Các tổ chức chính trị - xã hội trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay - 2


các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

3.2.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay trên các khía cạnh cơ bản: vai trò, nội dung, phương thức, hiệu lực pháp lý và hiệu quả.

3.2.2. Phạm vi không gian nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam, trên cơ sở tham khảo những yếu tố hợp lý trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở một số nước trên thế giới.

3.2.3. Phạm vi thời gian nghiên cứu

Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu về việc kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới.

4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

4.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Kiểm soát quyền lực nhà nước là gì? Tính tất yếu, nội dung và các phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước?

Các tổ chức chính trị - xã hội trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay - 2

- Các tổ chức chính trị - xã hội là gì? Chúng có vai trò như thế nào trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước?

- Các tổ chức chính trị - xã hội ở một số nước trên thế giới và Việt Nam thực hiện vai trò kiểm soát quyền lực nhà nước như thế nào?

- Trong hệ thống chính trị Việt Nam, có duy nhất một đảng lãnh đạo và cầm quyền, vai trò kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội quan trọng như thế nào?

- Những quan điểm và giải pháp nào cần thực hiện để nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay?

4.2. Giả thuyết nghiên cứu

- Các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò khách quan và quan trọng trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước.


- Trong điều kiện Nhà nước không tổ chức theo mô hình phân lập các quyền, không có hệ thống đa đảng đối lập như nhiều nước trên thế giới, kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam, không chỉ có vai trò khách quan, mà còn là một trong những phương thức quan trọng nhất trong kiểm soát quyền lực nhà nước.

- Các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam có khả năng thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước hiệu quả.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

5.1. Phương pháp luận

Phương pháp luận chủ đạo của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, đề tài còn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận: tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước; các lý thuyết chính trị học về tổ chức, thực thi và kiểm soát quyền lực nhà nước.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

5.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu tham khảo

Phương pháp này được sử dụng trong toàn bộ luận án để tiến hành thu thập nguồn thông tin thứ cấp từ báo cáo của các cơ quan, tổ chức; sách; đề tài khoa học; các bài báo; luận văn, luận án của các tác giả có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, luận án có cơ sở lý luận và thực tiễn để thực hiện tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài, xây dựng cơ sở lý luận, khảo sát thực trạng kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất các quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức này.

5.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 3 và chương 4 của luận án nhằm phân tích những diễn biến trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay, từ những khía cạnh riêng lẻ,


các sự việc khác nhau tổng hợp thành các nhận định, các đánh giá mang tính tổng quát, xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp hoàn thiện.

5.2.3. Phương pháp phân tích hệ thống

Phương pháp này cho phép nhìn nhận các bộ phận của hệ thống chính trị như một chỉnh thể với các yếu tố, bộ phận cấu thành và giữa các bộ phận đó có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Trên cơ sở đó có những đánh giá, nhận xét đúng đắn về sự vận động của các thể chế chính trị và các sự kiện phức tạp của đời sống chính trị. Với việc sử dụng phương pháp phân tích hệ thống, luận án phân tích vai trò kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam trong mối quan hệ tổng thể của tất cả các bộ phận hợp thành của hệ thống chính trị, trên tất cả các phương diện của sự tương tác qua lại của các bộ phận này, từ đó, có sự nhìn nhận, phân tích, đánh giá và đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện mang tính hệ thống.

5.2.4. Phương pháp phân tích cấu trúc chức năng

Phương pháp này giúp làm rò mối quan hệ nội tại giữa cấu trúc và chức năng của từng bộ phận hợp thành trong hệ thống chính trị và cho rằng những chức năng cơ bản nhất phải được thực thi để hệ thống đó có thể tồn tại. Luận án sử dụng phương pháp này để trên cơ sở nghiên cứu về cơ cấu, tổ chức và nguyên tắc hoạt động của các bộ phận trong hệ thống chính trị, tiến hành phân tích mối quan hệ tác động giữa các tổ chức đó ở phương diện kiểm soát quyền lực; làm rò các nội dung, phương thức, hiệu lực pháp lý, hiệu quả hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội.

5.2.5. Phương pháp chính trị học so sánh

Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội một số nước trên thế giới, luận án sử dụng phương pháp chính trị học so sánh để tiến hành so sánh, đối chiếu với những điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam, nhận định những nét tương đồng, khác biệt, từ đó, rút ra các giá trị tham khảo có thể vận dụng để nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam.


6. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Thứ nhất, hệ thống hóa, phân tích cơ sở lý luận về các tổ chức chính trị - xã hội; về vai trò, nội dung, phương thức, hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội.

Thứ hai, khảo sát, phân tích thực trạng; đánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay.

Thứ ba, đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam trong các giai đoạn tiếp theo.

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Về mặt lý luận: Nội dung và kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, có ý nghĩa tích cực trong việc đổi mới nhận thức về các tổ chức chính trị - xã hội, về vai trò của chúng trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước.

Về mặt thực tiễn: Những kết luận và giải pháp đề xuất của luận án được xây dựng trên cơ sở lý luận khoa học; khảo sát, đánh giá thực trạng khách quan, trung thực, có thể cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan, tổ chức tham khảo, vận dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội. Ngoài ra, luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy chuyên ngành Chính trị học và các môn khoa học xã hội và nhân văn có liên quan.

8. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu gồm 4 chương, 12 tiết.


Chương 1.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU


1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước là những vấn đề trọng tâm của khoa học chính trị, được nhiều nhà triết học, chính trị học, xã hội học từ thời cổ đại đến nay quan tâm nghiên cứu. Có thể khẳng định, từ khi nhà nước ra đời, các vấn đề liên quan đến tổ chức bộ máy nhà nước trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau, các lý thuyết về tổ chức bộ máy nhà nước, về quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước cũng ra đời, phát triển và dần hoàn thiện cùng với lịch sử phát triển của nhân loại. Cùng với quá trình đó, các khái niệm, phạm trù cơ bản của kiểm soát quyền lực nhà nước cũng từng bước được làm sáng tỏ.

Có hai hướng tiếp cận chính khi nghiên cứu về kiểm soát quyền lực nhà nước trên thế giới, từ đó, hình thành nên hai phương thức cơ bản để thực hiện sự kiểm soát quyền lực nhà nước: kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên trong (kiểm soát của các thể chế quyền lực nhà nước) và kiểm soát nhà nước từ bên ngoài (kiểm soát của các thể chế không mang tính nhà nước).

Ở hướng tiếp cận thứ nhất, các nhà chính trị học hướng tới sự tìm kiếm phương thức hữu hiệu để các cơ quan trong bộ máy nhà nước có thể kiểm soát, kiềm chế, đối trọng với nhau. Lý thuyết về kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên trong hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của lý thuyết phân quyền. Các tác phẩm tiêu biểu đặt nền móng cho hướng tiếp cận này là Chính trị luận (The Politics) của Aristotle, Hai khảo luận về chính quyền (Two treasures of government) của J.Locke, Tinh thần pháp luật (De L’Esprit de lois) của Montesquieu.


Ngay từ thời cổ đại, Aristotle đã đề xuất những ý tưởng đầu tiên của nguyên tắc phân quyền, ông cho rằng phải chia quyền lực nhà nước thành ba bộ phận: nghị luận, chấp hành và xét xử để chúng có thể đối trọng, kiểm soát lẫn nhau. Đến thời cận đại, J.Locke xuất phát từ khía cạnh con người - xã hội đã luận giải về quyền lực nhà nước và đề xuất chia quyền lực nhà nước thành ba lĩnh vực: lập pháp, hành pháp và liên hợp. Lý thuyết phân quyền được phát triển hoàn thiện trong quan niệm về tam quyền phân lập của Montesquieu khi ông chia quyền lực nhà nước thành ba nhánh: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Lý thuyết này đặt cơ sở cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở các quốc gia hiện đại.

Tiếp nối cách tiếp cận này, nhiều nhà chính trị học hiện nay cũng tìm kiếm các phương thức hữu hiệu để thực hiện sự kiểm soát quyền lực từ chính cách thức tổ chức và vận hành các cơ quan quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền lực từ chính các cơ quan bên trong bộ máy nhà nước nhằm đảm bảo nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, tránh tình trạng chuyên quyền, độc đoán. Theo đó, có hai phương thức cơ bản để thực hiện sự kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên trong được nhiều tác giả đề cập đến là: “một nền tư pháp độc lập thực sự mạnh” và “sự phân lập các quyền để các nhánh quyền lực có thể chế ước và đối trọng lẫn nhau”, sự phi tập trung trong tổ chức và vận hành các cơ quan nhà nước địa phương. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu là: Patrick Gunning (2002), Hiểu biết về nền dân chủ - một giới thiệu về lý thuyết lựa chọn công cộng (Understanding democracy - An introduction to Public choice); A.McIntyre (2002), Quyền lực của các thể chế (Power of Institutions); Nhóm nghiên cứu Ngân hàng thế giới (1998) Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi; Micheal G.Roskin, Robert L.Cord (1991) Khoa học chính trị - Một cách giới thiệu (Political Science - An introduction).

Ở hướng tiếp cận thứ hai, các nhà nghiên cứu lại cho rằng quyền lực nhà nước là thống nhất, được hình thành trên cơ sở ủy quyền của nhân dân, nguồn gốc của quyền lực nhà nước là do nhân dân giao phó để thực hiện những mục tiêu chung vì sự phát triển của xã hội, do đó, nhân dân mới là chủ thể tối cao có quyền kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua việc thực hiện các quyền dân chủ của mình. Các tác


giả nhấn mạnh đến phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên ngoài, thông qua vai trò của “chủ thể tối cao không thể từ bỏ và không thể phân chia được của quyền lực nhà nước” là nhân dân. Các phương thức kiểm soát quyền lực được đề cập đến là: Thứ nhất, bầu cử theo nhiệm kỳ, lấy phiếu tín nhiệm chính phủ và những người cầm quyền, thực hiện quyền bãi miễn của nhân dân. Thứ hai, sử dụng công luận, tức là thông qua sự giám sát và phản biện quyền lực mang tính thường xuyên của nhân dân. Các tác phẩm tiêu biểu cho hướng tiếp cận này là: Khế ước xã hội (The social contract) của J.J.Rousseau, Bàn về tự do (On Liberty) của J.S.Mill và một số tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin khi bàn về việc xây dựng chính quyền Công xã Paris và nhà nước Xô Viết.

Trong những thập niên gần đây, các nghiên cứu theo hướng này không chỉ giới hạn việc kiểm soát quyền lực thông qua việc thực hiện các quyền dân chủ của nhân dân với tư cách là chủ thể của quyền lực nhà nước mà còn mở rộng ra, bổ sung nhiều phương thức kiểm soát quyền lực từ bên ngoài như: sự kiểm soát của đảng chính trị, của các tổ chức chính trị - xã hội, của các phương tiện truyền thông đại chúng, của xã hội dân sự,… Các tác phẩm tiêu biểu là: Seymour Martin Lipset (1981), Con người chính trị (Political Man); Robert A. Dahl (1989), Bàn về dân chủ (Democracy and its Critics); John A. Hall (1995), Xã hội dân sự (Civil Society); Jeffrey H.Birnbaum (1992) Những nhà vận động hành lang - những kẻ ngồi lê hoạt động như thế nào tại Oasinhtơn (The lobbyists - How influence peddlers work their way in Washington); Andrew Heywood (2002), Chính trị (Politics),…

Quan điểm chủ yếu của các tác phẩm này là đều thừa nhận vai trò của bầu cử trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước nhưng cho rằng chỉ với bầu cử thì không đủ sức mạnh để thực hiện sự kiểm soát, do đó, cần phải bổ sung các phương thức kiểm soát khác từ bên ngoài. Chẳng hạn, R.A.Dahl, trong các tác phẩm của mình, ông thừa nhận “bầu cử và hệ thống đảng phái cạnh tranh là những điều kiện quan trọng để các nhà lãnh đạo có trách nhiệm nhất định đến lợi ích của các công dân”, tuy nhiên, chỉ với hai yếu tố nêu trên thì chưa đủ để đảm bảo sự cân bằng của nền dân chủ. Sự tồn tại và hoạt động của các “nhóm lợi ích với những quy mô và mục


tiêu khác nhau sẽ là điều kiện đủ cho nền dân chủ”. Giá trị của dân chủ nằm trong nguyên tắc cai trị bởi “những đối lập thiểu số đa dạng” hơn là việc thiết lập “sự cai trị của đa số” [27, tr.68].

Ở những góc độ tiếp cận khác, nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến các vấn đề đóng vai trò là môi trường, điều kiện để hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước được thực hiện có hiệu quả như: đảm bảo quyền con người; tự do ngôn luận, tự do báo chí; sự công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của nhà nước; đạo đức, trách nhiệm của các nhà lãnh đạo;… Những nội dung này được đề cập đến trong một số tác phẩm tiêu biểu như: Stapenhurst Rick, Kpundeh Sahr (1999), Curbing corruption - Toward a model for building nationnal integrity (Kiềm chế tham nhũng - Hướng tới một mô hình xây dựng sự trong sạch của quốc gia); Kriegel, Blandine (1995), The state and the rule of law (Nhà nước và nhà nước pháp quyền); Micheal J. Sodaro (2000), Comparative Politics - A global introduction (Chính trị so sánh - Một giới thiệu mang tính toàn cầu),…

1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước

Vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam được các nhà nghiên cứu quan tâm trong mấy thập niên trở lại đây. Từ cuộc vận động góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 (năm 2013), số lượng các công trình nghiên cứu về kiểm soát quyền lực nhà nước tăng lên nhanh chóng, chủ yếu tiếp cận dưới góc độ luật học, chính trị học và đã cung cấp nhiều giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Công trình nghiên cứu về kiểm soát quyền lực nhà nước tập trung vào hai hướng: nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn kiểm soát quyền lực ở các nước trên thế giới và nghiên cứu về mô hình kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.

Có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu là: Chính trị của chủ nghĩa tư bản hiện tại và tương lai (Nguyễn Đăng Thành, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002); Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay (Đào Trí Úc - Vò Khánh Vinh, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2003); Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước (Nguyễn Thị Hồi, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005); Một số lý thuyết và kinh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2022