Nghiên Cứu Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Trong Mối Quan Hệ Với Quản Trị Rủi Ro

KSNB trong các NHTM. Tuy nhiên, đề tài chưa nghiên cứu về vai trò của quản lý nhà nước đối với hệ thống KSNB, các giải pháp chưa gắn với quản lý rủi ro một cách rõ nét dù tác giả đã nhận diện các loại rủi ro trong hoạt động của NHTM trong phần cơ sở lý luận.

Luận án tiễn sĩ của tác giả Nguyễn Bích Liên ( 2018) với nội dung “ Hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam” [10]. Luận án đã hệ thống hóa lý luận về KSNB, khung KSNB cho các NHTM. Trong phần đánh giá thực trạng hoạt động KSNB tại các NHTM, tác giả c ng dựa trên khung đánh giá KSNB theo COSO để đánh giá các yếu tố cấu thành của KSNB. Luận án c ng đề xuất các giải pháp hoàn thiện KSNB nhằm nâng cao hiệu lực của KSNB trong các NHTM. Tuy nhiên, luận án chưa có những đánh giá KSNB từ vai trò của Nhà nước từ góc độ quản lý kinh tế.

1.2.2. Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ trong mối quan hệ với quản trị rủi ro

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Kim Quốc Trung về “ Mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại”[…1000….] Bài viết nghiên cứu mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước ở Việt Nam từ 2009-2016, qua đó, trình bày cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội bộ nhằm làm nổi bật nhu cầu của việc thực hiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng (hồi quy tổng hợp, mô hình tác động cố định và mô hình tác động ngẫu nhiên), cho thấy quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần. Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố đánh giá rủi ro và hoạt động kiểm soát có mối quan hệ ngược chiều với rủi ro tín dụng, trong khi yếu tố môi trường kiểm soát và yếu tố thông tin và truyền thông có mối quan hệ cùng chiều với rủi ro tín dụng.

[…1000….] Nguyễn Kim Quốc Trung , Mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại, tạp chí Tài chính, năm 2017 Luận án tiến sĩ của tác giả Trương Nguyễn Tường Vy (2018) nghiên cứu kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc

tế[1001].Trên cơ sở nền tảng tiếp cận báo cáo Basel 1998 cùng với kế thừa những điểm mới được cập nhật về KSNB của báo cáo COSO 2013, tác giả thiết lập KSNB hoạt động tín dụng qua năm bộ phận cấu thành KSNB hoạt động tín dụng là:môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro tín dụng, hoạt động kiểm soát tín dụng, thông tin và truyền thông,hoạt động giám sát tín dụng theo các nguyên tắc thiết lập KSNB được đề nghị bởi báo cáo Basel cùng với kế thừa những điểm mới được cập nhật về KSNB của báo cáo COSO 2013 nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý hoạt động tín dụng hiệu quả. Với mục tiêu nghiên cứu là đánh giá được thực trạng KSNB hoạt động tín dụng tại các NHTM cổ phần Việt Nam, từ đó khuyến nghị chính sách hoàn thiện KSNB hoạt động tín dụng nhằm cung cấp sựđảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao nhất tại NHTM cổ phần Việt Nam. Nhà lãnh đạo của các NHTM cổ phần Việt Nam tùy theo ý muốn chủ quan và sự cân nhắc giữa lợi ích, chi phí của việc thiết lập KSNB hoạt động tín dụng tại ngân hàng, sẽ linh động vận dụng nhằm hoàn thiện việc thiết lập KSNB hoạt động tín dụng được tối ưu nhất, giúp đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao nhất theo chiến lược phát triển của mỗi ngân hàng.

[..1001] Trương Nguyễn Tường Vy (2018), kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Luận án tiến sĩ của tác giả Đinh Hoài Nam (2016), nghiên cứu về hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp trong Tổng công ty phát triển nhà và đô thị [11]. Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống KSNB trong doanh nghiệp theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Tác giả đã nhận diện và phân tích những rủi ro có ảnh hưởng đến mục tiêu của hệ thống KSNB c ng như đã lập bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát tại 37 doanh nghiệp là các đơn vị thành viên của Tổng công ty để có được thực trạng hệ thống KSNB tại Tổng Công ty phát triển nhà và đô thị dựa trên 3 yếu tố là cấu thành là môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và thủ tục kiểm soát. Luận án đưa ra các giải pháp để hoàn thiện hệ thống KSNB. Điểm mới của luận án này là đã nghiên cứu hệ thống KSNB với chức năng quan trọng nhất là cảnh báo và ngăn ngừa các rủi ro có thể

xảy ra đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên trong phần lý luận của luận án c ng chưa phân biệt các khái niệm kiểm soát, KSNB, hệ thống KSNB.

Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà (2016), nghiên cứu về hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam [4]. Cơ sở lý luận về hệ thống KSNB mà tác giả nghiên cứu dựa trên khung tích hợp về kiểm soát nội bộ của COSO - có tính chuẩn mực, áp dụng trên toàn thế giới và trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề. Luận án làm rõ các hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm kinh doanh bảo hiểm gốc, kinh doanh tái bảo hiểm, hoạt động đầu tư và đặc điểm của các hoạt động. Luận án phân tích sự cần thiết c ng như vai trò của hệ thống KSNB trong kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, một lĩnh vực kinh doanh đặc thù, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Luận án lựa chọn nghiên cứu hệ thống KSNB trong 15/30 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Từ nghiên cứu thực tiễn hệ thống KSNB các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, luận án đưa ra các giải pháp tập trung giải quyết các tồn tại, hạn chế được nhận diện trong phần thực tiễn nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB trong doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hướng tới quản lý rủi ro nhằm hạn chế những rủi ro ảnh hưởng đến mục tiêu của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thanh Thủy (2017), nghiên cứu về hoàn thiện hệ thống KSNB của Tập đoàn Điện lực Việt Nam [23]. Luận án nghiên cứu hệ thống KSNB tại Công ty mẹ Tập đoàn và các công ty thành viên thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam bao gồm 23 công ty con cấp 1 và công ty liên kết với công ty mẹ. Luận án đã khái quát hóa lý luận chung về hệ thống KSNB tại một doanh nghiệp, phân tích các quan điểm khác nhau về hệ thống KSNB, trên cơ sở đó phát triển theo hướng cụ thể hóa lý luận chung về hệ thống KSNB tại các Tập đoàn kinh tế. Luận án đã phân tích được các đặc điểm hoạt động của tập đoàn kinh tế chi phối đến việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB tại tập đoàn nhằm làm rõ hơn việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB theo mô hình tập đoàn tồn tại dưới dạng công ty mẹ - công ty con. Các giải pháp mà luận án đề xuất để hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam với trọng tâm hướng đến kiểm soát các rủi ro trọng yếu ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu của Tập đoàn.

1.3. Kết luận về khoảng trống nghiên cứu

Kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam - 4

Qua nghiên cứu tổng quan của tác giả, đã có nhiều nghiên cứu về hệ thống KSNB trong các ngành, các lĩnh vực, các đơn vị khác nhau nhưng vẫn còn có những khoảng trống để đề tài tiếp tục nghiên cứu và khai thác, cụ thể:

Về nội dung: Theo nghiên cứu tổng quan của tác giả, trên góc độ nghiên cứu lý luận thì phần lớn các đề tài tiếp cận hệ thống KSNB dưới góc độ quản trị doanh nghiệp trong phạm vi một Ngành, một Bộ hay Tổng công ty…nhưng chưa đề cập đến vai trò của Nhà nước với chức năng quản lý vĩ mô, thực hiện việc quản lý/giám sát hoạt động đối với các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng. Mặt khác, việc xem xét mối quan hệ giữa vận hành hệ thống KSNB với quản trị rủi ro trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống KSNB trên cơ sở rủi ro. Qua nghiên cứu tổng quan, nhiều đề tài chưa nêu được các rủi ro trọng yếu có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng cùng với những đặc thù của ngành; chưa chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng tới hệ thống KSNB… Vì vậy các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB của các công trình nghiên cứu đi trước chưa hướng đến hoàn thiện theo mục tiêu nhằm cảnh báo và ngăn ngừa các rủi ro trọng yếu của doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng trong điều kiện có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.

Về phạm vi nghiên cứu: Theo nghiên cứu tổng quan của tác giả, có rất ít nghiên cứu khái quát về lý luận và thực tiễn về hệ thống KSNB của các NHTM Việt Nam trên phạm vi ngành, đặc biệt là tiếp cận hệ thống KSNB với chức năng quan trọng là cảnh báo và phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng.

Từ những lý do trên, tác giả cho rằng khoảng trống để tác giả nghiên cứu đề tài “Kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam” là hoàn toàn phù hợp và cần thiết. Luận án tập trung vào nghiên cứu những vấn đề cơ bản về hệ thống KSNB trong các NHTM; đánh giá thực trạng về hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam từ góc độ quản lý nhà nước và các thành phần thuộc hệ thống KSNB; đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam.

Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ

VÀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


2.1. Kiểm soát nội bộ

2.1.1. Kiểm soát trong quản lý

2.1.1.1. Khái niệm, vai trò của kiểm soát trong quản lý

Kiểm soát là một chức năng mà nhà quản lý phải thực hiện dù kết quả công việc của các bộ phận đều đạt được theo kế hoạch đã đề ra. Để đảm bảo mọi việc đi đúng hướng, nhà quản lý phải giám sát và đánh giá kết quả công việc. Kết quả thực tế phải được so sánh với mục tiêu đã xác lập trước đó để nhà quản lý đưa ra các hoạt động cần thiết đảm bảo tổ chức đi đúng quỹ đạo. Quá trình giám sát, so sánh và hiệu chỉnh là những nội dung của chức năng kiểm soát. Kiểm soát cần thiết trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người, trong tổ chức c ng như toàn bộ xã hội và có liên quan mật thiết đến quản lý. Nếu không có kiểm soát, nhà quản lý sẽ không có thông tin để ra các quyết định thích hợp nhằm thích ứng với môi trường và khó có thể đạt được mục tiêu đặt ra.

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về quản lý đã dẫn đến những quan điểm khác nhau về quản lý. Mary Parker Follet đưa ra khái niệm: “Quản lý là nghệ thuật khiến cho công việc được làm bởi người khác”[82]. James H.Donnelly và các cộng sự đưa ra khái niệm về quản lý trong đó có nhấn mạnh đến khía cạnh về hành vi của quản lý: “Quản lý là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện, nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác để đạt được kết quả mà một người hành động riêng rẽ không thể nào đạt được” [57, tr.52].Quan điểm nhấn mạnh đến các chức năng của quản lý để đạt được các mục tiêu của tổ chức, James Stoner và Stephen Robbins đã cho rằng: “Quản lý là một tiến trình bao gồm việc hoạch định, tổ chức, quản trị con người, và kiểm soát các hoạt động trong một đơn vị một cách có hệ thống nhằm hoàn thành mục tiêu của đơn vị đó” [56, tr.45].

Theo Henry Fayol, cha đẻ của lý thuyết quản trị hiện đại thì quản lý là một quá trình bao gồm một tập hợp năm chức năng: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát. Ông c ng cho rằng: “Kiểm soát là việc kiểm tra để khẳng định mọi việc có được thực hiện theo đúng kế hoạch hoặc các chỉ dẫn và các nguyên tắc đã được thiết lập hay không, từ đó chỉ ra các yếu kém và sai phạm cần phải điều chỉnh, đồng thời ngăn ngừa chúng không được phép tái diễn” [51, tr.49]. Gwick và Urwich nêu lên bảy chức năng của quản lý là: lập kế hoạch, tổ chức, bố trí nhân sự, chỉ huy, phối hợp, kiểm soát, dự toán. James Stoner lại chia hoạt động quản lý ra thành bốn chức năng riêng biệt: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, quản lý.

Trên quan điểm nhấn mạnh chức năng của quản lý, tác giả Nguyễn Quang Quynh cho rằng: Quản lý là một quá trình định hướng và tổ chức thực hiện các hướng đã định trên cơ sở các nguồn lực nhằm xác định hiệu quả cao nhất. Quá trình này bao gồm nhiều giai đoạn, trước tiên là phải dự báo và kiểm tra các thông tin về nguồn lực và mục tiêu cần đạt tới, sau đó xây dựng kế hoạch và chương trình hành động, cuối cùng là tổ chức thực hiện các kế hoạch và chương trình đã vạch ra. Ông nhấn mạnh: “Kiểm soát không phải là một pha hay một giai đoạn của quá trình quản lý mà là một chức năng không thể tách rời của quản lý. Trong suốt quá trình quản lý, kiểm soát luôn luôn tồn tại trước, trong và sau mỗi hoạt động định hướng hoặc tổ chức để thực hiện hoặc điều chỉnh mỗi hoạt động đó. Một cách tổng hợp nhất, kiểm soát được hiểu là tổng hợp các phương sách để nắm lấy và điều hành đối tượng hoặc khách thể quản lý” [20]. Tác giả Nguyễn Thị Phương Hoa lại cho rằng: “Kiểm soát là quá trình đo lường, đánh giá và tác động lên đối tượng kiểm soát nhằm đảm bảo mục tiêu, kế hoạch của tổ chức được thực hiện một cách có hiệu quả” [7, tr.14]. Nhìn chung các quan điểm khác nhau về chức năng của quản lý thông thường tập trung vào vấn đề quản lý con người trong một tổ chức. Tuy nhiên các quan điểm này đều thống nhất ở chỗ đều cho rằng: để quá trình quản lý đạt hiệu quả không thể thiếu được khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát để đạt được mục tiêu. Trong đó kiểm soát

có vai trò đặc biệt quan trọng, nó có liên quan mật thiết với quản lý, đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định của nhà quản lý. Hoạt động kiểm soát là cơ sở để nhà quản lý có đầy đủ thông tin để ra quyết định thích hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra của tổ chức. Để đạt được các mục tiêu chung của tổ chức thì phải thực hiện được các chức năng của quản lý. Các chức năng của quản lý là những nhiệm vụ lớn nhất, bao trùm lên các hoạt động quản lý.

Từ các quan điểm khác nhau về kiểm soát và nhận diện vai trò của kiểm soát trong quản lý, theo tác giả, có thể hiểu một cách toàn diện về kiểm soát như sau: Kiểm soát là chức năng quan trọng của quản lý, được thực hiện một cách thường xuyên liên tục trong mọi mặt hoạt động và trong mọi cấp độ quản lý trong doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng của kiểm soát là làm cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu cao nhất đã đề ra với chi phí và mức độ rủi ro thấp nhất. Tuy nhiên, để hoạt động quản lý được tiến hành một cách có hiệu quả thì việc lựa chọn loại hình kiểm soát phù hợp sao cho có thể phòng ngừa được rủi ro là một vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp.

2.1.1.2. Phân loại kiểm soát

Nhận định về bản chất và vai trò của kiểm soát nêu trên đã cho thấy kiểm soát hiện diện ở mọi hoạt động, lĩnh vực, là đối tượng quan tâm của cả nhà quản trị, người thực hiện công việc trong đơn vị, người sử dụng thông tin. Xét trên các khía cạnh khác nhau sẽ tồn tại nhiều loại hình kiểm soát tùy theo lĩnh vực hoạt động, loại hình hoạt động, phân cấp quản lý, cơ chế kinh tế, điều kiện xã hội… Hệ thống các quan điểm và lý thuyết về kiểm soát, việc phân chia các loại hình kiểm soát trong doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở các tiêu thức là mức độ ảnh hưởng của chủ thể kiểm soát với các đối tượng kiểm soát, phạm vi, nội dung, đối tượng, mục đích, mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm soát:

(i) Phân loại theo mối quan hệ của chủ thể kiểm soát với khách thể kiểm soát thì kiểm soát bao gồm kiểm soát từ các chủ thể bên ngoài đơn vị và kiểm soát từ các chủ thể bên trong đơn vị.

Kiểm soát từ các chủ thể bên ngoài đơn vị (ngoại kiểm): là loại kiểm soát được thực hiện bởi các chủ thể bên ngoài đơn vị như kiểm soát của đơn vị cấp trên, kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước… Kiểm soát nội bộ (kiểm soát từ các chủ thể bên trong đơn vị): là loại kiểm soát được thực hiện bởi các chủ thể bên trong đơn vị, tiến hành kiểm soát lẫn nhau theo nhiều chiều nhằm mục đích quản trị nội bộ.

(ii) Phân loại theo mức độ ảnh hưởng của chủ thể kiểm soát thì kiểm soát bao gồm kiểm soát trực tiếp và kiểm soát gián tiếp. Kiểm soát trực tiếp: Kiểm soát trực tiếp bao gồm kiểm soát hoạt động, kiểm soát xử lý, kiểm soát bảo vệ tài sản. Kiểm soát gián tiếp: là việc kiểm soát tổng thể với nhiều hệ thống, nhiều công việc khác nhau.

(iii) Phân loại theo thời điểm kiểm soát thì kiểm soát bao gồm kiểm soát dự kiến trước, kiểm soát trong quá trình thực hiện (kiểm soát đồng thời), kiểm soát sau quá trình thực hiện (kiểm soát phản hồi). Kiểm soát trước (Kiểm soát dự kiến trước): là quá trình kiểm soát trước khi thực hiện hoạt động nhằm mục tiêu ngăn ngừa sai phạm có thể xảy ra để giúp các kế hoạch có thể đạt được thành công. Kiểm soát trong quá trình thực hiện (kiểm soát đồng thời): đây là loại kiểm soát gắn liền với thực tế thực hiện công việc hiện tại bao gồm các công việc như giám sát, điều chỉnh các hoạt động một các thường xuyên, liên tục để nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn đã thiết lập. Kiểm soát sau quá trình thực hiện (kiểm soát phản hồi): Là việc thu thập và đánh giá thông tin về một hoạt động đã hoàn thành so với mục tiêu đề ra, đồng thời đưa ra biện pháp để cải thiện hoạt động trong tương lai, giúp tránh lặp lại sai lầm trong quá khứ.

(iv) Phân loại theo nội dung của kiểm soát thì kiểm soát bao gồm kiểm soát tổ chức và kiểm soát kế toán. Kiểm soát tổ chức: là loại kiểm soát được thiết lập nhằm đảm bảo sự tuân thủ của tổ chức đối với các quy định của pháp luật và quy định của đơn vị, hiệu lực, hiệu quả của tổ chức trong quá trình thực hiện hoạt động nhằm đảm bảo hoạt động đúng mục tiêu, sử dụng nguồn lực kinh tế và hiệu quả. Kiểm soát kế toán: là loại kiểm soát tập trung vào việc kiểm tra các thông

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/11/2022