Thực Trạng Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Trong Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam 48911

định, hướng dẫn về quản lý rủi ro c ng được các NHTM định kỳ rà soát, cập nhật; nhiều văn bản được ban hành mới nhằm đảm bảo đáp ứng các yêu cầu, định hướng của NHNN, c ng như thực trạng hoạt động của các ngân hàng. Bên cạnh đó, các NHTM c ng chú trọng trong đầu tư xây dựng các công cụ, phương pháp, mô hình đo lường rủi ro. Các hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ c ng thường xuyên được nâng cấp nhằm có thể đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu quản trị. Báo cáo quản lý các rủi ro cụ thể tại các NHTM c ng đã phản ánh những nỗ lực của các ngân hàng trong việc hạn chế và giảm thiểu những rủi ro trọng yếu. Chẳng hạn như Vietcombank đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm đối với khách hàng doanh nghiệp; Xây dựng các mô hình lượng hóa “Tổn thất khi vỡ nợ” (LGD) và “Dư nợ tại thời điểm vỡ nợ” (EAD) đối với danh mục khách hàng bán lẻ cùng với mô hình “Xác suất vỡ nợ”. Ba mô hình lượng hóa ba tham số rủi ro chủ chốt gồm (PD, LGD và EAD) là nền tảng quan trọng để Vietcombank hướng tới áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ nâng cao – phương pháp đo lường rủi ro tiên tiến nhất theoBasel II. Đối với rủi ro thị trường thì các NHTM đang tiếp tục hoàn thiện Khung quản lý rủi ro thị trường có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ cấu tổ chức, các chính sách, quy trình, mô hình, hạn mức và báo cáo rủi ro thị trường, được xây dựng theo các tiêu chuẩn tiên tiến trên thế giới. Việc quản lý rủi ro thị trường được thực hiện chi tiết đến từng đơn vị kinh doanh, nghiệp vụ trên cơ sở xác định từng hồ sơ rủi ro nói riêng và khẩu vị rủi ro. Hầu hết các NHTM đang hoàn thiện khung quản trị rủi ro thanh khoản bao gồm mô hình, cơ cấu tổ chức quản trị, hệ thống văn bản chính sách, quy trình, quy định, hạn mức toàn diện nhằm nhận diện, đo lường, giám sát và báo cáo rủi ro theo thông lệ quốc tế, các tiêu chuẩn tiên tiến của Basel, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của NHNN về tỷ lệ khả năng chi trả và thanh khoản trong hoạt động ngân hàng. Ngoài ra, một số ngân hàng đang trong quá trình triển khai dự án hệ thống phần mềm ALM/FTP nhằm nâng cao mức độ tự động hóa c ng như hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng. Để giảm thiểu

rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng, một số NHTM đã áp dụng các công cụ, hạn mức quản lý rủi ro lãi suất vào hoạt động quản trị hàng ngày (quản lý chênh lệch kỳ hạn tái định giá giữa tài sản có nhạy cảm lãi suất và tài sản nợ nhạy cảm lãi suất, độ nhạy thu nhập lãi thuần (độ nhạy NII) và độ nhạy giá trị kinh tế của vốn chủ sở hữu (độ nhạy EVE). Không chỉ sử dụng các công cụ kỹ thuật, nhiều NHTM còn tập trung nâng cao văn hóa quản lý rủi ro hoạt động thông qua công tác đào tạo, bảo đảm tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp, và xây dựng một môi trường lao động gắn kết để ngăn ngừa rủi ro. Công tác quản lý rủi ro gian lận tiếp tục được chú trọng, với việc thực hiện nghiêm túc chính sách, quy trình và công cụ quản lý rủi ro hoạt động c ng như triển khai cơ chế tố giác và các quy định liên quan về quản lý nhân sự nhằm phòng ngừa và phát hiện sớm rủi ro gian lận. Với rất nhiều hoạt động và dịch vụ được thực hiện trên nền tảng công nghệ, các ngân hàng c ng thực hiện chặt chẽ công tác quản lý rủi ro CNTT và duy trì tính liên tục trong vận hành hệ thống CNTT.

Đối với báo cáo nội bộ về mức độ đủ vốn: Đánh giá chung cho thấy là các NHTM đã thực hiện việc báo cáo nội bộ về mức độ đủ vốn theo đúng quy định. Trong đó, hệ số CAR của các NHTM Việt Nam đều đảm bảo quy định, lớn hơn 9%. Đồng thời, hệ số CAR của các NHTM có xu hướng tăng lên. Hệ số CAR tại của các NHTM Việt Nam có sự phân hóa rõ nét tại các NHTM lớn và các NHTM nhỏ. Các NHTM lớn có hệ số CAR thấp hơn, các NHTM nhỏ có hệ số CAR cao hơn, có một số trường hợp cá biệt có giá trị CAR quá cao như: NCB và EIB có hệ số CAR gần 20%; Dong A Bank, Oceanbank và Saigonbank… có hệ số CAR trên 20%. Trong khi đó, các NHTM lớn như BIDV, CTG có hệ số CAR chỉ quanh mức yêu cầu 9%. Báo cáo của các NHTM c ng nêu phương án kiểm tra sức chịu đựng của vốn với các giả định về lãi suất, tỷ giá, giá vàng, chất lượng tín dụng và tín toán tác động đối với tỷ lệ an toàn vốn. Trên cơ sở đó xây dựng phương án nguồn tăng vốn (bao gồm thời gian, lộ trình, dự kiến các giải pháp tăng vốn); Kế hoạch phân bổ vốn; Kế hoạch về vốn cho kịch bản có diễn

biến bất lợi khi kiểm tra sức chịu đựng và các mức cảnh báo sớm đối với trường hợp không đáp ứng tỷ lệ an toàn. Tóm lại, báo cáo của các NHTM đã đề cập đầy đủ các nội dung liên quan đến đánh giá nội bộ mức độ đủ vốn, tuy nhiên, phần kết quả tự rà soát việc thực hiện của năm trước thì một số NHTM còn chưa báo cáo đầy đủ và kịp thời, đã hạn chế trong việc ra những chính sách quan trọng đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng của cơ quan quản lý nhà nước.

Đối với báo cáo về kiểm toán nội bộ: Báo cáo của hầu hết các NHTM đảm bảo các yêu cầu liên quan đến KTNB theo quy định. Chẳng hạn như tình hình tuân thủ cơ chế, chính sách, quy định nội bộ về giám sát của quản lý cấp cao, KSNB, quản lý rủi ro và đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của NHTM được tuân thủ rất nghiêm túc theo quy định. Báo cáo c ng tập trung đánh giá về tính thích hợp, tuân thủ quy định của pháp luật của cơ chế, chính sách, quy định nội bộ về giám sát của quản lý cấp cao, KSNB, quản lý rủi ro và đánh giá nội bộ về mức đủ vốn. Nội dung quan trọng trong báo cáo này là tự đánh giá về kết quả thực hiện KTNB; đánh giá quy định nội bộ của BKS tại các NHTM trong năm và các kiến nghị đề xuất của HĐQT, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), cá nhân, bộ phận đối với KTNB đã được thực hiện hoặc chưa được thực hiện trong năm. Tuy nhiên, giai đoạn 2013-2018 vẫn còn một số NHTM sau khi có KTNB đột xuất, chưa chấp hành việc nộp báo cáo về KTNB của ngân hàng mình cho cơ quan quản lý nhà nước, buộc cơ quan quản lý phải nhắc nhở và yêu cầu thực hiện. Báo cáo về KTNB là thông tin quan trọng để cơ quan quản lý nhà nước về ngân hàng có các chính sách nhằm đảm bảo những nguyên tắc của hệ thống KSNB trong NHTM được tuyệt đối tuân thủ.

3.2.2. Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam

3.2.2.1. Thực trạng về môi trường kiểm soát

Môi trường kiểm soát bao gồm những nhân tố bên trong và bên ngoài có tác động đến việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB. Kết quả khảo sát môi trường kiểm soát được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.3: Kết quả khảo sát môi trường kiểm soát


Chỉ báo đo lường

Minimum

Maximum

Mean

Sự trung thực và các giá trị đạo đức của Ban

lãnh đạo và nhân viên

1.00

5.00

3.62

Đảm bảo về năng lực của ban lãnh đạo và

nhân viên

1.00

5.00

3.95

Sự tham gia của Ban quản trị

1.00

5.00

3.43

Triết lý quản lý và phong cách điều hành

của nhà quản lý

1.00

5.00

3.06

Cơ cấu tổ chức

1.00

5.00

4.18

Phân định quyền hạn và trách nhiệm

1.00

5.00

3.75

Chính sách về nhân sự

1.00

5.00

3.85

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam - 14


Về sự trung thực và các giá trị đạo đức của Ban lãnh đạo và nhân viên

Qua khảo sát cho thấy trong quy chế hoạt động của một số NHTM đã xây dựng quy định tiêu chuẩn và điều kiện để trở thành các cán bộ quản lý cấp cao như Chủ tịch HĐQT, thành viên của HĐQT, thành viên của BKS, Tổng giám đốc (Giám đốc) phải có “Phẩm chất, đạo đức tốt, trung thực, liêm chính trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thu lợi cho bản thân và người khác” sẽ bị miễn nhiệm, thay thế. Các NHTM đã ban hành bộ quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức và phổ biến đến từng cán bộ; Quy định nhằm loại bỏ hoặc giảm bớt các cơ hội để nhân viên thực hiện hành vi không trung thực; BGĐ có quy định những hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm các nguyên tắc, chính sách đã được phê duyệt; Các cấp lãnh đạo và nhân viên hiểu rõ và tuân thủ theo những quy định về việc sử dụng tài sản và nguồn lực của ngân hàng; Bộ phận quản lý hiểu rõ các khả năng có thể xảy ra các xung độc về lợi ích và có những phương án xử lý; Bộ phận quản lý từ trên xuống dưới là một tấm gương tốt về các giá trị đạo đức.

Tuy nhiên, với giá trị Mean= 3.62<4 cho thấy một số NHTM chưa thực sự chú trọng đến việc quy định, truyền thông về tính chính trực và các giá trị đạo đức, một số nơi còn chưa ban hành các chính sách cụ thể liên quan đến các vấn đề này. Tính chính trực và giá trị đạo đức luôn được coi là phẩm chất không thể thiếu được của các nhà quản lý cấp cao của ngân hàng. Cá biệt vẫn còn có cán bộ cấp cao chưa thực sự hiểu rõ tính chính trực và các giá trị đạo đức. Chính vì vậy, nhiều NHTM mới chỉ dừng lại ở việc kiểm soát xem nhân viên của mình có gian lận hoặc làm sai công việc mà ban lãnh đạo đưa ra hay không chứ chưa thực sự hiểu được vai trò của tính chính trực và giá trị đạo đức sẽ tác động rất nhiều lên ý thức và hành vi của các nhân viên trong ngân hàng, từ đó có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu lực của hệ thống KSNB. Điều này được làm rõ thêm khi phỏng vấn Bà

N.T.L – P.GĐ Vietcombank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Bà nhận định: “ Hiện nay ở một số ngân hàng, nhà quản lý chưa thực sự quan tâm tới việc xây dựng và thường xuyên hoàn thiện các quy tắc ứng xử trong hoạt động của ngân hàng, chưa nhận thức một cách đầy đủ, rõ ràng vai trò của tính chính trực và giá trị đạo đức đối với hiệu quả của hệ thống KSNB, chưa xây dựng riêng cho mình và tổ chức thực hiện hệ thống các quy định, chuẩn mực đạo đức trong quan hệ cư xử hàng ngày coi đó như một nét văn hóa trong ngân hàng”. Điều này phản ánh nhận thức chung của các nhà quản lý cấp cao của nhiều NHTM trong lĩnh vực kinh doanh đặc biệt này chịu tác động rất lớn của các yếu tố khó lường từ môi trường bên ngoài và luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy các nhà quản lý cấp cao có tính đến các rủi ro này trong thiết kế hệ thống KSNB nhưng c ng có ý kiến cho rằng đơn vị chấp nhận rủi ro cao để đánh đổi lấy lợi nhuận cao. Quan điểm ứng xử với rủi ro của các nhà quản lý cấp cao của các NHTM ảnh hưởng trực tiếp đến việc thiết lập và vận hành các thủ tục kiểm soát nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các rủi ro hiện nay đã có những thay đổi rõ rệt. Nếu như trước đây, đặc biệt giai đoạn từ năm 2011 trở về trước, với sự phát triển nóng của ngân hàng, nguy cơ phát sinh rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao tiềm ẩn mất an toàn hệ thống thì hiện nay các nhà quản lý đã có

quan điểm rất rõ ràng về rủi ro c ng như các biện pháp nhằm ứng phó với rủi ro trong thiết kế và vận hành hệ thống KSNB.

Về đảm bảo về năng lực của Ban lãnh đạo và nhân viên: Kết quả khảo sát cho thấy đa số các nhà quản lý cấp cao đều quan tâm tới việc xây dựng và duy trì hệ thống KSNB tại ngân hàng nhằm mục tiêu ngăn ngừa gian lận, bảo vệ tài sản, cung cấp thông tin đáng tin cậy, đảm bảo hiệu quả hoạt động được thể hiện qua giá trị Mean = 3.95. Nhà quản lý ngân hàng hiện nay đã chú ý tới việc xây dựng hình ảnh cá nhân c ng như uy tín của mình trong các hành động, từ đó khẳng định chỗ đứng của ngân hàng mình trong thị trường. Năng lực chính là kiến thức và các kỹ năng cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ thuộc phạm vi công việc của từng cá nhân trong tổ chức. Tuy nhiên, năng lực phải được bồi đắp thường xuyên thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Một số ngân hàng đã quan tâm đúng mức đến việc này nhưng họ lại chưa thực sự chú ý đến việc cải thiện năng lực một cách thường xuyên. Cam kết đảm bảo về năng lực hiện nay là một vấn đề được quan tâm trên 2 khía cạnh trong đặc thù về quản lý đó là cam kết về năng lực của nhà lãnh đạo trong điều hành công việc và cam kết về năng lực của nhà lãnh đạo trong lựa chọn nhân sự, đặc biệt là nhân sự cấp cao. Xét trên góc độ này thì cả hai khía cạnh đó có ảnh hưởng đến quá trình vận hành hệ thống KSNB, đến tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống KSNB.

Về sự tham gia của Ban quản trị: Nhận thức của nhà quản trị cấp cao về hệ thống KSNB ảnh hưởng trực tiếp đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, đến hiệu quả hoạt động c ng như việc bảo toàn, phát triển vốn của NHTM đã có sự thay đổi. Tuy nhiên, nhận thức của nhà quản quản trị cấp cao về hệ thống KSNB là chưa thật đầy đủ được thể hiện qua kết quả khảo sát và phỏng vấn (Mean= 3.43< 4). Có thể nói mặc dù các nhà quản lý luôn đặt mục tiêu hiệu quả hoạt động và lợi ích chung của NHTM lên trên hết nhưng sự tham gia của họ với vai trò là ban hành, tổ chức thực hiện hệ thống các quy chế, quy định nhằm nâng cao hiệu quả và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của hệ thống KSNB lại chưa được quan tâm đúng mức. Nhà quản trị chưa nhận thức đầy đủ về mục tiêu, các nhân tố

cấu thành hệ thống KSNB dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong quá trình xây dựng và vận hành hệ thống KSNB. Nhà quản trị của một số NHTM c ng chưa tính đến rủi ro do nhận thức này có ảnh hưởng đến tính hiệu quả của hệ thống KSNB trong các NHTM.

Về triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý: Kết quả khảo sát cho thấy đây là nhân tố có giá trị thấp nhất (Mean = 3.06). Triết lý quản lý thể hiện qua quan điểm và nhận thức của nhà quản lý. Phong cách điều hành thể hiện qua cá tính, tư cách và thái độ của nhà quản lý khi điều hành công việc. Trên thực tế, BGĐ của nhiều NHTM đã điều hành ngân hàng theo hướng làm sao có được lợi nhuận cao mà không quan tâm đi kèm với đó là rủi ro cao. Thái độ và hành động của họ trong lập và trình bày BCTC thông qua việc lựa chọn các nguyên tắc kế toán một cách ít thận trọng, các khai báo thông tin trên BCTC, thậm chí có cả những gian lận và giả mạo chứng từ sổ sách. Ông N.Q.T – GĐ ngân hàng BIDV, chi nhánh Long Biên cho rằng: “Triết lý quản lý của các nhà quản lý ở các ngân hàng là khác nhau, trong khi một số ít ngân hàng có phân chia quyền lực cho nhân viên thì đa số lại không muốn làm điều đó”. Điều đó chứng minh rằng triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý có ảnh hưởng đến môi trường kiểm soát, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống KSNB.

Về cơ cấu tổ chức: Tùy theo quy mô và đặc điểm hoạt động của mình, các NHTM hiện nay đã xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp (Mean= 4.18>4). Đa số các ngân hàng có cơ cấu tổ chức tinh gọn, hiệu quả, sự phân công và phối hợp giữa các bộ phận chức năng tương đối hợp lý. Do đó, việc triển khai kế hoạch và tiếp nhận thông tin quản lý của các nhà quản lý rất kịp thời, chính xác. Chính sự phù hợp của cơ cấu tổ chức c ng là điều kiện đảm bảo cho các thủ tục kiểm soát phát huy tác dụng, từ đó nâng cao hiệu quả của hệ thống KSNB.

Về phân định quyền hạn và trách nhiệm: Phân định trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân trong phần lớn các NHTM chưa thực sự tốt (Mean=3.75 < 4). Trong đó việc mô tả công việc cụ thể và trách nhiệm của từng thành viên,

đặc biệt là các thành viên chủ chốt chưa được xây dựng rõ ràng, các thành viên này đôi khi còn thụ động chủ yếu là chờ đợi các quyết định từ nhà quản lý, chưa thực sự chủ động trong việc đưa ra những ý tưởng để xây dựng và phát triển môi trường kiểm soát, đặc biệt là việc hiểu rõ công việc của mình là gì và trách nhiệm của mình đến đâu làm thế nào để đạt được hiệu quả công việc tốt nhất. Tại nhiều ngân hàng, nhất là ở các chi nhánh nhỏ các nguyên tắc chưa được tuân thủ một cách chặt chẽ, đặc biệt là nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc độc lập trong hoạt động từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường kiểm soát trong hệ thống KSNB.

Về chính sách về nhân sự: Hầu hết các ngân hàng đều có chính sách về nhân sự phù hợp với đặc thù của đơn vị mình. Điều này thể hiện nhận thức và sự quan tâm tới chính sách nhân sự của đơn vị chưa cao, với mức Mean = 3.85. Các chính sách đào tạo trong đó truyền đạt vai trò và nhiệm vụ tương lai, gồm các hoạt động như tổ chức trường đào tạo và hội thảo, thể hiện yêu cầu về kết quả công việc và hành vi mong đợi. Gần như toàn bộ các NHTM đều có Bộ phận đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên. Nhiều ngân hàng đã ban hành Quy chế tuyển dụng nhưng chưa cụ thể hóa những qui định liên quan đến việc sử dụng, bổ nhiệm, qui hoạch những nhân viên giỏi chuyên môn, đạo đức tốt. Các quy chế thi đua khen thưởng, Quy chế quản lý lao động và tiền lương… đều đã được ban hành và thực thi. Công tác đề bạt cán bộ chưa dựa trên đánh giá định kỳ về hiệu quả công việc thể hiện cam kết của đơn vị trong việc bổ nhiệm những nhân sự có khả năng vào những trọng trách cao hơn. Tuy nhiên, các phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá thành tích nhân viên mang tính chung chung, không được xây dựng phù hợp với từng vị trí công việc, còn nặng về cảm tính. Việc đánh giá nhân viên, bên cạnh sử dụng các tiêu chí định lượng, còn nhiều yếu tố mang tính định tính, phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của cấp lãnh đạo. Chất lượng nguồn lao động trong lĩnh vực ngân hàng được coi là nguồn nhân lực chất lượng cao nhưng nhìn chung các chính sách sử dụng, đãi ngộ tại một số NHTM chưa tương xứng với tiềm năng, chưa có cơ chế khuyến khích người tài.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/11/2022