Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Thương Mại

liên tục. Những yếu kém trong kiểm soát nội bộ phải được báo cáo với cấp trên hoặc báo

cáo cho Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị đối với các vấn đề nghiêm trọng.

1.2.3. Những hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB13

- Ban Giám đốc thường xuyên yêu cầu chi phí của một thủ tục kiểm tra không

vượt quá những lợi ích mà kiểm tra đó mang lại.

- Phần lớn các KSNB thường tác động đến những nghiệp vụ lặp đi lặp lại mà

không có tác động đến những giao dịch bất thường.

- Gian lận cũng có thể xảy ra do sự thông đồng giữa các nhân viên trong tổ chức với nhau hoặc với bên ngoài.

- KSNB khó ngăn cản được gian lận và sai sót của người quản lý cấp cao. Các thủ tục kiểm soát là do người quản lý đặt ra, nó chỉ kiểm tra việc gian lận và sai sót của nhân viên. Khi người quản lý cấp cao cố tình gian lận, họ có thể tìm cách bỏ qua các thủ tục kiểm soát cần thiết.

- Bất kì một hoạt động kiểm soát trực tiếp nào của KSNB cũng phụ thuộc vào yếu tố con người. Con người là nhân tố gây ra sai sót từ những hạn chế xuất phát từ bản thân như: vô ý, bất cẩn, sao lãng, đánh giá hay ước lượng sai, hiểu sai chỉ dẫn của cấp trên hoặc các báo cáo của cấp dưới.

- Nhà quản lý lạm quyền: Nhà quản lý bỏ qua các quy định kiểm soát trong quá trình thực hiện nghiệp vụ có thể dẫn đến việc không kiểm soát được các rủi ro và làm cho môi trường kiểm soát trở nên yếu kém.

- Những thay đổi của tổ chức, thay đổi quan điểm quản lý và điều kiện hoạt

động có thể dẫn đến những thủ tục kiểm soát không còn phù hợp.


1.3. Hệ thống kiếm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại


1.3.1. Khái niệm KSNB trong NHTM

Theo Tạp chí Kế toán14: KSNB trong NHTM được hiểu và gói gọn trong một thực thể, cơ chế kiểm soát là toàn bộ các chính sách, các bước kiểm soát và thủ tục kiểm soát được thiết lập nhằm quản lý và điều hành các hoạt động của Ngân hàng.



13 Th.S Lâm Thị Hồng Hoa (2002). Giáo trình Kiểm toán ngân hàng. NXB Thống kê.

14 http://www.tapchiketoan.com/kiem-toan/kiem-toan-noi-bo/ban-ve-co-che-kiem-soat-noi-bo-trong-cac-ngan- hang-thuon-3.html

1.3.2. Rủi ro trong hoạt động của NHTM15

- Rủi ro tín dụng: Phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay, hoặc việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn.

- Rủi ro lãi suất : Rủi ro phát sinh trong trường hợp có sự thay đổi về lãi suất

ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.

- Rủi ro ngoại hối: Rủi ro phát sinh khi có sự biến động tỷ giá và xuất hiện trạng thái hối đoái mở trong kinh doanh ngoại tệ.

- Rủi ro thanh khoản: Rủi ro phát sinh khi ngân hàng không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng do thiếu TM dự trữ, việc chuyển đổi các tài sản khác sang TM khó khăn, ảnh hưởng của các hợp đồng cho vay.

- Rủi ro hoạt động ngoại bảng: Rủi ro khi các tài sản ngoại bảng chuyển vào nội bảng sẽ ảnh hưởng đến Bảng cân đối kế toán.

- Rủi ro tác nghiệp: Là rủi ro phát sinh từ những sai sót của hệ thống thông tin hoặc KSNB dẫn đến thất thoát tài sản

1.3.3. Mục tiêu của KSNB tại NHTM16

-Bảo đảm cho ngân hàng hoạt động tuân thủ pháp luật và các quy định, quy trình nội bộ về quản lý và hoạt động, và các chuẩn mực đạo đức do ngân hàng đặt ra.

-Đảm bảo mức độ tin cậy và tính trung thực của các thông tin tài chính và phi tài chính.

-Bảo vệ, quản lý và sử dụng tài sản và các nguồn lực một cách kinh tế và hiệu quả.

-Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu do Ban lãnh đạo ngân hàng đề ra.

1.3.4. Các hoạt động kiểm soát tại NHTM17

- Kiểm tra ở cấp lãnh đạo cao cấp:

Việc kiểm tra này được thực hiện thông qua việc Hội đồng quản trị và Ban giám đốc nhận được những bản trình bày, bản báo cáo định kỳ về tình hình rủi ro, sự tuân thủ và các ngoại lệ về rủi ro, các báo cáo thực trạng rủi ro.

- Kiểm soát hoạt động:



15 Th.S Lâm Thị Hồng Hoa (2002). Giáo trình Kiểm toán ngân hàng. NXB Thống kê.

16 Ersnt & Young (2003). Hội thảo rủi ro ngân hàng và vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ. TPHCM.

17 Ersnt & Young (2003). Hội thảo rủi ro ngân hàng và vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ. TPHCM.

Những kiểm tra này được tiến hành thường xuyên hơn ở kiểm tra ở cấp lãnh đạo cao cấp và ở mức độ chi tiết hơn. Chúng được tiến hành ở cấp độ phòng ban: bao gồm việc kiểm tra các hoạt động rủi ro, các báo cáo rủi ro, tình trạng và các ngoại lệ rủi ro.

Tần số và nội dung báo cáo cần phải dựa trên yêu cầu công việc hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Tuân thủ các giới hạn rủi ro:

Đặt ra các giới hạn và đảm bảo rằng chúng được tuân thủ là một chức năng

kiểm soát rủi ro quan trọng.

- Phê duyệt và ủy quyền:

Việc yêu cầu phê duyệt và ủy quyền cho các giao dịch lớn một giới hạn nhất định nào đó sẽ đảm bảo rằng việc chấp nhận rủi ro của ngân hàng được phê duyệt bởi các lãnh đạo phù hợp. Điều này đảm bảo việc quy trách nhiệm cho các hành vi đã thực hiện.

- Thẩm tra và đối chiếu:

Thẩm tra và đối chiếu là một kiểm soát quan trọng bởi chúng được thiết kế nhằm phát hiện các sai sót và các vấn đề tiềm ẩn chứa trong các hoạt động của ngân hàng.

- Phân quyền:

Một hệ thống KSNB hiệu quả phải:

+ Đảm bảo có sự phân quyền phù hợp, trách nhiệm không mâu thuẫn với quyền lợi.

+ Các quy trình được xây dựng thống nhất và được ghi chép đầy đủ bằng văn bản.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỀ HOẠT ĐỘNG

THU CHI TIỀN MẶT TẠI NH AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN A LƯỚI


2.1. Khái quát về Agribank huyện A lưới

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Hệ thống Ngân hàng Agribank Việt Nam là hệ thống NHTM quốc doanh lớn nhất của Việt Nam, ra đời năm 1988, phát triển và trưởng thành cùng với sự lớn mạnh của đất nước. Ngân hàng Agibank Việt Nam có hệ thống mạng lưới trên 2.200 chi nhánh phân bố rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Ngân hàng Agribank Việt Nam – Chi nhánh huyện A Lưới là một chi nhánh của chi nhánh Ngân hàng Agribank tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trong hệ thống Ngân hàng Agribank Việt Nam, thuộc chi nhánh cấp 3, tiền thân là Ngân hàng Nhà Nước huyện A Lưới được thành lập ngay sau giải phóng - 6/1976 và cho đến 26/3/1998 được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện A Lưới theo quyết định số 408/QĐ - TCCB ngày 26/3/1988 của Ngân hàng Agribank Việt Nam - chi nhánh Thừa Thiên Huế.

Ngân hàng Agribank A Lưới có trụ sở tại 189 Hồ Chí Minh, Tổ 4 Cụm 7 thị trấn A lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sự có mặt của chi nhánh Ngân hàng Agribank A Lưới đã cung cấp vốn và đáp ứng các hoạt động cho tất cả các xã và thị trấn trên địa bàn huyện, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, giúp cho bộ mặt nông lên thôn huyện ngày càng đi lên.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện A Lưới là thành viên của Ngân hàng Agribank Việt Nam, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, theo các quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước và theo điều lệ tổ chức hoạt động của NH Agribank Việt Nam. Chức năng của Chi nhánh là huy động vốn nhàn rỗi để cho vay đối với mọi thành phần kinh tế và thực hiện các sản phẩm dịch vụ khách hàng.

Ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại thì Ngân hàng Agribank được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cở sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp- nông thôn. Đồng thời, Agribank còn thể hiện trách nhiệm xã hội của

một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp an xinh xã hội của đất nước như sứ mệnh, mục tiêu mà Agribank Việt Nam đã đề ra: “ Mang phồn thịnh đến khách hàng”.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí

NHNo&PTNT THỪA THIÊN HUẾ

BGĐ

CHI NHÁNH

PHÒNG TÍN DỤNG

PHÒNG HÀNH CHÍNH

PHÒNG KẾ TOÁN- NGÂN

PHÒNG KIỂM TRA NỘI BỘ


Ghi chú:


: Quan hệ trực tuyến

: Quan hệ chức năng (phối hợp)


Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Agribank huyện A Lưới.

* Chức năng, nhiệm vụ của các phòng:

- Ban giám đốc gồm:

+ Giám đốc: Là người trực tiếp điều hành cao nhất tại chi nhánh, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của ngân hàng, phân công trách nhiệm cho phó giám đốc, các bộ phận nghiệp vụ của ngân hàng.

+ Phó giám đốc: là người được giám đốc uỷ quyền điều hành các hoạt động của chi nhánh, có trách nhiệm theo dõi tình hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Chịu hoàn toàn trách nhiệm trước giám đốc của chi nhánh và cơ quan liên quan về các quyết định của mình được uỷ quyền khi giám đốc đi công tác.

- Phòng tín dụng : mỗi cán bộ được giao khoán và chịu trách nhiệm cụ thể đến từng địa bàn, từng ngành hay từng cơ quan. Ngoài ra, cán bộ tín dụng còn có nhiệm vụ cho vay và thu nợ trên địa bàn, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án trước khi cho vay và kiểm tra việc sử dụng vốn.

- Phòng hành chính: nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức, quản lí cán bộ, tuyển chọn nhân viên, quản lí việc thu chi các quỹ lương,thưởng…

- Phòng kế toán-ngân quỹ:

+ Tổ kế toán: trực tiếp tiếp xúc, nhận tiền gửi của khách hàng, thực hiện giao dịch với khách, hạch toán các nghiệp vụ kinh doanh nói chung; chuyển tiền điện tử, thẩm định xét duyệt cho khách hàng mới đến mở tài khoản giao dịch; chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính và các báo cáo khác trước Giám đốc và hội sở chính của ngân hàng tỉnh.

+ Tổ ngân quỹ: thực hiện việc thu chi TM, quản lí tài sản cầm cố, thế chấp và các tài sản có giá trị khác, quản lí an toàn kho quỹ…

2.1.4. Phân tích kết quả hoạt động trong 3 năm 2010 – 2012.

2.1.4.1. Phân tích tình hình nhân sự của Agribank -chi nhánh huyện A Lưới giai

đoạn 2010-2012

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng lao động tại Agribank-chi nhánh huyện A Lưới giai đoạn 2010-2012

ĐVT: Người.


Năm


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

So sánh

2011/2010

2012/2011

SL

%

SL

%

SL

%

+/-

%

+/-

%

Tổng số lao động

14

100

15

100

16

100

1

7,14

1

6,67

1.Phân theo giới tính:

- Nam

9

64,29

10

66,67

10

62,50

1

11,11

0

0

- Nữ

5

35,71

5

33,33

6

37,50

0

0

1

20

2. Phân theo trình độ:

- Đại học, cao đẳng

10

71,42

11

73,34

13

81,25

1

10

2

18,1

9

- Trung cấp

2

14,29

2

13,33

1

6,25

0

0

-1

-50

- Lao động phổ thông

2

14,29

2

13,33

2

12,50

0

0

0

0

3. Phân theo tính chất công việc:

- Gián tiếp

5

35,71

5

33,33

5

31,25

0

0

0

0

- Trực tiếp

9

64,29

10

66,67

11

68,73

1

11,11

1

10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.

Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ về hoạt động thu chi tm tại ngân hàng agribank Việt Nam – Chi nhánh huyện alưới - 3

(Nguồn:Phòng hành chính Agribank-chi nhánh huyện A Lưới)

Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy, số lao động của ngân hàng tăng đều qua các năm. Cụ thể: năm 2011 so với năm 2010 tăng 1 người hay tăng 7,14%; năm 2012 so với năm 2011 tăng 1 người tương ứng với 6,67%. Sự biến động đó cho thấy quy mô hoạt động của NH tăng qua các năm.Tuy nhiên, chúng ta hãy xem xét chi tiết hơn sự biến động lao động được phân theo giới tính, theo trình độ và theo tính chất công việc như sau:

Theo giới tính: Năm 2010 lao động nam có 9 người chiếm tỉ trọng 64,29%, năm 2011 lao động nam có 10 người chiếm 66,67% và năm 2012 số lượng lao động nam không đổi chiếm tỉ trọng 62,50%. Như vậy, tuy lao động nam chiếm đa số nhưng nhìn chung tỉ trọng lao động nam giảm qua các năm và tỉ trọng lao động nữ tăng qua các năm.

Nhìn chung qua các năm lao động nam chiếm đa số, đây là cơ cấu hoàn toàn phù hợp vì Agribank-chi nhánh huyện A Lưới đa số là lao động nam xa nhà từ Huế lên làm việc. Hơn thế nữa, lao động nam chủ yếu làm ở bộ phận tín dụng đòi hỏi đi lại nhiều và có sức khoẻ. Lao động của ngân hàng tăng biểu hiện sự tăng lên về quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Theo trình độ: Lao động tại ngân hàng chủ yếu có trình độ Đại học và Cao đẳng, có tỉ trọng tăng qua các năm, năm 2011 so với năm 2010 tăng thêm 1 người hay tăng 10% và năm 2012 so với năm 2011 số lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng tăng 2 người hay tăng 18,19%. Điều này chứng tỏ công tác tuyển dụng của ngân hàng được thực hiện có hiệu quả. Ngoài ra, số lao động tại ngân hàng cũng thường xuyên được cử đi học các khoá học nâng cao nghiệp vụ ngân hàng nên kiến thức chuyên môn ngày càng cao.

Theo tính chất công việc: Như ta đã biết lao động gián tiếp trong ngân hàng chủ yếu nằm ở bộ phận quản lí, lãnh đạo của ngân hàng để giám sát mọi hoạt động trong ngân hàng nên số lượng lao động gián tiếp trong ngân hàng chiếm tỷ lệ nhỏ và không đổi qua các năm. Đối với lao động trực tiếp, trong ngân hàng họ là những người trực tiếp tiếp xúc, giao dịch với khách hàng nên số lượng lao động này tăng qua các năm. Năm 2010, lao động trực tiếp có 9 người chiếm 64,29%, năm 2011 so với năm 2010 tăng 1 người hay tăng 11,11%, năm 2012 so với năm 2011 tăng 1 người hay tăng 10%. Số lượng lao động trực tiếp tăng chửng tỏ quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng tăng, ngân hàng phải tuyển thêm cán bộ để đáp ứng tối đa mọi nhu cầu của khách hàng.

Tóm lại, số lượng lao động tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện A Lưới khá gọn nhẹ, đơn giản, vừa tiết kiệm được chi phí quản lí, vừa hoạt động có hiệu quả.


2.1.4.2. Phân tích tình hình tài sản nguồn vốn của Agribank– Chi nhánh huyện A Lưới trong giai đoạn 2010-2012

Bảng 2.2: Tình hình tài sản - nguồn vốn của Agribank-chi nhánh huyện A Lưới giai đoạn 2010-2012

ĐVT: Triệu đồng

Năm


Chỉ tiêu

2010

2011

2012




Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

+/-

%

+/-

%

A. TÀI SẢN

91.878

100

134.100

100

163.931

100

42.222

45,95

29.831

22,25

1. TM và số dư nợ tại NHNN

2.485

2,70

2.433

1,81

3.453

2,11

-52

-2,09

1.020

41,92

2. Cho vay trong nước

82.569

89,87

89.738

66,92

93.312

56,92

7.169

8,68

3.574

3,98

3. Tiền lãi cộng dồn dự thu

4.494

4,89

5.619

4,19

6.994

4,26

1.125

25,03

1.375

24,47

4. TSCĐ và TS khác

1.485

1,62

1.980

1,48

1.452

0,89

495

33,33

-528

-26,67

5. Tài sản có khác

845

0,92

34.330

25,60

58.720

35,82

33.485

3962,72

24.390

71,04

B. NGUỒN VỐN

91.878

100

134.100

100

163.931

100

42.222

45,95

29.831

22,25

1. Tiền gửi của KBNN

10.679

11,62

12.111

9,03

14.536

8,87

1.432

13,41

2.425

20,02

2. Tiền gửi của TCTD

297

0,32

261

0,20

724

0,44

-36

-12,12

463

177,39

3. Tiền gửi của TCKT và dân cư

74.261

80,83

114.027

85,03

140.563

85,75

39.766

53,55

26.536

23,72

4. GTCG đã phát hành

1.518

1,65

860

0,64

1.174

0,71

-658

-43,35

314

36,51

5. Tiền gửi cộng dồn dự trả

1.779

1,94

2.511

1,87

2.281

1,39

732

41,15

-230

-9,16

6. Tài sản nợ khác

216

0,24

259

0,19

260

0,16

43

19,91

1

0,38

7. Vốn và quỹ của NH

3.128

3,40

4.071

3,04

4.393

2,68

943

30,15

322

7,91

So sánh

2011/2010


2012/2011


(Nguồn: Phòng kế toán-ngân quỹ của Agribank-chi nhánh huyện A Lưới)


24


Từ bảng 2.2 ta thấy, tình hình tài sản nguồn vốn tăng dần qua các năm. Năm 2010 tổng tài sản là 91.878 triệu đồng, năm 2011 so với năm 2010 tăng 42.222 triệu đồng hay tăng 45,95% và năm 2012 so với năm 2011 tăng 29.831 triệu đồng hay tăng 22,25%.

Về tài sản: Hoạt động cho vay trong nước luôn chiếm số lượng và tỷ trọng lớn nhất, giao động từ 50% đến 80%. Nguyên nhân là do ngân hàng đã thực hiện tốt chính sách khách hàng, chính sách cho vay như giảm lãi suất tiền vay, ngân hàng đã chủ động tìm kiếm nhu cầu khách hàng, tìm kiếm các dự án và thẩm định cho vay, tạo ra quan hệ thân thiết, tạo uy tín với khách hàng và đã được sự tín nhiệm của khách hàng, đánh dấu bước thành công trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Ngoài ra chỉ tiêu tài sản cố định và tài sản có khác cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn và tăng mạnh qua các năm, tài sản tăng là yếu tố cơ bản đảm bảo hoạt động của ngân hàng được diễn ra một cách nhanh chóng và có chất lượng. Để tăng khả năng làm việc và phục vụ khách hàng trong nhưng năm qua chi nhánh đã không ngừng đầu tư các công cụ dụng cụ cùng với việc xây dựng mạng nội bộ có phần mềm IPCAS hiện đại để cán bộ tín dụng có thể đăng ký và nhập thông tin khách hàng một cách nhanh chóng, đã giúp mọi hoạt động của ngân hàng diễn ra một cách thuận tiện tiết kiệm thời gian hơn. Cụ thể, năm 2010 tài sản có khác chỉ là 845 triệu đồng chiếm 0,92% nhưng đến năm 2011 đã tăng lên một cách nhanh chóng là 34.330 triệu đồng chiếm 25,60%; năm 2012 so với năm 2011 tài sản có khác tăng thêm 24.390 triệu đồng hay tăng tới 71,04%. Đây là một thành quả đáng phát huy của ngân hàng.

Về nguồn vốn: Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn tại chi nhánh không ngừng tăng lên qua 3 năm. Nói một cách tổng quát thì đây là một yếu tố quan trọng phản ánh hiệu quả kinh doanh của ngân hàng cho nên NH luôn quan tâm và phát triển yếu tố này. Tổng nguồn vốn năm 2010 là 91.878 triệu đồng, năm 2011 là 134.100 triệu đồng tăng 42.222 triệu đồng hay tăng 45,95% so với năm 2010; năm 2012 so với năm 2011 tăng 29.831 triệu đồng hay tăng 22,25%. Trong những năm qua, chi nhánh đã thực hiện đa dạng hóa công tác huy động vốn về cả hình thức và lãi suất huy động. Nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư và thường chiếm hơn 80% tổng nguồn vốn của ngân hàng. Tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư

chiểm tỷ trọng lớn nhất là do: tại địa bàn huyện A Lưới nơi mà ngân hàng đóng trụ sở thì nhu cầu vay lớn để phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, chăn nuôi, buôn bán, sinh hoạt…, trước nhu cầu vay lớn như vậy đòi hỏi NH phải có nguồn vốn huy động lớn để đảm bảo khả năng thanh toán cũng như giải ngân cho khách hàng; vì vậy ngân hàng thường tổ chức nhiều đợt nhiều đợt huy động vốn và đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới như tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm học đường….Ngoài ra, khách hàng đến gửi tiền nhận được quà từ việc rút thăm trúng thưởng để thu hút một lượng vốn lớn bù đắp thiếu hụt trong việc sử dụng vốn. Bên cạnh đó thì tiền gửi của kho bạc Nhà nước và tổ chức tín dụng cũng tăng nhanh góp phần vào việc làm tăng nguồn vốn của ngân hàng. Sở dĩ đạt được kết quả như vậy là do những năm qua chi nhánh luôn có sự cố gắng trong công tác quản lý, điều hành, chính sách tổ chức huy động vốn hợp lý và hiệu quả.


2.1.4.3. Kết quả hoạt động doanh của Agribank – Chi nhánh huyện A Lưới trong giai đoạn 2010-2012


Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank-chi nhánh huyện A Lưới giai đoạn 2010-2012


ĐVT: Triệu đồng


Năm


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

So sánh

2011/2010

2012/2011

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

+/-

%

+/-

%

THU NHẬP

16.564

100

25.671

100

34.607

100

9.107

54,98

8.936

34,81

1.Thu từ hoạt động cho vay

15.980

96,47

24.917

97,06

33.627

97,17

8.937

55,93

8.710

34,95

2.Thu từ hoạt động dịch vụ

550

3,32

713

2,78

926

2,68

163

29,64

213

29,87

3.Thu từ hoạt động khác

34

0,21

41

0,16

54

0,15

7

20,58

13

31,71

CHI PHÍ

16.077

100

24.581

100

31.788

100

8.504

52,90

7.207

29,32

1.Chi trả lãi huy động

4.869

30,29

10.651

43,33

15.341

48,26

5.782

118,75

4.690

44,03

2. Chi cho hoạt động dịch vụ

207

1,29

247

1,01

295

0,93

40

19,32

48

19,43

3.Chi phí hoạt động khác

11.001

68,42

13.683

55,66

16.152

50,81

2.682

24,38

2.469

18,04

LỢI NHUẬN

487

1.090

2.819

603

123,82

1.729

158,62

(Nguồn: Phòng kế toán-ngân quỹ của Agribank-chi nhánh huyện A Lưới)


27


Về thu nhập: Vì hoạt động chủ yếu của ngân hàng là huy động vốn và cho vay nên thu nhập của NH chủ yếu là do sự chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra. Ngoài ra, NH còn thực hiện các dịch vụ khác như chuyển tiền điện tử, thu đổi ngoại tệ, phát hành thẻ ATM…Vì thế thu nhập của NH tăng lên qua các năm. Trong đó thu nhập từ hoạt động cho vay là nguồn thu chủ yếu và lớn nhất của chi nhánh. Trong thời gian qua chi nhánh luôn chú trọng công tác tìm kiếm khách hàng đặc biệt là chính sách thay đổi lãi suất linh hoạt để thu hút KH mới và giữ chân khách hàng truyền thống, tăng cường đầu tư khoa học – công nghệ, vật dụng văn phòng…để phục vụ KH một cách tốt nhất. Chi nhánh cũng đặc biệt chú trọng tới vấn đề cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình nghèo, tại điều kiện cho những KH này có vốn để sản xuất kinh doanh. Qua đó góp phần tích cực xóa đói giảm nghèo, dần dần nâng cao chất lượng cuộc sống của một bộ phận dân cư. Do đó lượng khách đến với ngân hàng ngày càng đông và số tiền thu được từ hoạt động cho vay cũng tăng lên. Trong năm 2010 nguồn thu từ hoạt động cho vay là 15.980 triệu đồng chiếm tới 96,47% tổng thu nhập, năm 2011 là 24.917 triệu đồng chiếm tỷ trọng 97,06%, năm 2011 so với năm 2010 thu nhập từ hoạt động cho vay tăng 8.937 triệu đồng hay tăng 55,93%; năm 2012 thu nhập là 33.627 triệu đồng tăng so với năm 2011 là 8.710 triệu đồng hay tăng 34,95%. Ngoài khoản thu nhập lớn từ hoạt động cho vay, ngân hàng còn có những khoản thu nhập khác nhỏ hơn như thu từ hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác, tuy những khoản thu nhập này chiếm một phần không lớn lắm trong tổng thu nhập nhưng đều có tỷ trọng tăng lên qua các năm.

Về chi phí: Do lượng khách đến với ngân hàng ngày càng đông nên chi phí của NH cũng tăng theo. Sự tăng lên về chi phí cho thấy chi nhánh Agribank huyện A Lưới đã có rất nhiều cố gắng trong việc thu hút nguồn tiền gửi từ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp với nhiều chính sách lãi suất ưu đãi phù hợp. Trong số các khoản chi phí thì chi cho trả lãi huy động và chi phí khác chiếm phần lớn (thường chiếm trên 90%) và tăng dần qua các năm. Chi trả lãi huy động chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên là do trong những năm gần đây người dân trên địa bàn huyện nhận được một số tiền đền bù lớn từ công trình thủy điện A Sáp và công trình mở rộng lòng lề đường theo chủ trương của Chính Phủ nên họ có một khoản tiền nhàn rỗi; số tiền này có thể sử dụng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2022