Đặc Điểm Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Ảnh Hưởng Tới Kiểm Soát Nội Bộ


lợi cho hoạt động giao thương phục vụ cho chính quyền thuộc địa, Tổng thống Pháp giai đoạn lúc bấy giờ đã ban hành Sắc lệnh ngày 21/01/1875 thành lập ngân hàng Đông Dương. Ngân hàng này có chức năng chủ yếu là phát hành tiền, tiến hành cho vay, chiết khấu. Về bản chất, ngân hàng Đông Dương là ngân hàng thương mại cổ phần với chức năng đổi tiền, cho vay tín dụng. Tuy nhiên, đây cũng là ngân hàng được phép phát hành tiền trên toàn cõi Đông Dương. Giai đoạn này, nó được xem như một công cụ cung cấp phương tiện để thực dân Pháp có thể tiến hành đầu tư, kinh doanh, cũng như cung cấp các dịch vụ tiền tiền tệ cho chính quyền đô hộ ở trên các thuộc địa. Ngoài Ngân hàng Đông Dương, vào thời kỳ này ở nước ta tồn tại chi nhánh của 2 ngân hàng nước ngoài khác hoạt động tại Việt Nam: Ngân hàng Hồng Kông (1865), Ngân hàng Chartered (1904). Sau Thế chiến Thứ nhất, một số ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động ở Việt Nam khác như: Ngân hàng Đông Á (1921), hoạt động của một số ngân hàng thương mại Pháp (1922). Năm 1927 một số nhân sĩ kêu gọi các nhà tư bản ở khắp mọi nơi góp vốn thành lập ngân hàng Việt Nam. Sau chiến tranh Thế giới Thứ hai, cùng với những ngân hàng hiện hữu đã có thêm 3 ngân hàng nước ngoài khác hoạt động tại Việt Nam là Ngân hàng Trung Quốc (1946), Ngân hàng Truyền thông và Thông tin và Ngân hàng Thương mại quốc gia và ngành công nghiệp cùng hoạt động vào năm 1947.

Sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, ngày 23/11/1946 tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá I đã quyết định giao cho Bộ Tài chính phát hành giấy bạc Việt Nam trong phạm vi cả nước. Bộ Tài chính là cơ quan phát hành và quản lý tiền tệ. Ngày 3/2/1947, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 14/SL về việc thành lập Nha Tín dụng trực thuộc Bộ Tài chính.

ii). Giai đoạn từ 1951-1975: Trong giai đoạn này, hoạt động của các ngân hàng có sự khác biệt do sự thay đổi về chính trị giữa hai miền Nam, Bắc.

Ở miền Bắc, ngày 6/5/1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là một bộ trực thuộc Chính phủ, tham gia vào việc lập kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia, thực hiện những hoạt động liên quan đến ngân hàng, tiền tệ theo quy định; Sắc lệnh 17/SL bãi bỏ Nha Ngân khố quốc gia và Nha tín dụng sản xuất thuộc Bộ Tài chính. Ngày 21/5/1951, Chính phủ ra Sắc


lệnh 19/SL cho phép Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam được phát hành giấy bạc 20 và 50 đồng; Sắc lệnh 20/SL ấn định tỷ lệ giá trị đồng bạc do Ngân hàng phát hành so với giá trị đồng bạc do Bộ Tài chính phát hành. Ngày 27/5/1951 Thủ tướng CP ra nghị định 94/TTg quy định về tổ chức Ngân hàng Quốc gia. Theo đó, tổ chức của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam bao gồm: ở trung ương, chi nhánh liên khu, chi nhánh ở tỉnh và chi nhánh ở nước ngoài. Các chi nhánh không có tư cách pháp nhân, hoạt động với tư cách là cơ quan cấp dưới đại diện của Ngân hàng quốc gia Việt Nam. Chức năng của ngân hàng bao gồm: phát hành giấy bạc, điều hoà sự lưu hành tiền tệ, quản lý ngân sách quốc gia; huy động vốn trong nhân dân, điều hòa, mở rộng tín dụng; quản lý ngoại tệ và thanh toán các khoản giao dịch với nước ngoài… Như vậy, ở giai đoạn này, Việt Nam xây dựng ngân hàng quốc gia theo mô hình một cấp được thiết lập từ trung ương đến địa phương; Hệ thống ngân hàng một cấp tồn tại cho đến những năm 1987.

Ở miền Nam, Bảo Đại đã ký Quyết định Số 48 ngày 31/12/1954, thành lập Ngân hàng Quốc gia cho miền Nam. Cho đến trước 6/6/1975, miền Nam nước ta từng tồn tại các hệ thống ngân hàng của chế độ Ngụy quyền Việt Nam Cộng hòa. Nhìn chung, giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975, hệ thống ngân hàng ở miền Nam được tổ chức theo hệ thống NH nước tư bản nhưng với đặc điểm cụ thể của Việt Nam.

iii). Giai đoạn từ 1975-1987: Sau 1975, hệ thống các ngân hàng này được tiếp quản và đặt dưới quyền quản lý của chính phủ cách mạng lâm thời. Ngày 6/6/1975 chính phủ cách mạng lâm thời ban hành Nghị định 04/PCT-75 thành lập ngân hàng quốc gia Việt Nam. Trong thời gian này, Việt Nam vẫn tồn tại hai hệ thống ngân hàng và hai loại tiền tệ trên lãnh thổ Việt Nam.

Ngày 16/6/1977, nghị định 163-CP của Chính phủ ban hành quy định lại cơ cấu bộ máy nhà nước. Trong đó, các ngân hàng như ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng công nghiệp, ngân hàng thương nghiệp, ngoại thương, quỹ tiết kiệm XHCN đều nằm trong một hệ thống của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các ngân hàng này không có tư cách pháp nhân, chỉ đóng vai trò như cục, vụ cơ quan chức năng của Ngân hàng Nhà nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Ngày 24/6/1981 Hội đồng Chính phủ ra Quyết định 259/CP chuyển ngân


Hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 13

hàng kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính sang trực thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam và thành lập ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam. Giai đoạn này đã đánh dấu bước hoàn thiện tiếp tục của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cụ thể bao gồm: Ngân hàng Nhà nước và 3 ngân hàng chuyên nghiệp là Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng đầu tư và quỹ tiết kiệm XHCN.

Năm 1981-1985, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định 65/HĐBT về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Ngân hàng Nhà nước. Trên cơ sở đó, hệ thống ngân hàng bao gồm: Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước. Những ngân hàng chuyên nghiệp này có tư cách pháp nhân hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế. Đây được xem như tiền đề để tiến tới chuyển đổi mô hình ngân hàng một cấp ở Việt Nam sang mô hình ngân hàng hai cấp hiện đại.

iv). Giai đoan từ 1987 tới nay: Trước cải cách, hệ thống ngân hàng Việt Nam được tổ chức như một ngân hàng cấp hệ thống bao gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hệ thống chi nhánh từ trung ương đến các địa phương phân địa giới hành chính. Hệ thống này đã đảm nhận chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, ngân hàng, tín dụng và thanh toán đã thực hiện chức năng kinh doanh của một ngân hàng thương mại. Tổ chức loại NH hệ thống như vậy phù hợp với đặc điểm của cơ chế quản lý tập trung kế hoạch trợ cấp vào thời điểm đó, nhưng khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế kinh doanh, nó đã chứng minh trường hợp không hiệu quả và lạc hậu nữa. Năm 1986, dưới áp lực của cải cách kinh tế đòi hỏi phải có hệ thống ngân hàng Việt Nam phải được cải tổ để thích ứng với tình hình quét và yêu cầu chuyển đổi của nền kinh tế. Kể từ đó hệ thống ngân hàng Việt Nam bước vào thời kỳ cải cách dần dần qua từng giai đoạn.

Năm 1986 bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ VI, Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc cải cách kinh tế. Một trong những nội dung quan trọng cần phải đổi mới chính là hệ thống ngân hàng-yếu tố giữ vai trò như huyết mạch của nền kinh tế.

Ngày 26/3/1988 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 53/HĐBT về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan của Hội đồng Bộ trưởng, được tổ chức thành hệ thống thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Mô hình Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bao gồm 2 cấp: Ngân hàng Nhà


nước Việt Nam và các ngân hàng chuyên doanh trực thuộc [10]. Quy định này đã bước đầu thiết lập nên căn cứ pháp lý cho hình thức hệ thống ngân hàng 2 cấp, trong đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn giữ vai trò là cơ quan chủ quản của các ngân hàng chuyên doanh quốc doanh. Chức năng chủ yếu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã dần chủ yếu tập trung vào việc phát hành tiền, điều hòa lưu thông tiền tệ và đảm bảo nhiệm vụ quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, thanh toán. Các chức năng kinh doanh trực tiếp và thực hiện các dịch vụ ngân hàng đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế chủ yếu do các ngân hàng chuyên doanh Nhà nước đảm nhận. Điều này đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong hoạt động ngân hàng và hệ thống ngân hàng ở Việt Nam. Tuy nhiên, ở giai đoạn mới bắt đầu tiến hành công cuộc cải cách, sự tách biệt giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với hệ thống các ngân hàng chuyên doanh vẫn còn chưa thật sự cụ thể. Các ngân hàng chuyên doanh vẫn được xem như các cục, vụ trực thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Do đó, yếu tố chủ động, tự chịu trách nhiệm và sự độc lập giữa hệ thống ngân hàng chuyên doanh với ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần được tiếp tục cải thiện.

Xuất phát từ yêu cầu hoàn thiện mô hình ngân hàng 2 cấp, ngày 23/5/1990 Hội đồng nhà nước ban hành “Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính” có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/1990. Đây chính là căn cứ pháp lý để chính thức xác lập mô hình ngân hàng ở Việt Nam trở thành mô hình 2 cấp, đánh dấu bước ngoặt trong quá trình đổi mới hệ thống ngân hàng và hoạt động tiền tệ - tín dụng ngân hàng. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đảm nhận vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Các nghiệp vụ ngân hàng sẽ do hệ thống các tổ chức tín dụng trung gian tiến hành. Các ngân hàng thương mại và những tổ chức tín dụng trung gian được pháp lệnh trao quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình [11].

Trong quá trình thực thi hai pháp lệnh đã bộc lộ một số điểm hạn chế trước những yêu cầu mới của quá trình phát triển kinh tế xã hội và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế chẳng hạn như hạn chế trong quy định về nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối trên thị trường quốc tế, chưa quy định bao quát các loại hình tổ chức tín dụng, chưa


xác định rõ các hình thức huy động vốn, cấp tín dụng… Do vậy, ngày 12/12/1997 Quốc hội ban hành Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các Tổ chức tín dụng. Đó là một bước tiến đáng kể trong quá trình hoàn thiện pháp luật về ngân hàng. Hai đạo luật cũng đã có những tác động tích cực trong đời sống kinh tế xã hội như tạo ra cơ sở pháp lý cao hơn cho hoạt động của Ngân hàng Nhà nước và hệ thống các tổ chức tín dụng; đồng thời, điều chỉnh các hoạt động ngân hàng theo hướng phù hợp với các quy luật của kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước ([38], [33]). Tiếp tục xu hướng đổi mới toàn diện hệ thống và hoạt động ngân hàng, Quốc hội ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/8/2003 [34] và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các Tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 1/10/2004 [35]. Những nội dung sửa đổi chủ yếu tập trung vào việc xác lập một số định nghĩa, các quy định về hình thức của các tổ chức tín dụng, hoạt động kiểm tra, kiểm toán trong nội bộ các tổ chức tín dụng… Tuy nhiên, việc sửa đổi bổ sung Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các Tổ chức tín dụng được tiến hành theo quan điểm chưa sửa đổi một cách cơ bản, toàn diện các quy định trong lĩnh vực ngân hàng và họat động ngân hàng nên trước xu hướng hội nhập ngày càng mạnh mẽ, vấn đề xây dựng đạo luật về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng tiếp được đặt ra trong giai đoạn tiếp theo và đã dần dần được hoàn chỉnh.

Đến cuối năm 2010, Việt Nam có một ngân hàng phát triển, một trong những ngân hàng chính sách xã hội, năm ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại có cổ phần chi phối của Nhà nước, 37 ngân hàng thương mại, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, năm ngân hàng 100% vốn nước ngoài, năm ngân hàng liên doanh, 18 công ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính, Quỹ tín dụng Trung ương nhân dân, các quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính vi mô cơ sở đầu tiên [24]. Mỗi ngân hàng thương mại có trụ sở chính và các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố và các huyện. Hầu hết các ngân hàng có nhiều chi nhánh ở khắp cả nước Nhiều ngân hàng đã mở chi nhánh ở nước ngoài như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tính tới đầu năm 2016, sau một số lần tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, hệ thống ngân hàng Việt Nam có 57 ngân


hàng và tổ chức tín dụng, trong đó có 34 NHTM cổ phần. Số lượng các ngân hàng của Việt Nam được trình bày trong Phụ lục 2.1.

2.1.2. Đặc điểm hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam ảnh hưởng tới kiểm soát nội bộ

i). Về quy mô hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam: Quy mô hoạt động có ảnh hưởng lớn tới thực thi các hoạt động cũng như khả năng đạt được các mục tiêu đặt ra. Nhiều nghiên cứu đi trước cho thấy những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu lực hay chất lượng kiểm soát nội bộ của tổ chức phụ thuộc vào đặc thù tổ chức mặc dù chúng có thể tác động khác nhau. Trong giới hạn về quy mô, những khía cạnh sau đây có liên hệ chặt chẽ tới KSNB của các NHTM nói chung ở Việt Nam.

Về tổ chức mạng lưới hoạt động: Tính tới hết 2015 hệ thống ngân hàng Việt Nam có tới hơn 9200 chi nhánh, phòng giao dịch trên cả nước. Một số NHTM tiên phong mở chi nhánh ở nước ngoài như Vietinbank, BIDV, sau này là các ngân hàng Sacombank và SHB. Trước 2009, việc phát triển hệ thống mạng lưới các ngân hàng thường không có những rào cản về pháp lý. Tuy nhiên, Thông tư 21 của NHNN có hiệu lực từ 21/10/2013 qui định mỗi hệ thống NHTM chỉ được mở tối đa 10 chi nhánh trong nội thành Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với các điều kiện như: phải kinh doanh có lãi theo báo cáo tài chính được kiểm toán; nợ xấu không vượt quá 3% tỷ lệ vốn tối thiểu 300 tỷ đồng mỗi chi nhánh [28]. Theo Báo cáo của NHNN Việt Nam 2016, hệ thống NHTM có 12 ngân hàng có trên 100 chi nhánh và phòng giao dịch. Trong số đó, Agribank và Vietinbank có trên 1000 chi nhánh và phòng giao dịch.

Về vốn điều lệ: Theo Báo cáo của NHNN (2015), tổng vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng đến cuối 2015 đạt hơn 487 nghìn tỷ đồng. Trong đó, nhóm các ngân hàng thương mại chiếm hơn 75% vốn của toàn hệ thống. Số liệu cập nhật toàn hệ thống cho thấy Vietinbank, Agribank, BIDV và Vietcombank là 4 ngân hàng dẫn đầu hệ thống về vốn điều lệ, cao hơn hẳn so với những ngân hàng còn lại, đặc biệt là Vietinbank với gần 38 nghìn tỷ đồng vốn điều lệ [24].

Về tổng tài sản: Theo số liệu của NHNN (2015), tổng tài sản của toàn hệ thống các NHTM đến cuối 2015 đạt gần 5.900 nghìn tỷ đồng. Hệ thống NHTM có 3 ngân hàng có giá trị tài sản đạt trên 500 nghìn tỷ đồng là Vietinbank, BIDV và


Vietcombank. Giá trị tổng tài sản của những ngân hàng này gấp hơn 2 lần so với tài sản của ngân hàng cao nhất ở tốp dưới và gấp tới hơn 24 lần giá trị tài sản của ngân hàng ở mức phổ biến tốp sau. Nhóm NHTM cũng có tỷ lệ tăng tài sản mạnh nhất so với những nhóm các công ty tài chính, cho thuê nhưng thấp hơn so với nhóm những ngân hàng liên doanh. Mặc dù vậy, giá trị tài sản của các NHTM chiếm tỷ lệ rất cao, tới 88% tổng tài sản của cả hệ thống ngân hàng [24].

Về nhân sự của các ngân hàng thương mại: Theo số liệu công bố và tính toán của tác giả, toàn hệ thống NHTM ở nước ta có khoảng hơn 198.000 người. Trong số đó có tới hơn 90% tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của các NHTM có trình độ, nghiệp vụ được đào tạo từ trình độ cao đẳng trở lên cho tới tiến sĩ. Mặc dù hệ thống trải qua một số đợt thực hiện tinh giảm biên chế nhưng số lượng nhân sự trên cho thấy tính phức tạp trong quản lý đang và sẽ tiếp tục đặt ra. Số lượng nhân sự các ngân hàng Agribank, Vietinbank, BIDV, Vietcombank, ACB, Sacombank, Techcombank, MB và Vpbank chiếm tới 83% nhân sự toàn hệ thống. Số lượng nhân sự của Agribank vẫn chiếm số lượng nhiều nhất với hơn 40.000 người [24].

ii). Hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại: Hoạt động huy động vốn của các NHTM nói chung được thực hiện qua Thị trường một (huy động từ dân và doanh nghiệp) và Thị trường hai (huy động qua các tổ chức tín dụng thông qua thị trường mở do NHNN điều hành). Cơ cấu nguồn vốn có ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng thông qua sự tương đồng về cơ cấu nguồn vốn được huy động và cơ cấu kỳ hạn cho vay. Nhìn chung một cơ cấu vốn phù hợp sẽ đảm bảo cho hoạt động huy động vốn hạn chế những rủi ro. Trong giai đoạn từ 2009-2013 là giai đoạn khó khăn cho các tổ chức tín dụng do lãi suất cho vay và đi vay tăng cao xuất phát từ ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn có chiều hướng giảm. Sau giai đoạn này, hoạt động huy động vốn đã có khởi sắc nhưng do ảnh hưởng của khủng hoảng, tính tới 2015 hoạt động huy động vốn còn hạn chế do ảnh hưởng của cho vay giới hạn. Thị phần huy động vốn của các ngân hàng tương đối khác nhau và khác nhau giữa các khối ngân hàng.

Xét về giá trị tuyệt đối, thị phần huy động của ngân hàng nhìn chung vẫn ổn


định và tăng trưởng. Nhóm NHTM cổ phần và ngân hàng thương mại Nhà nước có tổng giá trị huy động vốn lớn nhất toàn hệ thống, chiếm tới khoảng 63% tổng giá trị huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng. Những ngân hàng đi đầu trong hoạt động này là Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank.

Hoạt động huy động vốn có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động cấp tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, thanh khoản. Sự an toàn trong hoạt động nói chung thường được đánh giá dựa trên tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động. Thông thường, vốn được huy động từ Thị trường một được đánh giá cao nhất và cũng là chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá giữa cho vay với tiền gửi. Thông tư 13/2010/TT- NHNN ngày 20/5/2010 của NHNN quy định về tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của các NHTM [25]. Với tầm quan trọng như vậy, nhà quản trị nội bộ thường xuyên đánh giá năng lực hoàn trả của NHTM đối với bên gửi trong quan hệ với tăng trưởng nguồn vốn gọi là khả năng thanh khoản của một ngân hàng bên cạnh sử dụng tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động nói trên.

iii). Hoạt động tín dụng các ngân hàng thương mại Việt Nam: Hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đảm bảo sự tăng trưởng. Nếu như giai đoạn từ 2009-2013 việc tăng trưởng tín dụng thúc đẩy tăng trưởng GDP thì việc cung tiền của các NHTM chưa được kiểm soát chặt chẽ là một trong những nguyên nhân của lạm phát tăng cao. Giai đoạn từ 2013- 2015, với sự điều hành chỉ đạo quyết liệt, dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng có giảm ở thời gian đầu nhưng đã tăng trở lại vào cuối 2015. NHTM vẫn chiếm tỷ trọng cao và chi phối toàn bộ hệ thống ngân hàng. Đánh giá về tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM trong phạm vi từ 2009-2015 có xu hướng tăng nhưng không tăng như những giai đoạn trước (năm 2007, tăng trưởng tín dụng đạt 54%). Việc tăng trưởng nhanh chóng hoạt động tín dụng dẫn tới nợ xấu và lạm phát tăng cao cho các năm sau này. Thực tế cho thấy, lãi suất cho vay và huy động có những thời điểm mất kiểm soát, đặc biệt là năm 2012, 2013 thì đến 2015 đã được kiểm soát tốt hơn và dần đi vào ổn định. Tuy nhiên, do thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt thông qua lãi suất (hình thành trần lãi suất huy động) và kênh tín dụng (hạn mức tăng trưởng tín dụng) dẫn tới tăng trưởng tín dụng bị chững lại và có su hướng

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí