Sử Dụng Ngoại Ngữ (Hoặc Tiếng Dân Tộc), Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin, Khả Năng Nghệ Thuật Trong Hoạt Động Nuôi Dưỡng, Chăm Sóc, Giáo Dục Trẻ



2

Phối hợp với cha, mẹ, người

giám hộ và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em


2,28




2,72





2.1

Xây dựng mối quan hệ gần gũi, tôn trọng, hợp tác với cha, mẹ và cộng đồng trong thực hiện các

quy định về quyền trẻ em


2,75


,435


1


2,76


,763


2


,769


2.2

Chủ động phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ

em


2,30


,460


2


2,96


,631


1


,000


2.3

Chia sẻ, hỗ trợ kiến thức, kỹ năng thực hiện các quy định về quyền trẻ em; đề xuất các giải

pháp tăng cường phối hợp


1,80


,509


3


2,44


,497


3


,000

Điểm trung bình chung

2,36

2,69


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.

Bảng 2.8 cho thấy sự khác biệt trong đánh giá của CBQL và GV về mức độ đạt được của tiêu chuẩn 4, trong khi CBQL đánh giá ở mức “đạt” (ĐTBC=2,36), thì GV đánh giá ở mức cao hơn “khá” (ĐTBC=2,69). Phân tích từng tiêu chí như sau:

* Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em: Giáo dục, chăm sóc trẻ không phải chỉ là nhiệm vụ của cá nhân giáo viên hay chỉ là nhiệm vụ của nội bộ nhà trường. Để giáo dục, đánh giá toàn diện sự phát triển của trẻ thì việc huy động các lực lượng giáo dục hay thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với gia đình của trẻ nhằm tạo sự đồng thuận và thống nhất trong giáo dục trẻ là vô cùng cần thiết và quan trọng. Kết quả đánh giá thể hiện GVMN đã thực hiện “khá” chỉ số “Xây dựng mối quan hệ gần gũi, tôn trọng, hợp tác với cha, mẹ và cộng đồng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em” (CBQL= 2,95; GV=3,32). Đối với mối quan hệ với cha mẹ thì sự thân thiện, cởi mở của giáo viên giúp tạo sự thống nhất trong hoạt động giáo dục trẻ, giáo viên sẽ nhận được những thông tin cần thiết từ cha mẹ để làm cơ


sở giáo dục, đánh giá trẻ. Ngược lại, cha mẹ sẽ có thể nhận được những tư vấn, giải đáp từ giáo viên để chăm sóc trẻ tốt hơn. Đối với chỉ số “Chia sẻ, hỗ trợ kiến thức, kỹ năng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho gia đình và cộng đồng. Đề xuất các giải pháp tăng cường phối hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng” (CBQL= 1,95; GV=2,14) chỉ đánh giá ở mức “đạt”. Kết quả này cho thấy GV cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa với gia đình, cộng đồng trong giáo dục và chăm sóc trẻ. Chia sẻ, hỗ trợ những kiến thức, kỹ năng giáo dục trẻ để có sự thống nhất giữa các lực lượng giáo dục. Chủ động đề xuất các biện pháp để tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa gia đình và nhà trường, cộng đồng.

* Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em: Trẻ MN mặc dù chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần nhưng trẻ đã biết cảm nhận được các mối đe dọa, các tình huống nguy hiểm. Do đó, khi trẻ được sống trong một môi trường được bảo vệ, trẻ sẽ được tự do phát triển lành mạnh, tự do học tập, vui chơi mà không phải đề phòng hay sợ hãi trước những mối nguy hiểm luôn rình rập, ập đến bất kỳ lúc nào và đương nhiên, trẻ sẽ có cơ hội phát triển hết khả năng, tài năng, trí lực và tình cảm trong sáng để đến với xã hội với những phẩm chất tốt đẹp. Vì vậy, GVMN cần có sự phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em trước các mối đe dọa về thể chất và tinh thần, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Kết quả đánh giá cho thấy GV đã thiết lập được mối quan hệ với cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc bảo vệ quyền lợi của trẻ, kết quả đánh giá ở mức “khá” (CBQL= 2,75; GV=2,76). Tuy nhiên, đánh giá về mức độ chia sẻ, hỗ trợ kiến thức, kỹ năng thực hiện các quy định về quyền trẻ em cho cha, mẹ và cộng đồng; đề xuất các giải pháp tăng cường phối hợp với cha, mẹ và cộng đồng liên quan đến quyền trẻ em, đánh giá ở mức “đạt” (CBQL= 1,80; GV=2,44). Với khối lượng trong công việc về giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ là khá lớn vì vậy tiêu chí này bị đánh giá ở mức thấp là có thể hiểu được. Đây cũng là các tiêu chí được đánh giá linh động hơn trong bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp.

Kết quả phỏng vấn một số CBQL, GV trường mầm non về những hạn chế trong tiêu chuẩn 4 của GVMN đều có chung đánh giá là: Việc phát triển các mối quan hệ ở một số GV gặp khó khăn như các kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng


nghiệp, phụ huynh và cộng đồng, GV còn nhút nhát, ngại nói, trình bày trước nhiều phụ huynh và đồng nghiệp (CBQL 13); một số GV chưa đáp ứng và chưa giải quyết kịp thời các thông tin từ cha mẹ liên quan đến việc chăm sóc giáo dục trẻ, do đó đôi lúc xảy ra sự mâu thuẫn từ 2 phía (CBQL 14); khả năng thuyết trình, tương tác với phụ huynh trong các buổi họp phụ huynh của lớp, các giờ đón trả trẻ còn hạn chế, lời nói khó thuyết phục đối với phụ huynh, chưa thật sự kiên nhẫn, chờ đợi, lắng nghe, chưa biết kiểm soát cảm xúc, chưa dám đấu tranh với cái đúng, cái sai, chưa mạnh dạn trong công tác tự phê bình và phê bình, ít tham gia đóng góp ý kiến xây dựng trong các buổi họp Hội đồng nhà trường (CBQL 15); Một số GV chưa chủ động phát hiện, chưa phản ánh kịp thời, chưa đề xuất và chưa thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ gây mất an toàn đối với trẻ em, phòng, chống bạo lực học đường, chưa xây dựng mối quan hệ gần gũi, tôn trọng, hợp tác với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em (CBQL 18).

Tóm lại, đánh giá chung về tiêu chuẩn 4, GVMN đã thực hiện phối hợp với cha, mẹ và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và phối hợp với cha, mẹ và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em, nhưng sự phối hợp còn hình thức, chưa có chiều sâu, chưa đạt mức khá và tốt.

2.3.5. Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ‌

Đánh giá tiêu chuẩn 5 của GVMN được thực hiện với 3 tiêu chí gồm: Sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc tiếng dân tộc của trẻ em; Ứng dụng công nghệ thông tin; thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Kết quả đánh giá ở bảng 2.9.

Bảng 2.9. Đánh giá năng lực sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khả năng nghệ thuật của GVMN‌

Stt

Nội dung

CBQL

Giáo viên

Sig

ĐTB

ĐLC

TH

ĐTB

ĐLC

TH

1

Sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng

1,03



1,06






Anh) hoặc tiếng dân tộc của trẻ em









1.1

Sử dụng được các từ ngữ, câu đơn giản trong giao tiếp bằng một ngoại ngữ, tiếng dân tộc đối với vùng dân

tộc thiểu số


1,10


,299


1


1,18


,383


1


,001


1.2

Trao đổi thông tin đơn giản bằng một ngoại ngữ hoặc giao tiếp thành thạo bằng tiếng dân tộc đối với vùng

dân tộc thiểu số


1,00


,000


2


1,00


,000


2


,000


1.3.

Viết và trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quen thuộc bằng một ngoại ngữ trong hoạt động chuyên

môn


1,00


,000


2


1,00


,000


2


,000

2

Ứng dụng công nghệ thông tin

1,93



2,27





2.1

Sử dụng được các phần mềm ứng dụng cơ bản trong chăm sóc, giáo

dục trẻ em và quản lí nhóm, lớp


2,25


,435


1


2,72


,449


1


,000


2.2

Xây dựng được một số bài giảng điện tử; sử dụng được các thiết bị công nghệ đơn giản phục vụ hoạt

động chăm sóc, giáo dục trẻ em;


1,95


,218


2


2,30


,459


2


,000


2.3

Chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chăm sóc, giáo

dục trẻ em và quản lí nhóm, lớp


1,60


,490


3


1,80


,400


3


,000


3

Khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm

sóc, giáo dục trẻ em


1,76




2,49




3.1

Thể hiện khả năng tạo hình, âm

2,15

,361

1

2,76

,428

1

,000



nhạc, múa, văn học nghệ thuật đơn

giản









3.2

Vận dụng sáng tạo các loại hình

nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, múa, văn học nghệ thuật đơn giản


1,85


,357


2


2,66


,474


2


,000


3.3

Xây dựng môi trường giáo dục giàu tính nghệ thuật trong nhóm, lớp và trường MN; chia sẻ, hỗ trợ đồng

nghiệp thể hiện khả năng nghệ thuật


1,30


,458


3


2,06


,237


3


,000

Điểm trung bình chung

1,57

1,94


Bảng 2.9 cho thấy, CBQL, GV đánh giá mức độ đáp ứng tiêu chuẩn 5 của GVMN có ĐTB thấp nhất trong 5 tiêu chuẩn, ĐTBC của CBQL đánh giá ở mức “chưa đạt” (ĐTBC=1,57), GV đánh giá ở mức “đạt”, nhưng ĐTBC tiệm cận mức “chưa đạt” (ĐTBC=1,94). Trong 3 tiêu chí thì tiêu chí về Sử dụng ngoại ngữ bị đánh giá là “chưa đạt”. Phân tích cụ thể từng tiêu chí như sau:

* Sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc tiếng dân tộc: Kết quả đánh giá cho thấy 3 chỉ số liên quan đến yêu cầu sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc của GVMN đều bị đánh giá là “chưa đạt”, ĐTB dao động ở mức 1,00. Độ lệch chuẩn của các đánh giá ở mức rất thấp (0,00 đến 0,38) cho thấy các đánh giá tập trung hầu hết ở mức “chưa đạt”. Đánh giá cho thấy, năng lực ngoại ngữ và tiếng dân tộc của trẻ em của GVMN ở miền Trung còn hạn chế. Các trường mầm non và GV cần có kế hoạch để bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ phục vụ cho hoạt động GD, từng bước đáp ứng yêu cầu của CNN.

* Ứng dụng công nghệ thông tin: Kết quả đánh giá cho thấy, GV đã biết sử dụng được các phần mềm cơ bản để ứng dụng trong chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lí nhóm (CBQL= 2,25; GV=2,72). Tuy nhiên, với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin cao hơn như: Xây dựng được một số bài giảng điện tử; sử dụng được các thiết bị công nghệ đơn giản phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em (CBQL= 1,95; GV=2,30) hay chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học (CBQL= 1,60; GV=1,80) thì GV bị đánh


giá còn khá hạn chế. Đây cũng là năng lực mà các trường và GV cần tăng cường các hoạt động bồi dưỡng để từng bước đáp ứng CNN.

* Khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em: ĐTBC cho thấy GV được đánh giá ở mức “đạt” (CBQL= 1,76; GV=2,49), Trong đó, chỉ số “Thể hiện được khả năng tạo hình, âm nhạc, múa, văn học nghệ thuật đơn giản trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhóm, lớp” đánh giá ở mức “đạt” (CBQL= 2,15; GV=2,76).

Tóm lại, đánh giá chung mức độ đáp ứng CNN của GVMN khu vực miền Trung với 5 tiêu chuẩn: Phẩm chất nhà giáo; phát triển chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng môi trường GD; phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng; sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, khả năng nghệ thuật trong hoạt động CSGD trẻ em thể hiện ở Biểu đồ 2.2.

Hình 2 2 Biểu đồ đánh giá chung mức độ đáp ứng CNN của GVMN miền Trung‌ 1

Hình 2.2. Biểu đồ đánh giá chung mức độ đáp ứng CNN của GVMN miền Trung‌

Biểu đồ 2.2 cho thấy, ĐN GVMN ở miền Trung được đánh giá ở mức “khá” ở tiêu chuẩn Phẩm chất nhà giáo (CBQL=2,54; GV=3,08). Các tiêu chuẩn về “Phát triển chuyên môn nghiệp vụ (CBQL=2,41; GV=2,57); xây dựng môi trường giáo dục (CBQL=2,40; GV=3,11); phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng” (CBQL=2,36; GV=2,69), có sự khác biệt trong đánh giá giữa CBQL và GV, CBQL đánh giá ở mức “đạt”, GV tự đánh giá ở mức “khá”, mặc dù vậy, ĐTB


khá thấp, tiệm cận mức “đạt”. Tiêu chuẩn đánh giá tiệm cận ở mức “chưa đạt” là “Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động CSGD trẻ em” (CBQL=1,57; GV=1,94). Kết quả này là cơ sở quan trọng để các cấp quản lí có kế hoạch, chương trình nhằm đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao CNN của GVMN.

2.3.6. Kết quả tổng hợp tự đánh giá GVMN theo CNN của các tỉnh khu vực miền Trung năm học 2018 – 2019‌

Căn cứ vào Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT qui định CNN GVMN, giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ mỗi năm một lần vào cuối năm học, kết quả tổng hợp tự đánh giá GVMN theo CNN của miền Trung năm học 2018 – 2019 thể hiện trên bảng 2.11 như sau:

Bảng 2.10. Kết quả tự đánh giá xếp loại GVMN theo CNN của khu vực miền Trung năm học 2018 – 2019‌


Stt


Địa phương

Tổng số GVMN

Xếp loại chung

(SL/%)

Chưa

đạt

Đạt

Khá

Tốt

1

Quảng Bình

3174

0

0

175

5,50

1483

46,7

1516

47,80

2

Quảng Trị

2530

2

0,8

290

11,4

1619

64,0

619

24,50

3

Thừa Thiên

Huế

3836

5

0,13

170

4,43

2654

69,19

1007

26,25

4

Phú Yên

1297

9

0,7

539

41,6

488

37,6

261

20,10

5

Khánh Hòa

2362

0

0,00

63

2,66

1422

60,2

877

37,10

TỔNG

13,199

16

0,12

1237

9,37

7,666

58,0

4280

32,5

(Nguồn: Sở GD&ĐT các tỉnh miền Trung năm học 2018 – 2019)

Bảng 2.10. về kết quả tự đánh giá xếp loại GVMN theo CNN của khu vực miền Trung năm học 2018 – 2019 cho thấy gần 100% GVMN tự đánh giá đạt CNN giáo viên, trong đó đạt mức khá là 58%. Tuy nhiên chỉ có 32,5% GVMN tự đánh giá đạt mức tốt. Kết quả tổng hợp này khá tương đồng với kết quả khảo sát chất lượng GVMN theo CNN ở trên với tỉ lệ GVMN đạt mức tốt còn thấp. So sánh kết


quả tự đánh giá của GVMN ở bảng 2.10 cũng phản ánh tỉnh Quảng Bình có tỉ lệ GVMN đạt mức tốt cao hơn (47,8 %), tiếp theo là tỉnh Khánh Hòa (37,1%). khác trong mẫu khảo sát có tỉ lệ GVMN đạt mức tốt tương đồng 20 – 25%. Kết quả so sánh này cho thấy, trong cùng khu vực miền Trung, nhưng CBQL, GV có sự đánh giá mức độ đáp ứng CNN của GVMN có sự khác nhau tùy thuộc vào trình độ, năng lực, điều kiện thực tiễn địa phương, trường mầm non ở khu vực miền Trung.

Tóm lại, kết quả khảo sát thực trạng mức độ đáp ứng CNN của đội ngũ GVMN khu vực miền Trung theo các tiêu chuẩn và tiêu chí cho thấy, đội ngũ GVMN đã đáp ứng cơ bản CNN GVMN ở mức “đạt” chuẩn và một số tiêu chuẩn, tiêu chí “đạt khá”. Tuy nhiên đội ngũ GVMN khu vực miền Trung về cơ bản chưa đáp ứng CNN ở mức “đạt khá” và “đạt tốt”. Kết quả khảo sát thực trạng đội ngũ GVMN khu vực miền Trung sẽ giúp các nhà quản lí xác định rõ hơn mức độ đạt CNN của đội ngũ GVMN, từ đó hỗ trợ thông tin về kết quả tự đánh giá xếp loại chung đội ngũ GVMN ở mỗi địa phương và định hướng các biện pháp quản lí đội ngũ GVMN khu vực miền Trung theo CNN.

2.4. Thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên mầm non khu vực miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp‌

2.4.1. Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non‌

Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL, GVMN về tính cần thiết của CNN đối với giáo viên và quản lí đội ngũ GVMN thể hiện ở Bảng 2.11

Bảng 2.11. Nhận thức về tính cần thiết của CNN giáo viên mầm non‌


Stt

Nội dung

Cán bộ quản lí

Giáo viên

ĐTB

ĐLC

TH

ĐTB

ĐLC

TH

1

CNN là cơ sở để chuẩn hóa đội ngũ GVMN

theo yêu cầu đổi mới

3,71

,466

1

3,73

,463

2


2

CNN là cơ sở để xây dựng, đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, bồi

dưỡng GVMN ở các cơ sở đào tạo GVMN


3,63


,521


3


3,75


,438


1

Xem tất cả 281 trang.

Ngày đăng: 23/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí