Nhận Xét Và Khoảng Trống Nghiên Cứu Được Phát Hiện


Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tập trung xem xét và giải thích VH cá nhân, tức là, các thái độ như niềm tin và các giá trị. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa VH tại cấp độ cá nhân và cấp độ tập thể/ tổ chức là một sự cấu thành lẫn nhau. Các cá nhân chia sẻ các giá trị tương tự nhau tạo ra các quy tắc và tập quán được thể chế hóa trong các hoạt động của nhóm. Tương tự như vậy, các tổ chức này ủng xử để xã hội hóa và hình thành các giá trị và niềm tin cá nhân. Do đó, nghiên cứu hầu hết phân tích VH theo cấp độ cá nhân nhưng có thể ngầm hiểu rằng các giá trị và niềm tin đó là cơ sở cho cách sống của một nền VH ở cấp động tổng hợp (cấp quốc gia).

Địa bàn nghiên cứu: bộ dữ liệu WVS thông qua hai giai đoạn, làn sóng thứ ba tại 54 quốc gia và giai đoạn thứ tư tại 62 quốc gia khác nhau được sử dụng.

Kết quả nghiên cứu: kết quả với 2 giai đoạn nghiên cứu VH này, các tác giả đã so sánh và trình bày theo cấu trúc bản đồ văn hóa theolý thuyết “grid and group”. Thông qua đó, khẳng định bộ giá trị VH có thể đo lường ở cấp độ cá nhân thông qua các cuộc khảo sát và được tổng hợp lại thành VH nhóm/ tổ chức.

i. Li và các tác giả (2013)


Mục tiêu nghiên cứu: văn hóa được khẳng định là một trong những yếu tố quyết định cơ bản đến hành vi của người tiêu dùng thông qua đề xuất từ các nhà nghiên cứu tiếp thị. Xu hướng này đòi hỏi cần hiểu rõ về VH, đặc biệt trong ngành DL xuyên quốc gia. Tuy nhiên, các nghiên cứu về động lực DL hầu như ít nhắc tới và chỉ sử dụng quốc tịch hoặc dân tộc để xác định VH. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm lấp đầy khoảng trống này.

Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện dựa trên phỏng vấn nhóm chuyên sâu. Nghiên cứu xem xét bốn nhóm VH, được xác định dựa trên lý thuyết VH grid–group, gồm chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa bình quyền, chủ nghĩa giai cấp và chủ nghĩa bi quan. Nghiên cứu sử dụng phân mềm Atlas.ti5 để phân tích kết quả dựa trên phỏng vấn nhóm với 46 người tham gia tại Trung Quốc. Thang đo VH của Dake được sử dụng trong nghiên cứu này bởi tính phổ biến.


Kết quả nghiên cứu: kết quả nghiên cứu tiết lộ rằng nếu so sánh giữa 2 nhóm VH mà lý thuyết văn hóa grid–group đã đề cập thì các loại văn hóa kết hợp có ảnh hưởng đến động lực du lịch nhiều hơn văn hóa chia rẽ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.

Giới hạn của nghiên cứu: là cỡ mẫu nhỏ. Hướng nghiên cứu tiếp theo: lời khuyên về hướng nghiên cứu tiếp theo nên kiểm tra bằng thực nghiệm với tính phù hợpvà tính thỏa đáng cao hơn về sự ảnh hưởng của các loại văn hóa đến các loại quyết định của du khách hoặc hành vi du lịch thực tế. Từ lý thuyết văn hóa grid–group giải thích lý do không đi du lịch vẫn chưa được khám phá – đây cũng là hướng nghiên cứu trong tương lai.

j. Ma và các tác giả (2020)

Mối quan hệ giữa nhận thức rủi ro, hạnh phúc chủ quan và ý định quay lại của khách du lịch tại Việt Nam - Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh - 5


Mục tiêu nghiên cứu: nghiên cứu này xem xét vai trò điều tiết của giá trị VH lên sự ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc tiêu dùng đến chất lượng sản phẩm và ý định mua sản phẩm của người nước ngoài ở những quốc gia đang phát triển

Phương pháp nghiên cứu: để kiểm tra và đánh giá mô hình nghiên cứu lý thuyết, các tác giả sử dụng phần mềm AMOS. Để kiểm định vai trò điều tiết của biến giá trị VH cá nhân, nghiên cứu cũng dựa vạo sự chênh lệch chi bình phương của 2 nhóm (cao và thấp của từng giá trị VH của cá nhân). Nếu không có sự chênh lệch chi bình phương giữa hai nhóm thì không có sự điều tiết của giá trị VH (tức là chi bình phương nhóm cao = nhóm thấp, p>0,005).

Địa bàn nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại Brazil và Nga. Dữ liệu thu thập từ 305 người Brazil và 307 người Nga.

Kết quả nghiên cứu: nghiên cứu đã khẳng định rằng chủ nghĩa dân tộc tiêu dùng có ảnh hưởng rất mạnh đến nhận thức và hành vi của người tiêu dùng địa phương. Tuy nhiên, ảnh hưởng này lại rất yếu hoặc không tồn tại đối với người tiêu dùng quốc tế. Mặt khác, nghiên cứu cũng xác định vai trò điều tiết của giá trị VH cá nhân của người tiêu dùng (bao gồm cả địa phương và toàn cầu). Từ đó, khuyến nghị các nhà tiếp thị tập trung vào người tiêu dùng toàn cầu để giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của chủ nghĩa dân tộc tiêu dùng khi tiếp cận tới các nước đang phát triển. Đặc biệt nhấn mạnh vào tính khác biệt thông qua các giá trị cá nhân như cởi mở để thay đổi (tự


định hướng và kích thích) và tự nâng cao (thành tựu, quyền lực và sự tận hưởng cuộc sống).

Hướng nghiên cứu tiếp theo: Ma và ctg(2020) đề xuất việc nghiên cứu VH theo định hướng VH cá nhân. Theo đó, các nghiên cứu tương lai có xem xét VH cấp quốc gia ở cấp độ cá nhân để hiểu rõ hơn hành vi của người tiêu dung tại các thị trường mới nổi.

k. Jung và Lee (2020).


Mục tiêu nghiên cứu: với ba nền VH gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ, các tác giả xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi áp dụng các tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học dựa trên tiền đề là lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT2). Đồng thời, với giả thuyết nghiên cứu mà các tác giả nghi ngờ VH có thể là biến kiểm soát hoặc là biến điều tiết.

Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu sử dụng SPSS 23.0 và Smart PLS 3.0 để phân tích dữ liệu. Đối với việc kiểm định sự điều tiết của VH gồm ba nhóm VH theo quốc gia (Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ), nghiên cứu không chỉ xem xét sự điều tiết của từng loại VH mà còn đánh giá sự điều tiết của VH tổng hòa chung của ba nhóm VH.

Địa bàn nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Cỡ mẫu nghiên cứu: 152, trong đó, gồm 37 từ Hàn Quốc, 77 từ Nhật Bản, 38 từ Hoa Kỳ.

Kết quả nghiên cứu: kết quả chỉ ra rằng VH điều tiết mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi áp dụng các tài nguyên giáo dục mở. Trong đó, mỗi mối quan hệ có sự điều tiết khác nhau giữa các nhóm VH

Giới hạn của nghiên cứu: giới hạn về sự không đồng nhất về VH giữa các thành viên của một quốc gia. Tức là, một thành viên có thể tuân thủ ít hơn các giá trị theo VH thống trị của quốc gia đó và nhiều hơn với các giá trị của một/ nhiều nền VH phụ. Hướng giải quyết mà các nghiên cứu tiếp theo có thể đo lường VH chủ đạo và VH phụ theo dữ liệu mà người tham gia tự báo cáo.

1.6.1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước


Hiện, đã có nhiều nghiên cứu trong nước quan tâm đến lĩnh vực DL, do vậy số lượng các nghiên cứu tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Việc xem xét YĐQL của khách DL trong và ngoài nước cũng là một chủ đề được khá nhiều tác giả lưu ý và đầu tư. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu nào đánh giá mối quan hệ giữa CBDV, NTRR, HPCQ và YĐQL của khách DL. Mặc dù vậy, với nguồn nghiên cứu trong nước cũng là cơ sở giúp tác giả có thể tham khảo quy trình nghiên cứu, cách thức nghiên cứu định tính và định lượng từ nghiên cứu của Giao và ctg, 2020; cách thức thu thập dữ liệu của Han và ctg, 2019.

a. Hà Nam Khánh Giao và các tác giả (2020)


Mục tiêu nghiên cứu: các tác giả tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhân tố hình ảnh điểm đến đối với YĐQL của khách DL.

Phương pháp nghiên cứu: phần mềm SPSS được sử dụng để phân tích số liệu trong nghiên cứu định lượng. Địa bàn nghiên cứu được thực hiện tại Bà Rịa Vũng Tàu.

Cỡ mẫu: Với phương pháp lấy mẫu thuận tiện được sử dụng trong việc thu thập dữ liệu tại bốn khu vực khảo sát, nghiên cứu này có 510 quan sát, đảm bảo tính hợp lệ của kết quả nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu: có tám yếu tố liên quan đến hình ảnh điểm đến ảnh hưởng đến khách DL nội địa khi có YĐQL điểm đến này. Từ đó, với mỗi một nhân tố, nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị liên quan với mục đích tạo được hình ảnh điểm đến tốt đẹp nhằm thúc đẩy YĐQL của các du khách nội địa.

b. Nguyễn Minh Hà và các tác giả (2019)


Mục tiêu nghiên cứu: nghiên cứu nhằm mục đích điều tra các khuyến nghị và YĐQL của khách DL quốc tế tại Tp. HCM thông qua sự hài lòng với thực phẩm địa phương. Các tác giả đề xuất năm nhóm thuộc tính cho hình ảnh thực phẩm: hương vị, mối quan tâm về sức khỏe, giá cả, phong cách phục vụ, nhân viên bán hàng/ nhà hàng. Mối quan hệ giữa các thuộc tính này với sự hài lòng và YĐQL và khuyến nghị của du khách đều được chú trọng điều tra.


Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, EFA, Cronbach Alpha và hồi quy để đánh giá kết quả.

Địa bàn nghiên cứu: để đảm bảo chất lượng của các câu trả lời trong khảo sát, các tác giả tiến thành khảo sát tại một số địa điểm nổi tiếng tại Tp. HCM. Nghiên cứu đã thu thập được 210 bảng hỏi hợp lệ.

Kết quả nghiên cứu: kết quả cho thấy các thuộc tính đều có mối quan hệ tích cực đến sự hài lòng của khách DL, dẫn đến tăng YĐQL và việc truyền miệng tích cực của họ về điểm đến.

c. Trần Phan Đoan Khánh - Nguyễn Lê Thùy Liên (2020)


Mục tiêu nghiên cứu: phân tích các yếu tố của điểm đến DL tác động đến ý định trở lại của du khách.

Phương pháp nghiên cứu: dùng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Địa bàn nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn tỉnh Tiền Giang. Cỡ mẫu trong nghiên cứu định lượng là 460.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: đặc điểm tự nhiên; an ninh an toàn; cơ sở hạ tầng và giải trí có tác động tích cực đến hình ảnh điểm đến, qua đó tác động đến sự hài lòng của du khách. Đồng thời, du khách cũng cảm thấy hài lòng khi nhận được giá trị cảm nhận và chất lượng cảm nhận một cách tích cực. Tuy nhiên, ý định quay lại Tiền Giang của du khách chỉ bị tác động bởi hình ảnh điểm đến và sự hài lòng về điểm đến, mà không bị tác động bởi giá trị cảm nhận và chất lượng cảm nhận.

d. Huỳnh Nhựt Phương và Nguyễn Thúy An (2017)


Mục tiêu nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại của du khách tại điểm đến DL.

Phương pháp nghiên cứu: qua việc sử dụng các phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA), mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) và phương pháp ước lượng Bootstrap, nghiên cứu đã chỉ ra được mối quan hệ thuận chiều giữa thái độ của du khách và ý định quay lại của họ, trong khi đó thái độ của du khách bị tác động tiêu


cực bởi các tệ nạn liên quan đến giá cả và tệ nạn về an toàn, an ninh tại điểm đến du lịch.Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn thành phố Cần Thơ

Cỡ mẫu: dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn 150 du khách nội địa và quốc tế đến du lịch ở thành phố Cần Thơ

Kết quả nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay lại du lịch của du khách đã chỉ ra được mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa thái độ và yếu tố cơ sở vật chất tại điểm đến với ý định quay lại của du khách. Trong khi đó, nghiên cứu đã chứng minh được thái độ của du khách bị tác động bởi tệ nạn giá cả và tệ nạn an toàn an ninh tại điểm đến du lịch. Cụ thể, du khách sẽ có thái độ tiêu cực khi tình trạng tăng giá cả của dịch vụ và các tệ nạn trộm cắp, chèo kéo du khách...

Hạn chế: phương pháp chọn mẫu thuận tiện, cho nên mẫu nghiên cứu không đại diện cho tất cả các du khách trong và ngoài nước khi đến du lịch Cần Thơ.

Hướng nghiên cứu tiếp theo: sử dụng phương pháp thu thập số liệu bằng phương pháp ngẫu nhiên. Đề tài chỉ mới tập trung vào các điểm đến ở thành phố Cần Thơ, hướng nghiên cứu mới tiếp theo có thể mở rộng khảo sát các địa điểm du lịch để có sự so sánh vấn đề nghiên cứu các vùng với nhau.

e. Đinh Phi Hổ và Đặng Trang Viễn Ngọc (2020).


Mục tiêu nghiên cứu: xác định mối quan hệ giữa sự hài lòng và ý định viếng thăm lại của du khách tại thành phố Phan Thiết. Đặc biệt trong bối cảnh sự cạnh tranh mạnh mẽ để giữ vững và mở rộng thị phần, hài lòng và ý định viếng thăm lại của du khách là chìa khóa cho sự phát triển DL bền vững.

Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính trong phân tích. Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn thành phố Phan Thiết. Tiến hành khảo sát 330 du khách nội địa tại thành phố Phan Thiết

Kết quả nghiên cứu: có mối quan hệ tuyến tính dương của hình ảnh điểm đến với sự hài lòng du khách và ý định viếng thăm lại tại thành phố Phan Thiết. Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: Hình ảnh thương hiệu điểm đến; Dịch vụ đa dạng và hiếu


khách; Chỗ ở, thực phẩm và đồ uống; Giao thông và sạch sẽ; Dịch vụ hỗ trợ; Sự kiện và an toàn.


1.6.2 Nhận xét và khoảng trống nghiên cứu được phát hiện


Các nghiên cứu trước có liên quan đã trình bày các chủ đề chuyên sâu đến YĐQL của khách DL cũng như các mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến YĐQL. Tuy nhiên, chủ đề nghiên cứu của các nghiên cứu trước chỉ tập trung đánh giá sự tác động theo từng cặp như NTRR ảnh hưởng đến YĐQL hay HPCQ đến YĐQL. Từ đó, các khoảng trống được phát hiện xoay quay hai vấn đề lớn cần giải quyết:

(1) Mối quan hệ giữa công bằng dịch vụ, nhận thức rủi ro, hạnh phúc chủ quan và ý định quay lại: Kết quả nghiên cứu của Kim và ctg (2015) và Kim và ctg (2020) chỉ rõ sự tác động của HPCQ lên YĐQL. Hasan và ctg (2017) và Artuğer (2015) nhận định sự tác động NTRR đến YĐQL. Holm và ctg (2017) khơi gợi sự tác động của NTRR đến HPCQ. Namkung & Jang (2010) và Han và ctg (2019) cung cấp cơ sở nghi ngờ sự tác động của CBDV lên HPCQ. Như vậy hầu hết các nghiên cứu chỉ đánh giá sự tác động của từng nhân tố đến YĐQL. Hiện chưa có nghiên cứu nào xem xét mối quan hệ tổng hòa giữa CBDV, NTRR, HPCQ và YĐQL. Đây là khoảng trống nghiên cứu cần được lấp đầy.

(2) Vai trò điều tiết của văn hóa lên mối quan hệ giữa nhận thức rủi ro, hạnh phúc chủ quan và ý định quay lại: Trong nhiều nghiên cứu về ý định hành vi, VH được xem là một yếu tố quan trọng bởi vai trò điều tiết của nó (Ma và ctg, 2020; Jung và Lee, 2020). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đánh giá vai trò điều tiết của biến VH trong ý định hành vi của khách DL. Việc bỏ ngỏ đánh giá vai trò của VH trong lĩnh vực DL là một sự thiếu sót rất lớn.

1.7 Kết cấu của luận án


Luận án sẽ được trình bày theo bố cục cụ thể như sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu


Từ bối cảnh lý thuyết nhằm tổng quan nghiên cứu trên thế giới và trong nước cùng bối cảnh thực tiễn tại Việt Nam đặt ra vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu và trình bày sơ lược các nghiên cứu trước. Bên cạnh đó, chương 1 cũng nêu ra câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng, phạm vi, tính mới và những đóng góp về lý thuyết, thực tế cũng như cấu trúc luận án.

Chương 2: Cở sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Lược khảo các lý thuyết nền và trình bày các khái niệm nghiên cứu trong mô hình gồm: ý định quay lại, nhận thức rủi ro, hạnh phúc chủ quan, công bằng dịch vụ. Đồng thời, cũng trình bày sơ lược các mối quan hệ theo từng cặp giữa các nhân tố. Từ đó, phác thảo mô hình lý thuyết và các giả thuyết về mối quan hệ giữa công bằng dịch vụ, nhận thức rủi ro, hạnh phúc chủ quan và ý định quay lại.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3 tập trung xây dựng quy trình nghiên cứu, từ đó xác định rõ các bước nghiên cứu tương ứng để thực hiện trình nghiên cứu này; đồng thời, đây là chương trình bày chi tiết các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để phát triển, điều chỉnh và đánh giá thang đo của các khái niệm nghiên cứu, kiểm định mô hình lý thuyết. Song song, chương này cũng tiến hành đánh giá sơ bộ thang đo và đưa ra bảng câu hỏi chính thức để tiến hành khảo sát. Cũng trong chương này, phương pháp lấy mẫu, thu thập dữ liệu cũng được trình bày; phương pháp phân tích sử dung jtrong trong nghiên cứu định lượng chính thức cũng được xác định rõ.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trình bày kết quả của nghiên cứu chính thức và thảo luận các kết quả này. Cụ thể: đặc điểm về mẫu nghiên cứu, đánh giá thang đo, kiểm định sự phù hợp của mô hình đo lường bằng phân tích nhân tố khẳng định CFA, kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để kiểm định mô hình lý thuyết, kiểm định vai trò điều tiết của VH trong các mối quan hệ giữa các nhân tố.

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

Chương 5 sẽ đưa ra các kết luận mà nghiên cứu cứu khẳng định được về vấn đề nghiên cứu. Đặc biệt, đây cũng là chương đưa ra các hàm ý cho các nhà quản trị. Đây là nội dung được tập trung trình bày một cách cụ thể và chi tiết nhất. Đồng thời,

Xem tất cả 320 trang.

Ngày đăng: 29/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí