Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Của Giáo Viên Đáp Ứng Chuẩn Nghề Nghiệp Theo Yêu Cầu Đổi Mới Giáo Dục Hiện Nay

nghiêm túc, hấp dẫn, thiết thực hiệu quả. Ngoài việc tổ chức nghe giảng, cần phát triển các hình thức: thảo luận, đối thoại, thực hành thao giảng, tham quan thực tế, thực hành soạn bài, sử dụng các thiết bị dạy học, thiết kế kiểm tra đánh giá theo hướng đổi mới.

Quản lý, chỉ đạo học tập bồi dưỡng theo hướng thiết thực, hiệu quả. Chú trọng hơn tới hình thưc học tập theo tổ, nhóm chuyên môn.

Tổ chức quản lý tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên theo đơn vị nhà trường.

1.5.2.3. Hình thức bồi dưỡng

Tạo điều kiện để sử dụng các loại hình bồi dưỡng, tuy nhiên tập trung chủ yếu các hình thức bồi dưỡng sau: Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn; Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn; Bồi dưỡng thông qua việc tự học của cán bộ giáo viên; Tự học, tự nghiên cứu tài liệu là hình thức bồi dưỡng chính và kết hợp với các hình thức học tập khác trên cơ sở tài liệu và sự hỗ trợ của hướng dẫn viên, các cá nhân, nhóm đồng nghiệp. Bồi dưỡng từ xa qua các phương tiện thông tin đại chúng, vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, các hình thức bổ trợ của băng hình, băng tiếng.

1.5.3. Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

1.5.3.1. Tổ chức nghiên cứu các tiêu chí của năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo viên trung học về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

Các tiêu chí của năng lực dạy học là các yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở các nội dung cụ thể của tiêu chuẩn năng lực dạy học. Vì vậy nghiên cứu để nắm bắt, hiểu rõ về các tiêu chí của năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp không chỉ là việc làm quan trọng đối với giáo viên mà còn là công việc quan trọng của các nhà quản lý giáo dục, các lực lượng cùng tham gia hoạt động giáo dục. Do đó rất cần thiết cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý

nghiên cứu về các tiêu chí của năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp để hiểu biết và nắm rõ các yêu cầu đặt ra cần đáp ứng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

1.5.3.2. Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp

Kế hoạch hoá là một chức năng quản lý. Do đó trước hết phải thiết kế kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên để xác định mục đích, mục tiêu (phương hướng) của hoạt động bồi dưỡng trong tương lai, từ đó xác định con đường, biện pháp và cách thức để đạt được mục đích, mục tiêu đó. Kế hoạch bồi dưỡng ở đây bao gồm cả kế hoạch dài hạn và kế hoạch ngắn hạn; đồng thời phải có kế hoạch theo từng học kỳ và từng năm học.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông Việt Bắc tỉnh Lạng Sơn - 6

Khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên cần chú ý tới các kế hoạch chỉ đạo của Bộ, của Sở, những yêu cầu đạt ra của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, đồng thời căn cứ tình hình thực tế của trường, xác định các nguồn lực của trường để kế hoạch có tính chắc chắn và khả thi. Từ đó sẽ quyết định những hoạt động cần thiết để việc bồi dưỡng đạt hiệu quả mong muốn.

Các nội dung của kế hoạch hóa: Xác định mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên và các nhiệm vụ để đạt các mục tiêu đó; Xác định các phương án để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra; Xác định các nguồn lực cần thiết về cơ sở vật chất, kinh phí, nhân lực; Xác định các mốc thời gian bắt đầu và kết thúc (hoàn thành) các công việc, nhiệm vụ cụ thể nhằm đạt mục tiêu chung đề ra; Phân công trách nhiệm cho các bộ phận, các tổ chức, tập thể, cá nhân.

1.5.3.3. Quản lý việc xây dựng chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học

Chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học nêu ra các nội dung hoạt động sẽ được triển khai trong quá trình bồi dưỡng cho giáo viên. Để đạt được mục tiêu đề ra thì phải xây dựng chương trình hợp lý, bám sát mục tiêu đặt ra và trên cơ sở các tiêu chí của năng lực dạy học mà chuẩn đã quy định. Nội dung bồi dưỡng được xây dựng phải bám sát mục tiêu đã định, phù hợp với sự hình thành và phát triển kỹ năng, tỷ lệ giữa kiến thức lý thuyết và thực hành phải

cân đối. Như vậy quản lý việc xây dựng chương trình bồi dưỡng là rất quan trọng, nó giúp cho nhà quản lý biết được trong quá trình bồi dưỡng sẽ triển khai những nội dung gì, trình tự các hoạt động được sắp xếp thế nào, thời gian diễn ra như thế nào, chương trình đó đã phù hợp chưa, có khả thi và có giúp đạt mục tiêu mong muốn hay không, có đáp ứng chuẩn nghề nghiệp không.

1.5.3.4. Quản lý phương pháp bồi dưỡng, đánh giá kết quả bồi dưỡng theo chương trình bồi dưỡng của Bộ, Sở và chương trình của nhà trường

Phương pháp bồi dưỡng là cách làm, cách tiến hành triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên. Quản lý phương pháp bồi dưỡng nghĩa là nhà quản lý phải nắm được phương thức, cách thức sẽ tiến hành trong hoạt động bồi dưỡng, từ đó sẽ biết được phương pháp tiến hành bồi dưỡng đã phù hợp chưa, đã lạc hậu chưa và có sáng tạo đổi mới gì trong phương pháp tổ chức bồi dưỡng hay không, các phương pháp đó có giúp đạt được mục tiêu mong muốn cũng như đáp ứng các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp không.

Để hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đảm bảo chất lượng thì khâu đánh giá kết quả bồi dưỡng là rất quan trọng. Nghĩa là phải đánh giá được chương trình bồi dưỡng của Bộ, Sở và chương trình bồi dưỡng của trường đạt được kết quả như thế nào: mức độ đạt được theo mục tiêu đề ra, đã đạt được những gì và còn những gì chưa đạt được theo yêu cầu chuẩn đề ra. Từ việc đánh giá kết quả bồi dưỡng sẽ giúp cho nhà quản lý có được những kinh nghiệm, từ đó điều chỉnh các hoạt động trong quá trình quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên, làm cho việc triển khai ở giai đoạn tiếp theo được hoàn chỉnh và đúng hướng hơn.

Để đánh giá được kết quả hoạt động bồi dưỡng thì cần có công tác kiểm tra trong quá trình tổ chức bồi dưỡng. Công tác kiểm tra sẽ giúp cho nhà trường theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động, từ đó sẽ có những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết.

1.5.3.5. Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán

Để triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực cho giáo viên thì cần sự phối kết hợp của nhiều lực lượng tham gia. Đặc biệt khi chương trình bồi dưỡng của Sở, Bộ chỉ dừng lại ở một số ít các đợt tập huấn, bồi dưỡng thì chương trình bồi dưỡng tại trường là rất quan trọng . Do đó để triển khai tốt công tác bồi dưỡng cho giáo viên tại trường thì trước hết phải xây dựng được đội ngũ giáo viên cốt cán có vai trò truyền đạt, giảng dạy (coi như giảng viên) các nội dung của chương trình bồi dưỡng mà trường đã xây dựng tới các đồng chí giáo viên. Đội ngũ cốt cán ở đây là các đồng chí tổ trưởng chuyên môn, nhóm trưởng các bộ môn – họ là những giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi, có kỹ năng sư phạm tốt và kinh nghiệm trong quá trình dạy học. Trên cơ sở được tiếp thu các nội dung trong các đợt tập huấn của Bộ, Sở tổ chức, kết hợp với sự chỉ đạo của BGH nhà trường - trực tiếp là phó hiệu trưởng chuyên môn, đội ngũ cốt cán sẽ triển khai các nội dung, chương trình bồi dưỡng theo kế hoạch tới toàn thể giáo viên trong trường. Để xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán tham gia công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầu thì Ban giám hiệu nhà trường phải có kế hoạch đào tạo , bồi dưỡng cho họ (cử họ tham gia các lớp tập huấn do Sở, Bộ tổ chức hoặc tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn tại trường). Để họ được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp (đáp ứng chuẩn quy định). Đồng thời có cơ chế và chính sách đãi ngộ, quan tâm động viên đối với họ.

1.5.3.6. Quản lý các điều kiện cho công tác bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên

Về cơ sở vật chất

Điều kiện cơ sở vật chất và các yếu tố phục vụ cho công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên giữ vai trò quan trọng góp phần vào sự thành công của công tác bồi dưỡng . Để triển khai các nội dung của hoạt động bồi dưỡng thì cần có các phương tiện, điều kiện cơ sở vật chất hỗ trợ như phòng ốc, loa máy, dụng cụ học tập ….Do đó căn cứ vào kế hoạch bồi dưỡng đã xây dựng, nhà quản lý phải nắm được các nhu cầu về cơ sở vật chất cần hỗ trợ

trong quá trình bồi dưỡng. Từ đó rà soát kiểm tra những gì hiện tại nhà trường đã có, đồng thời xây dựng kế hoạch mua sắm ,huy động các nguồn hỗ trợ để bổ sung các trang thiết bị còn thiếu.

Về chế độ chính sách

Cần có cơ chế chính sách rõ ràng đối với công tác bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên, phải có những chế độ ưu đãi tạo điều kiện quan tâm động viên đối với đội ngũ cốt cán tham gia giảng dạy bồi dưỡng, cũng như những giáo viên tích cực tham gia hoạt động bồi dưỡng . Đồng thời phải có nhắc nhở phê bình và hình thức xử lý đối với những giáo viên không tham gia thực hiện công tác bồi dưỡng năng lực dạy học .

Tiểu kết chương 1

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên là một trong những hoạt động của quản lý giáo dục, là quá trình tác động có ý thức của chủ thể quản lý giáo dục tới khách thể quản lý (tập thể giáo viên, mỗi giáo viên) tạo cơ hội cho giáo viên tham gia các hoạt động dạy học, giáo dục, học tập trong và ngoài nhà trường nhằm cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm nghề nghiệp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục đào tạo.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên là một hoạt động quản lý giáo dục cũng thực hiện bốn chức năng sau:

Lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên: Kế hoạch hoá là khâu đầu tiên của chu trình quản lý.

Nội dung chủ yếu là: xác định hình thành mục tiêu đối với hoạt động bồi dưỡng giáo viên, lựa chọn các phương án, biện pháp tốt nhất phù hợp nhất với điều kiện thực tế để tiến hành hoạt động bồi dưỡng đạt kết quả tốt.

Tổ chức triển khai hoạt động bồi dưỡng: Tổ chức là chức năng được tiến hành sau khi lập kế hoạch nhằm chuyển hoá những mục đích, mục tiêu bồi dưỡng giáo viên được đưa ra trong kế hoạch thành hiện thực. Nhờ đó mà tạo ra mối quan hệ giữa các đơn vị trường học, các bộ phận liên quan trong

hoạt động bồi dưỡng giáo viên được liên kết thành bộ máy thống nhất, chắt chẽ và nhà quản lý có thể điểu phối các nguồn lực của các nguồn lực phục vụ ngày một tốt hơn cho công tác bồi dưỡng. Phương pháp làm việc của cán bộ quản lý có ý nghĩa quyết định cho việc chuyển hoá kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên thành hiện thực.

Quản lý việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ hoạt động bồi dưỡng giáo viên: Chỉ đạo là chức năng được thể hiện rõ ràng trong nội hàm của khái niệm quản lý. Sau khi lập kế hoạch và cơ cấu bộ máy, khâu vận hành, điều khiển hệ thống cốt lõi của chức năng chỉ đạo. Nội dung của chức năng này là liên kết các thành viên trong tổ chức, tập hợp động viên họ nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, để đạt được mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng giáo viên. Nó kết nối, thẩm thấu và đan xen vào hai chức năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên.

Kiểm tra: là chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý nói chung và trong quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên. Theo lý thuyết thông tin, kiểm tra nhằm thiết lập mối quan hệ ngược và là khâu không thể thiếu trong quản lý, kiểm tra là để quản lý, muốn quản lý tốt thì phải kiểm tra tốt. Thông qua kiểm tra đánh giá được thành tựu hoạt động của công tác bồi dưỡng, uốn nắn,điều chỉnh kịp thời nội dung phương pháp, hình thức cho phù hợp, đúng hướng.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên là năng lực của ban giám hiệu nhà trường đặc biệt là Hiệu trưởng trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, tổ chức thực hiên, chỉ đạo các lực lượng trong nhà trường như tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể, giáo viên thực hiện và kiểm tra đánh giá được năng lực dạy học của giáo viên sau khi được bồi dưỡng. Nội dung chương 1 của luận văn đã đề cập các vấn đề về lý luận quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên THPT đáp ứng yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp, yêu cầu về đổi mới giáo dục hiện nay. Đó là các vấn đề về giáo viên,quản lý và biện pháp quản lý, năng lực, năng lực dạy học, bồi dưỡng, bồi dưỡng năng lực dạy học, các vấn đề về chuẩn nghề

nghiệp giáo viên. Đồng thời chỉ rõ chức năng, nhiệm vụ, vai trò của trường THPT, của cán bộ quản lý, của đội ngũ giáo viên THPT, các vấn đề về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên…

Phần cơ sở lý luận trên sẽ chỉ đường cho việc điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên trường THPT Việt Bắc so với yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT. Từ đó, đề xuất các biện pháp khả thi nhằm quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học đội ngũ giáo viên trường THPT Việt Bắc đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiên nay.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG VIỆT BẮC TỈNH LẠNG SƠN

2.1. Đặc điểm địa phương và quá trình phát triển của trường THPT Việt Bắc

2.1.1. Đặc điểm tình hình Thành phố Lạng Sơn

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Lạng Sơn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội và khoa học- kỹ thuật của tỉnh, có 7.769,35 ha diện tích tự nhiên gồm 8 đơn vị hành chính cơ sở gồm 5 phường: Hoàng Văn Thụ, Tam Thanh, Chi Lăng, Đông Kinh, Vĩnh Trại và 3 xã: Hoàng Đồng, Mai Pha và Quảng Lạc.

Về vị trí tiếp giáp, phía Đông giáp các xã: Hợp Thành, Gia Cát, Tân Liên và thị trấn Cao Lộc (thuộc huyện Cao Lộc); phía Tây giáp các xã Đồng Giáp (huyện Văn Quan), Xuân Long (huyện Cao Lộc); phía Nam giáp các xã Tân Thành, Yên Trạch (huyện Cao Lộc) và xã Vân Thủy (huyện Chi Lăng); phía Bắc giáp các xã Thụy Hùng, Thạch Đạn (huyện Cao Lộc).

Thành phố Lạng Sơn có vị trí địa lý rất thuận tiện để giao thông phát triển kinh tế - xã hội như: Đường quốc lộ 1A đi Hà Nội, đường sắt liên vận quốc tế Việt- Trung, đường quốc lộ 1B đi Thái Nguyên, đường quốc lộ 4A đi Cao Bằng, quốc lộ 4B đi Quảng Ninh. Nằm liền kề với khu tam giác kinh tế năng động Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, do vậy thành phố Lạng Sơn trở thành đầu cầu của hành lang kinh tế Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải phòng - Quảng Ninh.

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Tính đến năm 2012, tổng dân số toàn thành phố là 89.382 người chiếm 12,5% dân số cả tỉnh, trong đó dân nội thành chiếm 78,5% tương đương với

70.165 người dân, dân số ngoại thành chiếm 21,5%. Là thành phố miền núi, nhưng thành phố Lạng Sơn có mật độ dân số trung bình khá cao với 1125,4 người/km2.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí