Hoạt Động Của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Và Những Quy Định Về Kiểm Soát Nội Bộ Trong Ngân Hàng Thương Mại

Tại Thái Lan

Hệ thống Ngân hàng Thái Lan có bề dày hoạt động hàng trăm năm, tuy nhiên đã bị chao đảo trong cơn khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997-1998. Nhiều NHTM và công ty tài chính bị phá sản hoặc buộc phải sáp nhập. Trước tình hình đó, các ngân hàng Thái Lan phải xem xét lại toàn bộ chính sách, cách thức, quy trình hoạt động ngân hàng, trong đó đặc biệt là hoạt động KSNB trong ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro. Điều đó đã được các ngân hàng Thái Lan triển khai nhanh chóng, đặc biệt giám sát hoạt động cấp tín dụng: Thứ nhất, tách bạch, phân công chức năng cán bộ và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay: Hệ thống ngân hàng Thái Lan, trước đây các bộ phận trong quy trình tín dụng gộp lại thành một, nay tách thành hai bộ phận độc lập là bộ phận tiếp nhận và giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định. Trong đó bộ phận thẩm định phải có báo cáo thẩm định tín dụng gồm: chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, báo cáo xếp hạng rủi ro. Đồng thời, các ngân hàng đã xây dựng mô hình tổ chức triển khai dịch vụ tín dụng theo nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm của 3 bộ phận: marketing khách hàng, bộ phận thẩm định và bộ phận quyết định cho vay.

Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng: Do chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp mà không quan tâm đến dòng tiền của khách hàng vay nên nợ xấu của ngân hàng Kasinorn vào năm 1997- 1998 đã lên tới 40% [83]. Nguyên nhân xuất phát từ việc không tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc tín dụng trong quá trình cho vay. Để làm được điều này, ngân hàng phải phân tích tài chính, trong đó coi trọng đến vòng chu chuyển dòng tiền và vòng thu hồi vốn đầu tư. Trên cơ sở đó, ngân hàng dự báo và nhận định về rủi ro trong kinh doanh và rủi ro ngành, cấu trúc chi phí, lợi nhuận, kỹ thuật, công nghệ, vòng đời sản phẩm, tính độc lập và tính toàn cầu hóa, môi trường hoạt động, rủi ro có tính chu kỳ, mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp…Tất cả những thông tin phân tích nói trên làm cơ sở để phán đoán mức độ rủi ro, giám sát được khoản vay của doanh nghiệp. Hiện nay, tài sản thế chấp vẫn được coi

trọng nhưng không được coi là số một như trước và c ng không được coi là nguồn trả nợ mà chỉ là nguồn để xử lý khoản nợ khi không thể thu hồi.

Thứ ba, tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng: Ngân hàng Kasikorn quy định việc quyết định tín dụng theo mức tăng dần - mức phán quyết của một người, một nhóm người, HĐQT. Với những khoản vay vượt quá hạn mức đã quy định thì phải chuyển cho bộ phận thẩm định độc lập để thẩm định trước khi trình lên cấp trên có thẩm quyền phê duyệt khoản vay. Ngân hàng phân cấp quyền phê duyệt khoản vay từ giám đốc đến HĐQT tại trụ sở chính, tùy thuộc vào mức độ cho vay, điều kiện tín dụng và tài sản đảm bảo mà ngân hàng áp dụng chính sách tập quyền trong phê duyệt tín dụng tại trụ sở chính.

Thứ tư, giám sát khoản vay: Sau khi cho vay, các ngân hàng Thái Lan rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng; thường xuyên giám sát, đánh giá và xếp loại khách hàng, có các biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro có thể xảy ra. Để theo dõi và quản lý chặt chẽ các khoản vay tín dụng, ngân hàng đã thành lập các bộ phận như bộ phận tác nghiệp, bộ phận tái xét, bộ phận quản lý rủi ro tín dụng.

Tại Singapore

Ngân hàng Singapore rất coi trọng ứng dụng công nghệ để giám sát các hoạt động của mình vì gian lận là một trong những mối quan tâm nhất của các giám đốc tài chính CFO (Chief Financial Officer). Theo số liệu khảo sát có đến 81% CFO tuyên bố là sợ sự gia tăng rủi ro gian lận. Mặc dù vậy nhưng hầu hết trong số họ vẫn miễn cưỡng trong việc cấp các quỹ cần thiết để đảm bảo thực hiện thiết lập kiểm soát nội bộ chất lượng cao trong các ngân hàng. Do đó, cải thiện hiệu quả của KSNB trong khi kiểm soát chi phí của nó là điều bắt buộc đối với các cán bộ tài chính. Văn phòng CFO hiện đại hóa KSNB để thích ứng với những thách thức mới trong khi vẫn giữ chi phí thấp bằng cách áp dụng các tính năng mới được cung cấp bởi các giải pháp kỹ thuật số để phân tích dữ liệu nhằm ngăn ngừa gian lận. Các ngân hàng Singapore đều áp dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP (Enterprise Resource Planning). Nhưng ngay cả khi giải pháp của tất cả các hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP có nhiều ưu điểm,

đặc biệt là về tự động hóa, độ sâu chức năng và quản lý luồng thời gian thực nhưng nó c ng vẫn tạo ra một môi trường rủi ro cho KSNB. Các nhà cung cấp ERP đã tăng cường chuyên môn về các vấn đề gian lận và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý phân bổ nhiệm vụ, để tránh một người dùng đồng thời giữ nhiều vai trò, điều đó sẽ cho phép anh ta thực hiện gian lận mà không cần giám sát. Các giải pháp chống gian lận đã được phát triển dựa trên việc theo dõi các hành động được thực hiện trên nền tảng ERP hay cung cấp các bản kiểm toán vững chắc để hạn chế rủi ro tổn thất tài chính cho khách hàng. Chẳng hạn, phần mềm quản lý gian lận SAP (System Application Planning) cho phép theo dõi sự thay đổi một lần của nghi phạm trong BAN( Bank Account Number ) – số tài khoản ngân hàng của nhà cung cấp, sau đó là quay lại tình huống ban đầu. Một dấu hiệu nhận biết điển hình của một gian lận là trong quy trình mua hàng. Trong trường hợp đó, nếu cung cấp không rõ ràng BAN sẽ bị chặn trước khi điều tra thêm.

Sự bùng nổ về khối lượng dữ liệu được tạo ra, khiến cho không thể tiến hành các điều khiển thủ công trên mỗi thao tác. Vì lý do đó, các giải pháp mới, được thiết kế đặc biệt để chống gian lận đã được các nhà cung cấp phát triển. Điển hình là Kyriba – Một công ty về quản trị rủi ro ở Singapore. Công ty này đã thiết kế lại nền tảng quản lý tài chính của mình cho các ngân hàng ở Singapore, với việc tích hợp một mô-đun được xây dựng đặc biệt để chống gian lận (sàng lọc thanh toán, phát hiện gian lận). Ngoài ra, các giải pháp như Supervizor cho phép điều khiển tự động các dị thường, thông qua việc chạy liên tục một bộ điều khiển chung, bên ngoài hệ thống máy khách. Các giải pháp như vậy có thể đánh giá sự gắn kết của toàn hệ thống . Giải pháp này có thể phát hiện hành động mục nhập của một ngân hàng được đăng bởi một kiểm soát viên tài chính phụ trách các hoạt động không liên quan đến kho bạc, đồng thời c ng kiểm soát được các mục đã được nhập ngoài giờ làm việc thông thường hoặc vào một kỳ nghỉ. Trong bối cảnh hạn chế về ngân sách và hợp lý hóa chi phí, điều này là khó kết hợp với sức nặng của các quy định ngày càng tăng thì tự động hóa có thể là giải pháp tối ưu. Tự động hóa này cung cấp nhiều lợi thế: giảm rủi ro lỗi vận hành của con

người, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm soát đã xác định, năng suất 24/7, giảm chi phí đào tạo do các quy định mới, v.v. Vượt ra khỏi giới hạn ngân sách này, robot hóa có thể tăng cường củng cố các kiểm soát khi cần, do đó cho phép chúng trở nên ngày càng có hệ thống, thường xuyên và đầy đủ hơn. Vì vậy, RPA (Robotic Process Automation) góp phần tăng cường sự vững chắc của kiểm soát nội bộ hiện nay trong các ngân hàng ở Singapore [88].

Qua nghiên cứu kinh nghiệm về việc vận dụng hệ thống KSNB theo mô hình ba tuyến phòng thủ của ngân hàng tại một số nước, theo tác giả một số kinh nghiệm có thể vận dụng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống KSNB tại các NHTM tại Việt Nam như sau:

Một là, mô hình KSNB hướng tới quản lý rủi ro tại ngân hàng các nước thống nhất chung 5 nhân tố cơ bản gồm: môi trường kiểm soát, thông tin và truyền thông, quản lý rủi ro, các thủ tục kiểm soát và hoạt động giám sát, trong đó giám sát quản lý cấp cao có vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế, ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, vận hành hệ thống KSNB phải tuân thủ nghiêm ngặt mô hình ba tuyến phòng thủ, trong đó nhiệm vụ mỗi tuyến kiểm soát được quy định rất rõ ràng.

Hai là, phân tích, đánh giá rủi ro có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đạt được các mục tiêu của ngân hàng và việc phân tích, đánh giá rủi ro là cơ sở quan trọng để thiết lập hệ thống KSNB. Do vậy để đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả của quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống KSNB phải dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro, trong đó cần lưu ý các rủi ro trọng yếu trong hoạt động của ngân hàng như rủi ro tín dụng, rủi do thanh khoản..

Ba là, bố trí cơ cấu HĐQT hợp lý với những thành viên độc lập bên ngoài không tham gia điều hành để tạo lập một cơ chế kiểm soát khách quan và công bằng. Trong môi trường kiểm soát cần có Ủy ban kiểm toán trực thuộc HĐQT. Ủy ban kiểm toán có quyền lựa chọn, thiết lập và quản lý bộ phận KSNB, có trách nhiệm đánh giá định kỳ đối với việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của KTNB.

Bốn là, ứng dụng các giải pháp công nghệ số vào thiết kế và vận hành hệ thống KSNB, đặc biệt là trong bối cảnh hạn chế về ngân sách và hợp lý hóa chi phí

của các NHTM Việt Nam hiện nay. Tự động hóa cung cấp nhiều lợi thế: giảm rủi ro lỗi vận hành của con người, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm soát đã xác định, năng suất 24/7, giảm chi phí đào tạo do các quy định mới, v.v. nhằm chống lại các hành vi gian lận trong hoạt động của ngân hàng.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã hệ thống hóa và cụ thể hóa các vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống KSNB. Các yếu tố cấu thành của hệ thống c ng được phân tích, tổng hợp và khái quát hóa nhằm làm rõ bản chất của hệ thống KSNB với tư cách là công cụ hữu hiệu cho nhà quản lý đối với việc hiện thực hóa các mục tiêu của ngân hàng cụ thể:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống KSNB trong doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng. Phân tích các quan điểm khác nhau về hệ thống KSNB, vai trò vị trí, mục tiêu, các nguyên tắc và năm thành phần của hệ thống KSNB trong NHTM.

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hệ thống KSNB trong NHTM. Luận án làm rõ ảnh hưởng của đặc điểm hoạt động của NHTM chi phối đến việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB đồng thời phân tích hệ thống KSNB với việc quản trị rủi ro trong NHTM.

- Phân tích quản lý nhà nước đối với hệ thống KSNB trong các NHTM, giới hạn chủ thể quản lý nhà nước là NHNN và quản lý nhà nước đối với hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam bao gồm 4 nội dung chính.

- Luận án nghiên cứu kinh nghiệm vận hành hệ thống KSNB của các ngân hàng tại một số nước trên thế giới như Anh, Thái Lan, Singapore, từ đó rút ra những bài học cho việc xây dựng và vận hành hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam.

Chương 3

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.1. Hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam và những quy định về kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại

3.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại Việt Nam

Hệ thống NHTM Việt Nam gồm 3 nhóm ngân hàng chính là các NHTM nhà nước, các NHTM cổ phần và các NHTM nước ngoài. Ngoài ra, còn có các ngân hàng liên doanh và các văn phòng đại diện của các TCTD nước ngoài. Hệ thống NHTM Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng cả về số lượng và quy mô.Từ đầu năm 2013, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã bắt đầu quá trình tái cơ cấu theo Đề án 254/QĐ- TTG của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu của đề án là: “ Cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng để đến năm 2020 phát triển được hệ thống các tổ chức tín dụng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa năng về sở hữu, quy mô, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế”[22]

Trong giai đoạn 2011-2015, ngành ngân hàng tập trung vào việc lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng; nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng. Thực hiện Đề án tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015, triển khai việc sáp nhập, hợp nhất, xử lý các ngân hàng yếu kém. Bên cạnh các thương vụ M&A giữa các ngân hàng với nhau nhằm xóa bỏ tình trạng sở hữu chéo trực tiếp và/hoặc đáp ứng yêu cầu trần sở hữu 5% của Thông tư 36, các thương vụ M&A còn xảy ra giữa các ngân hàng và các công ty tài chính. Điều này c ng góp phần làm giảm tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống các TCTD tại Việt Nam.

Bảng 3.1: Số lượng NHTM Việt Nam giai đoạn 2013-2018


Năm

NHTM

Nhà nước

NHTM

cổ phần

Ngân hàng chính

sách

Ngân hàng liên

doanh

Ngân hàng 100% vốn nước ngoài

Tổng

2013

5

33

2

4

5

49

2014

5

33

2

4

5

49

2015

7

28

2

3

5

45

2016

4

31

2

2

8

47

2017

4

31

2

2

9

48

2018

4

31

2

2

9

48

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ website http: //www.sbv.gov.vn

Đầu năm 2016 có 10 ngân hàng thí điểm thực hiện phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II. Sau quá trình tái cơ cấu, mua bán, sáp nhập tính đến ngày 31/12/2018 hệ thống NHTM Việt Nam có 4 NHTM nhà nước, 31 NHTM cổ phần trong nước, 2 ngân hàng chính sách, 2 ngân hàng liên doanh và 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, toàn hệ thống có 17 ngân hàng đã niêm yết trên hai sàn chứng khoán và giao dịch trên UPCoM. Việc niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch tập trung sẽ giúp nâng cao thanh khoản cổ phiếu, minh bạch trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, từ đó nâng cao uy tín của các ngân hàng trong mắt các nhà đầu tư, việc gọi vốn vì thế c ng trở nên dễ dàng hơn, nhất là khi thời hạn phải áp dụng chuẩn Basel II đang đến gần.

Hình 3.1: Tỷ lệ ngân hàng niêm yết đến 12/2018


Nguồn Tác giả tổng hợp Mạng lưới hoạt động Tính đến hết 2018 hệ 1

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Mạng lưới hoạt động: Tính đến hết 2018, hệ thống ngân hàng Việt Nam có tới hơn 10.000 chi nhánh, phòng giao dịch trên cả nước, trong đó Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn có số lượng chi nhánh lớn nhất lên đến

2.232 chi nhánh. Một số NHTM đã mở chi nhánh ở nước ngoài như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, tiếp đó là các ngân hàng Sacombank và SHB. Trước 2009, việc phát triển hệ thống mạng lưới các ngân hàng thường không có những rào cản về pháp lý. Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư 21 ngày 9/9/2013 của NHNN quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại thì mỗi hệ thống NHTM chỉ được mở tối đa 10 chi nhánh trong nội thành Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với các điều kiện như: kinh doanh có lãi theo báo cáo tài chính được kiểm toán; nợ xấu không vượt quá 3% tỷ lệ vốn tối thiểu 300 tỷ đồng mỗi chi nhánh. Đây là những điều kiện để hạn chế việc phát triển ồ ạt các chi nhánh, phòng giao dịch do hạn chế trong công tác quản lý.

Vốn điều lệ: Sau khi quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu của các NHTM và lộ trình tăng, đồng thời để tăng năng lực tài chính thì vốn điều lệ của toàn hệ thống ngân hàng giai đoạn 2013-2018 tăng tương đối đều qua các năm, mỗi năm tăng khoảng trên 20 nghìn tỷ đồng. Riêng năm 2018, con số tăng này đột biến lên trên 60 nghìn tỷ đồng so với năm 2017, đây là năm tăng mạnh nhất của vốn điều lệ trong giai đoạn này.

Vốn tự có: Từ năm 2013 đến năm 2018, vốn tự có của hệ thống ngân hàng c ng tăng qua các năm, tuy rằng nếu so với một số nước trong khu vực thì quy mô vốn của các ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhỏ. Vốn tự có năm 2018 là tăng mạnh nhất, gần 300 nghìn tỷ đồng. Trong khi trước đó, năm 2017 tăng khoảng 220 nghìn tỷ đồng. Như vậy có thể thấy trong năm 2018, năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng được gia tăng mạnh, con số tăng vượt trội so với các năm khác cả về vốn điều lệ và vốn tự có.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/11/2022