động tại các chi nhánh xa các hội sở ngân hàng thì chất lượng càng yếu. Với các dịch vụ ngân hàng hiện đại như ngân hàng diện tử thì nguồn nhân lực lại càng bất cập bởi hầu hết yếu về công nghệ thông tin, khả năng kiểm soát và xử lý rủi ro phát sinh là rất bị động.

Về rủi ro thị trường.

Rủi ro lãi suất: Do lãi suất thị trường luôn diễn biến khá phức tạp những năm trước đây nên nó không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động huy động vốn và cho vay của NHTM mà còn gây những bất lợi đối với tình hình tài chính của khách hàng vay vốn. Mặt khác, nếu như những năm trước 2010 các NHTM luôn nắm giữ danh mục các chứng khoán khá lớn thì những năm gần đây tỷ trọng đầu tư vào chứng khoán trong tổng tài sản của các NHTM luôn ở mức thấp do thị trường chứng khoán hoạt động yếu, rủi ro cao, chính vì vậy những biến động của lãi suất có tác động không lớn tới danh mục nắm giữ các công cụ nợ của NHTM. Nhiều NHTM không sử dụng các sản phẩm phái sinh nên ít bị tác động bởi yếu tố lãi suất. Tuy vậy, xét về dài hạn, các NHTM phải đa dạng hóa các công cụ nắm giữ trên Tài sản Có của mình nên những rủi ro lãi suất tiềm ẩn sẽ cao, và để giảm thiểu rủi ro các NHTM phải sử dụng các công cụ phái sinh để phòng vệ trong khi thị trường này ở Việt Nam chưa phát triển.

Rủi ro tỷ giá: Những năm trước đây các NHTM đều thực hiện huy động và cho vay bằng ngoại tệ nên rủi ro tỷ giá luôn tiềm ẩn. Tuy vậy, do NHNN luôn kiểm soát tỷ giá và thực tế là tỷ giá luôn diễn biến theo chiều hướng tăng lên, nên các NHTM ít chịu rủi ro về tỷ giá nếu nắm giữ ngoại tệ trên tài khoản. Hơn nữa, NHNN sử dụng các công cụ Swap và forward trong mua bán ngoại tệ với

NHTM và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nên những rủi ro về tỷ giá c ng được giảm thiểu. Tuy vậy, về nguyên lý thì để giảm thiểu rủi ro tỷ giá các NHTM phải sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ nhưng hiện nay thị trường này tại Việt Nam hoạt động rất yếu.

Rủi ro giá chứng khoán: Những năm qua, giá chứng khoán – một công cụ được các NHTM nắm giữ - luôn có những diễn biến thất thường nên gây ra các tác động tiêu cực đối với các NHTM nắm giữ chứng khoán lớn, và c ng gây ra các rủi ro với các ngân hàng cho vay kinh doanh chứng khoán. Nếu như các năm 2013 và 2014 một số NHTM duy trì tỷ trọng năm giữ chứng khoán so tổng tài sản Có là khá cao như Techcombank chiếm tới 31,36% năm 2013 và 31,25% năm 2014; Maritime Bank: 31,15% năm 2013 và lên tới 39,24% năm 2014… thì những năm sau đó chỉ duy nhất Maritime Bank vẫn còn nắm giữ chứng khoán với tỷ trọng cao thậm chí năm 2017 còn chiếm tới 40% (nhưng năm 2018 giảm mạnh chỉ còn chiếm 29,3%), còn lại hầu hết các NHTM đều duy trì tỷ trọng này dưới 20%, thậm chí Eximbank chỉ chiếm tỷ trọng 9,76%. Do duy trì tỷ trọng thấp như vậy nên những rủi ro do giá chứng khoán biến động phức tạp sẽ không tác động nhiều đến hoạt động kinh doanh của hầu hết các NHTM. Tuy vậy, c ng phải nhìn nhận rằng với việc giảm mạnh tỷ trọng đầu tư vào chứng khoán sẽ khiến thu nhập của các NHTM trong nước ngày càng lệ thuộc vào hoạt động tín dụng nếu như không tìm biện pháp nhằm tăng thu từ hoạt động ngoại bảng.

Rủi ro thanh khoản

Nhìn chung, trong giai đoạn 2013-2018 thanh khoản trên thị trường của các NHTM tương đối ổn định, do đây là giai đoạn ngành ngân hàng thực hiện tái cơ cấu vì vậy khả năng thanh khoản luôn được kiểm soát. Nhận diện nguy cơ rủi ro thanh khoản tiềm ẩn có thể thông qua nhiều dấu hiệu khác nhau, trong đó hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) luôn được hệ thống các NHTM trong nước chú trọng, bởi nó việc duy trì hệ số này nằm trong ngưỡng an toàn theo qui định sẽ giúp các NHTM giảm thiểu được các cú sốc tài chính trong bất cứ tình huống nào, đặc biệt là trong xu thế hội nhập tài chính. Thị trường tài chính toàn cầu

luôn diễn biến bất thường, khó dự báo, thì các NHTM buộc phải đưa ra những giải pháp nhằm tự bảo vệ mình thông qua việc duy trì hệ số CAR cao hơn so với CAR trong điều kiện thông thường. Tuy vậy, hầu hết các NHTM trong nước chưa quan tâm đúng mức đến những rủi ro tiềm ẩn này thể hiện qua việc duy trì hệ số CAR luôn ở mức thấp, cao nhất là năm 2018 với mức 12,10. Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia, việc tính CAR của Việt Nam hiện tại khác xa so với Basel II (thấp hơn), vì thế nếu áp theo chuẩn mới với 3 trụ cột được thực hiện đầy đủ thì tỷ lệ CAR của hệ thống NHTM sẽ giảm khoảng 15 -20%, nghĩa là với mức 9% của ngân hàng sẽ chỉ còn khoảng 7,5%, thậm chí có những ngân hàng có thể giảm CAR tới 25-30% [28]. Theo các chuyên gia của Kiểm toán Nhà nước thì một số NHTM đầu tư trái phiếu chéo lẫn nhau, làm "cải thiện ảo" hệ số CAR; nhiều NHTM còn phân loại nợ không đúng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận, tác động làm giảm hệ số CAR [29]

Rủi ro tập trung: Đây là rủi ro do NHTM có hoạt động kinh doanh tập trung vào một khách hàng, đối tác, sản phẩm, giao dịch, ngành, lĩnh vực kinh tế, loại tiền tệ ở mức độ có tác động đáng kể đến thu nhập, trạng thái rủi ro theo quy định nội bộ của NHTM. Tại Việt Nam, loại rủi ro này trong những năm qua được kiểm soát tốt khi NHNN tăng cường hoạt động thanh tra giám sát các hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong hoạt động tín dụng, đồng thời, bản thân từng NHTM c ng hạn chế loại rủi ro này thông qua hoạt động KSNB.

Rủi ro chiến lược: Trong bối cảnh thị trường tài chính khu vực và toàn cầu luôn có các diễn biến khó dự báo thì đòi hỏi các NHTM phải đưa ra các dự báo đúng và có các kịch bải ứng phó phù hợp với từng tình huống và hoàn cảnh cụ thể. Đối với các NHTM Việt Nam, việc hoạch định chiến lược đang là khâu yếu và do vậy, việc đưa ra các giải pháp ứng phó khi môi trường kinh doanh có biến động là rất khó khăn. Khi công tác dự báo có độ tin cậy không cao, dẫn tới các phương án ứng phó ít khả thi thì rủi ro sẽ là điều các NHTM luôn phải đối mặt

3.2. Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam

3.2.1. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của hệ thống KSNB trong NHTM, Cơ quan Thanh tra, giám sát NHNN có trách nhiệm giám sát hoạt động của hệ thống KSNB trong các NHTM và là đơn vị nhận các báo cáo về hệ thống KSNB của NHTM theo quy định tại Thông tư 13 ngày 18 tháng 5 năm 2018 của NHNN về Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo tổng hợp báo cáo của NCS về công tác quản lý nhà nước về hệ thống KSNB của các NHTM được khảo sát từ năm 2013 đến 2018 thì hầu hết các NHTM đã thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo này, tuy nhiên vẫn còn khoảng 10% số NHTM chưa báo cáo kịp thời hoặc báo cáo chưa đầy đủ theo quy định vì nhiều lý do khác nhau. Năm 2018, 17/17 NHTM được khảo sát đã thực hiện nghiêm túc báo cáo về hệ thống KSNB theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Điều đó cho thấy công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của hệ thống KSNB trong các NHTM đã được hoàn thiện. Đặc biệt, báo cáo của các NHTM đã phản ánh cơ bản thực trạng về hệ thống KSNB của ngân hàng, các chỉ tiêu báo cáo đã đáp ứng được yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước. Theo quy định tại Thông tư 13, các báo cáo đó bao gồm:

Đối với báo cáo tự kiểm tra, đánh giá về hệ thống KSNB: Các NHTM đã mô tả hoạt động kiểm soát theo nguyên tắc ba tuyến bảo vệ; hoàn thiện và ban hành quy định nội bộ quan trọng như Quy định giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động , quy trình tín dụng bán buôn, cơ chế thẩm quyền ưu đãi phí đối với khách hàng bán buôn, Quy định về quản trị rủi ro thanh khoản…. Hoàn thiện các quy chế nội bộ như Quy chế luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác và nghỉ bắt buộc đối với cán bộ; Quy chế tổ chức và hoạt động của Khối Quản trị và phát triển nguồn nhân lực…. Trong đó, các NHTM đã tự đánh giá về tính phù hợp,

tuân thủ của các quy định nội bộ đối với quy định của NHNN và quy định của pháp luật có liên quan, tình hình tuân thủ quy định nội bộ của các cá nhân, bộ phận trong ngân hàng. Báo cáo tự đánh giá của 16/17 NHTM đã phản ánh đầy đủ việc chấp hành những quy định đối với KSNB trong phân cấp thẩm quyền phê duyệt, việc quy định chức năng, nhiệm vụ của cá nhân, bộ phận từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất trong tất cả các giao dịch, quy trình nghiệp vụ tại ngân hàng c ng như cơ chế giám sát của trụ sở chính đối với các chi nhánh, đơn vị trực thuộc trong ngân hàng. Văn hóa kiểm soát được nhiều NHTM quan tâm, xây dựng và duy trì thông qua những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, quy định nội bộ, chế độ khen thưởng, kỷ luật được ban hành và thực thi nghiêm túc. Bên cạnh đó hệ thống thông tin quản lý trong nội bộ ngân hàng ngày càng được hoàn thiện bằng việc nâng cấp các phần mềm quản trị. Cơ chế thông tin và trao đổi thông tin trong và ngoài ngân hàng đáp ứng yêu cầu quản lý đảm bảo rõ ràng, kịp thời, công khai và minh bạch. Tuy nhiên, một số ít báo cáo vẫn thể hiện tính đối phó, chưa phản ánh rõ những nội dung cụ thể liên quan đến việc tự kiểm tra, đánh giá về hệ thống KSNB thông qua việc hoàn thiện các quy định nội bộ. Báo cáo tự kiểm tra đánh giá về hệ thống KSNB của các NHTM là yêu cầu bắt buộc và là kênh thông tin không thể thiếu đối với cơ quan quản lý trong việc xem xét và hướng dẫn xây dựng và vận hành hệ thống KSNB trong các NHTM đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả.

Đối với báo cáo về quản lý rủi ro: Nhìn chung báo cáo của các NHTM đã thể hiện tương đối đầy đủ những yêu cầu của cơ quan quản lý về chính sách quản lý rủi ro và quản lý các rủi ro cụ thể. Theo đó, các NHTM thường xuyên rà soát, kiện toàn bộ máy quản trị rủi ro phù hợp với nguyên tắc ba tuyến bảo vệ đồng thời, tăng cường, nâng cao vai trò, hoạt động của các Ủy ban, Hội đồng, Bộ phận trong công tác quản lý rủi ro, như: Ủy ban Quản lý rủi ro, Hội đồng rủi ro, Bộ phận quản lý rủi ro, Bộ phận Tuân thủ, Bộ phận Kiểm toán nội bộ. Qua đó giúp nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro, song vẫn đảm bảo sự cân bằng với hoạt động kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Các văn bản, quy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/11/2022