4.4.2. Hoàn thiện quy trình, thủ tục giám sát ngân hàng của NHNN
Từ nghiên cứu thực tiễn công tác giám sát ngân hàng nói chung và thực trạng quy trình, thủ tục giám sát ngân hàng của cơ quan quản lý nhà nước về ngân hàng trong thời gian qua, tác giả kiến nghị giải pháp hoàn thiện quy trình, thủ tục giám sát ngân hàng được thực hiện theo hướng hoàn thiện nội dung thu thập, tổng hợp tài liệu và xử thông tin, dữ liệu và nội dung, quy trình và thủ tục giám sát ngân hàng.
4.4.2.1 Giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin, dữ liệu, tài liệu
* Đối với công tác thu thập tài liệu thông tin, dữ liệu: Việc thu thập tài liệu, thông tin, dữ liệu của đối tượng giám sát ngân hàng từ bốn nguồn chính sau:
(i) Báo cáo theo quy định pháp luật hiện hành về chế độ báo cáo thống kê và về yêu cầu cung cấp thông tin của NHNN đối với các NHTM. (ii) Tài liệu, thông tin, dữ liệu trong hoạt động tiếp xúc với đối tượng giám sát ngân hàng, bao gồm biên bản các buổi làm việc trực tiếp với đối tượng giám sát ngân hàng; văn bản giải trình và hồ sơ tài liệu của đối tượng giám sát ngân hàng theo yêu cầu của đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng trong quá trình tiếp xúc với đối tượng giám sát ngân hàng. (iii) Căn cứ vào yêu cầu giám sát ngân hàng, trong trường hợp cần thiết, Chánh Thanh tra, giám sát ngành ngân hàng, Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng phải nghiên cứu, xây dựng và trình Thống đốc phê duyệt nội dung yêu cầu đối tượng giám sát cung cấp tài liệu, thông tin, dữ liệu ngoài các tài liệu, thông tin, dữ liệu theo quy định hiện hành để phục vụ hoạt động giám sát ngân hàng.(iv) Tài liệu, thông tin, dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước từ các đơn vị thuộc Thanh tra, giám sát ngành ngân hàng, các đơn vị khác thuộc NHNN và các nguồn khác.
* Đối với công tác tổng hợp xử lý và lưu trữ tài liệu thông tin dữ liệu:
(i) Tổng hợp, xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu theo các nội dung sau:
- Tài liệu, thông tin, dữ liệu về đối tượng giám sát ngân hàng, sau khi được thu thập từ các nguồn khác nhau, được kiểm tra, so sánh, đối chiếu và tổng hợp để sử dụng trong việc đánh giá, phân tích về đối tượng giám sát ngân hàng;
- Kiểm tra tính chính xác của thông tin trên bảng cân đối tài khoản kế toán, báo cáo tài chính căn cứ theo nguyên tắc hạch toán, kế toán;
- So sánh, đối chiếu các tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được với các dữ liệu lịch sử để phát hiện các trường hợp có biến động bất thường;
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyên Nhân Của Những Hạn Chế Về Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Trong Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Định Hướng Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Trong Các Nhtm Việt Nam
- Nâng Cao Chất Lượng Hệ Thống Thông Tin Và Truyền Thông
- Danh Sách Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam (Đến Ngày 31/12/2018)
- Danh Sách Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Niêm Yết Trên Sàn
- Kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam - 23
Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.
- So sánh, đối chiếu tài liệu, thông tin, dữ liệu từ các nguồn khác nhau đảm bảo tính nhất quán;
- Căn cứ vào tình hình thực tế để có nhận định, đánh giá về tính hợp lý của tài liệu, thông tin, dữ liệu;
- Nếu phát hiện tài liệu, thông tin, dữ liệu bị thiếu, lỗi, sai hoặc không phù hợp, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng có báo cáo giải trình kịp thời và gửi lại thông tin chính xác theo các hình thức tiếp xúc đối tượng giám sát ngân hàng.
(ii) Tổ chức lưu trữ tài liệu, thông tin, dữ liệu:
- Tài liệu, thông tin, dữ liệu sau khi được tổng hợp, xử lý phải được lưu trữ, quản lý để phục vụ cho công tác Thanh tra, giám sát ngân hàng theo các nguyên tắc phải được lưu trữ một cách khoa học, đầy đủ theo từng hồ sơ của từng đối tượng giám sát ngân hàng và toàn hệ thống - Tài liệu, thông tin, dữ liệu phải được lưu trữ thành cơ sở dữ liệu chung, theo chuỗi dữ liệu lịch sử và thuận tiện cho việc tra cứu và sử dụng theo quy định của pháp luật.
4.4.2.2 Hoàn thiện nội dung và quy trình, thủ tục giám sát ngân hàng
(i) Thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin, dữ liệu, tài liệu của đối tượng giám sát ngân hàng theo yêu cầu giám sát;
(ii) Xem xét, theo dõi tình hình chấp hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan; việc thực hiện kết luận thanh tra và khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân hàng của đối tượng giám sát ngân hàng;
(iii) Phân tích, đánh giá thường xuyên tình hình tài chính, hoạt động, quản trị, điều hành và mức độ rủi ro đối với các ngân hàng. Triển khai thực hiện xếp hạng các NHTM theo quy định của NHNN.
(iv) Phát hiện, cảnh báo các yếu tố tác động, xu hướng biến động tiêu cực, rủi ro gây mất an toàn hoạt động, các rủi ro, nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng đối với NHTM.
(v) Kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các rủi ro, vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Từ những phân tích trên đây, tác giả đề xuất quy trình giám sát các NHTM của đối với cơ quan quản lý nhà nước về ngân hàng theo hình 4.1
Hình 4.1 Quy trình giám sát ngân hàng
Báo cáo phản hồi từ TCTD
Bộ phận cấp phép
Bộ phận Thanh tra tại chỗ
Bộ phận ban hành chính sách an toàn hoạt động ngân hàng
Rà soát ban đầu: Các vấn đề, nghi vấn và sai sót
Tổng hợp và chuẩn các thông tin
Thông tin khác
Phân tích, đánh giá
Kết luận và các khuyến nghị
Phát hiện và khuyến nghị chính sách
Báo cáo từ xa Cập nhật và hành động
Chiến lược giám sát
Nguồn: Tác giả
Bước 1: Thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin, dữ liệu, tài liệu;
Bước 2: Phân tích, đánh giá về đối tượng giám sát ngân hàng theo 2 hình thức bao gồm giám sát an toàn vi mô và giám sát an toàn vĩ mô;
Bước 3: Đề xuất các hành động can thiệp, chỉnh sửa bao gồm các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng;
Bước 4: Giám sát sau thanh tra khi nhận được kết luận thanh tra về đối tượng giám sát ngân hàng từ đơn vị thực hiện thanh tra ngân hàng.
4.4.3. Tạo lập kênh thông tin giữa NHNN hàng với các cơ quan có liên quan
NHNN cần xây dựng cụ thể qui chế phối hợp giữa Cơ quan giám sát ngân hàng, các NHTM và công ty kiểm toán trong việc báo cáo các sai phạm nghiêm trọng đã được phát hiện hoặc nghi ngờ, nhằm ngăn ngừa và phát hiện, báo cáo các sai phạm nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống ngân hàng. Ngoại trừ việc báo cáo về những sai phạm nghiêm trọng, NHNN cần phối hợp với các NHTM, các công ty kiểm toán trong việc đánh giá các biện pháp xử lý sai phạm, c ng như giám sát việc hoàn thiện hệ thống KSNB theo quyết định của NHNN, theo khuyến cáo của kiểm toán độc lập.
NHNN và Bộ Tài chính cần phối hợp trong việc hoàn thiện chế độ kế toán và lập BCTC của các NHTM. Đây là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập. Đối với một số qui định chưa cụ thể như về vấn đề kiểm toán độc lập hệ thống KSNB của NHTM, NHNN cần đưa ra các hướng dẫn cụ thể hơn cho các công ty kiểm toán. Các kiến nghị cụ thể đối với Bộ Tài chính và NHNN nhằm hoàn thiện chế độ báo cáo tài chính của NHTM:
(i) Rút ngắn sự khác biệt giữa các Chuẩn mực kế toán (CMKT) Việt Nam và CMKT quốc tế: Mặc dù hệ thống CMKT Việt Nam được xây dựng trên cơ sở CMKT quốc tế nhưng các CMKT Việt Nam hiện tại chưa thực sự cập nhật kịp thời với sự thay đổi không ngừng của CMKT quốc tế. Bộ Tài chính (Ban soạn thảo, nghiên cứu CMKT Việt Nam) cần thường xuyên rà soát hệ thống CMKT hiện có, so sánh sự khác biệt với những thay đổi mới trong CMKT quốc tế để cập nhật kịp thời và đưa vào áp dụng trong thực tế các doanh nghiệp, tiến tới thu hẹp khoảng cách giữa CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế để thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội thu hút đầu tư của các nhà đầu
tư nước ngoài, hạn chế trường hợp phải chuyển đổi BCTC từ CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế hoặc lập song song hai hệ thống BCTC theo CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế như các NHTM lớn của Việt Nam đang phải thực hiện. Việc làm này giúp tiết giảm chi phí, giảm thời gian lập BCTC và tăng tính minh bạch của BCTC doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; (ii) Phối hợp giữa NHNN và Bộ Tài chính khi soạn thảo các văn bản, các quy định về kế toán liên quan đến các NHTM tránh sự khác biệt trong quy định hoặc chồng chéo dẫn đến khó thực hiện. Đối với các chuẩn mực kế toán liên quan đến công cụ tài chính, NHNN là cơ quan chủ quản của các NHTM - nơi phát sinh các hoạt động kinh doanh liên quan đến công cụ tài chính nhiều nhất. Bộ Tài chính trong quá trình nghiên cứu các CMKT quốc tế về công cụ tài chính cần kết hợp chặt chẽ với các chuyên gia của NHNN để đảm bảo sớm ban hành được các CMKT Việt Nam tương ứng phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu để ban hành được chế độ kế toán (bao gồm hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ kế toán và BCTC) tương đối thống nhất (giảm tối thiểu sự khác biệt giữa các chế độ kế toán của các loại hình doanh nghiệp khác nhau) đảm bảo việc lập BCTC hợp nhất của các NHTM nhanh chóng và chính xác. (iii) Hạn chế tối đa sự khác biệt thông tin giữa BCTC đã được kiểm toán và các nguồn thông tin khác. Để tránh trường hợp BCTC đã kiểm toán có sự khác biệt đối với một số thông tin từ các nguồn khác, đặc biệt là các thông tin liên quan đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng, các cơ quan quản lý cần hướng tới việc áp dụng các chế độ báo cáo thông tin trên một cơ sở nhất quán. Ngoài ra để kiểm soát tính độc lập của công ty kiểm toán, cần có chế tài để các NHTM công khai về phí dịch vụ kiểm toán và dịch vụ phi kiểm toán trả cho công ty kiểm toán trong thuyết minh BCTC.
Nhà nước cần tạo lập các kênh thông tin giữa các cơ quan chức năng như Thuế, Hải quan, Tòa án, Công an... với NHNN để có thể nắm bắt thông tin về các cá nhân, tổ chức. Trên cơ sở đó, NHNN có những cảnh báo đối với các NHTM trong trường hợp cần thiết. Để làm được điều này cần thiết phải có hệ thống thông tin hiện đại, sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành, sự đảm bảo an toàn bảo mật của hệ thống thông tin kèm theo quy chế nghiêm ngặt và các chế tài về bảo mật thông tin, đối tượng và phân quyền các cá nhân, tổ chức được phép khai thác thông tin.
KẾT LUẬN
Kiểm soát nội bộ là một phương thức của quản lý hiệu quả. Kiểm soát nội bộ được nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau, gắn với chủ thể thực hiện kiểm soát khác nhau. Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về KSNB và hệ thống KSNB còn có hạn chế nhất định và chưa mang tính hệ thống, đặc biệt là chưa có đánh giá từ phía cơ quan quản lý nhà nước.
Luận án thực hiện đánh giá thực trạng hệ thống KSNB trong NHTM trên quan điểm của COSO, dưới cách tiếp cận từ góc độ của nhà quản lý. Mô hình này được tác giả thực hiện ở 17 NHTM Việt Nam bằng hình thức quan sát, phỏng vấn đối với các chuyên gia, cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về ngân hàng. Đồng thời, tác giả thực hiện điều tra, khảo sát và phỏng vấn các cán bộ quản lý chi nhánh ngân hàng, kiểm toán viên, kiểm soát viên… ở một số NHTM để đánh giá thực trạng các thành phần của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018.
Những phát hiện từ kết quả khảo sát và phỏng vấn cho thấy công tác quản lý còn có một số hạn chế; mỗi yếu tố trong KSNB của các NHTM hiện nay có những hạn chế nhất định, ảnh hưởng tới hiệu lực và hiệu quả của hệ thống KSNB của các NHTM. Từ những kết quả đó, tác giả đề xuất những giải pháp tổng thể từ góc độ quản lý nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB trên cơ sở rủi ro theo những yếu tố cấu thành, đó là các yếu tố môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động và thủ tục kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Bên cạnh đó, tác giả c ng đề xuất những điều kiện cần thiết để thực hiện các giải pháp đó từ môi trường vĩ mô tác động tới hệ thống các NHTM Việt Nam.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
1. Bùi Thanh Sơn (2019), “Nhân tố tác động tới sự hiện hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại”, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số 09 (76).
2. Bùi Thanh Sơn (2019), “Rủi ro trong hoạt động kinh doanh và một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giảm thiểu rủi ro, kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số 07(74).
3. Bùi Thanh Sơn (2018), “Tín dụng ngân hàng trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam”, Tạp chí Nhân lực Ngân hàng số 10
4. Nguyễn Trọng Tài, Bùi Thanh Sơn (2018), “Tác động do xung đột thương mại Mỹ - Trung đến thương mại và tài chính toàn cầu – một số khuyến nghị chính sách,”, Tạp chí Nhân lực Ngân hàng số đặc biệt
5. Bùi Thanh Sơn (2016), “Chính sách tiền tệ và các kênh truyền dẫn”, Tạp chí Khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội, số 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Lan Anh (2013), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
2. Bộ Tài chính (2001), Quyết định số 143/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 ban hành Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam (VAS).
3. Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 https://www.sbv.gov.vn
4. Nguyễn Thị Thu Hà (2016), Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam hiện nay, luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính
5. Bùi Thị Minh Hải (2010), Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh doanh và quản lý, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
6. Dương Hữu Hạnh (2009), Các nguyên tắc quản trị hiện đại trong nền kinh tế toàn cầu, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội
7. Nguyễn Thị Phương Hoa (2010), Giáo trình Kiểm soát quản lý, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
8. Nguyễn Thu Hoài (2011), Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính
9. Thành Hưng (2012), Cần định giá lại tài sản bảo đảm bằng bất động sản. www.cafef.vn. Ngày 10/21/2012
10.Nguyễn Thị Bích Liên (2018), Hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính
11.Đinh Hoài Nam (2016), Hoàn thiện hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp trong Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị, luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính.