Thực Trạng Chỉ Đạo Hoạt Động Đánh Giá Giáo Viên Theo Chuẩn Nghề Nghiệp Ở Các Trường Thcs Thị Xã Quảng Yên

xếp loại GV theo Chuẩn nghề nghiệp, các bước đều được thực hiện một cách tuần tự, song sự đồng bộ về cơ cấu và chức năng giữa các bộ phận còn chưa được thực hiện tốt. Cụ thể là một số tổ chuyên môn có nhiều giáo viên vẫn còn có những thắc mắc về chất lượng, kết quả đánh giá, cũng có tổ chuyên môn thực hiện hiện rất tốt, GV trong tổ đều hài lòng. Do đó, theo ý kiến của tôi, Hiệu trưởng cần chỉ đạo quyết liệt hơn nữa trong việc quản lí và tổ chức thực hiện việc đánh giá, xếp loại GV theo Chuẩn nghề nghiệp”.

Như vậy, tất cả các nội dung công việc trong kế hoạch đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS của các nhà trường đều được tổ chức thực hiện nhưng thực hiện chỉ ở mức trung bình, chưa thực hiện thường xuyên đặc biệt là công tác bồi dưỡng giáo viên về ý thức tự giác đánh giá của GV theo Chuẩn. Vì vậy trong thời gian tới hiệu trưởng các nhà trường cần có những biện pháp hữu hiệu, kế hoạch quản lý tổ chức thực hiện công tác đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp chi tiết, cụ thể, quyết liệt hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng phẩm chất, trình độ, năng lực của CBGV nói chung và chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường nói riêng.

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên

Để hoạt động giáo dục nói chung, đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp nói riêng đạt hiệu quả cao việc tập huấn về Chuẩn nghề nghiệp cho GV để lập kế hoạch, chuẩn bị các nguồn lực, xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện đánh giá và tự đánh giá là hết sức quan trọng.

Qua nghiên cứu hồ sơ quản lý ở các trường THCS thị xã Quảng Yên, chúng tôi được biết: Ngay từ đầu năm học các nhà trường đã triển khai nhiệm vụ năm học, trong đó nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm của năm học sau đó yêu cầu CBGV các nhà trường thảo luận, lựa chọn, thống nhất quy trình, nguồn lực, thời gian đánh giá GV theo Chuẩn cho phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm của bộ, sở, ngành, phù hợp với các tiêu chuẩn trong Chuẩn đề ra và phù hợp với năng

lực thực tế của từng trường, tuy nhiên để tìm hiểu sau về vấn đề này chúng tôi tiến hành khảo sát các khách thể, kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.16: Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp‌


TT


Nội dung chỉ đạo thực hiện kế hoạch

Mức độ thực hiện

TX

ĐK

CBG

SL

%

SL

%

SL

%

1

Chỉ đạo các bộ phận triển khai kế hoạch ĐG,

XLGV theo Chuẩn nghề nghiệp.

80

84.2

15

15.8

0

0

2

Động viên, góp ý cho các bộ phận: giáo viên, tổ

chuyên môn phấn đấu đạt Chuẩn nghề nghiệp.

85

89.5

10

10.5

0

0


3

Tổ chức bồi dưỡng năng lực đánh giá, xếp loại giáo viên theo các nguyên tắc, yêu cầu, các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá giáo viên theo Chuẩn

nghề nghiệp.


40


42.1


45


57.9


0


0


4

Chỉ đạo, phối hợp các lực lượng đánh giá trong và đánh giá ngoài từ phía nhà trường và các tổ chức có liên quan như: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp theo

Chuẩn nghề nghiệp.


52


54.7


43


45.3


0


0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh - 9

Kết quả khảo sát cho thấy: 100% các nhà trường đã thực hiện công tác chỉ đạo đánh giá giáo viên theo Chuẩn, trong đó công tác Động viên, góp ý cho các bộ phận: giáo viên, tổ chuyên môn phấn đấu đạt Chuẩn nghề nghiệp, được các khách thể đánh giá CBQL nhà trường thực hiện thướng xuyên nhất với 89.5% ý kiến đồng ý, qua đó cho thấy CBQL các nhà trường đã làm tốt công tác dân vận, động viên khích lệ tinh thần của CBGV trong nhà trường, điều này thể hiện sự quan tâm, đoàn kết của CBGV các nhà trường THCS thị xã Quảng Yên trong thời gian quan. Thứ hai là nội dung Chỉ đạo các bộ phận triển khai kế hoạch ĐG, XLGV theo Chuẩn nghề nghiệp, cũng được 84.2% ý kiến đánh giá các nhà trường đã thường xuyên triển khai thực hiện, tuy nhiên với hai nội

dung còn lại CBQL các nhà trường đã làm ở mức thường xuyên chưa cao mới chỉ có từ 42.1% đến 54.7% ý kiến cho rằng CBQL nhà trường đã thường xuyên tổ chức bồi dưỡng năng lực, chỉ đạo các lực lượng trong việc đánh giá xếp loại GV theo Chuẩn cho giáo viên.

Với kết quả trên cho thấy bước đầu các nhà trường đã làm cơ bản tốt việc chỉ đạo đánh giá xếp loại giáo viên theo Chuẩn, do vậy, sự chỉ đạo của Hiệu trưởng cần sát thực hơn nữa, tạo ra sự đồng bộ về kết quả cũng như tăng cường chất lượng đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.

2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên

Bảng 2.17: Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp‌


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

TX

ĐK

CBG

SL

%

SL

%

SL

%

1

Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, uốn nắn GV,

các bộ phận tham gia bồi dưỡng ĐG, XLGV theo Chuẩn nghề nghiệp


75


73.7


20


26.3


0


0

2

Tổ chức chặt chẽ các khâu ĐG, XLGV từ khâu

giáo viên tự đánh giá, xếp loại cho đến tổ chuyên môn và Hội đồng đánh giá nhà trường


65


68.4


30


31.6


0


0

3

Rút kinh nghiệm việc bồi dưỡng ĐG, XLGV

theo Chuẩn nghề nghiệp


50


52.6


45


47.8


0


0

Kết quả thực hiện cả ba nội dung trên trong việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn của các nhà trường đều được thực hiện thường xuyên ở mức trên trung bình, không có nội dung nào được đánh giá là không thực hiện: Nội dung được thực hiện thường xuyên nhất là CBQL các nhà trường đã thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, uốn nắn GV, các bộ phận tham gia

bồi dưỡng ĐG, XLGV theo Chuẩn nghề nghiệp, với 73.7% ý kiến đánh giá, thấp nhất là nội dung rút kinh nghiệm việc bồi dưỡng ĐG, XLGV theo Chuẩn nghề nghiệp, cũng được 52.6% ý kiến cho rằng CBQL nhà trường đã thực hiện thường xuyên, để làm rõ về kết quả thực hiện các nội dung trên, thầy giáo Vũ Văn A đã nhận xét việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc bồi dưỡng, ĐG, XLGV theo Chuẩn nghề nghiệp: “Chúng tôi nhận thấy Hiệu trưởng đã thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, uốn nắn giáo viên, các bộ phận tham gia bồi dưỡng ĐG, XLGV theo Chuẩn cũng như việc tổ chức chặt chẽ các khâu đánh giá, phân loại và cuối cùng là rút kinh nghiệm việc bồi dưỡng, đánh giá, xếp loại. Vì vậy, GV trong trường tương đối hài lòng với kết quả đánh giá, xếp loại hàng năm”, tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng: Việc đánh giá kết quả hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn trong các nhà trường mặc dù đã có bộ công cụ đánh giá là các tiểu chuẩn, tiêu chí trong Chuẩn nhưng hoạt động đánh giá chưa được tiến hành một cách khoa học phần lớn mới chỉ tập trung đánh giá giáo viên thông qua kết quả dạy học (thông qua chất lượng thi cuối kỳ, cuối năm) và rèn luyện của học sinh, còn chưa đánh giá được nhận thức, thái độ, phẩm chất chính trị đạo đức của GV một cách chính xác, một số trường có thực hiện nhưng đánh giá về các tiêu chí này chỉ mang tính chất cảm tính và còn cả nể, e dè trong thực hiện đánh giá GV. Vì vậy kết quả đánh giá chưa mang lại hiệu ứng tích cực cho giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục nói chung và rèn luyện các phẩm chất về năng lực, đạo đức nói riêng.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên

Để tiến hành đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới quản lý đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp, tác giả tiến hành khảo sát các khách thể (theo các mức độ Rất ảnh hưởng 3 điểm; Ít ảnh hưởng 2 điểm; Không ảnh hưởng 1 điểm). Chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.18: Yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên‌

TT

Các yếu tố ảnh hưởng

Mức độ ảnh hưởng


X

TB

RAH

IAH

KAH

1

Nhận thức của CBGV các nhà trường về việc

đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp

65

30

5

260

2.74

3

2

Năng lực, kinh nghiệm quản lí đánh giá GV

theo Chuẩn của CBQL các nhà trường

72

23

0

262

2.76

1

3

Tinh thần trách nhiệm, tính tích cực của CBQL

các nhà trường trong đánh giá GV theo Chuẩn

69

26

0

259

2.73

2

4

Chế độ chính sách cho CBQL thực hiện quản

lý đánh giá GV theo Chuẩn

60

30

5

245

2.58

5

5

Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ

cho công tác đánh giá GV theo Chuẩn

60

32

3

247

2.6

4

6

Sự lãnh đạo của các cấp quản lý giáo dục cấp trên

50

30

15

225

2.37

7

7

Sự phối hợp giữa các lực lượng trong đánh giá

GV theo Chuẩn nghề nghiệp

50

37

8

232

2.46

6

Kết quả trên cho thấy cả bảy yếu tố được các khách thể khẳng định có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các biện pháp quản lí hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp của các trường THCS thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, nhận thức của các khách thể về các yếu tố trên có sự chênh lệch. Nội dung “Năng lực, kinh nghiệm quản lí đánh giá GV theo Chuẩn của CBQL các nhà trường” (với = 2,76 điểm) được nhận thức với với mức độ ảnh hưởng có số phiếu đánh giá cao nhất, nội dung “Tinh thần trách nhiệm, tính tích cực của CBQL các nhà trường trong đánh giá GV theo Chuẩn” có mức độ ảnh hưởng thứ 2 theo đánh giá của các khách thể (với = 2.73 điểm). Xếp thứ bậc thấp nhất với mức độ ảnh hưởng ít nhất là kết quả nhận thức nội dung “Sự lãnh đạo của các cấp quản lý giáo dục cấp trên” (với = 2.37 điểm).

Như vậy, thông qua ý kiến đánh giá của các khách thể cho thất: Hầu hết các yếu tố trên có ảnh hưởng lớn đến QL hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn ở các trường THCS thị xã Quảng Yên. Trên cơ sở nhận thức rõ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên, Hiệu trưởng các nhà trường cần có các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá GV cho phù hợp với thực tế đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên hiện nay.

Tiểu kết chương 2


Từ việc phân tích cơ sở lý luận ở chương 1 và phân tích thực trạng quản lý hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên trong chương 2 chúng tôi đã nêu ra những kết quả nghiên cứu sau: Thực trạng chất lượng đội ngũ GV và thực trạng công tác đánh giá và quản lý đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp của các trường THCS thị xã Quảng Yên được phân tích theo từng năm học và từng tiêu chuẩn, tiêu chí.

Kết quả nghiên cứu, đánh giá thực trạng của luận văn cho thấy công tác quản lý đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp của các trường THCS thị xã Quảng Yên nhìn chung là tốt. Tuy vậy, kết quả giáo dục THCS của thị xã Quảng Yên so với các huyện, thành phố khác trong tỉnh Quảng Ninh vẫn còn thấp. Để nâng cao chất lượng giáo dục thì nâng cao chất lượng đội ngũ GV là yếu tố then chốt. Có một số yếu tố chính ảnh hưởng đến công tác quản lý là: Nhận thức của CBGV về vai trò ý nghĩa của việc đánh giá theo Chuẩn trong việc nâng cao năng lực, phẩm chất của GV là chưa cao; mức độ chính xác của các công cụ đánh giá còn chung chung; công tác đào tạo, bồi dưỡng GV; chế độ đãi ngộ cho GV; những vấn đề khi triển khai đánh giá... Những kết quả nghiên cứu trong chương 2 sẽ là cơ sở cho những giải pháp đề xuất nhằm làm tốt công tác quản lý hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên trong chương 3 của luận văn.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG THCS

THỊ XÃ QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH


3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp

3.1.1. Cơ sở pháp lý

Văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết mang tính chỉ đạo của Nhà nước, của Bộ GD&ĐT về đánh giá xếp loại giáo viên, kế hoạch nhiệm vụ năm học của nhà trường đã định hướng cho việc đề xuất các biện pháp.

3.1.2. Cơ sở thực tiễn

Thực trạng hoạt động đánh giá xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp và thực trạng QL hoạt động đánh giá xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên đòi hỏi phải có biện pháp tăng cường QL để kết quả đánh giá xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp được chính xác, khách quan có tác dụng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Để nâng cao kết quả quản lí hoạt động đánh giá xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp, Hiệu trưởng nhà trường cần nâng cao nhận thức về Chuẩn, nắm vững lý luận khoa học quản lý để làm cơ sở cho việc tiếp nhận các phương pháp đề xuất và thực hiện các biện pháp quản lí hợp lí và hiệu quả hơn.

3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Các biện pháp phải là một hệ thống gắn với chức năng quản lí, được tổ chức hợp lý sao cho tác động có hệ thống và đồng bộ đến các thành tố của quá trình đánh giá nhằm tạo ra những thay đổi của quá trình này.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp phải căn cứ vào thực trạng quản lí hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn của các trường THCS thị xã Quảng Yên, kế thừa các biện pháp đã được thực hiện nhưng có sự cải tiến cho phù hợp với tình hình mới.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp

Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ GV trong trường THCS đòi hỏi các nhà trường THCS phải tìm ra các biện pháp quản lí phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, các nguồn lực (nhân lực, nguồn lực, tài lực), môi trường của trường trên địa bàn thị xã Quảng Yên, trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ GD&ĐT.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của các biện pháp

Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải có khả năng áp dụng vào hoạt động thực tiễn quản lí hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn một cách thuận lợi, trở thành hiện thực, đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lí. Để đạt được điều này khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lí với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được đối chiếu với điều kiện triển khai có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao. Các biện pháp phải được thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện.

3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên

3.3.1. Nâng cao nhận thức cho các CBQL, giáo viên về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên và mục đích, ý nghĩa của việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp

3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nắm vững về Chuẩn nghề nghiệp sẽ giúp cho GV tự đánh giá về phẩm chất đạo đức, kiến thức, kỹ năng sư phạm của mình một cách cụ thể, chính xác, giúp mọi cán bộ, GV các nhà trường nhận thức đầy đủ về chuẩn nghề nghiệp GV, qua đó có ý thức rèn luyện theo Chuẩn.

Chuẩn nghề nghiệp GV giúp GV tự đánh giá phẩm chất và năng lực nghề của bản thân, để từ đó GV tự xây dựng cho mình kế hoạch học tập, rèn luyện và phấn đấu để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng hoàn thiện mình, không ngừng phát triển kỹ năng

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí