Thực Trạng Xây Dựng Môi Trường, Điều Kiện Hỗ Trợ Đội Ngũ Giáo Viên Mầm Non Ở Khu Vực Miền Trung Theo Cnn


động giáo dục trẻ. Kiểm định Independent Sample T-Test cũng cho thấy không có sự khác biết trong đánh giá giữa CBQL và GV, giá trị Sig>.005.

2.4.7. Thực trạng xây dựng môi trường, điều kiện hỗ trợ đội ngũ giáo viên mầm non ở khu vực miền Trung theo CNN‌

Đảm bảo môi trường, điều kiện hỗ trợ và phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo CNN là việc cung ứng, đầu tư các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị tổ chức hoạt động giáo dục, thực hiện các chế độ chính sách, phát triển môi trường tâm lí - xã hội lành mạnh, thân thiện, tạo sự gắn bó, đoàn kết giữa các thành viên trong nhà trường. Kết quả đánh giá thực trạng tạo môi trường, điều kiện hỗ trợ và phát triển đội ngũ GVMN thể hiện ở Bảng 2.17.

Bảng 2.17. Thực trạng đảm bảo môi trường, điều kiện hỗ trợ đội ngũ GVMN ở khu vực miền Trung‌


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

CBQL

GV

Sig*

CBQL

GV

Sig*

ĐTB

TH

ĐTB

TH

ĐTB

TH

ĐTB

TH


1

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, môi trường vật chất cho đội ngũ GVMN làm việc

thuận lợi


2,33


6


2,22


7


,051


2,28


5


2.17


6


,104


2

Có tập thể sư phạm chuẩn mực, đoàn kết, đồng thuận

trong đội ngũ GV


2,85


2


2,92


1


,133


2,79


1


2,77


1


,708


3

Chỉ đạo thực hiện các chế độ,

chính sách cho đội ngũ GVMN theo quy định


2,86


1


2,84


2


,704


2,55


3


2,58


3


,618


4

Quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của đội

ngũ GVMN


2,27


7


2,24


6


,685


1,92


7


1,88


7


,550

5

Quy định chế độ tuyên

2,65

4

2,59

3

,168

2,37

4

2,32

4

,254

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.



TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

CBQL

GV

Sig*

CBQL

GV

Sig*

ĐTB

TH

ĐTB

TH

ĐTB

TH

ĐTB

TH


dương, khen thưởng, kỷ luật phù hợp đối với giáo viên











6

Tạo cơ hội cho giáo viên phát

huy quyền dân chủ

2,66

3

2,59

3

,152

2,57

2

2,61

2

,424


7

Thực hiện chế độ tăng lương, đề bạt vào các vị trí quan trọng của trường đối với GV

giỏi


2,34


5


2,30


5


,457


2,23


6


2,20


5


,633


8

Ban hành các chính sách, đãi ngộ đối với giáo viên dạy vùng sâu, vùng xa, miền núi,

GV giỏi.


2,19


8


2,21


8


,716


1,89


8


1,88


7


,876

ĐTB chung

2,50

2,48


2,32

2,30


Tương quan PEARSON

Giá trị TQ: ,839**

sig= ,000

TQ thuận


Bảng 2.17 cho thấy, CBQL và GV đánh giá thực trạng đảm bảo, tạo môi trường, điều kiện hỗ trợ và phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo CNN ở mức thực hiện “thỉnh thoảng” (CBQL = 2,50; GV = 2,48) và kết quả ở mức “trung bình”(CBQL = 2,32; GV = 2,30). Tuy nhiên, phân tích cụ thể từng nội dung cho thấy có 3/8 nội dung được đánh giá ở mức độ thực hiện “thường xuyên” và kết quả “khá”, gồm: “Có tập thể sư phạm chuẩn mực, đoàn kết, đồng thuận trong đội ngũ GV; Chỉ đạo thực hiện các chế độ, chính sách cho đội ngũ GVMN theo quy định; Tạo cơ hội cho giáo viên phát huy quyền dân chủ” (ĐTB TH: 2,59 – 2,92 và ĐTB KQ: 2,55 – 2,79). Đánh giá chung cho thấy, bầu không khí sư phạm, văn hóa nhà trường ở các trường đã được xây dựng khá tốt, điều này giúp nhà trường trở thành một trung tâm văn hóa giáo dục, tập thể sư phạm đoàn kết, hợp tác, giáo viên


có động lực để sáng tạo trong công việc. Các trường cũng đã đảm bảo những quyền lợi, chế độ cho giáo viên theo quy định của ngành, tạo cơ hội cho giáo viên thực hiện quyền dân chủ, thể hiện quan điểm, ý kiến trong các quyết định quan trọng của nhà trường. Điều này giúp nhà trường huy động được trí tuệ của tập thể, giáo viên cảm nhận được sự tôn trọng và tin tưởng từ lãnh đạo nhà trường.

Tuy nhiên, có 4/8 nội dung bị đánh giá ở mức độ thực hiện “thỉnh thoảng” và kết quả “trung bình”, xếp ở thứ hạng thấp nhất gồm: “Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, môi trường vật chất cho đội ngũ GVMN làm việc thuận lợi; quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ GVMN; thực hiện chế độ tăng lương, đề bạt vào các vị trí quan trọng của trường đối với GV giỏi; ban hành các chính sách, đãi ngộ đối với giáo viên dạy vùng sâu, vùng xa, miền núi, GV giỏi” (ĐTB TH: 2,19 – 2,34 và ĐTB KQ: 1,88 – 2,37). Kết quả phỏng vấn đối với các CBQL 4, 10, 11, 12 đều có chung nhận định về thực trạng “cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, chính sách về lương cũng như các trợ cấp nhà giáo, chế độ khen thưởng, tạo động lực, thời gian làm việc của giáo viên mầm non là chưa đảm bảo, giáo viên chưa yên tâm trong công tác”. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục chưa đáp ứng tốt nên GVMN chưa có điều kiện thuận lợi để đối mới hình thức, phương pháp giáo dục theo hướng phát huy năng lực trẻ nhằm đạt mục tiêu giáo dục. Bên cạnh đó, các điều kiện để tạo động lực lao động cho giáo viên như các chế độ, chính sách theo quy định của nhà nước và sự hỗ trợ, phụ cấp của địa phương, trường MN chưa động viên, khuyến khích giáo viên cống hiến với nghề. Môi trường giáo dục mầm non đòi hỏi giáo viên phải chịu áp lực rất lớn về thời gian, khối lượng công việc cũng là một khó khăn phổ biến. CBQL 6 cho biết: “Thời gian sinh hoạt tổ chuyên môn (họp tổ) thường là tranh thủ buổi trưa, chất lượng sinh hoạt chưa cao”. CBQL 3 cho rằng: “Cuộc sống của giáo viên còn nhiều khó khăn do đồng lương thấp, thời gian làm việc ở trường kéo dài, thu nhập thêm ngoài không có. Điều kiện làm việc của giáo viên một số cơ sở GDMN khó khăn, một số trường lớn có số lượng trẻ trong một lớp đông. Biên chế giáo viên không đảm bảo định biên theo thông tư 06/TT-BGDDT, thời gian bám lớp 8h/ngày nên việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục, tham gia phát triển chương trình, họp hành hầu như phải thực hiện ngoài giờ”.


Kiểm định Independent Sample T-Test cũng cho thấy không có sự khác biệt trong đánh giá giữa CBQL và GV, giá trị Sig>,005.

Kết quả đánh giá tổng quan về thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên mầm non ở miền Trung theo CNN thể hiện trên Biểu đồ 2.3.

Hình 2 3 Biểu đồ thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên mầm non theo CNN Chú 1

Hình 2.3. Biểu đồ thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên mầm non theo CNN (Chú thích: ND1: Thực trạng quy hoạch đội ngũ GVMN; ND2: Thực trạng tuyển dụng đội ngũ GVMN; ND3: Thực trạng sử dụng đội ngũ GVMN; ND4: Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVMN; ND5: Thực trạng đánh giá đội ngũ GVMN; ND6: Thực trạng tạo môi trường, điều kiện hỗ trợ đội ngũ GVMN).

Biểu đồ 2.3 cho thấy các cấp quản lí đã thực hiện khá tốt nội dung về tuyển dụng, sử dụng đội ngũ GVMN theo CNN. Tuy nhiên, các nội dung về quy hoạch, bồi dưỡng, đánh giá và đảm bảo các điều kiện hoạt động cho đội ngũ GVMN theo CNN vẫn chưa được thực hiện thường xuyên, dẫn đến kết quả thực hiện các nội dung này vẫn còn nhiều hạn chế. Kết quả này giúp các nhà quản lí xác định lại


thực trạng quản lí đội ngũ GVMN ở từng địa phương để có những biện pháp cải thiện những tồn tại trong công tác quản lí đội ngũ giáo viên mầm non theo CNN.

2.4.8. So sánh khái quát thực trạng các nội dung quản lí đội ngũ giáo viên mầm non ở các tỉnh khu vực miền Trung theo CNN‌

Kết quả so sánh thực trạng thực hiện các nội dung quản lí ĐNGV ở 5 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, TT-Huế, Phú Yên và Khánh Hòa thể hiện ở Bảng 2.18.

Bảng 2.18. So sánh thực trạng các nội dung quản lí đội ngũ giáo viên mầm non ở các tỉnh khu vực miền Trung‌

Mức

độ

Quảng Bình

Quảng Trị

TT. Huế

Phú Yên

Khánh Hòa

Sig*

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC


1. Thực trạng quy hoạch đội ngũ GVMN

TH

2,41

,617

1,99

,317

2,27

,168

2,32

,258

2,50

,313

,000

KQ

2,20

,703

2,03

,329

2,32

,190

2,19

,541

2,64

,338

,000


2. Thực trạng tuyển dụng đội ngũ GVMN

TH

2,99

,390

2,60

,387

2,83

,320

3,01

,363

3,07

,317

,000

KQ

2,93

,416

2,68

,433

2,83

,506

2,93

,373

3,20

,379

,000


3. Thực trạng sử dụng đội ngũ GVMN

TH

2,93

,501

2,52

,344

2,56

,266

2,70

,278

2,83

,445

,000

KQ

2,67

,642

2,21

,120

2,51

,297

2,51

,322

2,87

,430

,000


4. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVMN

TH

2,47

,629

2,14

,261

2,35

,291

2,36

,254

2,55

,359

,000

KQ

2,24

,774

1,90

,207

2,33

,343

2,08

,365

2,55

,397

,000


5. Thực trạng đánh giá đội ngũ GVMN

TH

2,61

,527

2,13

,284

2,47

,269

2,50

,282

2,73

,556

,000

KQ

2,28

,707

1,99

,323

2,39

,428

2,09

,338

2,56

,660

,000


6. Thực trạng về tạo điều kiện môi trường làm việc cho đội ngũ GVMN

TH

2,75

,563

2,10

,309

2,39

,348

2,49

,254

2,71

,512

,000

KQ

2,43

,763

2,03

,320

2,34

,384

2,07

,381

2,61

,590

,000

Bảng 2.18 cho thấy, có sự khác biệt trong mức độ và kết quả thực hiện các


nội dung quản lí ở 5 tỉnh miền Trung. Phân tích khái quát từng nội dung như sau:

Đối với thực trạng quy hoạch đội ngũ GVMN thì tỉnh Khánh Hòa được đánh giá thực hiện nội dung này ở mức “thường xuyên” (ĐTB = 2,50) và kết quả “khá” (ĐTB = 2,64). Tỉnh Quảng Trị được đánh giá ở mức thực hiện “thỉnh thoảng” (ĐTB = 1,99) và kết quả “trung bình” (ĐTB = 2,03). Đối với thực trạng tuyển dụng đội ngũ GVMN thì tất cả các tỉnh trong mẫu khảo sát được đánh giá thực hiện ở mức “thường xuyên” và kết quả “khá”. Trong đó Khánh Hòa và Phú Yên là 2 tỉnh được đánh giá thực hiện nội dung này ở thứ hạng cao hơn. Đối với thực trạng sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVMN thì tất cả các tỉnh trong mẫu khảo sát được đánh giá thực hiện ở mức “thường xuyên” và mức độ kết quả thực hiện “khá” (riêng ở tỉnh Quảng Trị là “trung bình”). Đối với 2 nôi dung về thực trạng đánh giá và đảm bảo điều kiện cho đội ngũ GVMN thì 2 tỉnh Khánh Hòa và Quảng Bình được đánh giá thực hiện “khá thường xuyên” và có kết quả cao hơn. Tỉnh Quảng Trị có mức ĐTB thấp trong số 5 tỉnh được khảo sát đối với 2 nội dung này. Kiểm định ANOVA cho giá trị Sig của tất cả các nội dung với α<.005 cho phép kết luận có sự khác biệt ý nghĩa về giá trị trung bình của 5 tỉnh đối với công tác quản lí đội ngũ GVMN ở miền Trung theo CNN.

So sánh khái quát thực trạng các nội dung quản lí đội ngũ GVMN ở các tỉnh khu vực miền Trung theo CNN cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa về giá trị trung bình của 5 tỉnh có thể do có sự khác nhau trong nhận thức, quan điểm của CBQL và GVMN các tỉnh thực hiện khảo sát. Đây cũng chỉ là những số liệu xét về định lượng dùng để tham khảo trong công tác quản lí đội ngũ GVMN, CBQL GDMN các tỉnh cần phân tích, đánh giá thực trạng quản lí đội ngũ GVMN tỉnh mình một cách toàn diện và mang tính đặc thù.

2.5. Đánh giá chung và nguyên nhân của thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên mầm non khu vực miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp

2.5.1. Đánh giá chung thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên mầm non khu vực miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp

* Ưu điểm


Về thực trạng đội ngũ giáo viên mầm non khu vực miền Trung: đa số GVMN được đào tạo chính quy và có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định. Xét về mức độ đáp ứng các yêu cầu của CNN, đội ngũ GVMN các tỉnh khảo sát ở khu vực miền Trung có phẩm chất nhà giáo đáp ứng mức từ đạt đến khá các yêu cầu của CNN như thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức, có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức và hình thành tác phong làm việc khoa học. Về năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của GVMN theo các tiêu chí: Phát triển chuyên môn bản thân; xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo hướng phát triển toàn diện trẻ em; nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em; giáo dục phát triển toàn diện trẻ em; quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em; quản lí nhóm, lớp, kết quả phân tích cho thấy đội ngũ GVMN các tỉnh khảo sát ở khu vực miền Trung hiện nay đáp ứng mức “đạt” theo CNN. Các năng lực về xây dựng môi trường giáo dục; phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng được đánh giá tiệm cận mức “khá” theo CNN.

Về thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên mầm non khu vực miền Trung theo CNN: CBQL các cấp quản lí và GVMN các tỉnh khảo sát ở khu vực miền Trung đều có nhận thức đúng về sự cần thiết của CNN đối với công tác quản lí đội ngũ GVMN hiện nay. Đặc biệt nhận thức về sự cần thiết của CNN trong chuẩn hóa đội ngũ GVMN theo yêu cầu đổi mới, trong đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng GVMN ở các cơ sở đào tạo GVMN và đề xuất chế độ, chính sách đối với GVMN được đánh giá đáp ứng tốt CNN. Thực trạng quản lí đội ngũ GVMN các tỉnh khu vực miền Trung theo CNN cho thấy, các cấp quản lí đã thực hiện thường xuyên hầu hết các nội dung quản lí đội ngũ GVMN gồm quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và đảm bảo các điều kiện hoạt động cho đội ngũ GVMN, kết quả thực hiện ở mức đạt và khá. Trong đó nội dung về tuyển dụng, sử dụng đội ngũ GVMN được thực hiện thường xuyên và kết quả đạt khá ở thứ hạng cao nhất.

* Hạn chế

Đội ngũ GVMN các tỉnh khảo sát ở khu vực miền Trung chưa đạt mức tốt

các yêu cầu của CNN về phẩm chất nhà giáo phải là tấm gương mẫu mực về đạo


đức nhà giáo và tấm gương mẫu mực về phong cách làm việc khoa học… Đa phần GVMN chưa thực sự là một hình mẫu về đạo đức, có sức ảnh hưởng để chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác CSGD trẻ. Năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của GVMN chưa đạt mức cao là “khá” và “tốt” so với yêu cầu của CNN. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GVMN ở các trường mầm non chỉ đáp ứng mức “đạt” theo tiêu chuẩn này. Một bộ phận GVMN chưa thành thạo kĩ năng xây dựng kế hoạch, chương trình giáo dục trong nhóm, lớp, tổ chức hoạt động giáo dục phát triển toàn diện trẻ chưa hiệu quả, giáo viên chưa kiểm soát cảm xúc và thích ứng với các điều kiện giáo dục khác nhau, khi tham gia công tác bồi dưỡng chưa học tập kinh nghiệm với trường bạn... Đặc biệt tiêu chuẩn về sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em được đánh giá chung mức “chưa đạt” so với tiêu chuẩn này trong CNN. Kết quả này là cơ sở quan trọng để các cơ quan quản lí, các trường mầm non có kế hoạch, chương trình nhằm đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm non.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong các nội dung quản lí đội ngũ GVMN, thực trạng các nội dung về quy hoạch, bồi dưỡng, đánh giá và đảm bảo các điều kiện hoạt động cho đội ngũ GVMN vẫn chưa được đánh giá ở mức thực hiện rất thường xuyên, dẫn đến kết quả thực hiện các nội dung này vẫn còn nhiều hạn chế, chưa được đánh giá tốt. Một số hạn chế trong tuyển dụng, sử dụng đội ngũ GVMN như phân công nhiệm vụ, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của GVMN chưa bảo đảm phù hợp với năng lực, sở trường chính là nguyên nhân làm cho công tác sử dụng ĐN GVMN thực hiện chưa tốt. Hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GVMN vẫn còn một số tồn tại như: giáo viên, cán bộ quản lí chưa nhận thức đúng về vai trò của hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục ở trường mầm non; việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chưa mang tính khả thi; chưa xây dựng được nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp bồi dưỡng theo hướng đổi mới giáo dục mầm non; chưa thực hiện đánh giá một cách hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng sau mỗi khóa học. Các trường mầm non chưa có một kế hoạch độc lập về hoạt động

Xem tất cả 281 trang.

Ngày đăng: 23/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí