Thực Trạng Quy Hoạch Đội Ngũ Giáo Viên Mầm Non Khu Vực Miền Trung Theo Chuẩn Nghề Nghiệp


Stt

Nội dung

Cán bộ quản lí

Giáo viên

ĐTB

ĐLC

TH

ĐTB

ĐLC

TH


3

CNN giúp GVMN tự đánh giá năng lực

nghề nghiệp, xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực NN


3,47


,527


5


3,63


,489


4

4

CNN là cơ sở để đánh giá GVMN hằng

năm theo quy chế đánh giá xếp loại GVMN

3,43

,514

6

3,46

,501

6


5

CNN là cơ sở để thực hiện sàng lọc đội ngũ GVMN theo yêu cầu phát triển chất lượng

đội ngũ GVMN


3,55


,533


4


3,53


,505


5


6

CNN là cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách

đối với GVMN được đánh giá đáp ứng tốt về năng lực NN


3,64


,517


2


3,73


,446


2

Điểm trung bình chung

3,57

3,63

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.

Quản lí đội ngũ giáo viên mầm non khu vực miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp - 15


Bảng 2.11 cho thấy, CBQL và GV đều đánh giá CNN giáo viên mầm non có vai trò “rất cần thiết” đối với công tác quản lí đội ngũ GVMN (ĐTB chung của CBQL = 3,57; GV = 3,63). Trong đó, thứ hạng của 2 nội dung được xếp ở bậc cao nhất gồm: “CNN là cơ sở để chuẩn hóa đội ngũ GVMN theo yêu cầu đổi mới” (CBQL = 3,71; GV = 3,73); CNN là cơ sở để xây dựng, đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng GVMN ở các cơ sở đào tạo GVMN (CBQL

= 3,63; GV = 3,75); CNN là cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách đối với GVMN được đánh giá đáp ứng tốt về năng lực NN (CBQL = 3,64; GV = 3,73).

Các nội dung trong bảng được đánh giá mức “rất cần thiết” nhưng xếp ở thứ hạng thấp hơn gồm: “CNN giúp GVMN tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực NN” (CBQL = 3,47; GV = 3,63); “CNN là cơ sở để đánh giá GVMN hằng năm theo quy chế đánh giá xếp loại GVMN” (CBQL = 3,43; GV = 3,46); “CNN là cơ sở để thực hiện sàng lọc đội ngũ GVMN theo yêu cầu phát triển chất lượng đội ngũ GVMN” (CBQL = 3,55; GV = 3,53).


Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy, CBQL và GV đều nhận thức đúng CNN là cơ sở rất cần thiết trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Căn cứ vào CNN GVMN, các cơ sở GDMN thực hiện xây dựng, phát triển các chương trình bồi dưỡng đội ngũ GVMN phù hợp nhằm chuẩn hóa đội ngũ giáo viên trước yêu cầu đổi mới GDMN. Đồng thời, CNN cũng là cơ sở để đánh giá, xếp loại giáo viên, từ đó có cơ sở hỗ trợ, khích lệ những giáo viên đáp ứng chuẩn, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp những giáo viên chưa đáp ứng tốt CNN.

2.4.2. Thực trạng quy hoạch đội ngũ giáo viên mầm non khu vực miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp

Quy hoạch đội ngũ GVMN theo CNN giúp nhà quản lí xác định được hiện trạng về số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ GVMN hiện có theo CNN, từ đó xác định mục tiêu, dự kiến nội dung, biện pháp tổng thể, đồng bộ và nguồn lực hỗ trợ để thực hiện có hiệu quả công tác quản lí đội ngũ GVMN theo CNN. Kết quả đánh giá thực trạng về công tác quy hoạch được thể hiện ở Bảng 2.12.

Bảng 2.12. Thực trạng quy hoạch đội ngũ GVMN ở khu vực miền Trung‌



TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

CBQL

GV

Sig*

CBQL

GV

Sig*

ĐTB

TH

ĐTB

TH

ĐTB

TH

ĐTB

TH


1

Xác định căn cứ khoa học để quy hoạch phát triển đội

ngũ GVMN


2,12


6


2,11


6


,772


2,19


6


2,25


4


,358


2

Điều tra, khảo sát, đánh giá

thực trạng đội ngũ GVMN theo địa phương/trường


2,09


7


2,01


7


,040


2,28


5


2,23


5


,368


3

Xác định mục tiêu, nội dung quy hoạch đội ngũ GVMN theo địa

phương/trường MN


2,32


4


2,26


4


,161


2,40


2


2,34


2


,236



TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

CBQL

GV

Sig*

CBQL

GV

Sig*

ĐTB

TH

ĐTB

TH

ĐTB

TH

ĐTB

TH


4

Lựa chọn các biện pháp thực hiện quy hoạch đội

ngũ GVMN


2,38


3


2,36


3


,550


2,29


4


2,31


3


,820


5

Dự kiến các nguồn lực

thực hiện quy hoạch đội ngũ GVMN


2,23


5


2,24


5


,874


2,18


7


2,21


6


,536

6

Lập các loại kế hoạch phát

triển đội ngũ GVMN

2,66

1

2,66

1

,876

2,33

3

2,21

6

,016


7

Xem xét, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch bảo đảm

tính khoa học và thực tiễn


2,44


2


2,48


2


,325


2,43


1


2,43


1


,969

ĐTB chung

2,32

2,30


2,30

2,28


Tương quan PEARSON

Giá trị TQ: ,792**

α= ,000

TQ thuận


Bảng 2.12 cho thấy, CBQL và GV đều có sự tương đồng trong đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện quy hoạch ĐN GVMN. Tuy nhiên, ĐTB chung của 2 đối tượng cho mức thực hiện nội dung này là “thỉnh thoảng” (CBQL = 2,32; GV = 2,30) và kết quả thực hiện “trung bình” (CBQL = 2,30; GV = 2,28). Dựa vào kết quả thống kê cho thấy, các nội dung trong quy trình thực hiện quy hoạch đánh giá ở mức điểm thấp nhất cả về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện: “Xác định căn cứ khoa học để quy hoạch phát triển đội ngũ GVMN; điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ GVMN theo địa phương, trường MN” (ĐTB TH: 2,01 đến 2,12; ĐTB HQ: 2,19 đến 2,28). Xác định căn cứ khoa học tức là dựa trên các phân tích về đường lối, chủ trương, văn bản pháp luật về phát triển nguồn nhân lực giáo dục mầm non, các tiêu chuẩn đối với GVMN, từ đó làm nền tảng, định hướng pháp lí quan trọng cho hoạt động quy hoạch. Ngoài ra, công tác quy hoạch cần được tiến hành dựa trên những kết quả điều tra, khảo sát về thực trạng số lượng, cơ cấu, trình độ và chất


lượng hiện tại của đội ngũ GVMN. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy hai bước quan trọng ban đầu của công tác quy hoạch chưa được thực hiện một cách chặt chẽ và khoa học.

Các bước tiếp theo trong quy hoạch như “xác định mục tiêu, nội dung, lựa chọn các biện pháp, dự kiến các nguồn lực” được đánh ở mức độ thực hiện “thỉnh thoảng” và kết quả “trung bình” (ĐTB TH: 2,23 đến 2,38 và ĐTB HQ: 2,18 đến 2,40). Hai nội dung trong quy hoạch được đánh giá ở mức độ “thường xuyên” và kết quả chỉ ở mức “trung bình” là: “Lập các loại kế hoạch phát triển đội ngũ GVMN (số lượng, chất lượng); Xem xét, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch bảo đảm tính khoa học và thực tiễn” (ĐTB TH: 2,44 đến 2,66 và ĐTB HQ: 2,21 đến 2,43). Việc xây dựng các loại kế hoạch phát triển đội ngũ giúp thực hiện các mục tiêu, nội dung của công tác quy hoạch theo từng mốc thời gian ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch giúp kịp thời khắc phục được những hạn chế và phát huy những điểm mạnh trong công tác quy hoạch. Đồng thời giúp công tác quy hoạch phù hợp hơn với thực tiễn giáo dục, nguồn nhân lực giáo dục mầm non, kế hoạch sẽ mềm dẻo và linh hoạt hơn. Kiểm định Independent Sample T-Test để so sánh giá trị trung bình giữa 2 đối tượng CBQL và GV ở từng nội dung cho giá trị Sig>.005 cho phép kết luận không có sự khác biệt ý nghĩa trong giá trị trung bình của 2 đối tượng.

Kết quả trao đổi, phỏng vấn với một số CBQL phụ trách GDMN cấp phòng GD&ĐT và CBQL trường MN về những hạn chế trong qui hoạch đội ngũ GVMN hiện nay, CBQL 2 cho biết: “Biên chế giáo viên mầm non hạn chế, khó tuyển dụng giáo viên mầm non do cơ chế tinh giản biên chế của Nhà nước”. CBQL 13, 14 thông tin: Căn cứ thông tư hướng dẫn về định biên giáo viên mầm non (Nhà trẻ 2,5 giáo viên/nhóm), mẫu giáo 2,2 giáo viên/lớp) nhưng do tinh giảm biên chế nên các trường MN vẫn không được giao biên chế GV đúng theo thông tư quy định” Nhà trường MN không được chủ động tìm kiếm nguồn giáo viên có năng lực để đáp ứng CNN và yêu cầu của nhà trường. Do thiếu GV theo định biên nên cường độ GV vất vả vì vậy nhà trường cũng gặp một số khó khăn trong việc dự giờ, bồi dưỡng chuyên môn, xây dựng môi trường giáo dục.


2.4.3. Thực trạng tuyển dụng đội ngũ giáo viên mầm non ở khu vực miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp‌

Tuyển dụng giáo viên mầm non là quá trình xác định nhu cầu nhân lực, căn cứ các tiêu chuẩn, tiêu chí trong CNN để lựa chọn đội ngũ giáo viên có phẩm chất, năng lực đáp ứng vị trí, nhiệm vụ của người GVMN. Kết quả đánh giá thực trạng công tác tuyển dụng giáo viên mầm non được thể hiện ở Bảng 2.13.

Bảng 2.13. Thực trạng tuyển dụng đội ngũ GVMN ở miền Trung‌



TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

CBQL

GV

Sig*

CBQL

GV

Sig*

ĐTB

TH

ĐTB

TH

ĐTB

TH

ĐTB

TH


1

Xác định cơ cấu tổ chức và biên chế GV phù hợp quy định của Nhà nước và tình hình nhà

trường


2,69


6


2,61


8


,080


2,51


9


2,50


9


,933

2

Có tiêu chí tuyển chọn rõ ràng,

minh bạch, cụ thể

2,69

6

2,83

6

,009

2,74

7

2,83

6

,118


3

Có quy trình tuyển chọn phù hợp điều kiện thực tiễn của địa

phương và trường MN


2,57


9


2,53


9


,393


2,79


6


2,73


7


,227

4

Tổ chức tuyển chọn theo quy

trình khách quan, công khai

3,06

4

3,06

4

,968

3,01

4

3,04

4

,636

5

Lựa chọn GVMN đạt chuẩn

trình độ đào tạo theo quy định

3,09

3

3,09

3

,896

3,20

1

3,33

1

,004


6

Lựa chọn GV phù hợp nhu cầu thực tế của địa phương và

nhà trường


2,68


8


2,64


7


,398


2,67


8


2,62


8


,382


7

Lựa chọn GVMN đạt trên

chuẩn trình độ đào tạo theo quy định


3,16


1


3,24


1


,038


3,11


2


3,20


2


,073



TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

CBQL

GV

Sig*

CBQL

GV

Sig*

ĐTB

TH

ĐTB

TH

ĐTB

TH

ĐTB

TH

8

Tổ chức thử việc giáo viên

được tuyển chọn

3,12

2

3,18

2

,180

3,11

2

3,17

3

,185

9

Sàng lọc, lựa chọn, quyết định

tiếp nhận sau thử việc

3,03

5

3,04

5

,788

2,95

5

2,96

5

,909

ĐTB chung

2,89

2,91

2,89


2,93


Tương quan PEARSON

Giá trị TQ: ,740**

α= ,000

TQ thuận

Bảng 2.13 cho thấy, CBQL và GV đều có sự tương đồng trong đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện cho các nội dung tuyển dụng ở mức độ thực hiện “thường xuyên” (CBQL = 2,89; GV = 2,91) và kết quả thực hiện “khá” (CBQL = 2,89; GV = 2,93).

Các nội dung tuyển dụng được đánh giá ở mức “thường xuyên” và kết quả “khá”, được xếp thứ hạng từ 1 đến 5 gồm: “Lựa chọn GVMN đạt trên chuẩn trình độ đào tạo theo quy định; tổ chức thử việc giáo viên được tuyển chọn; lựa chọn GVMN đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định; tổ chức tuyển chọn theo quy trình khách quan, công khai; sàng lọc, lựa chọn, quyết định tiếp nhận sau thử việc” (ĐTB TH: 3,03 đến 3,24 và ĐTB HQ: 2,95 đến 3,20). Nhìn chung kết quả khảo sát, đánh giá cho thấy công tác tuyển dụng được thực hiện khá chặt chẽ từ việc lựa chọn các giáo viên đảm bảo các tiêu chuẩn quy định của ngành đến tổ chức thử việc và sàng lọc, quyết định tiếp nhận sau khi thử việc. Các bước được thực hiện một cách công khai, công bằng. Việc tiến hành tuyển chọn một cách chặt chẽ, khoa học sẽ giúp thu hút được những giáo viên có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp vững vàng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu CNN. Phỏng vấn một số chuyên viên phụ trách giáo dục mầm non ở các phòng GD&ĐT các huyện thuộc tỉnh Khánh Hòa cho biết công tác tuyển dụng được thực hiện khá tốt. CBQL 3 cho biết: “Trong công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ GVMN ở địa phương đã đưa ra các tiêu chí phù hợp, quy trình tuyển dụng chặt chẽ, xác định và phân công giáo viên phù hợp với năng lực của giáo viên”. CBQL 4 cho biết:


“Công tác tuyển dụng ở địa phương, nhìn chung đã tuyển chọn được nhiều giáo viên, nhân viên có đủ phẩm chất trình độ vào ngành. Việc sử dụng đội ngũ, phân công GV, quy chế thử việc giáo viên mới; quy chế làm việc của giáo viên được thực hiện tốt”.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát thực trạng công tác tuyển dụng cũng phần nào phản ánh chưa phù hợp với đặc điểm nhu cầu nhân lực, ví trí tuyển chọn của từng địa phương, từng nhà trường mầm non, biên chế giáo viên còn chưa phù hợp với quy định nhà nước, tiêu chuẩn, tiêu chí tuyển chọn chưa được rõ ràng, minh bạch theo CNN. Qua phỏng vấn một số CBQL ở các phòng GD&ĐT khu vực miền Trung, ý kiến đồng thuận cho rằng, việc tuyển dụng cần lấy CNN làm thước đo, tránh trường hợp tự xây dựng chuẩn riêng; cần tiến hành kiểm tra, phỏng vấn các nội dung tuyển dụng sát với thực tế nhà trường mầm non; ưu tiên các ứng viên tốt nghiệp các trường đại học sư phạm, có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Trao đổi cụ thể về quy trình, tiêu chí tuyển dụng GVMN theo CNN, CBQL 9 cho biết: “UBND tỉnh cần phải xây dựng những tiêu chí tuyển dụng cụ thể như quy định về trình độ chuyên môn, trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ... Quy trình tuyển dụng cần thực hiện các bước của quy trình tuyển dụng công khai, minh bạch, rõ ràng như: Lập kế hoạch tuyển dụng; duyệt kế hoạch và lập Hội đồng tuyển dụng; thông báo tuyển dụng; thu nhận và lập danh sách hồ sơ dự tuyển; tổ chức xét tuyển hoặc thi tuyển; thông báo kết quả trúng tuyển”. Nếu khắc phục được một số hạn chế trên thì có thể nâng cao được hiệu quả của công tác tuyển dụng giáo viên mầm non theo CNN.

Kiểm định Independent Sample T-Test để so sánh giá trị trung bình giữa 2 đối tượng CBQL và GV ở từng nội dung cho giá trị Sig>,005 cho phép kết luận không có sự khác biệt ý nghĩa trong giá trị trung bình của 2 đối tượng. Kiểm định hệ số tương quan Person cũng được thực hiện để đánh giá sự tương quan giữa mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện. Kết quả cho thấy hệ số α<,005 và trị tương quan là ,740* cho phép kết luận có sự tương quan thuận khá chặt chẽ giữa mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện. Tức là nếu thực hiện một cách thường xuyên các nội dung trong công tác tuyển dụng thì hiệu quả thực hiện sẽ tăng lên.


2.4.4. Thực trạng sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non ở khu vực miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp‌

Trong công tác quản lí ĐNGVMN theo CNN, sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non là việc bố trí, phân công nhiệm vụ cho giáo viên phù hợp với vị trí việc làm, phẩm chất cá nhân, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để phát huy tối đa điểm mạnh của từng giáo viên mầm non. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non theo CNN được thể hiện ở Bảng 2.14.

Bảng 2.14. Thực trạng sử dụng đội ngũ GVMN ở khu vực miền Trung‌



TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

CBQL

GV

Sig*

CBQL

GV

Sig*

ĐTB

TH

ĐTB

TH

ĐTB

TH

ĐTB

TH


1

Sắp xếp, bố trí công việc cho GV phù hợp (năng lực, chuyên môn đào tạo, nguyện vọng cá

nhân).


2,59


7


2,62


7


,522


2,43


7


2,57


2


,001


2

Thực hiện định mức giờ chuẩn

đối với GVMN theo quy định của ngành


2,90


1


2,99


1


,065


2,78


1


2,90


1


,018


3

Thực hiện quy chế làm việc, cơ chế phối hợp giữa các tổ, bộ phận và GV theo đúng chức

năng


2,75


3


2,68


4


,118


2,60


2


2,56


3


,454


4

Đề ra yêu cầu và tạo điều kiện

thuận lợi cho GVMN thực hiện nhiệm vụ


2,67


4


2,66


5


,964


2,46


5


2,47


6


,798

5

Phát huy vai trò tích cực, chủ

động của GV trong công việc

2,65

5

2,69

3

,317

2,49

4

2,51

5

,629

6

Phân công chỉ đạo, theo dõi,

giám sát hoạt động sư phạm

2,80

2

2,74

2

,182

2,51

3

2,54

4

,610

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2024