Thực Trạng Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Trong Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam



-Bước 2:Sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử tổng quan tài liệu và phương pháp chuyên gia, nghiên cứu đã định nghĩa các biến, thiết kế thang đo lường các biến, xây dựng bảng câu hỏi điều tra, xác định mẫu nghiên cứu.

-Bước 3: Những hoạt động cần thực hiện trong bước nghiên cứu này là: điều tra dữ liệu, đánh giá độ tin cậy của thang đo (Cronbach Alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA), loại bỏ các biến quan sát.

-Bước 4: Nội dung chính là đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại các NHTM Việt Nam, bước nghiên cứu này thực hiện như sau: phân tích thống kê mô tả các thành phần của hệ thống KSNB và các mục tiêu kiểm soát, sử dụng kiểm định T-test và phân tích ANOVA tìm sự khác biệt về hệ thống KSNB các NHTM theo sở hữu và theo vùng miền.

-Bước 5: Bước này thực hiện phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích mô hình hóa cấu trúc tuyến tính (SEM) nhằm phân tích vai trò các thành phần của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam.

-Bước 6: Từ kết quả nghiên cứu trên, sử dụng phương pháp chuyên gia, phỏng vấn chuyên sâu một số nhà quản lý ngân hàng và nhà khoa học nhằm phân tích các thành phần của hệ thống KSNB cần hoàn thiện và đề xuất các khuyến nghị hoàn thiện hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam.

Tóm tắt Chương 2

Chương này đã khái quát về NHTM, phân loại NHTM Việt Nam, phân tích hoạt động của các NHTM. Đồng thời, chương này đã xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến các mục tiêu kiểm soát trong hoạt động các NHTM Việt Nam. Thiết kế thang đo lường 5 thành phần của hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát trong mô hình nghiên cứu, thảo luận về thang đo các biến nghiên cứu, xây dựng bảng câu hỏi điều tra. Chương này cũng đã xác định các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án. Xác định khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu để thực hiện luận án hoàn thiện hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam. Chương này là cơ sở cho việc đánh giá thực trạng, phân tích các vai trò các thành phần của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam, làm nền tảng đề xuất các khuyến nghị hoàn thiện hệ thống KSNB các NHTM Việt Nam.


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Giới thiệu

Để đề xuất khuyến nghị hoàn thiện hệ thống KSNB các NHTM Việt Nam, trước tiên cần đánh giá và phân tích thực trạng hệ thống KSNB trong các NHTM, phân tích vai trò các thành phần của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam. Mục tiêu chính của chương 3 là đánh giá thực trạng các thành phần của hệ thống KSNB và các mục tiêu kiểm soát, phân tích sự khác biệt về hệ thống KSNB các NHTM theo sở hữu ngân hàng và theo vùng miền. Đồng thời, phân tích vai trò các thành phần của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam; cụ thể, phân tích ảnh hưởng của 5 thành phần của hệ thống KSNB đến 3 mục tiêu kiểm soát và xem xét vai trò của thành phần Môi trường kiểm soát ảnh hưởng đến các thành phần còn lại của hệ thống KSNB. Kết quả nghiên cứu sẽ làm nền tảng cho việc gợi ý các khuyến nghị chính sách nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam.

3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu

Theo những tài liệu về phương pháp nghiên cứu, có một số phương pháp điều tra được công nhận: quan sát, phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn gián tiếp, điều tra bằng thư. Việc lựa chọn phương pháp điều tra phụ thuộc vào mục tiêu của cuộc điều tra và mỗi phương pháp đều tiềm ẩn những điểm thuận lợi và bất lợi. Trong những phương pháp điều tra kể trên, phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp là phương pháp có tỷ lệ trả lời cao. Vì vậy, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp cho việc điều tra và thu thập dữ liệu.

Đối tượng điều tra hay còn gọi là người cung cấp thông tin là một điều kiện quan trọng trong nghiên cứu. Trong nghiên cứu, người cung cấp thông tin đại diện cho chi nhánh NHTM để trả lời bảng câu hỏi phỏng vấn, do đó người cung cấp thông tin lúc này cần phải am hiểu về lĩnh vực liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Với mục tiêu điều tra là tìm hiểu về hệ thống KSNB trong các NHTM; tuy nhiên, theo lý thuyết ngữ cảnh cho rằng hệ thống KSNB có thể khác nhau do đặc điểm của từng tổ chức; do vậy, đối tượng điều tra trong nghiên cứu này là các chi nhánh NHTM, và



người cung cấp thông tin là người làm việc tại chi nhánh NHTM để trả lời bảng câu hỏi phỏng vấn. Đối tượng được gửi bảng câu hỏi phỏng vấn là những nhân viên hoặc nhà quản lý chi nhánh NHTM có trình độ nhất định về hệ thống KSNB thông qua trình độ chuyên môn về Kế toán, Kiểm toán, Tài chính, Ngân hàng. Theo đó, một số vị trí sau đây trong các chi nhánh NHTM là đối tượng điều tra chủ yếu được lựa chọn cung cấp thông tin: Bộ phận Kế toán, Bộ phận tín dụng, Bộ phận kinh doanh, Bộ phận Kiểm soát rủi ro.

Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp thông qua bảng câu hỏi điều tra. Đối với những đối tượng có thể tiếp cận trực tiếp; đặt câu hỏi, hướng dẫn nội dung và nhận trả lời trực tiếp theo bảng câu hỏi phỏng vấn. Đối với những đối tượng không thể tiếp cận trực tiếp; gửi lại phiếu hỏi và nhận bảng trả lời câu hỏi phỏng vấn sau. Thời gian thực hiện chương trình điều tra: từ tháng 06/2016 đến tháng 09/2016.

Theo thống kê tại trang Web của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổng số lượng NHTM Việt Nam đến hết quý 2 năm 2016 là 35 NHTM, gồm có 7 NHTM do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ và 28 NHTM cổ phần trong nước. Tập hợp mẫu của nghiên cứu là các chi nhánh NHTM, có khoảng 2.000 chi nhánh NHTM của 35 NHTM trên, các chi nhánh NHTM đóng trên địa bàn các tỉnh/thành phố thuộc 3 miền: Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam. Mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện và mẫu được lấy theo định mức với hai thuộc tính kiểm soát: (1) tất cả các NHTM thuộc phạm vi nghiên cứu đều được lựa chọn tham gia lấy mẫu, mỗi NHTM được chọn lấy tối thiểu 3 mẫu từ 3 chi nhánh NHTM trở lên,

(2) vị trí địa lý nơi chi nhánh NHTM hoạt động trãi rộng 3 miền Bắc, Trung, Nam.

Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) đòi hỏi cỡ mẫu lớn để đảm bảo ước lượng độ tin cậy cần thiết của mô hình [111]. Tuy vậy, thế nào là một mẫu lớn vẫn chưa được các nhà nghiên cứu khẳng định một cách chính thức. Theo Hair & đtg (2010), cỡ mẫu cần phải được xem xét trong sự tương quan với số lượng các thông số ước lượng và nếu sử dụng phương pháp ước lượng ML (maximum likelihood) thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 [78]. Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 2000 [29]. Bên cạnh đó, theo Bolen, K.A. (1989), tỷ lệ cần thiết để thiết kế cỡ mẫu là: tối thiểu phải có năm quan sát trên mỗi thông số ước lượng (tỷ lệ 5:1) [55].



Theo như thảo luận ở trên, nếu dựa trên quan điểm của Bolen, tối thiểu phải có năm quan sát trên mỗi thông số ước lượng, nghiên cứu này có tổng số thông số ước lượng là 33, vậy cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu phải đạt là 165 (tuân theo tỷ lệ 5:1). Nếu dựa trên quan điểm của Hair & đtg (2010), cỡ mẫu tối thiểu phải lớn hơn 150. Theo Anderson & Gerbing (1988), trong ứng dụng nghiên cứu thực tế, cỡ mẫu từ 150 hoặc lớn hơn thường là cần thiết để có được ước lượng các thông số với sai số chuẩn đủ nhỏ. Như vậy, cỡ mẫu lớn hơn 150 là có thể chấp nhận được.

Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được cho nghiên cứu này là 165. Tuy nhiên, cỡ mẫu càng lớn hơn mức tối thiểu yêu cầu thì độ tin cậy của nghiên cứu càng cao (giảm những sai lệch do lấy mẫu). Từ những lập luận trên đây, chương trình nghiên cứu đã phát ra hơn 300 bảng câu hỏi điều tra. Cụ thể, tổng số 306 bảng câu hỏi điều tra được phát ra và thu về tại 35 chi nhánh Ngân hàng thương mại ở 25 tỉnh và thành phố trải rộng trên 3 miền: Miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Trong quá trình nhập và xử lý dữ liệu có 13 phiếu bị lỗi. Những phiếu lỗi chủ yếu là không trả lời hết những câu hỏi hoặc trả lời tất cả các tham số như nhau. Kết quả có 293 bảng câu hỏi điều tra hợp lệ cấu thành mẫu cho nghiên cứu, chiếm tỷ lệ khoảng 15% tổng thể nghiên cứu. Tỷ lệ cơ cấu mẫu theo 3 miền như sau: Do điều kiện hạn chế về mặt địa lý nên Miền Bắc thu được 18 mẫu, chiếm tỷ lệ 6,14% tổng số mẫu nghiên cứu; Miền Trung thu được 181 mẫu, chiếm tỷ lệ 61,78% tổng số mẫu nghiên cứu; Miền Nam thu được 94 mẫu, chiếm tỷ lệ 32,08% tổng số mẫu nghiên cứu. Cơ cấu mẫu theo nhóm ngân hàng như sau: nhóm NHTM nhà nước (nhà nước sở hữu trên 50% cổ phần) thu được 110 mẫu, chiếm tỷ lệ 37,55%; nhóm NHTM cổ phần thu được 183 mẫu, chiếm tỷ lệ 62,45%. Kết quả thống kê mô tả cơ cấu các chi nhánh NHTM được điều tra trong mẫu nghiên cứu thể hiện bằng bảng thống kê mô tả dưới đây:

Bảng 3.1: Cơ cấu mẫu trong chương trình nghiên cứu


Loại hình sở hữu NHTM


Vị trí địa lý

Phân loại

Số lượng

Cơ cấu

Phân loại

Số lượng

Cơ cấu

NHTM nhà nước (nhà nước > 50%)

110

37,55%

Miền Bắc

18

6,15%

Miền Trung

181

61,77%

NHTM cổ phần

183

62,45%

Miền Nam

94

32,08%

Tổng cộng

293

100%

Tổng cộng:

293

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam - 8


3.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng phương pháp hệ số Cronbach alpha

Trong phần xây dựng thang đo lường các thành phần của hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát ở Mục 2.4, để đánh giá những thành phần hệ thống KSNB và các mục tiêu kiểm soát trong hoạt động các NHTM, ta có 6 thành phần cần được nghiên cứu, bao gồm: (1) thành phần Môi trường kiểm soát (CE), (2) thành phần Đánh giá rủi ro (RA), (3) thành phần Hoạt động kiểm soát (CA), (4) thành phần Thông tin và trao đổi thông tin (IC), (5) thành phần Hoạt động giám sát (MA), (6) Mục tiêu kiểm soát (ICO).

Ứng dụng hệ số Cronbach alpha để đánh giá độ tin cậy của các thang đo dùng để đo lường các các thành phần của hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), Cronbach alpha là hệ số được ứng dụng phổ biến nhất khi đánh giá độ tin cậy của những thang đo đa biến (bao gồm từ 3 biến quan sát trở lên), đo lường tính nhất quán của các biến quan sát trong cùng một thang đo để đo lường cùng một thành phần. Trong phân tích nhân tố, nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach alpha từ 0,8 trở lên gần đến 1 thì thang đo là tốt [114]. Từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được [109]. Có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu [125]. Đối với nghiên cứu về hệ thống KSNB tại Việt Nam là tương đối mới nên nghiên cứu đề xuất hệ số Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được.

Trong đánh giá độ tin cậy thang đo, cần ghi nhận rằng Cronbach alpha đo lường độ tin cậy của cả thang đo chứ không tính độ tin cậy cho từng biến quan sát [28]. Hơn thế, các biến trong cùng một thang đo dùng để đo lường cùng một thành phần nghiên cứu nên chúng phải có tương quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy, khi kiểm tra từng biến đo lường người ta sử dụng hệ số tương quan biến tổng [28]. Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) >= 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu [104].

Với phần kiểm định thang đo cho từng biến tổng hợp. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha và hệ số tương quan biến tổng được diễn giải dưới đây:


Bảng 3.2: Đánh giá độ tin cậy thang đo thành phần Môi trường kiểm soát


Biến quan sát

Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang

đo nếu loại biến

Tương quan

biến tổng

Cronbach alpha

nếu loại biến

Cronbach’s alpha = 0,736 (lần 1)

CE1

22,77

9,083

0,293

0,747

CE2

22,70

8,568

0,531

0,685

CE3

22,74

8,725

0,492

0,695

CE4

22,83

8,984

0,449

0,705

CE5

22,81

8,838

0,429

0,709

CE6

22,81

8,895

0,493

0,695

CE7

22,74

8,727

0,493

0,694

Cronbach’s alpha = 0,747 (lần 2)

CE2

18,90

6,448

0,532

0,698

CE3

18,95

6,579

0,494

0,709

CE4

19,03

6,859

0,435

0,724

CE5

19,01

6,678

0,428

0,728

CE6

19,01

6,729

0,495

0,709

CE7

18,94

6,466

0,529

0,699

(Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở kết quả khảo sát)

Bảng 3.2 cho thấy, thang đo thành phần CE được cấu thành bởi 7 biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy ban đầu cho thấy hệ số α = 0,736 > 0,6 đảm bảo độ tin cậy cần thiết. Tuy nhiên, nếu loại đi biến CE1 sẽ làm tăng độ tin cậy của thang đo, do đó biến này bị loại. Sau khi loại biến CE1, tính toán lại độ tin cậy của thang đo, có α = 0,747 (cao hơn so với trước khi loại biến) và tương quan biến tổng của tất cả các biến trong thang đo này biến thiên từ 0,428 đến 0,532, đều > 0,3. Như vậy thang đo đáp ứng độ tin cậy cần thiết.

Bảng 3.3: Đánh giá độ tin cậy thang đo thành phần Đánh giá rủi ro


Biến quan sát

Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang

đo nếu loại biến

Tương quan

biến tổng

Cronbach alpha

nếu loại biến

Cronbach’s alpha = 0,673 (lần 1)

RA1

14,96

4,115

0,438

0,619

RA2

14,94

3,410

0,557

0,556

RA3

14,92

3,926

0,439

0,617

RA4

14,96

4,053

0,306

0,681

RA5

14,94

4,078

0,414

0,628


Biến quan sát

Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang

đo nếu loại biến

Tương quan

biến tổng

Cronbach alpha

nếu loại biến

Cronbach’s alpha = 0,681 (lần 2)

RA1

11,24

2,771

0,411

0,647

RA2

11,22

2,169

0,543

0,558

RA3

11,20

2,499

0,471

0,610

RA5

11,22

2,651

0,433

0,633

(Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở kết quả khảo sát)

Bảng 3.3 cho thấy, thang đo thành phần RA được cấu thành bởi 5 biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy ban đầu cho thấy hệ số α = 0,673 > 0,6 đảm bảo độ tin cậy cần thiết. Tuy nhiên, nếu loại đi biến RA4 sẽ làm tăng độ tin cậy của thang đo, do đó biến này bị loại. Sau khi loại biến RA4, tính toán lại độ tin cậy của thang đo, có α = 0,681 (cao hơn so với trước khi loại biến) và tương quan biến tổng của tất cả các biến trong thang đo này biến thiên từ 0,411 đến 0,543, đều > 0,3. Như vậy thang đo đáp ứng độ tin cậy cần thiết.

Bảng 3.4: Đánh giá độ tin cậy thang đo thành phần Hoạt động kiểm soát


Biến quan sát

Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang

đo nếu loại biến

Tương quan

biến tổng

Cronbach alpha

nếu loại biến

Cronbach’s alpha = 0,717 (lần 1)

CA1

15,08

4,730

0,468

0,672

CA2

14,97

4,455

0,513

0,654

CA3

15,00

4,586

0,428

0,690

CA4

15,03

4,554

0,514

0,654

CA5

15,05

4,675

0,455

0,677

(Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở kết quả khảo sát)

Bảng 3.4 cho thấy, thang đo thành phần CA được cấu thành bởi 5 biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy hệ số α = 0,717 > 0,6 đảm bảo độ tin cậy cần thiết. Tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát biến thiên từ 0,428 đến 0,514, đều lớn hơn 0,3. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.


Bảng 3.5: Đánh giá độ tin cậy thang đo thành phần Thông tin và trao đổi thông tin


Biến quan sát

Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang

đo nếu loại biến

Tương quan

biến tổng

Cronbach alpha

nếu loại biến

Cronbach’s alpha = 0,759 (lần 1)

IC1

15,06

4,862

0,560

0,703

IC2

14,94

5,298

0,442

0,745

IC3

15,06

4,715

0,562

0,703

IC4

15,03

4,938

0,551

0,707

IC5

14,90

5,161

0,520

0,718

(Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở kết quả khảo sát)

Bảng 3.5 cho thấy, thang đo thành phần IC được cấu thành bởi 5 biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát biến thiên từ 0,442 đến 0,560, đều lớn hơn 0.3 và hệ số α = 0,759 > 0,6. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.

Bảng 3.6: Đánh giá độ tin cậy thang đo thành phần Hoạt động giám sát


Biến quan sát

Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang

đo nếu loại biến

Tương quan

biến tổng

Cronbach alpha

nếu loại biến

Cronbach’s alpha = 0,617 (lần 1)

MA1

15,07

4,242

0,440

0,527

MA2

15,01

4,990

0,245

0,620

MA3

15,14

4,244

0,364

0,568

MA4

15,13

4,394

0,385

0,555

MA5

15,02

4,284

0,424

0,535

Cronbach’s alpha = 0,620 (lần 2)

MA1

11,24

3,085

0,454

0,510

MA3

11,31

3,125

0,356

0,585

MA4

11,30

3,155

0,423

0,533

MA5

11,19

3,285

0,370

0,571

(Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở kết quả khảo sát)

Bảng 3.6 cho thấy, thang đo thành phần MA được cấu thành bởi 5 biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy ban đầu cho thấy hệ số α = 0,617 > 0,6 đảm bảo độ tin cậy cần thiết. Tuy nhiên, nếu loại đi biến MA2 sẽ làm tăng độ tin cậy của thang đo, do đó biến này bị loại. Sau khi loại biến RA4, tính toán lại độ tin cậy của thang đo, có α = 0,620 (cao hơn so với trước khi loại biến) và tương quan biến tổng của



tất cả các biến trong thang đo này biến thiên từ 0,356 đến 0,454, đều > 0,3. Như vậy thang đo đáp ứng độ tin cậy cần thiết.

Bảng 3.7: Đánh giá độ tin cậy thang đo mục tiêu kiểm soát


Biến quan sát

Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang

đo nếu loại biến

Tương quan

biến tổng

Cronbach alpha

nếu loại biến

Cronbach’s alpha = 0,801 (lần 1)

ICO1

18,79

7,825

0,565

0,768

ICO2

18,82

7,678

0,579

0,765

ICO3

18,82

7,612

0,600

0,760

ICO4

18,82

7,879

0,532

0,776

ICO5

18,79

7,597

0,572

0,767

ICO6

18,84

8,051

0,490

0,785

(Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở kết quả khảo sát) Bảng 3.7 cho thấy, thang đo ICO được cấu thành bởi 6 biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát biến thiên từ 0,490 đến 0,600, đều lớn hơn 0,3 và hệ số α = 0,801 > 0,6.

Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.

Kết luận: Kết quả kiểm định hệ số Cronbach Alpha các thang đo lường 5 thành phần của hệ thống KSNB (CE, RA, CA, IC, MA) và mục tiêu kiểm soát (ICO) đều có hệ số tin cậy Cronbach Alpha > 0,6 đảm bảo độ tin cậy cần thiết. Hơn nữa, các hệ số tương quan biến tổng đều đạt, lớn hơn 0,3 nên các biến tiềm ẩn sau khi thực hiện phân tích Cronbach alpha: CE (CE2, CE3, CE4, CE5, CE6, CE7), RA (RA1, RA2, RA3, RA5), CA (CA1, CA2, CA3, CA4, CA5), IC (IC1, IC2, IC3, IC4, IC5), MA (MA1, MA3, MA4, MA5), ICO (ICO1, ICO2, ICO3, ICO4, ICO5, ICO6) được đưa

vào phân tích nhân tố khám phá (EFA) tiếp theo.

3.3. Đánh giá giá trị thang đo - Phân tích nhân tố khám phá (EFA) các thành phần của hệ thống KSNB và thành phần mục tiêu kiểm soát

Trước khi sử dụng thang đo lường các thành phần của hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát để đánh giá hệ thống KSNB các NHTM, cần đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo. Những thang đo sau khi đã đánh giá độ tin cậy ở Mục 3.2, sẽ đưa vào đánh giá giá trị thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA).



Để đánh giá giá trị thang đo, cần xem xét ba thuộc tính quan trọng trong kết quả EFA: (1) số lượng nhân tố trích được, (2) trọng số nhân tố và (3) tổng phương sai trích [28]. Thỏa được điều kiện này, ta kết luận mô hình EFA là phù hợp. Để đánh giá sự phù hợp của phân tích nhân tố khám phá, chỉ số KMO (Kaiser-Mayer- Olkin) và giả thuyết về ma trận tương quan tổng thể là ma trận đồng nhất bị bác bỏ, tức là các biến có tương quan với nhau [107]. Theo Hair & ctg (1998), Factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA (ensuring practical significance) [78].

Trong điều kiện dữ liệu nghiên cứu 293 và để tránh hiện tượng loại bỏ nhiều biến tiềm ẩn dẫn đến làm mất ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn, nghiên cứu chọn các biến có hệ số Factor loading nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại bỏ. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% [39]. Phương pháp trích Principal Components Analysis với phép xoay Varimax (Orthogonal) được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá [39].

Phân tích nhân tố khám phá lần thứ 1, sử dụng phương pháp trích số lượng nhân tố theo phương pháp dựa vào Eigenvalue > = 1 (Determination base on eigen value), ta có được số lượng nhân tố trích là 7, chưa phù hợp với số nhân tố dự kiến theo mô hình nghiên cứu là 6, bao gồm 5 thành phần của hệ thống KSNB và 1 thành phần mục tiêu kiểm soát. Tuy nhiên, kết quả phân tích EFA cho thấy còn tồn tại một số biến trong các thang đo có mức tải nhân tố < 0,5. Do vậy cần phải loại bỏ một số biến quan sát.

Bảng 3.8: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test


Hệ số KMO

0,917

Kiểm định Bartlett

Thống kê Chi-bình phương

3276,339

Bậc tự do (df)

528

Mức ý nghĩa

0,000

(Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở kết quả khảo sát)


Bảng 3.9: Tổng phương sai giải thích



Nhân tố

Eigenvalues ban đầu

Tổng bình phương hệ số tải đã trích xuất

Nhân tố

Toàn phần

Phần trăm của phương sai (%)

Phần trăm tích lũy (%)

Toàn phần

Phần trăm của phương sai (%)

Phần trăm tích lũy (%)

Toàn phần

Phần trăm của phương sai (%)

Phần trăm tích lũy (%)

1

9,679

29,330

29,330

9,679

29,330

29,330

3,164

9,587

9,587

2

2,077

6,293

35,623

2,077

6,293

35,623

2,815

8,532

18,119

3

1,445

4,380

40,004

1,445

4,380

40,004

2,723

8,252

26,371

4

1,337

4,052

44,056

1,337

4,052

44,056

2,482

7,520

33,891

5

1,245

3,772

47,828

1,245

3,772

47,828

2,337

7,082

40,974

6

1,158

3,510

51,338

1,158

3,510

51,338

2,325

7,045

48,019

7

1,032

3,126

54,464

1,032

3,126

54,464

2,127

6,445

54,464

(Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở kết quả khảo sát)

Bảng 3.10: Trọng số các nhân tố trích


Biến

Thành phần

1

2

3

4

5

6

7

CE1







0,741

CE2





0,623



CE3





0,589



CE4




0,543




CE5








CE6





0,579



CE7








RA1








RA2






0,747


RA3






0,739


RA4








RA5






0,595


CA1








CA2




0,587




CA3


0,674






CA4









Biến

Thành phần

1

2

3

4

5

6

7

CA5




0,615




IC1



0,704





IC2


0,546






IC3



0,662





IC4



0,712





IC5


0,517






MA1







0,569

MA2








MA3








MA4







0,750

MA5








ICO1

0,566







ICO2

0,699







ICO3

0,645







ICO5

0,545







ICO4








ICO6

0,558







(Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở kết quả khảo sát) Sau khi rút trích các biến thành phần Môi trường kiểm soát gồm CE1, CE4, CE5; thành phần Đánh giá rủi ro gồm RA1, RA4; thành phần Hoạt động kiểm soát gồm CA3, CA4; thành phần Thông tin và trao đổi thông tin gồm IC2, IC5; thành phần Hoạt động giám sát gồm MA2, MA3, MA5; Mục tiêu kiểm soát gồm ICO4; ta có kết quả EFA lần thứ 2 cho thấy số lượng nhân tố trích là 6, phù hợp với số lượng nhân tố dự kiến gồm 5 thành phần của hệ thống KSNB và 1 thành phần mục tiêu kiểm soát theo mô hình lý thuyết. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's cho thấy hệ số KMO = 0,880 > 0,50, và Sig. = 0.000, thể hiện mức ý nghĩa cao. Như vậy phù hợp cho thực hiện EFA. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy tổng phương sai là 60,786 %

> 0,5; điều này chứng tỏ các thang đo này giải thích tốt nguyên nhân tác động đến các thành phần của hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát. Các biến trong các thang đo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2022