Đánh Giá Chung Về Hoạt Động Tín Dụng Eximbank Trên Địa Bàn Tp.hcm Giai


Cũng như các ngân hàng khác, Eximbank đã ban hành một hệ thống qui trình phê duyệt tín dụng tương đối hoàn chỉnh. Trong qui trình này, trình tự thực hiện cho vay và phân quyền phê duyệt tùy theo hạn mức tín dụng tại các chi nhánh/Sở Giao Dịch và Hội Sở. Gần như mỗi sản phẩm tín dụng đều đi kèm với một qui trình làm việc. Tuy nhiên, các qui trình này vẫn bị chi phối bởi các qui định chung về qui trình làm việc của ban tín dụng và hội đồng tín dụng Hội Sở. Từng thời kỳ cụ thể và kết quả hoạt động kinh doanh, Tổng Giám Đốc sẽ có giao hạn mức phán quyết của từng chi nhánh/ SGD khác nhau. Thông thường các chi nhánh càng lớn sẽ có mức phán quyết càng cao và ngược lại. Ví dụ mức phán quyết của chi nhánh Chợ Lớn (tổng dư nợ hơn 1.400 tỷ đồng) là 80 tỷ đồng, trong khi đó chi nhánh Bình Phú mới thành lập với tổng dư nợ chưa tới 200 tỷ sẽ có mức phán quyết là 10 tỷ đồng. Tất cả các hồ sơ cho vay vượt hạn mức phán quyết của chi nhánh sẽ trình về Hội Sở. Để dễ nhận thấy được qui trình phê duyệt tín dụng, tôi xin tóm tắt như sau:

Nguồn Tổng hợp của tác giả Qui trình trên được diễn giải sơ lược như sau 1


Nguồn: Tổng hợp của tác giả


Qui trình trên được diễn giải sơ lược như sau:

1. Khách hàng có nhu cầu vay vốn liên hệ với Ngân hàng và đem theo giấy tờ cần thiết nhằm chứng minh thu nhập cũng như chứng từ TSĐB lên ngân hàng gặp CBTD

2. CBTD tiếp và xem chứng từ, sau đó

- Nếu thiếu chứng từ : yêu cầu khác hàng bổ sung chứng từ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

- Nếu đủ chứng từ: Báo với lãnh đạo phòng tín dụng để phân công CBTD (thường thì người nào tiếp khách hàng thì người đó làm các công việc tiếp theo)

3. CBTD tiến hành thẩm định và định giá TSĐB

- Nếu vay trên 01 tỷ đồng: CBTD liên hệ với phòng thẩm định giá để

kết hợp vừa thẩm định và định giá.

- Nếu khoản vay dưới 01 tỷ: Kết hợp với cán bộ thẩm định đi thẩm

định và định giá.

4. CBTD phụ trách lập tờ trình thẩm định, chuyển cho kiểm soát viên kiểm tra. Sau đó, trình lãnh đạo phòng tin dụng / Giám đốc chi nhánh

/ SGD phê duyệt.

- Trường hợp hạn mức nằm trong thẩm quyền của Ban Tín Dụng chi nhánh thì trình về Ban Tín Dụng phê duyệt.

- Trường hợp hạn mức nằm trong thẩm quyền quyết định của Hội Đồng Tín Dụng Hội Sở thì trình về Hội Đồng này phê duyệt nhưng chi nhánh trực tiếp giải trình.

5. Sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ thông báo cho khách hàng về việc đồng ý cho vay hoặc không. Nếu thông báo cho vay thì theo các bước dưới đây.

6. Cán bộ tín dụng hoặc nhân viên quản lý tín dụng (tùy theo từng qui mô của chi nhánh/Sở Giao Dịch sẽ có sự phân công riêng) soạn hợp


đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp, chuyển qua Kiểm Soát Viên kiêm tra và trình cấp có thẩm quyền ký.

7. Khách hàng cùng với CBTD hoặc nhân viên quản lý tín dụng đi công chứng hợp đồng thế chấp và đăng ký giao dịch đảm bảo.

8. Giải ngân cho khách hàng.

Trong thực tế, mỗi chi nhánh/Sở Giao Dịch có những thay đổi nhỏ cho phù hợp với tình hình thực tế tại các chi nhánh / SGD như Sở Giao Dịch phòng Tín Dụng Doanh Nghiệp có 02 bộ phận là Tín Dụng và Quản Lý Tín Dụng. Bộ phận tín dụng chịu trách nhiệm các công việc từ bước 1 đến 4 và các công việc còn lại do bộ phận quản lý tín dụng làm. Trong khi đó, các chi nhánh mới mở và qui mô nhỏ thì các công việc trên chủ yếu là do cán bộ tín dụng làm và kế toán tín dụng chịu trách nhiệm giải ngân và nhập các thông tin trên Korebank về TSĐB …

2.4 Đánh giá chung về hoạt động tín dụng Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai

đoạn 2005-2008.

2.4.1 Những thành tựu đạt được của Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008.

- Trong giai đoạn 2005-2008, Eximbank thực hiện chủ trưởng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng vì nó kéo theo các dịch vụ khác của ngân hàng đi cùng. Do đó, các Eximbank trên địa bàn đã đẩy mạnh tín dụng và kết quả là dư nợ 2008 gấp 3,2 lần năm 2005. Đây là một thành tích rất đáng khích lệ cho các nổ lực của các chi nhánh/ SGD.

- Trong giai đoạn 2005-2008, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của Eximbank trên địa bàn Tp.HCM tăng lên gấp 4,5 lần. Đây là điều đáng khích lệ và quan trọng nhất đối với việc phát triển của Eximbank.

- Năm 2006 Eximbank đã xử lý được các khoản nợ xấu trước đây góp phần giảm tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ và làm cho bức tranh về hoạt động tín dụng sáng sủa hơn.


- Giai đoạn 2005-2008 qui mô và địa bàn hoạt động tín dụng tại Tp.HCM tăng lên nhiều nhờ việc mở các chi nhánh và phòng giao dịch. Nhờ đó, đẩy nhanh dư nợ cho vay, góp phần làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu.

- Trong giai đoạn 2005-2008, vốn huy động tăng hơn gấp 3 lần từ 6.481,6 tỷ đồng năm 2005 lên 22.857,12 tỷ đồng năm 2008. Vốn huy động luôn luôn đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Eximbank trên địa bàn Tp.HCM.

- Cơ cấu tín dụng theo thời hạn và loại tiền tệ khá ổn định phù hợp với vốn hy động đầu vào bằng chứng là tỷ lệ dư nợ/vốn huy động không quá 81%. Điều này chứng tỏ vốn huy động luôn đáp ứng được nhu cầu cho vay.

- Theo như thống kê thời gian qua thì tỷ lệ cho vay tín chấp (không có tài sản đảm bảo) khoản 10% so với tổng dư nợ, có nghĩa là cho vay có tài sản đảm bảo khoản 90%. Do đó, có thể thấy các khoản vay tương đối an toàn và khả năng lấy lại vốn là hoàn toàn có thể trong trường hợp rủi ro.

- Cùng với sự lớn mạnh của Eximbank thì các sản phẩm tín dụng cũng được đa dạng theo ví dụ như cho vay cá nhân cũng có nhiều loại như cho vay sản xuất kinh doanh (đối với các cơ sở kinh doanh), cho vay tiêu dùng dưới 300 triệu đồng, cho vay cán bộ nhân viên các tổ chức khác, cho vay tiêu dùng cầm cố bằng chứng khoán… Và với các doanh nghiệp có nhiều sản phẩm như cho vay tài trợ xuất nhập khẩu – vay tiền VNĐ nhưng tính lãi suất ngoại tệ- vay đầu tư, vay vốn lưu động, bao thanh toán… Hầu hết các chi nhánh/ SGD sử dụng hết các sản phẩm hiện có của Eximbank như Sở Giao Dịch, Chợ Lớn và còn một số chi nhánh chưa triển khai tốt các sản phẩm này như Quận 7, Quận 4…

- Công tác thẩm định và công tác quản lý tín dụng tương đối đi vào nề nếp điển hình là Sở Giao Dịch, chi nhánh Hòa Bình… điều này góp phần nâng hiệu quả hoạt động tín dụng và tăng trưởng tín dụng bền vững .



2.4.2 Những mặt tồn tại trong hoạt động tín dụng Eximbank tại Tp.HCM giai

đoạn 2005-2008.

- Bức tranh về hoạt động tín dụng thể hiện nhiều nhất thông qua tình hình nợ quá hạn và nợ xấu. Do đó, nợ quá hạn và nợ xấu được ưu tiên và kiểm soát chặt chẽ. NHNN đã ban hành quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ, có thể nói đây là hai quyết định đưa ra tiêu chuẩn phân loại nợ gần với tiêu chuẩn phân loại nợ theo thông lệ quốc tế. Dựa vào hai quyết định này Eximbank đã ban hành hai quyết định số 145/EIB-HĐQT/07 ngày 31/05/2007 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam hướng dẫn các chi nhánh/ SGD rõ hơn về tiêu chí phân loại nợ, đồng thời khối Công Nghệ Thông Tin đã viết chương trình phân loại nợ tự động và số tiền trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ quá hạn và nợ xấu nhằm tạo điều kiện cho các chi nhánh/ SGDkiểm soát tốt hơn về hoạt động tín dụng của mình. Trong giai đoạn 2005-2007, nợ quá hạn và nợ xấu được kiểm soát chặt chẽ, tuy nhiên trong giai đoạn này Eximbank đã dùng lợi nhuận và các khoản trích lập dự phòng xử lý các khoản nợ xấu như khoản nợ của Cty Việt Hà. Khoản giữa cuối năm 2007 và năm 2008 kinh tế cho nhiều biến động, bằng chứng là sự đi xuống của thị trường chứng khoán và bất động sản đã gây ra nợ quá hạn và nợ xấu vượt mức qui định của NHNN cụ thể là năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn 5.94% và nợ xấu là 3,84%. Điều này cho thấy bức tranh tín dụng của các chi nhánh/Sở Giao Dịch không tốt và trong hoạt động tín dụng đã ẩn chứa rủi ro chưa có biện pháp kiểm soát.

- Công tác thẩm định và công tác quản lý tín dụng một số chi nhánh thực hiện chưa tốt, cần khắc phục trong thời gian tới. Hai công tác này thực hiện tốt nhất là Sở Giao Dịch và các chi nhánh đã hoạt động trong thời gian lâu dài như Chợ Lớn, Hòa Bình… còn các chi nhánh mới như Thủ Đức, Quận 4, Quận 7… vẫn còn những khuyết điểm cần khắc phục như thẩm định về


nguồn trả nợ của khách hàng chưa tốt đã gây ra nợ quá hạn, định giá chưa sát với thị trường…

- Do áp lực của quá trình cạnh tranh với các ngân hàng bạn và hoàn thành các chỉ tiêu của Hội Sở giao, một số chi nhánh đã cho một tập trung quá nhiều vào một hoặc hai ngành như Bất Động Sản, chứng khoán… Một số chi nhánh có dư nợ một ngành chiếm 70-80% tổng dư nợ. Do đó, khi thị trường đảo chiều, các chi nhánh này từ lãi chuyển sang lỗ do phải trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản vay quá hạn. Bên cạnh đó cũng có một số các chi nhánh chú trọng nhiều vào cho vay xuất nhập khẩu và làm dịch vụ như Quận 10, Sở Giao Dịch… đã giúp họ không gặp khó khăn trong thời gian qua và chủ động trích dự phòng rủi ro cho năm tới (Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN các Ngân hàng thương mại phải trích dự phòng rủi ro bằng 0,75% tổng dư nợ nhóm 1- nhóm 4 vào cuối năm 2010, đến cuối năm 2008 hầu hết các chi nhánh Eximbank chưa trích đủ).

- Thẩm quyền quyết định cho tại chi nhánh cao (thấp nhất là 10 tỷ đồng/khác hàng) chứa đựng tiềm ẩn mất vốn lớn đối với các khoản vay có rủi ro cả về khách quan cũng như chủ quan từ phía chi nhánh / Sở Giao Dịch.

- Đối với các hồ sơ vượt hạn mức phán quyết của chi nhánh hoặc Sở Giao Dịch, Hội Sở phê duyệt cho vay chỉ dựa vào tờ trình thẩm định khách hàng của chi nhánh và thông tin trên hệ thống Korebank (nếu có). Do đó, Hội Sở phê duyệt hồ sơ vay dựa vào niềm tin đối với chi nhánh/ Sở Giao Dịch. Thực tế đã gây ra rủi ro trong hệ thống tại khu vực miền Bắc.

- Do việc mở chi nhánh nhiều trong giai đoạn 2005-2008, làm cho việc nhân sự trong lĩnh vực tín dụng chuẩn bị không tốt và gây ra nhiều xáo trộn ví dụ chi nhánh Quận 4, năm 2007 Hội Sở đã miễn nhiệm Ban Giám Đốc chi nhánh, buộc thôi việc đối với trưởng, phó phòng tín dụng và kiểm soát viên tín dụng.


- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa hiệu quả và không thường xuyên. Chất lượng kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng kịp với mức độ phức tạp của nội dung kiểm tra tín dụng. Về trình độ chuyên môn đối với cán bộ kiểm soát của chi nhánh còn thiếu và yếu về nghiệp vụ chuyên môn, chưa tương xứng với công việc, chính vì vậy có lúc kiểm soát viên vẫn không phát hiện kịp thời những sai phạm trong hồ sơ tín dụng. Do đó không kịp thời ngăn chặn được những rủi ro xảy ra trong nghiệp vụ cho vay tại chi nhánh.

- Hệ thống Korebank chưa đáp ứng được yêu cầu của việc kiểm soát từ xa. Mặc dù, Korebank đã được cải tiến rất nhiều và mang lại nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh hàng ngày của Eximbank nhưng nó vẫn còn thiếu tính kiểm tra tự động để cảnh báo rủi ro. Hơn nữa, Korebank chưa thể hiện được bản chất của hồ sơ tín dụng.

- Cho tới nay, Eximbank chưa có hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000. Hệ thống này giúp ích rất nhiều trong việc kiểm soát hoạt động của từng chi nhánh/ SGD và cả hệ thống Eximbank. Hơn nữa, việc áp dụng hệ thống này giúp cho các bộ phận làm việc một cách hiệu quả do tuân thủ theo đúng các qui trình đã được thiết lập và phân định rõ trách nhiệm của các bộ phận với nhau. Các bộ phận sẽ kiểm soát hoạt động của nhau theo đúng qui trình quản lý chất lượng ví dụ khi gửi công văn về Hội Sở thì phòng Hành Chính sẽ kiểm tra hình thức của công văn theo đúng mẫu qui định chưa, nếu chưa đúng thì trả về cho bộ phận phát hành để làm lại. Việc này sẽ giảm áp lực công việc cho Ban Giám Đốc và nâng hiệu quả hoạt động của chi nhánh/Sở Giao Dịch hơn.

- Ngân hàng chủ quan trong việc đánh giá khách hàng đã có quan hệ tín dụng, nhất là các khách hàng đã vay nhiều lần, giao dịch qua tài khoản nhiều, trả nợ đúng hạn, tài sản đảm bảo tốt… tạo một uy tín nhất định đối với ngân hàng, khi khách hàng này đề nghị tăng hạn mức tín dụng hoặc tái cấp vốn ngân hàng chủ quan hoặc cả nể bỏ qua các bước thẩm định khả năng trả nợ,


mục đích sử dụng vốn, tài sản thế chấp… Hơn nữa, các khách hàng có uy tín càng cao càng có dư nợ lớn, do đó khi xảy ra rủi ro thì khả năng mất vốn với số lượng lớn.

- Khai thác và xử lý thông tin còn hạn chế tại các chi nhánh/ SGD. Trong quá trình thẩm định cho vay, cán bộ tín dụng thường không quan tâm tới biến động thị trường của ngành hàng, xu hướng ngành trong thời gian tới… đối với ngành mà khách hàng kinh doanh. Ngoài ra, việc phân tích hồ sơ vay còn sơ xài do chưa đánh giá hết các rủi ro của khoản vay khi có biến động của thị trường.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2 luận văn, tôi đã phân tích về thực trạng hoạt động tín dụng các chi nhánh/ SGD trên địa bàn Tp.HCM trong giai đoạn 2005-2008. Trên cơ sở đánh giá và phân tích số liệu qua các năm về tình hình hoạt động tín dụng, tôi nhận thấy những thành tựu cần được duy trì và thực hiện trong thời gian tới cũng như những mặt hạn chế cần khắc phục nhằm hạn chế ảnh hưởng tới quá trình phát triển của các chi nhánh/ SGD nói riêng và toàn hệ thống Eximbank nói chung để trong thời gian tới có những biện pháp thích hợp nhằm hoạt động ngân hàng và góp phần xây dựng và phát triển kinh tế đất nước

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 26/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí