Nghiên Cứu Về Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Gắn Với Quản Trị Rủi Ro Trong Một Số Lĩnh Vực Cụ Thể

Như vậy, trong giai đoạn hình thành, khái niệm KSNB không ngừng được mở rộng ra khỏi những thủ tục bảo vệ tài sản và ghi chép sổ sách kế toán. Trước khi báo cáo COSO(1992) ra đời, KSNB vẫn dừng lại như là một phương tiện phục vụ cho kiểm toán viên trong kiểm toán BCTC. Đến năm 1992, các công ty ở Hoa Kỳ phát triển nhanh, kèm theo đó là tình trạng gian lận gia tăng, gây thiệt hại nặng nền cho nền kinh tế. Trước bối cảnh đó, nhiều ủy ban ra đời nhằm tìm các biện pháp ngăn chặn và khắc phục các gian lận, hỗ trợ phát triển kinh tế trong đó có Ủy ban COSO (Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission - Uỷ ban của các tổ chức tài trợ của Ủy ban Treadway), là một tổ chức được thành lập dựa trên sự khởi xướng và tài trợ của năm tổ chức là: Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA), Hiệp hội Kiểm toán viên nội bộ (IIA - Institute of Internal Auditors), Hiệp hội Quản trị viên tài chính (FEI – Financial Executives Institude), Hiệp hội Kế toán Hoa kỳ (AAA - American Accounting Association), Hiệp hội Kế toán viên quản trị (IMA - Institude of Management Accountants). Báo cáo của COSO bao gồm bốn phần và là tài liệu đầu tiên trên thế giới nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về hệ thống KSNB, làm nền tảng cho hệ thống lý thuyết về KSNB sau này. Báo cáo của COSO là khung lý thuyết căn bản để các nhà nghiên cứu sau này phát triển lý thuyết và hoàn thiện lý thuyết đó trong những môi trường và điều kiện kinh doanh cụ thể. C ng từ đây, khi nghiên cứu về KSNB, các nhà quản lý sẽ nhìn nhận một cách cụ thể hơn về vai trò c ng như các bộ phận cấu thành của nó để có thể thiết kế và vận hành được một hệ thống KSNB phát huy được hiệu lực và mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình hoạt động.

Báo cáo COSO đưa ra cách nhìn nhận một cách toàn diện về KSNB trong một tổ chức, một doanh nghiệp dưới những góc độ khác nhau như KSNB theo cách nhìn nhận của quản lý, những bộ phận hợp thành KSNB, báo cáo ra bên ngoài và đánh giá KSNB. Báo cáo của COSO 1992 được tiếp tục hoàn thiện và công bố với những thay đổi khác nhau về nội dung, hình thức c ng như xem xét những tác động tới KSNB trong bối cảnh mới vào các năm 2004, 2009, 2013 và

2015. Năm 2004, Báo cáo KSNB thay đổi cách nhìn nhận theo phạm vi rộng hơn c ng như xem xét những tác động tích cực tới KSNB để có thể cải thiện hiệu lực kiểm soát. Theo Báo cáo COSO (2004), KSNB cần đặt trong bối cảnh rộng hơn, đó là quản trị rủi ro doanh nghiệp. Theo Báo cáo COSO (2013), nội dung của Khung kiểm soát theo COSO có những mở rộng ra ngoài phạm vi phục vụ cho công tác tài chính, nhưng những thành phần của KSNB không thay đổi so với COSO (1992): Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và Truyền thông; Giám sát [84].

Có thể nói, Báo cáo COSO (2013) có sự thay đổi đáng kể nhất là việc hệ thống hóa của 17 nguyên tắc nhằm hỗ trợ năm thành phần. Báo cáo về Khung kiểm soát 2015 được COSO công bố [87] c ng cho thấy một số điểm mới trong cách nhìn nhận về KSNB, theo đó, KSNB vẫn được xác lập trên cơ sở những nguyên tắc và thành phần nêu trong Báo cáo COSO 2013 và 1992 nhưng nhấn mạnh hơn vào quản trị rủi ro và quản trị công ty trong điều kiện môi trường hoạt động thay đổi.

1.1.2. Nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ gắn với quản trị rủi ro trong một số lĩnh vực cụ thể

Nghiên cứu của nhóm tác giả Lakis, Vaclovas, Giriunas, Lukas (2012) đã khám phá các khái niệm của hệ thống KSNB, trong đó các giá trị cơ bản cần thiết cho hệ thống KSNB bao gồm tính trung thực, tin tưởng, tôn trọng, cởi mở, kỹ năng, kinh tế, chủ động…. Theo nghiên cứu này, một cấu trúc khuôn mẫu cho một hệ thống KSNB có thể được sử dụng trong việc xây dựng hoặc hoàn thiện hay sửa đổi một mô hình cụ thể của một hệ thống KSNB các đơn vị hoạt động khác nhau trong phạm vi một ngành [91]. Nghiên cứu của nhiều tác giả c ng đã đề cập đến vấn đề nâng cao KSNB bằng cách đặt nó trong bối cảnh rộng hơn của quản trị rủi ro doanh nghiệp [85]. Laura F. Spira và Micheal Page (2002) chỉ ra quan hệ chặt chẽ giữa quản trị rủi ro với KSNB [60]. Tác giả Lois D. Etherington và Irene M. Gordon đã đưa ra các nghiên cứu về hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp tại Canada trong cuốn “Internal controls in Canadian corporations”

[62]. Trong tài liệu này, các tác giả đưa ra nhận định rằng hệ thống KSNB không được định nghĩa bởi các nhà quản trị mà thường được định nghĩa trên quan điểm của kiểm toán viên, tuy nhiên hệ thống này chịu ảnh hưởng rất nhiều từ quan điểm và nhận thức của các nhà quản trị cấp cao. Các tác giả đã quan tâm việc thể hiện của KSNB trên các khía cạnh kiểm soát quản lý, kiểm soát hoạt động và kiểm soát kế toán c ng như bày tỏ sự quan tâm về mối quan hệ giữa chi phí kiểm soát với lợi ích mà kiểm soát mang lại.

Gamage và các cộng sự đã thực hiện nghiên cứu “A proposed reaserch framework effectiveness of internal control system in state commercial banks in Srilanka” [47]. Nhóm tác giả thực hiện việc kiểm tra tính chất và cấu trúc của hệ thống KSNB trong các NHTM Nhà nước; xác định mối quan hệ giữa các thành phần KSNB với hiệu quả của hệ thống KSNB trong NHTM Nhà nước; Điều tra các hành vi gian lận trong các NHTM Nhà nước; Xác định các yếu tố góp phần vào tỷ lệ mắc các hành vi gian lận trong NHTM Nhà nước và xác định các chiến lược có thể thực hiện để loại bỏ gian lận. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa đóng góp lớn cho các NHTM trong hoạt động KSNB, quản lý và bảo vệ tài sản của mình, phòng ngừa và phát hiện các hành vi gian lận, sai sót trong hoạt động của ngân hàng. Nghiên cứu về hệ thống KSNB trong mối quan hệ với quản trị rủi ro c ng các được tác giả Merchant, K.A(1985) và Anthony, R.N and Dearden, J. Bedford (1989) nghiên cứu. Trong tác phẩm của mình, các tác giả tiếp cận trên góc độ quản trị doanh nghiệp đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ của hệ thống KSNB với quá trình quản trị doanh nghiệp, nó có tác động đến hoạt động phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp và đóng vai trò định hướng thị trường cho sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp. Các tác giả đã khai thác khía cạnh kiểm soát trong phạm vi nội bộ gắn với tác động vào hành vi. Trên cơ sở đó, cá nhân nhà quản trị sẽ tác động vào hoạt động theo hướng đạt được mục tiêu tốt nhất, ngăn chặn những nguy cơ xấu có thể xảy ra ([64], [32]).

Một số nghiên cứu khác xem xét việc KTNB, đánh giá hệ thống KSNB và tìm cách cải thiện hiệu lực kiểm soát trong quản lý. Có thể kể đến như nghiên

cứu của Alvin A. Arens và James Loebeke về “Kiểm toán – một phương pháp liên kết”, Robert R. Moller về “Kiểm toán nội bộ hiện đại”. Kế thừa và phát triển quan điểm của Brink về KTNB và các nội dung của KSNB, các tác giả tập trung đi vào làm rõ mối quan hệ giữa KSNB và KTNB. Theo đó, KSNB tác động tới việc tổ chức KTNB và ngược lại, mục đích hướng tới của quản lý là cải thiện hiệu quả và hiệu lực các hoạt động trong doanh nghiệp ([75], [30]). Faudizah, Hasnah và Muhamad chứng minh KSNB có mối quan hệ mang tính tích cực với chiến lược kinh doanh, KSNB có tác động đến việc phát triển sản phẩm mới trong quan hệ với định hướng thị trường của doanh nghiệp [45]. Nghiên cứu của các tác giả Robert R. Moller về KTNB cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa KTNB và KSNB trong quản trị, đặc biệt là quản trị rủi ro [75]. Từ nghiên cứu này cho thấy nhà quản lý sử dụng KSNB như một phương sách quản lý cho quản trị hiệu quả các hoạt động cùng với những công cụ quản lý khác, đặc biệt là KTNB.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Khi thực hiện khảo sát thực tiễn tại các ngân hàng Iran, nhóm tác giả Salehi, Mahdi; Shiri, Mahmoud Mousavi; Ehsanpour, Fatemeh đã chỉ ra KSNB đóng một vai trò rất quan trọng và mang lại hiệu quả cho tổ chức [76]. Qua nghiên cứu về hiệu quả của hệ thống KSNB trong ngành ngân hàng của Iran trong năm 2011, tham chiếu ngân hàng Mellat. Kết quả nghiên cứu cho thấy, môi trường kiểm soát, quá trình đánh giá rủi ro và hoạt động kiểm soát kém hiệu quả làm nảy sinh các nhiều hành vi gian lận và sai sót trong hoạt động ngân hàng. Do đó, hệ thống KSNB tốt sẽ là công cụ ưu việt trong việc ngăn chặn tỷ lệ gian lận và sai sót, đảm bảo hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Iran. Nhóm tác giả Srisawangwong, Papapit; Ussahawanitchakit, Phaprukbaramee thực hiện nghiên cứu về mối liên hệ giữa hệ thống KSNB và việc đạt được mục tiêu hoạt động ở các doanh nghiệp kinh doanh thức ăn nhanh và thực phẩm tiện lợi tại Thái Lan [77]. Kết quả phân tích đã cho thấy cơ cấu tổ chức phù hợp với quy mô doanh nghiệp và loại hình kinh doanh sẽ làm cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, hệ thống thông tin và truyền thông có hiệu quả c ng làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, hệ thống KSNB hiệu quả giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện có, tiết kiệm được chi phí, đạt được mục tiêu đặt

ra, đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Nghiên cứu của nhóm tác giả Qiang Cheng, Beng Wee Goh, Jae Bum Kim đã kiểm tra mối liên hệ giữa KSNB hiệu lực và hiệu quả hoạt động bằng cách sử dụng mẫu lớn của các công ty báo cáo ý kiến của KSNB theo SOX 404 trong giai đoạn 2004-2011[37]. Kết quả nghiên cứu cho thấy KSNB hiệu lực sẽ đem lại hiệu quả hoạt động cao hơn thông qua việc làm giảm khả năng chiếm dụng nguồn lực doanh nghiệp và nâng cao chất lượng các báo cáo nội bộ, từ đó sẽ có các quyết định tốt hơn đối với các nhà quản lý. Nghiên cứu c ng chứng minh được rằng KSNB trong các doanh nghiệp hiệu quả thì các doanh nghiệp này càng có lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, KSNB hiệu quả có quan hệ chặt chẽ với quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Cùng quan điểm trên, các nhà nghiên cứu như Tseng, C.Y; Chirwa, E.W; Greenley, O.E. and Foxall, G.R c ng chỉ ra rằng hoạt động tài chính của các đơn vị kinh doanh có hệ thống KSNB vững mạnh là tốt hơn so các đơn vị có hệ thống KSNB yếu và khi đó, các doanh nghiệp đó có giá trị thị trường thấp hơn so với các doanh nghiệp khác ([80], [42], [49]). Khi đánh giá về KSNB, IFAC (2012a) khẳng định các tổ chức nếu biết ứng dụng có hiệu quả KSNB thì sẽ thành công, sẽ biết tận dụng các cơ hội và đối phó được với các rủi ro có thể xảy ra [54]. Trong công trình của Michael Ramos, ông đã nghiên cứu những đặc tính của KSNB theo COSO và hướng để vận dụng trong điều kiện những doanh nghiệp của Mỹ [65]. Nghiên cứu này cho thấy KSNB phải được thiết lập hoặc làm tăng hiệu lực hoặc đưa ra một cơ sở để thực hiện trong quan hệ với giới hạn về phạm vi áp dụng nhất định của kiểm soát. Những hướng vận dụng này nhằm làm cho KSNB của các doanh nghiệp phù hợp với đạo luật Sabarnes Oxley. Trong đó, KSNB được nghiên cứu, tìm cách đánh giá với giới hạn phạm vi là lập BCTC.

Kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam - 3

Tóm lại, hầu hết những nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau nhưng đều tập trung vào xem xét tác động của hệ thống KSNB với quản trị rủi ro, theo đó, hệ thống KSNB với vai trò ngăn chặn gian lận, kiểm soát tổ chức và quản trị công ty, hoặc tác động/quan hệ với KTNB. Trong các ngân hàng có quy mô và hình thức sở hữu khác nhau, hệ thống KSNB được vận hành dưới những góc độ

khác nhau và gắn với những chủ thể thực hiện khác nhau nhưng có quan hệ rất chặt chẽ với quản trị rủi ro.

1.2. Nghiên cứu trong nước

1.2.1. Nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ

Lý thuyết về KSNB được đề cập trong giáo trình Kiểm toán của các trường đại học như Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh... Trong đó trình bày về hệ thống KSNB, các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB, những hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB, trình tự và phương pháp nghiên cứu hệ thống KSNB của kiểm toán viên… Một số sách tham khảo như “Kiểm toán” (tác giả Vương Đình Huệ và Đoàn Xuân Tiên, NXB Tài chính 1996) có đề cập đến hệ thống KSNB ở những khía cạnh như: khái niệm, mục đích của hệ thống KSNB trong quản lý, các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB. Sách tham khảo “Kiểm soát nội bộ” (Trần Thị Giang Tân chủ biên, nhà xuất bản Phương Đông, 2012) có đề cập đến tổng quan hệ thống KSNB, nội dung cơ bản của hệ thống KSNB theo COSO, các loại gian lận và biện pháp phòng ngừa, KSNB một số chu trình nghiệp vụ và tài sản… Tuy nhiên, những tài liệu này chỉ cung cấp lý luận chung về hệ thống KSNB chứ không vận dụng vào một tổ chức nào cụ thể.

Trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính, một số nghiên cứu trong nước c ng được thực hiện theo hướng hoàn thiện hệ thống KSNB, theo hướng hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế. Đó là nghiên cứu của tác giả Đào Minh Phúc và Lê Văn Hinh (2012) về “ Hệ thống KSNB gắn với quản lý rủi ro tại các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” [18] Nhóm tác giả đã phân tích các rủi ro ( rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường kinh doanh, rủi ro bất thường) với tính chất mới đối với hoạt động của các ngân hàng. Đánh giá thực trạng công tác KSNB tại các NHTM Việt Nam và đưa ra một số gợi ý hoàn thiện công tác KSNB đi đôi với tăng cường quản trị rủi ro trong các NHTM.

Nghiên cứu của tác giả Lê Quốc Nghị (2005) về “ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo hướng hiện đại, phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế”[16]. Tác giả tiếp cận nghiên cứu hệ thống KSNB, KTNB của ngân hàng trung ương với vai trò điều tiết vĩ mô, ổn định

và tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu đã chỉ ra bất cập của hệ thống KSNB, KTNB của NHNN về pháp lý, vai trò, phương pháp, cơ cấu tổ chức và đề xuất hoàn thiện hệ thống KSNB, KTNB của NHNN theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế.

Luận án tiến sĩ của tác giả Bùi Thị Minh Hải (2010) về “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam”[5]. Luận án đã khái quát được lý luận chung về hệ thống KSNB và c ng đúc rút được một số kinh nghiệm kinh nghiệm quốc tế về tổ chức và vận hành hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp may mặc c ng như đưa ra được sự cần thiết và các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp này. Tuy nhiên trong phần lý luận, luận án c ng chưa chỉ ra được các điểm khác nhau giữa kiểm soát, KSNB và hệ thống KSNB c ng như chưa nghiên cứu hệ thống KSNB dưới góc độ là một công cụ quản lý để thực hiện các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp, chưa chỉ ra các rủi ro có thể xảy ra với các doanh nghiệp may mặc và c ng chưa nghiên cứu được hệ thống KSNB dưới góc độ là một công cụ quan trọng để phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra.

Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thu Hoài (2011) về “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam”[8]. Điểm mới của luận án này là đã đề cập tới hệ thống KSNB trong điều kiện ứng dụng CNTT. Luận án c ng chỉ ra được đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam có ảnh hưởng đến việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB, từ đó đánh giá được thực trạng và đưa ra được một số giải pháp có tính khả thi. Tuy nhiên luận án c ng mới chỉ nghiên cứu được các vấn đề liên quan đến hệ thống KSNB của các doanh nghiệp sản xuất thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam chứ chưa khái quát được hướng nghiên cứu trong toàn ngành. Luận án c ng chưa chỉ ra được các rủi ro có thể xảy ra với các doanh nghiệp sản xuất xi măng và c ng chưa nghiên cứu được hệ thống KSNB dưới góc độ là một công cụ quan trọng để phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra.

Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh (2013), nghiên cứu về hệ thống KSNB tại Tập đoàn Hóa Chất Việt Nam [1]. Luận án đã khái quát hóa được hệ thống lý luận về hệ thống KSNB tại tập đoàn kinh tế nói chung c ng

như Tập đoàn hóa chất nói riêng. Luận án đã chỉ ra được các đặc điểm đặc thù của TĐKT có ảnh hưởng đến việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB, c ng như đã đưa ra được những điểm khác nhau căn bản giữa hệ thống KSNB của tập đoàn kinh tế so với hệ thống KSNB ở một doanh nghiệp riêng lẻ. Tuy nhiên, Luận án mới chỉ nghiên cứu về hệ thống KSNB với ba yếu tố cấu thành là môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin và các thủ tục kiểm soát. Một trong những chức năng quan trọng nhất của hệ thống KSNB là cảnh báo và ngăn ngừa rủi ro lại chưa được tác giả nhắc đến trong luận án của mình. Luận án c ng chưa chỉ ra được các đặc điểm riêng có của Tập đoàn hóa chất có ảnh hưởng đến việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB, c ng như chưa chỉ ra được các rủi ro trọng yếu có thể ảnh hưởng đến mục tiêu của hệ thống KSNB tại Tập đoàn hóa chất.

Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thanh Trang (2015) về “ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam ”[25]. Luận án khái quát và hệ thống các lý luận về KSNB và hệ thống KSNB , trình bày đặc điểm của hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí, nêu một số bài học kinh nghiệm của các nước và các doanh nghiệp lớn trên thế giới. Luận án đề xuất năm nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB theo các thành phần của hệ thống KSNB. Tuy nhiên, các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp kỹ thuật dầu khí chưa dựa trên cơ sở quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống KSNB.

Đề tài khoa học “Đánh giá hệ thống KSNB của ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị”[24] do tác giả Phạm Thanh Thủy và các cộng sự thực hiện năm 2016. Đề tài đã trình bày các vấn đề lý luận cơ bản về KSNB, hệ thống KSNB trong các NHTM c ng như đặc điểm của ngành ngân hàng ảnh hưởng tới việc thiết kế và vận hành hệ thống của hệ thống KSNB. Đề tài c ng trình bày khái niệm và nội dung đánh giá hệ thống KSNB theo năm thành phần chính theo COSO là : Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Giám sát; Các hoạt động kiểm soát và Thông tin và truyền thông. Đề tài đã tiến hành khảo sát để đánh giá thực trạng hệ thống KSNB trong các NHTM đồng thời c ng trình bày một số sai phạm trong lĩnh vực ngân hàng mà nguyên nhân của nó có liên quan đến hệ thống KSNB. Đề tài đã đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hệ thống

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/11/2022