Đánh Giá Thực Trạng Yếu Tố Giám Sát Trong Kiểm Soát Nội Bộ Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam


cần thiết được trao đổi và cung cấp cho đúng cá nhân thích hợp vào một thời điểm thích hợp. Điều này sẽ tác động một cách tích cực tới hiệu lực của KSNB. Tuy nhiên, chỉ có 13% phản hồi là “hoàn toàn hiệu lực”, 6% là “khá hiệu lực” và 65% là “có thể hiệu lực” nhưng có tới 16% phản hồi là “không hiệu lực”.

Tổng hợp các chỉ tiêu còn lại trong đánh giá hiệu lực của Thông tin và truyền thông của các NHTM Việt Nam trên một số điểm chính sau đây:

Chỉ tiêu thứ 4 cho thấy thông tin hoạt động cần thiết được cung cấp cho đúng cá nhân theo một cách thức khuôn mẫu đã được trang bị để sử dụng. Tuy nhiên tỷ lệ câu trả lời “không hiệu lực” vẫn tương đối cao, ở mức 13% nhưng lại có tới 65% phản hồi ở mức “có thể hiệu lực”.

Chỉ tiêu 5 cho thấy thông tin tài chính cần thiết được cung cấp cho đúng cá nhân theo một cách thức khuôn mẫu đã được trang bị để sử dụng. Thống kê cho thấy 13% phản hồi cho rằng yếu tố này “không hiệu lực”, trong khi 61% được cho là “có thể hiệu lực” và 16% là “khá hiệu lực”.

Chỉ tiêu 6 xác định 10% phản hồi cho biết không có một quá trình nào được thiết lập để phản ứng lại với thông tin mới cần thiết trong NHTM vào đúng thời điểm nhưng có tới 65% phản hồi cho rằng là “có thể hiệu lực” khi thủ tục này tồn tại.

Chỉ tiêu 7 cho thấy 7% phản hồi cho rằng không có qui trình nào được thiết lập để thu thập và ghi lại những phàn nàn nhằm phân tích, xác định nguyên nhân và chấm dứt vấn đề đã xảy ra có thể xảy ra tiếp trong tương lai. So sanh với câu trả lời “có thể hiệu lực” thì phản hồi lại khá cao, ở mức 55%.

Phân tích theo chỉ tiêu 8 cho thấy chỉ có 3% phản hồi cho rằng không có qui trình nào được thiết lập để thu thập và ghi lại những sai sót nhằm phân tích, đánh giá, xác định nguyên nhân và chấm dứt tình trạng đó trong tương lai nhưng lại có tới 23% cho rằng thủ tục hoặc quy trình thiết lập không “không hiệu lực”.

Theo chỉ tiêu 9, có 13% phản hồi cho rằng không có qui trình được thiết lập và cung cấp cho những bên có lợi ích thông tin về những tình huống nghi ngờ dẫn tới hành động sai của các NHTM và ngay cả khi thực hiện một qui trình nào đó tương tự thì vẫn có tới 26% trả lời “không hiệu lực”.

Chỉ tiêu 10 cho thấy chỉ 3% phản hồi cho rằng hệ thống kế toán không bao gồm nhiều loại nghiệp vụ phức tạp và chỉ có 6% trả lời “không hiệu lực”, trong khi


có tới 32% phản hồi nói rằng “hoàn toàn hiệu lực”.

Phân tích chỉ tiêu 11 cho thấy chỉ có 3% phản hồi cho rằng hệ thống kế toán trong các NHTM không đảm bảo tính đầy đủ của những ghi chép. Tuy nhiên, khi tồn tại điều này thì kết quả phản hồi cho thấy tỉ lệ “không hiệu lực” ở mức cao, mức 19%.

Yếu tố 12 liên quan tới đảm bảo tính chính xác của các ghi chép. Phản hồi cho thấy có tới 6% cho rằng NHTM không đảm bảo điều này. Ngay cả khi đã đảm bảo yêu cầu đó thì vẫn có tới 16% cho rằng “không hiệu lực”.

Chỉ tiêu 13 cho thấy 6% hệ thống kế toán được báo cáo đã không tránh được những sai sót ghi trùng lặp. Khi tránh được điều này, phản hồi cho thấy có tới 13% là “không hiệu lực”.

Trong quan hệ với hoạt động tín dụng ở mỗi nhóm NHTM, yếu tố này được xây dựng gắn liền với những yếu tố khác trong KSNB. Cụ thể: Nhóm 1: Chú trọng nhiều tới xây dựng hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro cả ở bên trong và từ nguồn bên ngoài đơn vị. Thông tin được cung cấp theo trình tự kế thừa lôgic và mang tính hệ thống được phân quyền từ nhân viên, cán bộ quản lý ở chi nhánh tới Hội Sở. Nhóm 2: Xây dựng hệ thống thông tin từ bên ngoài liên quan tới khách hàng như báo cáo tài chính của khách hàng, thẩm định giá tài sản đảm bảo tiền vay định kỳ 6 tháng với tài sản là động sản và 12 tháng đối với bất động sản. Nhóm 3: Thông tin được sử dụng đa dạng liên quan tới từng cấp tham gia vào quản lý rủi ro tín dụng. Điều này được qui định trong chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận gồm bộ phận tín dụng, bộ phận quản trị rủi ro, bộ phận kế toán. Cơ chế báo cáo được thiết lập phụ thuộc vào mục tiêu và cơ cấu tổ chức. Ví dụ, bộ phận kế toán cần thông báo kịp thời cho bộ phận tín dụng và bộ phận quản lý rủi ro các trường hợp không thực hiện đúng lịch trả nợ của khách hàng để có biện pháp nhắc nhở hoặc xử lý đối với khách hàng kịp thời.

2.2.4. Đánh giá thực trạng yếu tố giám sát trong kiểm soát nội bộ của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Bảng 2.6 dưới đây tổng hợp kết quả phản hồi đánh giá hiệu lực của yếu tố giám sát, một trong 5 yếu tố cấu thành KSNB trong các NHTM Việt Nam. Kết quả được tính toán dựa trên số liệu tổng hợp các câu trả lời trình bày trong Phụ lục 3.



Bảng 2.6: Tổng hợp tỉ lệ (%) phản hồi về những chỉ tiêu đánh giá yếu tố Giám

sát trong KSNB của NHTM Việt Nam

Câu hỏi số


Nội dung hỏi

Tỉ

lệ % của các mức

Tổng cộng

1

2

3

4

5

4.1.

Nhân viên được yêu cầu phải rời khỏi

10%

10%

58%

16%

6%

100%


hệ thống và phải cho biết hoạt động








của mình liên quan tới những hoạt








động kiểm soát có giới hạn







4.2.

Nhân viên hiểu những nghĩa vụ của họ

10%

29%

48%

10%

3%

100%


để trao đổi những yếu điểm quan sát








thấy trong thiết kế cấu trúc kiểm soát








nội bộ của ngân hàng với cá nhân








người giám sát thích hợp







4.3.

Nhân viên hiểu những nghĩa vụ của họ

10%

32%

45%

10%

3%

100%


để trao đổi những yếu điểm quan sát








thấy trong tuân thủ cấu trúc kiểm soát








nội bộ của ngân hàng với cá nhân








người giám sát thích hợp







4.4.

Ngân hàng dựa vào những phản hồi

23%

16%

45%

13%

3%

100%


của khách hàng để nhận diện những








yếu điểm hoạt động kiểm soát nhất








định







4.5.

Có bước rà soát những đề xuất từ các

6%

19%

55%

13%

6%

99%


kiểm toán viên nội bộ đối với những đề








xuất cải thiện cho KSNB







4.6.

Ngân hàng dựa vào bộ phận kiểm toán

16%

3%

61%

16%

3%

99%


nội bộ cho yếu tố giám sát hiệu lực của








hoạt động kiểm soát







4.7.

Ngân hàng dựa vào những báo cáo

10%

10%

61%

16%

3%

100%


ngoại trừ đối với hiệu lực giám sát của








hoạt động kiểm soát







4.8.

Ngân hàng dựa vào những cá nhân

10%

16%

58%

13%

3%

100%


hoạt động tạo ra các báo cáo để giám








sát hoạt động kiểm soát







Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 16


(Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán trên cơ sở kết quả điều tra)


Có tất cả 8 yếu tố cụ thể liên quan tới đánh giá yếu tố Giám sát. Phân tích chi tiết theo những yếu tố đánh giá cụ thể như sau:

i). Chỉ tiêu 4.1: có 10% phản hồi cho rằng cá nhân không cần rút khỏi hệ thống và chỉ ra rằng họ đã thực hiện những hoạt động kiểm soát quan trọng cùng với 10% trả lời “không hiệu lực”. Tuy nhiên, khi thực hiện thì có tới 58% trả lời “có thể hiệu lực”, 16% trả lời “khá hiệu lực” nhưng cũng chỉ có 6% là “hoàn toàn hiệu lực”.

ii). Chỉ tiêu 2 cho thấy 10% các phản hồi cho rằng nhân viên không hiểu những trách nhiệm và nhiệm vụ của họ để thông tin về những yếu điểm đã phát hiện được trong quan hệ với thiết kế KSNB của NHTM để phù hợp với cá nhân giám sát. Có tới 29% cho rằng “không hiệu lực” và chỉ 10% trả lời “khá hiệu lực”.

iii). Theo chỉ tiêu 3: có 10% phản hồi cho rằng nhân viên không hiểu trách nhiệm và nghĩa vụ để thông tin những yếu điểm quan sát được trong quan hệ với sự tuân thủ của KSNB trong NHTM phù hợp với cá nhân giám sát; 29% thông tin nhận được trả lời “không hiệu lực”, 48% trả lời “có thể hiệu lực”.

iv). Theo chỉ tiêu 4, có tới 23% phản hồi cho rằng NHTM không dựa trên những phàn nàn của khách hàng để nhận diện những yếu điểm của hoạt động kiểm soát nhất định. Ngay cả khi có thực hiện thì vẫn tồn tại 16% là “không hiệu lực”.

v). Đánh giá theo chỉ tiêu 5: có 6% phản hồi cho rằng thủ tục giám sát sau đối với những đề xuất từ phía bộ phận kiểm toán nội bộ không được thực hiện. Và khi được thực hiện thì vẫn có tới 19% phản hồi cho rằng thủ tục đó là “không hiệu lực” nhưng có tới 55% trả lời là “có thể hiệu lực”.

vi). Theo chỉ tiêu 6, có 16% phản hồi cho rằng NHTM không dựa vào kiểm toán nội bộ để giám sát hiệu lực hoạt động kiểm soát. Tuy nhiên, nếu dựa vào kiểm toán nội bộ thì có tới 61% trả lời “có thể hiệu lực” và 16% cho rằng “khá hiệu lực”.

vii). Chỉ tiêu số 7 cho thấy, 10% phản hồi nói rằng NHTM không dựa vào những báo cáo ngoại trừ để giám sát hoạt động kiểm soát. Khi dựa vào báo cáo này, vẫn có tới 10% phản hồi đánh giá là “không hiệu lực”. Tuy nhiên, kết quả phản hồi cho thấy có tới 61% cho rằng “có thể hiệu lực” và 16% ở mức “khá hiệu lực”.

viii). Chỉ tiêu 8: Tính toán của tác giả cho thấy 10% phản hồi cho rằng


NHTM không dừa vào báo cáo được tạo ra bởi nhân viên thực hiện để giám sát hoạt động kiểm soát. Khi NHTM thực hiện công việc như vậy, khảo sát cho thấy có tới 16% phản hồi cho biết chúng “không hiệu lực”. Tuy nhiên, lại có hơn một nửa (58%) phản hồi cho rằng chúng “có thể hiệu lực” và 13% cho rằng “khá hiệu lực”, mặc dù chỉ có 3% phản hồi cho rằng chúng “hoàn toàn hiệu lực”.

Hoạt động giám sát thực hiện trong các nhóm NHTM có một số điểm khác biệt xuất phát từ cơ cấu tổ chức, hoạt động kiểm soát,… Trong liên hệ với hoạt động tín dụng, giám sát trong KSNB có một số điểm khác biệt như sau:

Nhóm 1: Đề cao vai trò của công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ trong thực hiện các hoạt động làm giảm rủi ro tín dụng; Tuân thủ nghiêm những qui định về phòng ngừa, điều chỉnh sau giám sát.

Nhóm 2: Thực hiện giám sát theo qui trình đã ban hành trong quan hệ với các tiêu chí trong thẩm định, phê duyệt tín dụng cũng như kiểm soát, đánh giá chất lượng tín dụng sau xét duyệt cho vay với các nhóm khách hàng khác nhau. Vai trò của Ban kiểm toán nội bộ được đặc biệt coi trọng. Kết quả giám sát được báo cáo trực tiếp cho HĐQT. Các ngân hàng thuộc Nhóm 2 có chính sách điều chỉnh sau giám sát linh hoạt thông qua việc xây dựng và lựa chọn chính sách khách hàng hàng năm.

Nhóm 3: Thực hiện theo qui trình, các thủ tục đã ban hành trên cơ sở các cấp trong quy trình quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng. Quản trị rủi ro thẩm định và trình cấp cao thẩm định và xét duyệt. Khối hỗ trợ thực hiện các thủ tục cấp tín dụng cho khách hàng sau khi phê duyệt. Do đó, bản chất công tác thẩm định vẫn nằm trong khối quản trị rủi ro, chưa có sự phân tách độc lập giữa phê duyệt tín dụng và quản trị rủi ro ảnh hưởng tới sự khách quan và hiệu quả trong quản trị rủi ro tín dụng nói chung tại các ngân hàng Nhóm 3.

2.2.5. Đánh giá thực trạng yếu tố Hoạt động kiểm soát trong kiểm soát nội bộ của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Bảng 2.7 dưới đây thể hiện kết quả khảo sát về mức độ hiệu lực của mỗi yếu tố cấu thành hiệu lực của hoạt động kiểm soát - một trong 5 yếu tố cấu thành KSNB trong các NHTM Việt Nam. Đánh giá hoạt động kiểm soát trong KSNB tại các


NHTM được thực hiện theo 9 yếu tố cụ thể sau đây:

Bảng 2.7: Tổng hợp tỉ lệ (%) phản hồi về những chỉ tiêu đánh giá yếu tố Hoạt

động kiểm soát trong KSNB của các NHTM Việt Nam


Câu hỏi số


Nội dung hỏi

Tỉ

lệ % của các mức

Tổng cộng

1

2

3

4

5

5.1.

Ngân hàng có thiết lập qui trình để bảo

3%

26%

52%

16%

3%

100%


đảm hoạt động kiểm soát như mô tả








trong những hướng dẫn chính sách và








thủ tục sẽ được áp dụng (khi chúng là








phương pháp được áp dụng)







5.2.

Những hướng dẫn chính sách và thủ

3%

26%

42%

23%

6%

100%


tục ghi lại tất cả những chính sách và








thủ tục







5.3.

Những chính sách và thủ tục được

3%

27%

50%

17%

3%

100%


đánh giá và cập nhật định kỳ







5.4.

Nhân viên giám sát đánh giá chức năng

6%

23%

45%

23%

3%

100%


kiểm soát







5.5.

Đúng thời điểm và những hành động

3%

16%

48%

26%

6%

99%


giám sát thích hợp được lựa chọn trên








cơ sở những báo cáo ngoại trừ







5.6.

Giữ tài sản phải được phân tách với

6%

19%

39%

29%

6%

99%


chức năng kế toán







5.7.

Trách nhiệm hoạt động và lưu giữ ghi

3%

13%

48%

29%

6%

99%


chép được phân tách







5.8.

Kiểm soát vật chất đối với tài sản phải

0%

19%

55%

23%

3%

100%


tồn tại







5.9.

Có sự kiểm tra độc lập đối với hoạt

10%

10%

48%

26%

6%

100%


động







(Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán trên cơ sở kết quả điều tra)


Dữ liệu từ chỉ tiêu 1 cho thấy, chỉ 3% phản hồi cho rằng NHTM không có một qui trình được thiết lập để đảm bảo hoạt động kiểm soát được mô tả trong những hướng dẫn chính sách và thủ tục được áp dụng như là phương pháp. Khi được áp dúng, có tới 26% cho rằng chúng “không hiệu lực”. Tuy nhiên có tới 52% nhận thấy chúng “có thể hiệu lực”.

Dữ liệu chỉ tiêu 2 cho biết có 3% phản hồi cho rằng những hướng dẫn thủ tục và chính sách không ghi lại được tất cả những chính sách và thủ tục. Khi được thực hiện thì có thời 26% là “không hiệu lực”, 42% là “có thể hiệu lực”. Tuy nhiên, cũng có tới 23% trả lời là “khá hiệu lực”.

Chỉ tiêu số 3 cho thấy 3% phản hồi không đánh giá và cập nhật chính sách và thủ tục thường xuyên. Bên cạnh đó, khi thực hiện thủ tục vẫn có tới 27% phản hồi cho rằng chúng “không hiệu lực”. Tuy nhiên phản hồi cho rằng có khoảng một nửa (50%) cho rằng thủ tục này “có thể hiệu lực” và 17% cho rằng chúng “khá hiệu lực”.

Phản hồi theo tính toán của chỉ tiêu 4 cho thấy: 6% cá nhân giám sát không đánh giá chức năng hoạt động. Trong khi đó, nếu thủ tục này được thực hiện thì 23% phản hồi cho rằng nó “không hiệu lực”.

Chỉ tiêu số 5: Dữ liệu cho biết 3% phản hồi cho rằng không thực hiện đúng và phù hợp những hành động giám sát thích hợp, đúng thời thời điểm trên báo cáo ngoại trừ. Khi thực hiện, có tới 16% nói rằng chúng “không hiệu lực”, còn lại là “có thể hiệu lực” và “khá hiệu lực” chiếm tỉ trọng lớn lần lượt là 45% và 26%.

Theo dữ liệu của chỉ tiêu số 6: có 6% phản hồi cho rằng phân nhiệm đối với quản lý tài sản không tách biệt với chức năng kế toán. Khi thủ tục này được thực hiện thì vẫn có tới 19% mẫu khảo sát cho rằng “không hiệu lực”, chỉ có 29% cho rằng chúng “khá hiệu lực”.

Dữ liệu chỉ tiêu số 7 cho biết có 3% mẫu khảo sát cho rằng trách nhiệm hoạt động và ghi sổ không được phân tách. Khi thủ tục này được thực hiện, vẫn có tới 13% phản hồi cho rằng chúng “không hiệu lực”, 48% cho rằng “có thể hiệu lực”.

Từ chỉ tiêu số 8 cho thấy hầu hết các phản hồi đều cho rằng kiểm soát vật chất đối với tài sản đều tồn tại. Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy 19% cho rằng thủ tục kiểm soát như vậy là “không hiệu lực”, 55% cho rằng “có thể hiệu lực”. Trong khi đó, chỉ có 26% là khẳng định về hiệu lực của thủ tục kiểm soát cơ bản này.

Dữ liệu của chỉ tiêu cuối cùng trong Bảng cho thấy 10% phản hồi nói rằng


những kiểm tra độc lập đối với việc thực hiện không được thực thi. Ngay cả khi được thực thi thì vẫn có 10% phản hồi nói rằng những kiểm tra đó “không hiệu lực” và có tới 48% trả lời “có thể hiệu lực”.

Hoạt động kiểm soát được thực hiện trong các nhóm NHTM khác nhau cũng tương đối khác biệt. Nghiên cứu thực tế của các nhóm NHTM trong thực hiện hoạt động tín dụng, tác giả nhận thấy một số điểm khác biệt giữa các nhóm như sau:

Nhóm 1: Kiểm soát rủi ro tín dụng tại mỗi ngân hàng thuộc nhóm này có sự khác nhau về cách thức tiến hành, song trên bình diện tổng thể các ngân hàng thuộc nhóm này áp dụng kỹ thuật kiểm soát cơ bản như sau: (1) Chính sách khách hàng: Quy trình cấp tín dụng, chính sách định giá tài sản đảm bảo, quy chế phân cấp ủy quyền trong phán quyết tín dụng, hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro, công tác kiểm tra kiểm soát; (2) Chính sách chọn lọc khách hàng vay vốn: Nhóm 1 thực hiện ban hành chính sách cấp tín dụng riêng cho từng nhóm khách hàng. Căn cứ vào kết quả đo lường rủi ro từng nhóm khách hàng từ hệ thống định hạng tín dụng nội bộ, khách hàng sẽ được xếp thành nhiều mức xếp hạng và phân thành các nhóm khách hàng để áp dụng chính sách quản lý rủi ro tín dụng trước và sau khi cấp tín dụng;

(3) Phân quyền thực hiện kiểm soát rủi ro tín dụng rõ ràng giữa các cấp quản lý, giữa chi nhánh và hội sở.

Nhóm 2: Xây dựng nhóm tiêu chí để thẩm định phê duyệt tín dụng với các nhóm cấp tín dụng bình thường, nhóm hạn chế cấp tín dụng và nhóm không cấp tín dụng và nhóm chấm dứt cấp tín dụng. Các nhóm tiêu chí được xây dựng theo nhóm xét duyệt gồm: đối tượng khách hàng, ngành nghề kinh doanh, tình hình tài chính, nguồn trả nợ, tài sản đảm bảo, vị trí địa lý và tỉ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo; các nhóm tiêu chí kiểm soát rủi ro hoạt động gồm: sản phẩm tín dụng, kỳ hạn và loại tiền vay, cấp độ kênh phân phối.

Nhóm 3: Xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, quy trình giám sát rủi ro danh mục tín dụng, lập báo cáo quản trị rủi ro, chính sách dự phòng rủi ro tín dụng, xác định khung lãi suất. Thực hiện phân tách trong kiểm soát rủi ro tín dụng và phần nào có sự xuất hiện của 3 tuyến phòng thủ tương tự như

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí