Hình 3.2: Vốn của TCTD giai đoạn 2013- 2018
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Báo cáo thường niên của NHNN Tổng tài sản có: Giai đoạn 2013 – 2018 tổng tài sản của toàn hệ thống
ngân hàng hàng năm có sự tăng trưởng, đặc biệt là cuối năm 2017, tổng tài sản tăng 1.498,22 nghìn tỷ đồng so với năm 2016, tăng cao nhất trong giai đoạn này. Năm 2018, tổng tài sản có tăng nhưng mức tăng chỉ khoảng 1.000 nghìn tỷ đồng.
Hình 3.3: Tổng tài sản của TCTD giai đoạn 2013- 2018
Đvt: Nghìn tỷ đồng
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Báo cáo thường niên của NHNN
Về huy động vốn: Trong các năm từ 2013 đến 2015 việc tăng trưởng huy động vốn của toàn hệ thống trung bình khoảng từ 600 – 700 nghìn tỷ đồng/năm.
Tuy nhiên năm 2016 và 2017, tăng trưởng huy động đã tăng lên mức trung bình khoảng 1.000 nghìn tỷ đồng/năm. Năm 2018, tỷ lệ tăng về huy động có giảm nhẹ so với năm 2016 và 2017, mức tăng khoảng 900 nghìn tỷ đồng. Nhìn chung hoạt động huy động vốn của các NHTM được thực hiện chủ yếu qua thị trường một (huy động từ dân và doanh nghiệp) và thị trường hai (huy động qua các tổ chức tín dụng thông qua thị trường mở do NHNN điều hành). Thị phần huy động vốn của các ngân hàng tương đối khác nhau và khác nhau giữa các khối ngân hàng. Xét về giá trị tuyệt đối, thị phần huy động của ngân hàng nhìn chung vẫn ổn định và tăng trưởng. Nhóm NHTM cổ phần và NHTM Nhà nước có tổng giá trị huy động vốn lớn nhất toàn hệ thống, chiếm khoảng 68% tổng giá trị huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng. Những ngân hàng thực hiện tốt hoạt động này là Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank. Huy động vốn có vai trò quan trọng trong hoạt động của các TCTD nên nhà quản trị nội bộ thường xuyên đánh giá năng lực hoàn trả của NHTM đối với người gửi trong quan hệ với tăng trưởng nguồn vốn (khả năng thanh khoản của một ngân hàng) bên cạnh việc sử dụng tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động nói trên. Điều này đặt ra cho hệ thống KSNB các NHTM là phải kiểm soát được khả năng thanh khoản trong dài hạn.
Hình 3.4: Tổng huy động và tổng dư nợ của TCTD giai đoạn 2013- 2018
Đvt: Nghìn tỷ đồng
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Báo cáo thường niên của NHNN
Về tổng dư nợ: Sau giai đoạn bùng phát nợ xấu của toàn hệ thống, các năm 2013, 2014 dư nợ tăng trưởng thấp (năm 2014 tăng 492,57 nghìn tỷ đồng so với năm 2013). Tuy nhiên, đến các năm sau tăng trưởng dư nợ đã tăng lên, đến năm 2017 đã tăng 1.000,45 nghìn tỷ đồng so với năm 2016. Năm 2018, dư nợ tăng khoảng 700 nghìn tỷ đồng, bằng 2/3 của năm 2017.
Về nợ xấu: Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ở mức khá cao (4,13%), các năm sau đó các ngân hàng không chỉ tập trung cho việc cơ cấu lại mà còn tập trung vào việc xử lý nợ nhằm đưa tỷ lệ nợ xấu về mức thấp. Từ năm 2012 đến năm 2018, toàn hệ thống đã xử lý được khoảng 900 nghìn tỷ đồng nợ xấu, đưa tỷ lệ nợ xấu đến cuối năm 2018 về mức 1,89%, thấp hơn hẳn so với các năm trước.
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu hoạt động của TCTD giai đoạn 2013- 2018
2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | |
Nợ xấu (%) | 3,60 | 3,30 | 2,55 | 2,46 | 1,99 | 1,89 |
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) (%) | 11,25 | 12,75 | 13,0 | 12,84 | 12,23 | 12,10 |
ROA (%) | 0.42 | 0,57 | 0,44 | 0,58 | 0,74 | 0,90 |
ROE (%) | 5,84 | 6,43 | 6,26 | 7,47 | 10,07 | 11,8 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh Hưởng Của Đặc Điểm Ngân Hàng Thương Mại Đối Với Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
- Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Ksnb Trong Các Nhtm
- Hoạt Động Của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Và Những Quy Định Về Kiểm Soát Nội Bộ Trong Ngân Hàng Thương Mại
- Rủi Ro Trọng Yếu Trong Hoạt Động Của Ngân Hàng Thương Mại
- Thực Trạng Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Trong Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Thực Trạng Về Hệ Thống Thông Tin Và Trao Đổi Thông Tin
Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Báo cáo thường niên của NHNN
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR): Sau khi quy định tăng vốn điều lệ và lộ trình tăng đối với các ngân hàng thì tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu tăng giảm chỉ trong khoảng từ 11% đến 13% trong giai đoạn 2013 – 2018, đây là con số an toàn so với quy định của ngân hàng nhà nước (8%).
Các chỉ số hiệu quả kinh doanh ROA, ROE từ năm 2014 đến 2018 đều cao hơn giai đoạn trước, đặc biệt các chỉ số này rất thấp trong năm 2012 khi ROA là 0,22% và ROE là 1,36%. Trong năm 2015, chỉ số này có giảm so với 2014 tuy vậy ngay sau đó từ năm 2016 chỉ số này đã tăng vượt lên cả 2014, đặc
biệt 2017 tăng khá mạnh ROA đạt 0,74% và ROE đạt 10,07%. Năm 2018, riêng đối với ROA thì tỷ lệ tăng tương đương so với của năm 2017, còn đối với ROE tỷ lệ tăng đã giảm, tăng khoảng 1,8% trong khi 2017 tăng 2,6%.
Về nhân sự của các NHTM: Theo số liệu công bố và tính toán của tác giả, toàn hệ thống NHTM ở nước ta hiện có trên 200.000 người. Trong đó có tới hơn 90% tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của các NHTM có trình độ, nghiệp vụ được đào tạo từ trình độ cao đẳng trở lên. Mặc dù hệ thống trải qua một số đợt thực hiện tinh giản biên chế nhưng số lượng nhân sự trên cho thấy tính phức tạp trong quản lý đang và sẽ tiếp tục đặt ra. Số lượng nhân sự của ngân hàng Agribank vẫn chiếm số lượng nhiều nhất với hơn 40.000 người.
3.1.2. Những quy định về hệ thống KSNB trong NHTM Việt Nam
3.1.2.1. Hệ thống KSNB được tổ chức hoạt động theo quy định tại Quyết định số 03/NHNN và Luật các tổ chức tín dụng năm 1997
Quyết định 03/NHNN ngày 03/01/1998 về việc ban hành Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động kiểm tra, KTNB trong các TCTD hoạt động tại Việt Nam có nội dung yêu cầu các TCTD phải thành lập bộ máy kiểm tra nội bộ chuyên trách trực thuộc Tổng giám đốc, có nhiệm vụ kiểm tra thường xuyên hoạt động ngân hàng và kiểm toán các mặt nghiệp vụ kinh doanh theo định kỳ. Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 về hệ thống kiểm tra, KTNB của NHTM c ng quy định các NHTM phải lập hệ thống kiểm tra, KTNB thuộc bộ máy điều hành, giúp Tổng giám đốc (Giám đốc) điều hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng.
Trên cơ sở Quyết định 03/NHNN và Luật các Tổ chức tin dụng năm 1997, hầu hết các NHTM đã thiết lập một bộ phận chuyên trách, với tên gọi khác nhau (Ban kiểm tra nội bộ, Phòng kiểm tra nội bộ, Phòng kiểm tra, KSNB), chịu sự quản lý, điều hành của Tổng Giám đốc (giám đốc) theo hệ thống ngành dọc từ trụ sở chính (Phòng, Ban) tới các chi nhánh (phòng, tổ kiểm tra, kiểm soát hoặc bố trí một cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ), về thực chất, bộ phận này làm chức năng kiểm toán và chịu sự quản lý, điều hành của
Tổng giám đốc (Giám đốc), do vậy các kết quả kiểm tra, kiểm toán không mang tính độc lập, khách quan. Việc phân định trách nhiệm giữa các cấp lãnh đạo trong NHTM đối với hệ thống kiểm tra, KTNB chưa được rõ ràng, dẫn đến công tác tự đánh giá đối với hệ thống kiểm tra, KSNB chưa được thực hiện và bị xem nhẹ, đồng thời công tác đánh giá độc lập đối với hệ thống kiểm tra, KSNB không đảm bảo tính độc lập, khách quan.
3.1.2.2. Hệ thống KSNB được tổ chức hoạt động theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng năm 2004, Quyết định 36/2006/QĐ-NHNN và quyết định 37/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 của NHNN
Luật các Tổ chức tín dụng năm 2004 quy định về hoạt động của BKS, theo đó, BKS có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, thực hiện KTNB hoạt động từng thời kỳ, từng lĩnh vực….. nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của NHTM. Luật này c ng quy định về kiểm tra và KSNB, theo đó, các NHTM phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật và các quy định nội bộ; trực tiếp kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực hoạt động. Kể từ khi Luật các Tổ chức tín dụng năm 2004 được ban hành nhưng đến 2006 vẫn chưa có một văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể về vấn đề kiểm tra, kiểm soát và KTNB của NHTM. Vì vậy, khái niệm “Hệ thống KSNB” và quy định cụ thể trách nhiệm của các cấp lãnh đạo trong NHTM đối với hệ thống KSNB theo nguyên tắc phù hợp với thông lệ quốc tế chưa đựợc quan tâm đúng mực.
Theo Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN, mục đích tối thiểu được đặt ra đối với hệ thống KSNB là: Hiệu quả và an toàn trong hoạt động; Bảo đảm hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý đầy đủ và kịp thời; Bảo đảm tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ. Quyết định này quy định rõ trách nhiệm của ban lãnh đạo TCTD, các phòng, ban chuyên môn trong việc xây dựng và quản lý hệ thống KSNB c ng như trách nhiệm của NHNN trong hoạt động giám sát tổ chức tín dụng.
Để hỗ trợ thực hiện các yêu cầu trên, KTNB được quy định về hoạt động theo Quyết định 37/2006/QĐ-NHNN của NHNN. Theo quyết định này, KTNB của TCTD là hoạt động kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm tra, KSNB; đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ các chính sách, thủ tục quy trình đã được thiết lập trong TCTD, thông qua đó, đơn vị thực hiện KTNB đưa ra các kiến nghị, tư vấn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống, các quy trình, góp phần đảm bảo TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.
3.1.2.3. Hệ thống KSNB được tổ chức hoạt động theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và Thông tư 44/2011/TT- NHNN ngày 29/12/2011 của NHNN
Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 06 năm 2010 đã quy định một số nội dung như sau: Hệ thống KSNB là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xây dựng phù hợp với hướng dẫn của NHNH và được tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra. TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng hệ thống KSNB để bảo đảm các yêu cầu: Hiệu quả và an toàn trong hoạt động; bảo vệ, quản lý, sử dụng an toàn, hiệu quả tài sản và các nguồn lực; Hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời; Tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ. Hoạt động của hệ thống KSNB của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được KTNB, tổ chức kiểm toán độc lập đánh giá định kỳ.
Ngày 29/12/2011 NHNN ban hành Thông tư 44/2011/TT- NHNN quy định về hệ thống KSNB và KTNB của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực từ ngày 12/02/2012, thay thế cho Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN về quy chế kiểm tra, KSNB và Quyết định 37/2006/QĐ-NHNN về Quy chế kiểm toán nội bộ. Thông tư 44 bao gồm các nội dung chính liên quan đến những quy định cụ thể về hệ thống KSNB bao gồm các yêu cầu và nguyên tắc; về việc xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống KSNB; về việc tự kiểm tra, đánh giá về
hệ thống KSNB; và việc đánh giá độc lập về hệ thống KSNB. Thông tư c ng quy định cụ thể về KTNB đồng thời 44 quy định trách nhiệm của các đơn vị liên quan như trách nhiệm của HĐQT, Tổng giám đốc, BKS, trưởng KTNB, kiểm toán viên nội bộ và các đơn vị khác; trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước.
3.1.2.4. Hệ thống KSNB được tổ chức hoạt động theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi và có hiệu lực từ 15/1/2018 và thông tư số 13/2018/TT- NHNN ngày 18/5/2018 có hiệu lực từ ngày 1/1/2019
Trong bối cảnh các ngân hàng đang tiếp tục tái cơ cấu, xử lý nợ xấu, việc xây dựng và ban hành quy định mới về hệ thống KSNB (thay thế Thông tư số 44/2011/TT-NHNN) sẽ tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho công tác KSNB, giúp ngăn ngừa, cảnh báo và quản lý rủi ro lấp đầy các “lỗ hổng” trong KSNB các NHTM. Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019, Thông tư số 13/2018/TT-NHNN là cơ sở pháp lý, cung cấp các chuẩn mực, tiêu chí cần thiết để cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện việc đánh giá chất lượng hoạt động KSNB, quản lý rủi ro và KTNB của TCTD nhằm giảm bớt các sai phạm, khả năng tổn thất, nguy cơ mất khả năng thanh toán, đổ vỡ của hệ thống ngân hàng.Thông tư số 13/2018/TT-NHNN đã tiệm cận các thông lệ quốc tế, tạo nên các chuẩn mực mới cao hơn, chặt chẽ hơn trong việc quản trị rủi ro của ngân hàng, phù hợp với tình hình của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. Cụ thể:
Thứ nhất, đưa ra các quy định về cơ cấu tổ chức đối với giám sát của quản lý cấp cao, nâng cao năng lực quản trị, bảo đảm kiểm soát tốt chất lượng hoạt động thông qua hệ thống KSNB. Mỗi TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thành lập các hội đồng giám sát cấp cao, từ cấp độ HĐQT đến cấp độ điều hành, đảm bảo được các quy định cụ thể về cơ chế hoạt động, các thành phần, năng lực chuyên môn của các thành viên trong HĐQT và các chính sách, quy trình mà HĐQT phải ban hành, thực hiện.
Thứ hai, đặt ra những yêu cầu, tiêu chuẩn quản lý rủi ro, tiếp cận sát hơn với thông lệ quốc tế về quản trị ngân hàng, từng bước thực hiện các quy định của Basel II về bảo đảm an toàn trong hoạt động. Các TCTD, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài đáp ứng các tiêu chuẩn về định lượng và phát triển các mô hình quản trị rủi ro theo từng loại rủi ro trọng yếu như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng và rủi ro tập trung. Từ đó, tính toán các mức vốn tối thiểu phân bổ cho tài sản mỗi loại rủi ro để nâng cao mức độ an toàn vốn sát với hoạt động thực tại của ngân hàng, trong khi các quy định trước đây chỉ yêu cầu vốn cho rủi ro tín dụng. Điều này đòi hỏi những yêu cầu khắt khe hơn, góp phần thúc đẩy công tác quản trị rủi ro không những tập trung ở các phòng, ban hay hội sở, mà còn chi tiết đến từng đơn vị kinh doanh ở các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thứ ba, thúc đẩy các ngân hàng phát triển và hoàn thiện về mặt cơ sở dữ liệu. Song song với việc đáp ứng các chuẩn mực quản lý rủi ro, hệ thống thông tin hiện tại là một thực trạng khó khăn của hầu hết các ngân hàng Việt Nam khi thiết lập các công cụ tính toán, xây dựng mô hình quản trị rủi ro. Vì vậy, đây là bài toán cần được các ngân hàng giải quyết trước khi tiến lên một cấp độ cao hơn trong công tác quản trị rủi ro.
Thứ tư, giúp tăng cường khả năng giám sát, quản lý của các cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thông qua các báo cáo cụ thể, chi tiết về các chỉ tiêu vốn, đánh giá mức đủ vốn, tình hình tuân thủ quy định nội bộ tại chính các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thông tư số 13/2018/TT-NHNN yêu cầu các NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hệ thống KSNB phải đảm bảo các nguyên tắc nhất định. Hệ thống KSNB của các NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đảm bảo tối thiểu có đủ các quy định nội bộ theo Luật các TCTD; phù hợp với quy mô, điều kiện và độ phức tạp trong hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng.Trong đó, một nội dung quan trọng của Thông tư là quy định hệ thống KSNB ngân hàng phải có 03 tuyến bảo vệ độc lập: (i)Tuyến bảo vệ thứ nhất có chức năng nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro do các bộ phận thực hiện gồm: Các bộ phận kinh doanh; các bộ phận có chức năng tạo ra doanh thu khác; Bộ phận nhân sự, bộ phận kế toán.(ii)Tuyến bảo vệ thứ hai có chức năng xây dựng chính sách quản lý