Cái Nhìn Nhân Ái Của Nguyễn Ngọc Tư Trong Truyện Ngắn


cầm cái khăn rằn lau nước mắt cho dì Thấm, dì như trẻ con, lau khô rồi nước mắt lại trào ra. Ông Mười vẫn nhẫn nại chậm chiếc khăn lên khuôn mặt chớm già của dì, không nói gì hết, khuôn mặt bì sì của ông hơi dúm lại, dường như ông cũng đau lắm, xót lắm”[58.82] hay là : “Nhưng không phải buồn Phương lấy vợ, tôi buồn là vì chiều nay, Nhân Phủ đã sụp đổ trong lòng. Rồi họ, và cả má tôi đều bảo tôi khóc đi.”[58.71]

Nhưng thử để ý, tiếng khóc trong văn Nguyễn Ngọc Tư là vì thương yêu, không vì oán giận. Không phải là cái khóc vì nghẹn ngào, day dứt, ủ rũ. Đây là cái khóc ào ào như cơn mưa miền Nam, và người đọc biết chỉ khoảnh khắc thì mưa sẽ tạnh, nắng sẽ lên và nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư sẽ quyệt nước mắt xôn vai trở lại cuộc sống bận rộn của mình.

Ở một tác phẩm có kết cục đầy bạo liệt và dữ dội như “Cánh đồng bất tận” vẫn là bản lĩnh tác giả níu cảm xúc người đọc kịp dừng lại bên bờ tuyệt vọng. Khi mầm thiện trong trái tim nhân vật xưng “tui” ngập trong máu và nước mắt vẫn bừng xanh niềm hy vọng sâu sắc thiêng liêng: nếu như Nương “bị có con” sau cuộc bạo hành, thì “đứa bé không cha nhưng chắc chắn sẽ được đến trường”, sẽ sống hạnh phúc “và được mẹ dạy, là trẻ con, đôi khi nên tha thứ những lỗi lầm của người lớn”[58.213]. Dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, các nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư cũng không nguôi khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp. Một niềm tin lạc quan.

Không chỉ trong cuộc sống, niềm khao khát, tha thiết hạnh phúc lứa đôi cũng làm cho những câu chuyện tình yêu của Nguyễn Ngọc Tư trở nên hấp dẫn cuốn hút và trong trẻo đến lạ thường. Dù bất cứ đối tượng nào, dù nhân vật là nam hay nữ, dù có thể ngỏ lời bộc lộ tình cảm hay không thì các nhân vật của chị đều có một niềm tin mãnh liệt vào tình yêu. Trong tình yêu, họ có một phẩm chất chung đó là tin tưởng tuyệt đối vào người yêu, sẵn sàng hi


sinh mọi thứ cho người mình yêu và không hề đòi hỏi gì. Niềm lạc quan đó là chất thơ ấm áp để con người thăng hoa trong cuộc sống, để người đọc thấy thú vị như là mình đã phát hiện thấy một thứ quý giá mà không ở đâu xa, nó đang ở rất gần bên mình mà không biết.

Họ sẵn sàng chờ đợi, một sự chờ đợi đáng thán phục: “Thêm một mùa gió bấc nữa, chị Hảo vẫn chưa lấy chồng. Ai cũng hỏi, chị chờ ai vậy cà? Chị bảo chờ người ta xức dầu Nhị Thiên Đường của chị mà hết đau, chờ người ta đánh cờ mà trong tâm “viễn ly điên đảo mông tưởng cứu cánh niết bàn”, trời người ta thôi buồn khi đưa chốt qua sông”[58.36]

Chính vì vậy, những cái kết các tác phẩm của chị thường xuyên để lại dư ba những âm hưởng miên man, khó quên trong người đọc.

2.2.4. Nhân vật với những bi kịch đời thường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Các nhân vật trong truyện đều đầy tính thiện, thế nhưng cái vũng luẩn quẩn của đói nghèo dốt nát, lam lũ và điều kiện sống ngột ngạt dần xô đẩy người này trở thành nạn nhân của người kia. Vì thế ở cái hậu của mỗi câu chuyện, tính cách nhân vật thường là dở dang, lận đận.

Số phận của những người nghệ sĩ hát tuồng: Đằng sau ánh hào quang sân khấu, cuộc đời thực của những người nghệ sĩ lại đầy nỗi ưu tư. Họ sống hết mình với những vai diễn nhưng khi cởi bỏ mũ áo, rửa trôi lớp son phấn trên mặt đi rồi, trở về với cuộc đời thực thì lòng họ lại se thắt, thật buồn. Họ thường có số phận hẩm hiu, không trọn vẹn. Cuộc đời họ thường phải trải qua nhiều sóng gió, có khi phải chạy ăn toát mồ hôi nhưng lòng yêu nghề không vì thế mà bị san sẻ, vợi bớt.

Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư - 8

Người thì có con nhưng không được làm mẹ, nước mắt lưng tròng khi con gái mình dứt ruột đẻ ra lại gọi mình bằng chị và coi mình như khách (“Làm má đâu có dễ”); người thì phải gánh chè đi bán (“Cuối mùa nhan


sắc”); Người phải bán vé số, người nằm liệt giường nhưng không có tiền để mua thuốc uống (“Bởi yêu thương”). Cay đắng ám ảnh hơn nữa là cuộc theo đuổi của San và Phương trong “Ngày đùa”. Chỉ vì những cảm xúc của vai diễn, Phương không bao giờ dám sống thực, sống hết mình với bản thân, cuộc đời mình: “Tôi thèm hạnh phúc nhưng không cho phép mình hạnh phúc. Một tâm hồn đầy đủ sẽ không thể diễn được những tâm tư giằng xé. Vì nghệ thuật tôi hi sinh cả cuộc đời mình”[56.136];

Cuộc đời nghệ sĩ của họ đã cống hiến biết bao công sức của mình cho nền nghệ thuật sân khấu nhưng đến cuối đời lại hẩm hiu đến vậy. Cuộc đời cứ trớ trêu vậy đấy, cuộc đời thực và cuộc đời sân khấu cứ trái ngược nhau, không trùng khít với nhau. Nói đến điều này, cũng có nghĩa là tác giả đã đứng về phía họ, nghiêng mình xuống với họ, chia sẻ và cảm thông. Đây chính là tính nhân bản, nét nhân văn cao cả và cũng là nội dung tư tưởng của hệ thống truyện về người nghệ sĩ của Nguyễn Ngọc Tư.

Đối với cuộc đời của những người nông dân, số phận của họ cũng không có gì tươi sáng hơn. Truyện của chị đa phần dừng lại ở những tình cảnh gia đình, đề cập đến số phận buồn của những con người nhỏ bé, những nông dân chân chất với những ước mơ và cuộc sống hết sức bình dị đời thường rất đáng đáng cảm thông, trân trọng, nhưng đôi khi cuộc đời nghiệt ngã cũng không cho họ được như ý, toại nguyện.

“Nhớ sông” nói về cảnh bất hạnh của gia đình ông Chín, vợ mất sớm vì một tai nạn bất ngờ trên sông nước, để ông phải lâm vào cảnh “gà trống nuôi con”. Dù nghèo, nhưng ba cha con vẫn gắn bó với nhau bằng một tình thương yêu hết sức thiêng liêng, cảm động. Đọc truyện nhiều người phải rớt nước mắt vì cảnh gia đình ông Chín: “Gia đình ông Chín sống hẳn trên ghe. Cảnh của ông cũng buồn lắm. Nhà nghèo, ra riêng, gia đình chỉ cho hai công đất. Năm


Giang ba tuổi, Giang lên sởi. Ông Chín bán đất cứu con. Số tiền còn dư lại, ông mua chiếc ghe nhỏ đi bán hàng bông. Cả nhà dắt díu nhau linh đinh sông nước”[58.14].

Đọc truyện của chị người đọc có băn khoăn: ở vùng đất đồng bằng này, còn bao nhiêu gia đình đang ở vào tình cảnh như gia đình ông Chín, gia đình của Điệp, gia đình của cha con Tư Nhớ?

Truyện “Cải ơi!” đề cập tới tình cảnh của ông già Năm Nhỏ phải chịu tiếng oan là “giết con” khi nhỏ Cải (con của vợ ông), làm mất đôi trâu, sợ đòn, bỏ trốn. Cuộc hành trình dài lặn lội đi tìm đứa con, với nhiều “phương kế” của ông, của một người “cha ghẻ” (bố dượng) để mong tìm được con Cải, có nhiều chi tiết hết sức tình người, rất xúc động. Những chi tiết này là cuộc sống sinh hoạt đời thường, bình dị, giàu chất Nam Bộ và cũng thấm đượm tình người.

Số phận của những người phụ nữ được nhà văn đặc biệt quan tâm. Ở từng câu chuyện, từng số phận họ có những kết cục không giống nhau nhưng tất cả đều không lối thoát và bế tắc. Đặc biệt trong “Cánh đồng bất tận” nỗi khổ, số phận người phụ nữ còn được đề cập đến ở những tình huống éo le: Từ người đàn bà đánh ghen đến người đàn bà thân thuộc trong gia đình - mẹ - tới những người đàn bà khác mà “tui” gặp trên những con sông cạn nước, trên những cánh đồng khô nẻ cho tận những người đàn bà bị Cha gạ gẫm, bịt lối quay về. Tất cả đều là mang đến những nỗi buồn đứt ruột. Rồi Nương và Điền lại là nạn nhân của cha mẹ, phải sống vạ vật với đầy tàn tích trong tâm hồn. Phải chăng sự báo ứng rơi vào hai đứa trẻ trong trắng đáng thương: Điền tự hủy hoại bản năng đàn ông của mình, vô vọng chạy theo người đàn bà bị sỉ nhục; còn Nương bị đám trai làng hãm hiếp ngay trước mặt người cha tội lỗi đang đổ nghiến xuống bùn. Không lên gân bạo liệt, không tăm tối bi quan,


những đoạn văn đầy tình tiết trắc ẩn như thủ thỉ dịu dàng mà đẩy dần số phận từng nhân vật tới tận cùng bi thảm.

Và kết thúc các câu chuyện bao giờ cũng dở dang và ngổn ngang các câu hỏi: “Nhưng mà chờ tới chừng nào lận? Ai mà biết. Mùa này gió bấc hiu hiu lại về” (“Hiu hiu gió bấc”); “Không một ai nghĩ mù cũng biết thương nhớ, biết đợi chờ trong nỗi tuyệt vọng rằng người đó, mùa mưa này liệu có mỏi chân mà trở lại không?”(“Nửa mùa”); “Có đáng không những năm tháng dài vằng vặc? Những tâm hồn thương tổn? Và kia, một mái đầu bạc phơ xơ xác? Có đáng không? Trời ơi có đáng không?”(“Đau gì như thể”). Rất nhiều câu hỏi như xoáy sâu vào lòng người đọc khiến họ phải tự vấn như chính họ đang sống cùng nhân vật, thôi thúc họ phải suy ngẫm. Có điều lạ, là hình như ở mỗi câu chuyện, khái niệm “ở hiền gặp lành” là một cái gì đó quá mơ hồ, quá xa vời. Nhưng nó không làm người ta thấy mệt mỏi, thấy buồn bã và bi quan. Bởi vì, có một dòng sông chảy yêu thương len lỏi khắp các câu chuyện, kéo dài theo những cánh đồng. Dòng chảy yêu thương đó lớn dần lên và trở thành chủ đạo khi sau tất cả những bất hạnh mà một con người có thể gánh chịu trong cuộc đời, người ta vẫn không thôi nghĩ tới những điều tốt đẹp.

Nhưng có một nỗi cô độc khác, lớn hơn, không chỉ với những người nghệ sĩ, đó là nỗi cô đơn giữa “Biển người mênh mông”. Sống giữa những người thân yêu, sống với người mình hết lòng mà vẫn cô đơn. Đây là nỗi đau lớn của kiếp người.. Ông Mười (“Mối tình năm cũ”) “cả đời, chỉ mong người nhà hiểu mình chứ trông gì người thiên hạ”. Ông Tư Nhớ (“Đau gì như thể…”) đau đớn bởi “Tiếng kêu nghe thấu tới trời, sao đồng loại con người không học cách hiểu nhau”. Ông già Chín Vũ (“Cuối mùa nhan sắc”) thì than “Mình sống làm gì tới từng này tuổi mà không hiểu được nhau, Hồng ơi là Hồng”. Không hiểu được nhau, không hiểu đúng về nhau, bởi vậy mà khó chia sẻ được nỗi niềm của nhau. Không ai có thể xẻ chia cùng Xuyến


(“Duyên phận so le”), cùng Hậu (“Một trái tim khô”), cùng Út Nhỏ (“Nhà cổ”)… bởi những nỗi niềm trong họ đâu dễ nói ra. Mà khi nói ra, biết đâu, lại làm tổn thương cho ai đó. Vậy là họ âm thầm chịu đựng, âm thầm chấp nhận sự cô đơn. Cô đơn là điều kiện thử thách phẩm chất làm người của họ.

Có lúc, truyện của Nguyễn Ngọc Tư còn sắp xếp những thân phận cô đơn bên cạnh nhau. Nhưng không phải như thế giới nhân vật của Phạm Thị Hoài, cô đơn kiểu người sống cạnh nhau mà “như cây mọc bên tường”, đối thoại mà như độc thoại, con người cạn dần khả năng yêu thương. Nhân vật của Ngọc Tư cô đơn bởi mỗi người ẩn chứa một số phận, sở hữu một tâm tư, mang nặng một trắc ẩn. Họ yêu thương và thông cảm cho nhau. Nhưng không thể xẻ chia. Mà xẻ chia cũng không hết. Đó là những người sống nơi cuối trời heo hút (“Duyên phận so le”), tất thảy đều “thèm người”, đều thấy mình “giống khỉ”, mỗi mùa gió chướng, “cả bọn lặng lẽ ngồi, nghe gió thốc qua lòng, rúm ró nỗi cô đơn”. Hay như ba cha con trong “Cánh đồng bất tận”. Ăn ở cùng nhau trên thuyền, lênh đênh cùng nhau trên những cánh đồng, dòng sông. Nhưng mỗi cá nhân họ là một thế giới. Họ hiểu những nỗi niềm của nhau, nhưng không thể san vợi cho nhau. Nương hiểu tình yêu người cha dành cho mẹ, hiểu sự hận thù ông trút lên những người đàn bà khác, hiểu những ẩn ức tình dục mà Điền phải chịu. Nhưng bất lực. Họ nhìn nỗi cô đơn giày xéo tâm hồn nhau. Thì ra, nỗi cô đơn của họ không chỉ là sự cô độc do hoàn cảnh sống đem lại. Bởi vậy mà nỗi đau lớn hơn rất nhiều.

Chúng ta bắt gặp trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư những nhân vật suốt đời đi tìm, một hành trình vô vọng và đơn độc. Ông Sáu (“Biển người mênh mông”) “đã đi tìm gần bốn mươi năm, dời nhà cả thảy ba mươi ba bận, lội gần rã cặp giò rồi mà vẫn chưa thấy”. Ông Năm Nhỏ (“Cải ơi!”) tìm suốt mười hai năm chưa thấy con. Chúng ta bị ám ảnh bởi một ông già trước mỗi buổi diễn, mượn micro nói mấy câu : “Cải ơi, ba là Năm Nhỏ nè con…”.

Tiếng gọi “Cải ơi!” của ông mắc lại trong người đọc, như món nợ lòng.


Cô đơn luôn là nỗi đau, là bi kịch tinh thần lớn nhất của con người, nhưng đọc Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta cảm nhận rất rõ niềm cô đơn mà không thấy sự bi quan tuyệt vọng. Nhân vật của chị tự ý thức về sự cô đơn. Họ chấp nhận bởi họ tìm thấy trong nỗi đau ấy một lẽ sống. Và, từ trong nỗi đau ấy, họ vươn lên, làm người. Cô đơn trong quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư là động lực của cái Đẹp, cái Thiện.

2.3. Cái nhìn nhân ái của Nguyễn Ngọc Tư trong truyện ngắn

2.3.1. Những khuynh hướng quan niệm về con người trong văn học trẻ đương đại

Văn xuôi Việt Nam bắt đầu từ thời kì đổi mới đã từ chối cách nhìn xuôi chiều về con người. Thay vì cách nhìn đơn giản, rạch ròi là cách nhìn đa chiều, phức hợp. Không còn kiểu nhân vật nhất phiến, trắng đen rõ ràng. Quan niệm con người kiểu sử thi chuyển sang con người đời tư, cá nhân và được nhà văn mổ xẻ giải thiêng không thương tiếc. Bộ mặt văn học Việt Nam đến Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài thì mới thực sự đổi mới. Có thể nói quan niệm nghệ thuật bước sang cực khác. Truyện ngắn và văn xuôi nói chung có xu hướng nghiêng nhiều về cảm hứng khai thác, khám phá mặt trái đời sống.

Quan niệm đưa con người trong văn học trở về gần gũi và áp sát hiện thực trở thành khuynh hướng tất yếu của văn học thời kỳ đổi mới. Con người cá nhân được miêu tả, mổ xẻ. Nhà văn bộc lộ cái nhìn sâu sắc và chân thực hơn về con người. Nhiều giá trị mới được thiết lập. Nhiều giá trị cũ bị phai nhạt đi hoặc bị phế bỏ hẳn. Con người được nhìn nhận với những tiêu chí, chuẩn mực khác, về đạo đức không tròn trịa và mẫu mực theo quan điểm thông thường. Dường như trong cuộc sống hiện đại, con người hiện lên với nhiều mặt trong đó có cả những thói xấu: loạn luân, vô luân, hỗn láo, độc ác, trơ trẽn, chây lì, hèn nhát, ích kỷ, thực dụng,...Tất thảy những thói xấu của con người được văn học phơi bày, không lảng tránh. Văn học đã khẳng định


lại những giá trị làm người bằng cách giúp người đọc nhận diện, cảm nhận rõ ràng cái xấu để tránh. Làm cho con người ghê sợ trước cái ác cũng là đích hướng thiện của văn học bên cạnh sự biểu dương, ca tụng mà văn học thời kì trước đã làm rất tốt.

Sau sự phục sinh của cái tôi cá nhân trong văn học đổi mới, văn học nhất là ở những nhà văn trẻ đi vào khám phá con người trong khynh hướng hưởng thụ vật chất, hưởng thụ tình dục, bù đắp những năm tháng dài hy sinh nhu cầu và quyền lợi cá nhân. Những vấn đề vụn vặt, riêng tư được “trình diễn thoải mái trong văn học”. Theo quan sát bước đầu, chúng tôi thấy văn học trẻ (với nội hàm là tác phẩm của những tác giả mới, trẻ tuổi. Các tác giả tiêu biểu mà chúng tôi có thể kể đến là: Đỗ Hoàng Diệu, Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban,… ) ở họ trong quan niệm về con người nổi lên ba khuynh hướng sau:

+ Con người nổi loạn.

+ Con người bản năng tính dục.

+ Con người “vụn vặt”.

Ba khuynh hướng trong con người trên đây, có tinh thần chung, thống nhất chi phối là tinh thần giải phóng. Đã xuất hiện nhân vật nổi loạn trong văn học. Nổi loạn để quẫy cựa thoát khỏi những thiết chế xã hội. Quan niệm về con người của Nguyễn Ngọc Tư khá khác biệt so với ba xu hướng trên nổi loạn để trốn khỏi ràng buộc, bổn phận; nổi loạn để thoát khỏi chính mình.

Ta thử so sánh Đỗ Hoàng Diệu với Nguyễn Ngọc Tư qua một số trường hợp sau: truyện “Vu Quy” của Đỗ Hoàng Diệu có bối cảnh gần với “Huệ lấy chồng” của Nguyễn Ngọc Tư. Cả hai tác phẩm đều kể về tâm trạng của cô gái đêm trước ngày về nhà chồng. Cũng là hồi tưởng về mối tình đã qua nhưng hướng khai thác của hai nhà văn hoàn toàn khác. “Huệ” của Nguyễn Ngọc Tư trong sáng, chân chất kiểu thôn quê. Kỉ niệm chỉ xem là phim Hồng Kông, nói

bóng gió năm câu ba điều. Biểu lộ tình yêu thì là “Thi ở đằng sau, kế dãy ghế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/12/2023