Thực Trạng Thực Hiện Các Nội Dung Trong Đánh Giá Giáo Viên Thcs Theo Chuẩn Nghề Nghiệp Ở Các Trường Thcs Thị Xã Quảng Yên

nhân cách của HS. Trong xã hội đang phát triển nhanh, người GV phải có tiềm năng không ngừng tự hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát huy tính chủ động độc lập, sáng tạo trong hoạt động sư phạm, biết phối hợp nhịp nhàng với tập thể sư phạm nhà trường trong việc thực hiện các mục tiêu GD. Đây là yếu tố quyết định GV có thể đáp ứng Chuẩn hay không và đáp ứng ở mức nào.

2.3.2. Thực trạng thực hiện các nội dung trong đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS được được trình bày thành 6 lĩnh vực gồm 25 tiêu chí. Nội dung đánh giá thực hiện theo Công văn số 660/BGD&ĐT-NGCBQLGD ngày 09 tháng 02 năm 2010, Về việc Hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Thông tư số 30/2009/TTGDĐT.

Để tìm hiểu về mức độ thực hiện nội dung đánh giá GV THCS theo Chuẩn nghề nghiệp, tác giả tiến hành khảo sát các khách thể về mức độ thực hiện các nội dung đánh giá theo Chuẩn.

Cho điểm về mức độ thực hiện như sau: Thực hiện tốt = 3 điểm; thực hiện bình thường = 2 điểm; thực hiện chưa tốt = 1điểm. Sau đó tính điểm trung bình của từng tiêu chí và từng lĩnh vực để so sánh mức độ thực hiện.

Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.7: Thực trạng mức độ thực hiện nội dung đánh giá GV THCS theo Chuẩn nghề nghiệp của các trường THCS thị xã Quảng Yên‌


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

TB

I

Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống



2

1

Phẩm chất chính trị

240

2.53

5

2

Đạo đức nghề nghiệp

265

2.79

1

3

Ứng xử với học sinh

262

2.76

2

4

Ứng xử với đồng nghiệp

262

2.76

2

5

Lối sống, tác phong

254

2.67

4


Trung bình


2.7


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh - 7

TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

TB

II

Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục



3

1

Tìm hiểu đối tượng giáo dục

255

2.68

1

2

Tìm hiểu môi trường giáo dục

250

2.63

2


Trung bình


2.65


III

Năng lực dạy học



1

1

Xây dựng kế hoạch dạy học

268

2.82

2

2

Đảm bảo kiến thức môn học

270

2.84

1

3

Đảm bảo chương trình môn học

265

2.79

3

4

Vận dụng các phương pháp dạy học

265

2.79

3

5

Sử dụng các phương tiện dạy học

260

2.74

5

6

Xây dựng môi trường học tập

255

2.68

6

7

Quản lý hồ sơ dạy học

255

2.68

6

8

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

255

2.68

6


Trung bình


2.75


IV

Năng lực giáo dục



4

1

Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục

255

2.68

1

2

Giáo dục qua môn học

255

2.68

1

3

Giáo dục qua các hoạt động giáo dục

248

2.61

5

4

Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng

243

2.56

6

5

Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức

giáo dục

252

2.65

3

6

Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh

252

2.65

3


Trung bình


2.64


V

Năng lực hoạt động chính trị, xã hội



6

1

Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng

242

2.55

1

2

Tham gia hoạt động chính trị, xã hội

238

2.5

2


Trung bình


2.52


VI

Năng lực phát triển nghề nghiệp



5

1

Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện

248

2.61

1

2

Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn

giáo dục

245

2.57

2


Trung bình


2.59



Kết quả khảo sát cho thấy: Việc thực hiện đánh giá GV theo Chuẩn bằng các tiêu chí trong 6 tiêu chuẩn của Chuẩn đều được đánh giá ở mức cao, trong đó lĩnh vực về “Năng lực dạy học” được các khách thể đánh giá thực hiện ở mức tốt nhất với = 2.75 điểm. Ngược lại, lĩnh vực về “Năng lực hoạt động chính trị, xã hội” được đánh giá thấp nhất so với kết quả đánh giá 2 lĩnh vực trên với = 2.52 điểm. Sự chênh lệch kết quả đánh giá mức độ thực hiện giữa các tiêu chí trong 6 tiêu chuẩn của Chuẩn được thể hiện cụ thể qua sự phân tích từng tiêu chí trong mỗi lĩnh vực:

Mức độ thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn "Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống", thể hiện qua các tiêu chí chấp hành chính sách pháp luật của nhà nước; chấp hành quy chế của ngành, ứng xử với học sinh, đồng nghiệp, trung thực, đoàn kết, có tư tưởng lập trường chính trị vững vàng. Đây là những tiêu chí quan trọng thể hiện ý thức, và hành vi thực hiện vai trò công dân và cũng là trách nhiệm của nhà giáo. Do vậy, các khách thể đánh giá khá cao kết quả thực hiện nhóm các tiêu chí này với điểm trung bình là 2.7 được đánh giá là CBGV các nhà trường đã thực hiện tốt các tiêu chí trong lĩnh vực này.

Mức độ thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn "Tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục": Trong đó việc thực hiện tiêu chí tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục, được các khách thể đánh giá xếp thứ 3 trong 6 tiêu chuẩn, với minh chứng là đã tìm hiểu về các đối tượng học sinh, hoàn cảnh gia đình của học sinh, thường xuyên phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường giáo dục học sinh.

Mức độ đánh giá với tiêu chuẩn "Năng lực dạy học", có tổng điểm trung bình được đánh giá cao nhất là 2.75 điểm. Với những tiêu chí: Xây dựng kế hoạch dạy học, được đánh giá 2.82 điểm; tiêu chí: Đảm bảo chương trình môn học, vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp đặc thù bộ môn và đối tượng học sinh cùng được đánh giá bằng 2.79 điểm; các tiêu chí: Xây dựng môi trường học tập, Quản lý hồ sơ dạy học, Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của

học sinh, với các minh chứng mà GV đã thực hiện là bảo quản hồ sơ dạy học tốt, sử dụng các phương pháp truyền thống và hiện đại để kiểm tra đánh giá học sinh, với nội dung này các khách thể đánh giá đạt 2.68 điểm; đặc biệt với tiêu chí: Đảm bảo kiến thức môn học, với minh chứng nắm vững kiến thức môn học, có kiến thức chuyên sâu để bồi dưỡng học sinh giỏi, được các khách thể đánh giá cao nhất trong tiêu chuẩn này đạt 2.84 điểm, cao nhất trong 8 tiêu chí của tiêu chuẩn này.

Mức độ đánh giá với tiêu chuẩn "Năng lực giáo dục", với 6 tiêu chí được các khách thể đánh giá với mức điểm khá cao 2,64 điểm và xếp thứ 4 trong 6 tiêu chuẩn nghề nghiệp của GV, cụ thể với tiêu chí " Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục"; ''Giáo dục qua môn học'', được các khách thể đánh giá cao nhất với cùng mức điểm 2.68. Với tiêu chí " Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng" được đánh giá thực hiện tốt ở mức thấp nhất trong 6 tiêu chí với mức điểm trung bình 2.56, qua tìm hiểu trực tiếp với CBGV các nhà trường chúng tôi nhận thấy, để đáp ứng tiêu chí này, CBGV cần thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo các hoạt động giáo dục trong cộng đồng, ứng xử kịp thời, hợp lý với các tình huống xảy ra khác với kế hoạch đã thiết kế, tuy nhiên CBGV các nhà trường thừa nhận mình thự sự chưa làm tốt công tác này, một phần do GV mới chỉ tập chung vào các hoạt động giáo dục trong nhà trường, thời gian không cho phép, do vậy họ chưa dành nhiều thời gian quan tâm tới các hoạt động giáo dục trong cộng đồng, địa phương nơi trường đóng.

Với tiêu chuẩn "Năng lực hoạt động chính trị, xã hội", có hai tiêu chí được các khách thể đánh giá là thực hiện làm tốt ở mức thấp nhất trong 6 tiêu chuẩn, với điểm đánh giá trung bình là 2.52. Qua trao đổi trực tiếp, Thầy giáo Nguyễn Văn D, trường THCS Minh Thành cho biết: Việc trao đổi, phối hợp với cha mẹ học sinh và với chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội của địa phương trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh của GV các nhà trường chưa được thường xuyên, nhà trường, GV thường chỉ tổ chức gặp gỡ trao đổi 3 lần trong năm với CMHS hoặc khi có sự vụ xảy ra mới mời

CMHS đến trường để trao đổi chứ chưa thường xuyên đến gia đình HS hoặc phối kết hợp với chính quyền địa phương để tìm hiểu hoàn cảnh của từng em, do vậy họ đánh giá tiêu chuẩn này đã thực hiện không cao.

Với tiêu chuẩn ''Năng lực phát triển nghề nghiệp'', được các khách thể đánh giá với điểm thực hiện tốt ở mức 2.59, với hai tiêu chí ''Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện''; '' Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục'', CBGV các nhà trường cho rằng bản thân đã biết đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó có kế hoạch và phương pháp tự học, tự rèn luyện phù hợp với năng lực và điều kiện của bản thân và thực hiện kế hoạch, việc phối kết hợp với đồng trong việc tổ chức nghiên cứu phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn các hoạt động giáo dục đã có, tuy nhiên trong khi thực hiện đôi khi còn chưa thường xuyên và hiệu quả chưa rõ rệt.

Để tìm hiểu sâu hơn về việc thực hiện các nội dung trong đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên, qua trao đổi trực tiếp, chúng tôi được cô Nguyễn Thị H - CBQL trường THCS Trần Hưng Đạo đã nhận xét về kết quả thực hiện các nội dung trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS như sau: Về Năng lực dạy học và phẩm chất, đạo đức lối sống của CBGV các nhà trường luôn được các tổ chức trong nhà trường, đặc biệt là CBQL các nhà trường, Phòng giáo dục quan tâm chỉ đạo một cách sát sao, vì thế kết quả đánh giá trên theo tôi là phù hợp với thực tế đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp.

Như vậy qua khảo sát cho thấy, việc thực hiện các nội dung đánh giá theo Chuẩn của CBGV các nhà trường đều được khách thể đánh giá tương đối cao, song có sự chênh lệch kết quả đánh giá giữa các lĩnh vực. Do vậy, CBQL các nhà trường cần coi trọng hơn nữa trong quản lý thực hiện các tiêu chí của từng tiêu chuẩn của Chuẩn để tạo nên sự đồng bộ trong đánh giá kết quả thực hiện Chuẩn nghề nghiệp của CBGV các trường THCS thị xã Quảng Yên trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong những năm tiếp theo.

2.3.3. Kết quả đánh giá GV THCS thị xã Quảng Yên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS trong 3 năm gần đây (2015 - 2018)

(Nguồn Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Quảng Yên)


Bảng 2.8: Tổng hợp kết quả xếp loại GV các trường THCS thị xã Quảng Yên do GV tự đánh giá‌


TT


Năm học

Tổng số GV

Xuất sắc

Khá

Trung bình

Kém

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Số

lượng

Tỉ lệ

%

1

2015-2016

559

234

41.9

290

51.9

35

6.2

0

0

2

2016-2017

550

242

44

280

50.9

28

5.1

0

0

3

2017-2018

525

255

48.6

252

48

18

3.4

0

0


Trung bình



44.8


50.3


4.9


0

Bảng 2.9: Tổng hợp kết quả xếp loại GV các trường THCS thị xã Quảng Yên do Tổ CM đánh giá‌


TT


Năm học

Tổng số GV

Xuất sắc

Khá

Trung bình

Kém

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Số

lượng

Tỉ lệ

%

1

2015-2016

559

226

40.4

284

50.8

49

8.8

0

0

2

2016-2017

550

238

43.3

276

50.2

36

6.5

0

0

3

2017-2018

525

250

47.6

250

47.6

25

4.8

0

0


Trung bình



43.8


49.5


6.7


0

Bảng 2.10: Tổng hợp kết quả xếp loại GV các trường THCS thị xã Quảng Yên do Hiệu trưởng đánh giá‌


TT


Năm học

Tổng số GV

Xuất sắc

Khá

Trung bình

Kém

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Số

lượng

Tỉ lệ

%

1

2015-2016

559

220

39.4

280

50.1

59

10.5

0

0

2

2016-2017

550

228

41.4

272

49.5

50

9.1

0

0

3

2017-2018

525

246

46.9

245

46.7

34

6.4

0

0


Trung bình



42.5


48.8


8.7


0

Từ bảng số liệu cho thấy: đa số GV tự xếp loại hoặc được xếp loại ở mức xuất sắc và khá (chiếm > 90%), mức trung bình chiếm tỉ lệ thấp (< 5%), không có GV xếp loại kém trên cả ba nhóm đối tượng.

Cụ thể:

Phần lớn GV tự đánh giá có năng lực nghề nghiệp ở mức xuất sắc và khá (chiếm 95.1%). Tỉ lệ GV tự đánh giá ở mức trung bình rất thấp (chỉ chiếm 4.9%).

Kết quả xếp loại GV của tổ chuyên môn cho thấy: Phần lớn GV được đánh giá ở mức xuất sắc và khá (chiếm 93.3%). Tỉ lệ này thấp hơn so với tỉ lệ do GV tự đánh giá. Nguyên nhân là do đối với những tiêu chí mang tính định tính cao, ví dụ như các tiêu chí ở tiêu chuẩn 1, GV không có nguồn minh chứng cụ thể phù hợp để đối chiếu. Vì vậy nhiều GV tự đánh giá mức điểm tối đa (4 điểm). Tỉ lệ GV được xếp loại ở mức khá chiếm 49.5% và mức trung bình là 6.7%. Như vậy, so với kết quả GV tự đánh giá, nhóm kết quả về năng lực GV do tổ chuyên môn đánh giá có mức độ đáp ứng thấp hơn. Nguyên nhân có thể do quan điểm nhìn nhận chủ quan của GV hoặc do tâm lý còn e dè, chưa dám đánh giá thật khi đưa ra các quan điểm, nhận định của mình và chưa có thói quen tự đánh giá bằng mức điểm cụ thể được xác nhận bằng các minh chứng rõ ràng. Bên cạnh đó, những tiêu chí mang tính định tính như các tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người GV; hay các tiêu chí không có yêu cầu rõ ràng dẫn đến việc GV khó xác định mức độ đáp ứng của mình. Những khó khăn này đã được khảo sát và phân tích ở mục 2.3.2. Mức chênh lệch chung giữa nhóm GV tự đánh giá và nhóm tổ chuyên môn đánh giá theo các loại xuất sắc, khá, trung bình lần lượt là: 1%, 0.8 % và 2.2%. Trong số 3 năm học thì chất lượng đánh giá GV đã được tăng dần theo chiều hướng tích cực.

Đánh giá của Hiệu trưởng có tính chất quyết định đối với việc xác định mức độ đáp ứng Chuẩn của GV. Bảng tổng hợp trên cho thấy tỉ lệ GV được hiệu trưởng đánh giá ở mức điểm tối đa thấp hơn khi GV hoặc tổ chuyên môn đánh giá (hiệu số chênh lệch lần lượt là 2.3%, 1.5% và 3.8% so với tỉ lệ theo

kết quả GV tự đánh giá). Tuy nhiên tỉ lệ GV được hiệu trưởng đánh giá ở mức khá lại thấp hơn so với kết quả do tổ chuyên môn đánh giá, dù hiệu số chênh lệch không lớn (0.7%). Nhìn một cách tổng thể thì kết quả xếp loại GV của hiệu trưởng và của tổ chuyên môn khá tương đồng. Phần lớn GV được xếp loại ở mức xuất sắc và khá (chiếm > 90%), chỉ có một tỉ lệ nhỏ GV xếp loại ở mức trung bình.

2.3.4. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng chuẩn nghề nghiệp để đánh giá giáo viên THCS

2.3.4.1. Những khó khăn của GV trong quá trình tự đánh giá theo Chuẩn

Để tìm hiểu về những khó khăn của giáo viên trong quá trình tự đánh giá bằng Chuẩn nghề nghiệp, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của 75 giáo viên của 5 trường. Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.11: Những khó khăn của GV trong quá trình tự đánh giá theo Chuẩn


TT

Khó khăn

Số

lượng

Tỷ lệ

Thứ

bậc

1

GV chưa có thói quen tự đánh giá

45

60

2

2

GV không có cơ hội thể hiện để đạt điểm ở một số tiêu chí

25

33.3

4

3

Khó xác định mức điểm đạt được ở một số tiêu chí

32

42.7

3

4

GV không có nhu cầu tự giác đánh giá theo Chuẩn

48

64

1

5

GV tự nhận thấy mức độ đáp ứng của họ cao hơn Chuẩn

12

16

5

6

Ý kiến khác ……………………………………..




Qua kết quả ở bảng khảo sát cho thấy:

Khó khăn chủ yếu của GV trong quá trình tự đánh giá theo Chuẩn là ở chính quan điểm của GV, họ không có nhu cầu tự đánh giá do vậy có từ 60% đến 64% cho rằng như vậy. Đây là tâm lý chung, đặc biệt là với đối tượng giáo viên phần lớn là nữ với quan niệm mang tính truyền thống về vai trò của người GV, coi GV chỉ là GV, chỉ là đối tượng thụ động của sự QL, lãnh đạo. GV thường chỉ chú trọng làm tốt công việc của mình là giảng dạy và giáo dục học sinh mà ít quan tâm tới việc tự đánh giá kết quả công việc và mức độ đáp ứng

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí