Về Công Tác Tuyển Dụng, Bố Trí Và Sắp Xếp Công Chức


Huyện ủy Đắk Glong cũng đã chỉ đạo cấp ủy các ban ngành, đoàn thể, cấp ủy các cấp bám sát các văn bản trong lãnh đạo, triển khai thực hiện về công tác cán bộ. Nhận thức rõ những khó khăn, thách thức trên con đường xây dựng, phát triển của địa phương, Đảng bộ huyện đã xác định một trong những khâu đột phá là công tác cán bộ, xây dựng và phát triển đội ngũ CB,CC. Do đó, hằng năm, UBND huyện Đắk Glong đã ban hành các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể, mở các khóa đào tạo đảm bảo quy định.

Đảng bộ huyện Đắk Glong cũng đã tập trung quán triệt, triển khai và chỉ đạo sâu sát quá trình thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 3, khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; các nghị quyết, quyết định của Tỉnh ủy, chính quyền tỉnh Đăk Nông; về tiêu chuẩn chức danh cán bộ; các chính sách phát triển nguồn nhân lực; quy chế đào tạo, bồi dưỡng CB,CC,... Huyện ủy Đăk Glong đã ban hành Nghị quyết số 04- NQ/HU, ngày 7/8/2006 về việc xây dựng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp xã, thị trấn giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2015; HĐND huyện Đăk Glong đã ban hành Nghị quyết số 11/2010/NQ-HĐND ngày 13/1/2010 về đào tạo bồi dưỡng CB,CC. Huyện ủy Đăk Glong cũng đã ban hành nhiều kế hoạch nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ công chức như: Kế hoạch số 26-KH/HU, ngày 4/3/2013, về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, giai đoạn 2013-2015; Kế hoạch số 49-KH/HU, ngày 23/7/2015 về thực hiện Đề án củng cố và nâng cao chất lượng CB,CC xã, phường, thị trấn giai đoạn 2014-2021; Kế hoạch số 10-KH/HU, ngày 31/5/2016 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2016-2020.

Như vậy, có thể thấy, các cấp chính quyền của huyện Đắk Glong đã đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng và phát triển đội ngũ CB,CC. Các nghị quyết, kế hoạch được ban hành đã thể hiện rõ nhận thức đúng đắn của huyện Đắk Glong về công tác cán bộ, trong đó, xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC là hoạt động thường xuyên, lâu dài với lộ trình thực hiện cụ thể, xác định rõ đối tượng đào tạo, bồi dưỡng và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm. Đồng thời, Ban Thường vụ Huyện ủy cũng đã quán triệt sâu rộng chính sách phát triển đội ngũ công chức đến người


dân, nhất là đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt, những người lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị, các tổ chức trong hệ thống chính trị huyện và bản thân CB,CC; căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các ban tham mưu Huyện ủy, chính quyền và các đoàn thể để chỉ đạo, triển khai thực hiện. Nhờ đó, đội ngũ CB,CC, cấp huyện tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ LLCT, chuyên môn, kiến thức về quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học,… Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ CB,CC huyện ngày càng được nâng lên, có khả năng tham mưu, đề xuất ý kiến giúp các cấp, các ngành hoàn thành các nhiệm vụ, các chỉ tiêu kinh tế, xã hội đề ra.

2.2.2.2. Về công tác học tập, quán triệt nghị quyết

Huyện Đắk Glong nhận thức rất rõ vị trí, vai trò của LLCT là rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển, hoàn thiện đường lối chính trị, đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội. Cho nên, trong những năm qua, công tác học tập nghị quyết Đại hội Đảng các cấp luôn được quan tâm. Thông qua đó, những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước được nhận thức và quán triệt sâu rộng vào quần chúng nhân dân; đồng thời, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức về sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Trong thời gian qua, công tác tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết đại hội Đảng các cấp; các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương; các nghị quyết, kế hoạch của tỉnh ủy đã được triển khai kịp thời. Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, toàn Đảng bộ đã “tổ chức 141 lớp học tập, quán triệt nghị quyết với 9.648 lượt người dự; đồng thời, chỉ đạo mở được 174 lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ với 14.272 lượt người tham gia” [24]. Trong nhiệm kỳ 2016 – 2020, “100% cán bộ, đảng viên được tham gia học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; 100% CB,CC, đăng ký học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; 100% đảng viên cam kết rèn luyện và thực hiện theo cam kết; trên 90% số tổ chức cơ sở đảng và trên 80% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ” [25].

2.2.2.3. Về công tác tuyển dụng, bố trí và sắp xếp công chức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Trong những năm qua, huyện Đắk Glong đã thực hiện bố trí, sắp xếp, kiện toàn nhân sự ở một số phòng, ban chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc; thực hiện


Thực hiện chính sách phát triển công chức trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 7

quy trình điều động, bổ nhiệm đối với viên chức quản lý các đơn vị trường học trực thuộc, lập kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã qua từng năm. Huyện Đắk Glong cũng lập kế hoạch tuyển dụng công chức hằng năm theo đúng quy trình và quy định của pháp luật. Đồng thời, xem xét, kiểm điểm, kỷ luật đối với các CB,CC theo các kết luận Thanh tra. Tổ chức xét, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực thi công vụ.

Từ năm 2016 đến nay, UBND huyện đã tuyển dụng 38 viên chức sự nghiệp (01 viên chức sự nghiệp Quản trang và 37 viên chức sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo) và tuyển dụng 10 công chức cấp xã. Công tác tuyển dụng được UBND huyện thực hiện theo đúng quy định và có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông. Công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm vị trí cấp phó: UBND huyện đã thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Đội ngũ cán bộ cấp xã cũng từng bước hoàn thiện, củng cố. Năm 2005, đội ngũ CB,CC cấp xã có 48 người, đến 2021 đã tăng lên 150 người. Cơ cấu số lượng CB,CC mặc dù còn có sự mất cân đối nhưng về cơ bản có thể đáp ứng được các tiêu chí theo quy định như tỷ lệ cán bộ nữ, dân tộc thiểu số, cán bộ trẻ tuổi ngày càng nhiều, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Qua nhận xét, đánh giá CB,CC hàng năm, đa số CB,CC đều đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ.

UBND huyện đã thực hiện việc chuyển đổi vị trí việc làm theo quy định tại Nghị định 158/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với CB,CC, viên chức; Nghị định số 150/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sữa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với CB,CC, viên chức. Năm 2019, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch (Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 26/4/2019) và đang thực hiện quy trình chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức năm 2019 theo Nghị định 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 và Nghị định số 150/2013/NĐ-


CP ngày 01/11/2013 của Chính phủ.

2.2.2.4. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức

UBND huyện đã thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng CB,CC đúng quy định. Hàng năm, xây dựng Kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng CB,CC để trang bị và nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, kỹ năng điều hành và thực thi công vụ của đội ngũ CB,CC; góp phần xây dựng đội ngũ CB,CC chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức, năng lực thi hành công vụ, đáp ứng yêu cầu công tác theo từng vị trí việc làm. UBND huyện đã cử CB,CC tham gia đầy đủ các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định. Phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CB,CC cấp xã theo Đề án 124.

Trong quá trình thực hiện chính sách phát triển công chức, huyện Đắk Glong đã có những cách làm mới, khoa học và sáng tạo, từng bước mở rộng dân chủ, công khai, minh bạch và đem lại hiệu quả thiết thực. Hầu hết các cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng đã thực hiện xây dựng quy hoạch, kế hoạch cán bộ, nhất là quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cho khóa tiếp theo vào năm thứ hai của nhiệm kỳ; đồng thời, xây dựng được kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sắp xếp cán bộ. Nhờ vậy, công tác quy hoạch cán bộ đã từng bước được thực hiện nền nếp hơn, khoa học hơn từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Việc thực hiện chính sách phát triển công chức, nhất là chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ luôn được huyện quan tâm; trong đó có đầu tư kinh phí để có nhiều cán bộ được đi học nhằm nâng cao về trình độ nhận thức. Đặc biệt, trong những năm qua, việc nhất thể hóa chức danh lãnh đạo Đảng, chính quyền ở cấp xã đã được Huyện ủy thực hiện bước đầu có hiệu quả như: Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân ở xã Đắk Som; Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND ở xã Quảng Hòa; Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân ở xã Quảng Sơn và Đắk Ha. Từ đó góp phần bổ sung chất lượng nguồn cán bộ trên địa bàn và nâng cao hiệu quả công việc từ cơ sở,…

Nội dung, chương trình các khóa đào tạo, bồi dưỡng CB,CC đã tập trung bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp; nâng cao


trình độ LLCT, đổi mới tư duy, nhằm xây dựng một đội ngũ CB,CC, nhất là cán bộ lãnh đạo có nhãn quan chính trị sắc bén, lập trường chính trị vững vàng và phẩm chất đạo đức cách mạng. Công tác bồi dưỡng về kiến thức Quản lý nhà nước cũng đã được chú trọng, nhất là các kiến thức về hành chính công. Công tác đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng về tin học, ngoại ngữ và tiếng dân tộc cũng đã ghi nhận những kết quả tích cực. Trong đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc như tiếng M’Nông, tiếng Mạ, tiếng Mông,… đã góp phần nâng cao hiệu quả giao tiếp, xử lý công vụ cũng như tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó, vận động bà con thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như giúp đỡ bà con đồng bào vươn lên thoát nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

Phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cũng được thực hiện khá đa dạng, phong phú bao gồm các hình thức đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo các hình thức chính quy tập trung hoặc không tập trung, hình thức vừa học vừa làm. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các hoạt động bồi dưỡng thông qua hội nghị, hội thảo, thông qua học tập các chuyên đề, nghị quyết,…

Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB,CC và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn huyện Đắk Glong, trong giai đoạn 2014 – 2020, “có 546 CB,CC tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng. Trong đó, có 8 người tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; 46 người tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng LLCT; 39 người tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc; 86 người tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà nước chương trình Chuyên viên; 367 người tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng hành chính, quốc phòng, an ninh, tin học” [54].

2.2.2.5. Về công tác tạo cán bộ nguồn chủ chốt

Công tác tạo nguồn cán bộ chủ chốt và xây dựng, quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ nguồn luôn được Huyện ủy Đắk Glong đặc biệt quan tâm. Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp huyện là trưởng phòng, phó trưởng phòng, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở và trưởng, phó các đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục, trong nhiệm


kỳ 2010-2015, Huyện ủy đã “cử 96/140 lượt cán bộ đi đào tạo các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và LLCT. Về chuyên môn: 33 người học cao đẳng, đại học và sau đại học, chiếm 23,57% tổng số cán bộ trong quy hoạch. Về LLCT: 63 người học các lớp trung cấp và cao cấp LLCT, chiếm 45% cán bộ trong quy hoạch” [24].

Quá trình tuyển chọn đội ngũ cán bộ trẻ đưa vào đội ngũ cán bộ nguồn và cử đi đào tạo, bồi dưỡng; công tác theo dõi, quản lý, nhận xét, đánh giá thực hiện đã được huyện Đắk Glong tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo nghiêm túc, đúng quy trình, đảm bảo chất lượng và được triển khai đồng bộ từ cấp xã đến cấp huyện; đảm bảo khách quan, sâu sát. Đây là công tác được huyện Đắk Glong tiến hành thường xuyên, đội ngũ CB, CC được đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo có uy tín, chất lượng. Kế hoạch đào tạo cán bộ nguồn, bồi dưỡng được xây dựng cụ thể hàng năm và được thực hiện công khai, dân chủ và đúng quy trình, quy định. Nhờ vậy, sau khi được đào tạo, bồi dưỡng, trình độ chuyên môn, năng lực thực thi công vụ của đội ngũ CB,CC được nâng lên, nhận thức LLCT, tư tưởng vững vàng đã góp phần tích cực trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị - xã hội của huyện.

2.3. Đánh giá thực hiện chính sách phát triển công chức huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

2.3.1. Ưu điểm

1) Sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, khoa học của cấp ủy các cấp mà trước hết là Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Huyện ủy. Là huyện miền núi, mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng Ban Thường vụ Huyện ủy Đắk Glong đã rất quan tâm đến thực hiện các chính sách phát triển công chức như: công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; bồi dưỡng kiến thức LLCT, kiến thức thực tiễn cũng như các kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ nguồn nói riêng. Ban Thường vụ huyện ủy Đắk Glong qua các nhiệm kỳ rất quan tâm đến chính sách phát triển đội ngũ công chức của huyện. Huyện ủy Đắk Glong đã kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về phát triển đội ngũ công chức, cụ thể như chương trình hành động số 07-CT/HU ngày 12 tháng 11 năm 2011 về


thực hiện Nghị quyết số 05-NQ-TU ngày 10 tháng 08 năm 2011 của tỉnh ủy Đắk Nông về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020. Quyết định của UBND huyện Đắk Glong về việc ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp xã trên địa bàn huyện Đắk Glong, giai đoạn 2014 – 2021 và các văn bản chỉ đạo khác đã tác động mạnh mẽ đến chính sách phát triển công chức trên địa bàn huyện.

2) Chính sách phát triển công chức đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CB,CC của huyện Đắk Glong, đóng góp tích cực vào củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị địa phương. Đa số CB,CC huyện Đắk Glong đã được đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ LLCT, trình độ quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc. Đa phần đội ngũ CB,CC, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt đều đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn, có năng lực công tác; được rèn luyện và trưởng thành trong thực tiễn hoạt động; là những người có bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật, có kinh nghiệm công tác; luôn tích cực thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có đạo đức lối sống đáp ứng được yêu cầu thực thi công vụ trong tình hình mới và có năng lực vận dụng những kiến thức được đào tạo, bồi dưỡng vào trong thực tiễn công tác.

3) Công tác tuyển dụng, bố trí việc làm đảm bảo đúng quy trình và quy định của pháp luật. UBND huyện Đắk Glong đã phân bổ số lượng biên chế được thuộc thẩm quyền quản lý đến các phòng, ban, đơn vị trực thuộc và nghiêm túc thực hiện ổn định biên chế; thực hiện điều chuyển, sắp xếp CB,CC đảm bảo theo vị trí việc làm, sử dụng biên chế tiết kiệm, hiệu quả.

4) Hiện nay, về cơ bản, huyện Đắk Glong đã khắc phục được đội ngũ CB,CC thiếu các tiêu chí theo quy định của nhà nước về vị trí chức danh và việc làm. Quy mô đào tạo, bồi dưỡng ngày càng tăng, các chuyên ngành đào tạo ngày càng phong phú, nội dung các khóa học từng bước tập trung chủ yếu vào bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu từng vị trí, việc làm của CB,CC. Ngoài các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tại địa phương, huyện ủy, UBND huyện đã chủ động phối hợp, liên kết với


các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh để tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại địa phương giảm bớt thời gian và chi phí đi lại học tập.

5) Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng hàng năm, UBND huyện cũng đã bố trí kinh phí để thực hiện chính sách phát triển công chức của huyện. Vấn đề tài chính phân bổ cho việc thực hiện chính sách phát triển công chức của huyện được xây dựng trong thời gian qua đã thể hiện sự rõ ràng, minh bạch và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

6) Tinh thần chủ động, trách nhiệm công tác của bộ phận tham mưu như Ban Tổ chức Huyện ủy, Phòng Nội vụ, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện trong việc đề ra kế hoạch và tổ chức thực hiện chính sách phát triển đội ngũ công chức. Đội ngũ những người tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, báo cáo viên có trình độ LLCT và am hiểu thực tiễn đã góp phần vào kết quả của chính sách phát triển công chức tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

7) Sự tích cực, chủ động của đội ngũ CB,CC cũng là một trong những động lực làm nên những kết quả của chính sách phát triển công chức huyện Đắk Glong. Đa phần CB,CC đã cố gắng khắc phục những khó khăn, thử thách, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có chí tiến thủ, luôn chủ động trong công tác, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ LLCT, trình độ quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc và các kỹ năng khác, do đó, sau mỗi năm số lượng CB,CC đạt chuẩn về các tiêu chí ngày càng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thực thi công vụ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống chính trị cấp huyện.

2.3.2. Những tồn tại/hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những tồn tại/hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện đã không ngừng được củng cố, hoàn thiện về mọi mặt; quá trình thực hiện chính sách phát triển công chức tại huyện Đắk Glong cũng còn những hạn chế nhất định.

1) Hệ thống văn bản chỉ đạo, điều hành, quản lý về phát triển đội ngũ công chức có biểu hiện chồng chéo, đan xen lẫn nhau giữa quy định cũ và mới nên quá

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/02/2023