Cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử và Huy Cận - 2

phần hồn của con người trong cuộc sống và trong cõi trời xưa cõi biếc. Trong nhiều tiểu luận viết về thơ Huy Cận, chúng tôi đặc biệt lưu tâm đến hai tiểu luận: Ngọn lửa thiêng trong đời và trong thơ của Hà Minh Đức và Huy Cận, sự khắc khoải không gian của Đỗ Lai Thúy. Giáo sư Hà Minh Đức tuy còn dè dặt nhưng bước đầu đã đặt vấn đề “Phải chăng Huy Cận đã chịu ảnh hưởng của một tôn giáo nào để rồi hình dung ra bên cạnh cõi đời là một địa ngục hay thiên đường?‟‟ Còn Đỗ Lai Thúy cắt nghĩa nỗi khắc khoải không gian trong Lửa thiêng là niềm tâm sự của kẻ mất Thiên đường. Ông đã chỉ ra ảnh hưởng của Thiên chúa giáo trong nhiều bài thơ của Huy Cận. Đây cũng là những gợi mở cần thiết để tác giả tìm hiểu cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Huy Cận.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là cảm hứng và chất liệu tôn giáo được thể hiện trong thơ Hàn Mặc Tử và thơ Huy Cận.

* Phạm vi nghiên cứu: Tất cả các tác phẩm thơ viết về tôn giáo và có liên quan đến tôn giáo trong thơ của Hàn Mặc Tử và Huy Cận.

4 .Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp hệ thống

Để chỉ ra những nét đặc trưng, khác lạ về Tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử và thơ Huy Cận. Coi thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử và thơ Huy Cận như một chỉnh thể thống nhất, là một thế giới tinh thần của thi sĩ. Trong đó tôn giáo đóng vai trò như thế nào trong sáng tạo nghệ thuật?

4.2. Phương pháp khảo sát thống kê

Nhằm chứng minh thế giới thơ Hàn Mặc Tử dày đặc những cảm hứng và niềm tin tôn giáo chúng tôi tiến hành thống kê những bài thơ có liên quan đến tôn giáo để tiến hành khảo sát tìm ra những đặc điểm riêng trong thế giới nghệ thuật của hai tác giả.

4.3. Phương pháp phân tích, so sánh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Để thấy được cái riêng, cái nổi bật, đặc trưng trong thơ Hàn Mặc Tử so với Huy Cận và so với các tác giả khác cùng thời (1930-1945). Từ đó thấy được giá trị, chỗ đứng của niêm tin tôn giáo trong cuộc sống và trong sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ.

5. Kết cấu của luận văn

Cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử và Huy Cận - 2

Gồm phần mở đầu, ba chương, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Chương 1: Tôn giáo và mối quan hệ giữa tôn giáo và nghệ thuật

Chương 2: Cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử Chương 3: Cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Huy Cận

Chương 1‌‌

TÔN GIÁO VÀ CẢM HỨNG TÔN GIÁO TRONG VĂN HỌC

1.1. Giới thuyết chung về tôn giáo

1.1.1. Tôn giáo và nguồn gốc của tôn giáo

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm trong lịch sử, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Đến nay, đã có nhiều cách trả lời khác nhau cho câu hỏi “Tôn giáo là gì?”. Từ góc độ nhân loại học, Tylor cho rằng “Tôn giáo là lòng tin vào những vật linh” [29, tr.16]; từ góc độ ngôn ngữ học, Maxmuller xem "tôn giáo là niềm tin vào các vị thần" [29, tr.16]; trên bình diện văn hoá học, AJ.Troibi quan niệm "Tôn giáo là một yếu tố của văn hoá, là một hiện tượng văn hoá" [29, tr.17]; từ góc độ bản thể, Durkhein định nghĩa: Tôn giáo là hệ thống cố kết những tín ngưỡng và thực hành có liên quan đến các sự vật thiêng liêng, gắn với một cộng đồng tinh thần gọi là giáo hội. Nhìn chung các cách định nghĩa trên đây do nhìn nhận tôn giáo một cách phiến diện nên chưa phản ánh được một cách toàn diện hiện tượng tôn giáo.

Trên cơ sở tư tưởng của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, có thể quan niệm, tôn giáo là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, bao gồm ý thức tôn giáo, hoạt động tôn giáo và tổ chức tôn giáo, mà sự tồn tại phát triển của nó là do sự phản ánh hư ảo hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người.

Như vậy, tôn giáo là sản phẩm của xã hội, của những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và mối quan hệ giữa người với người. Chính con người sinh ra tôn giáo chứ không phải tôn giáo sinh ra con người, tôn giáo không phải là hiện tượng tự nhiên tồn tại trước con người, ngoài xã hội loài người. Ph.Ăngghen khẳng định: “Bất cứ tôn giáo nào cũng đều là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc người ta những sức mạnh từ bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh mà trong đó những sức mạnh của thế gian đã mang hình thức sức mạnh siêu thế gian” [8, tr.544].

Một tôn giáo cụ thể thường bao gồm ba yếu tố: Ý thức tôn giáo, hoạt động tôn giáo và tổ chức tôn giáo. Trong quá trình vận động, phát triển của tôn giáo, ý thức tôn giáo, tổ chức tôn giáo và các hoạt động tôn giáo luôn luôn tác động

biện chứng lẫn nhau. Nhưng vai trò, vị trí của chúng không ngang bằng nhau. Trong bất cứ tôn giáo nào, ý thức tôn giáo luôn luôn là yếu tố giữ vai trò cơ bản, quyết định nhất. Ý thức tôn giáo vừa là yếu tố không thể thiếu của mọi tôn giáo, vừa quy định phương hướng, nội dung, hình thức, sự vận động, phát triển của các tổ chức tôn giáo và hoạt động tôn giáo; đồng thời nó còn tác động đến các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Các hoạt động tôn giáo và tổ chức tôn giáo có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của tôn giáo. Chúng vừa góp phần củng cố, duy trì ý thức tôn giáo, vừa làm cho ý thức tôn giáo phát triển sống động trong đời sống tinh thần mỗi giáo dân và cộng đồng tôn giáo.

Ngày nay, bằng những công cụ, phương tiện hiện đại, các nhà khoa học đã khẳng định, con người đã xuất hiện cách đây ít nhất từ 2 đến 3 triệu năm, thậm chí 5 triệu năm. Nhưng, hình thức tín ngưỡng đầu tiên cũng mới xuất hiện nhiều nhất chỉ cách đây 2,5 đến 4 vạn năm, và những tôn giáo đầu tiên chỉ xuất hiện cách đây khoảng 2,5 đến 3 nghìn năm. Khi đó, lực lượng sản xuất đã có bước phát triển đáng kể, xã hội đã xuất hiện chế độ tư hữu, phân công lao động lần thứ hai giữa lao động trí óc và lao động chân tay đã diễn ra, trong xã hội đã xuất hiện những người chuyên làm “nghề” tôn giáo.

Rõ ràng, loài người đã tồn tại rất lâu không cần đến tôn giáo, không cần đến “ý niệm”, "ma", "quỷ", "thần", "thánh" mà vẫn phát triển bình thường trong hạnh phúc yên vui. Và nhất định đến một lúc nào đó "đám mây mù tôn giáo" cũng sẽ mất đi khi những điều kiện nuôi dưỡng nó không còn.

Tuy nhiên, bàn về lịch sử nguồn gốc của tôn giáo đã được các nhà tư tưởng luận giải rất khác nhau. Các nhà duy tâm khách quan đều xuất phát từ "tinh thần thế giới", "ý niệm tuyệt đối" để giải thích sự vận động của xã hội. Vì thế, họ đều cho rằng, ý thức tôn giáo có trước xã hội loài người, tồn tại vĩnh hằng quyết định sự ra đời và phát triển của giới tự nhiên, xã hội và con người. Một số nhà duy tâm chủ quan cho tôn giáo là thuộc tính vốn có của ý thức con người không phụ thuộc vào hiện thực khách quan.

Các nhà duy vật trước C.Mác mà đỉnh cao là Lútvích Phoiơbắc đã phân tích sâu sắc nguồn gốc nhận thức, nguồn gốc tâm lý của tôn giáo. Lútvích Phoiơbắc viết: "Cảm giác về sự phụ thuộc là cơ sở của tôn giáo" [20, tr.51], và một nguyên nhân khác của

lòng tin vào Thượng đế: con người áp dụng quan niệm về sự sáng tạo có tính mục đích của mình vào giới tự nhiên. C.Mác và Ph.Ăngghen đánh giá rất cao cống hiến của Lút- vích Phoiơbắc. Nhưng do lập trường duy tâm và phương pháp nhận thức siêu hình các vấn đề xã hội, Lútvích Phoiơbắc đã không thấy được ý thức của con người nói chung, tình cảm tôn giáo nói riêng cũng là sản phẩm xã hội lịch sử. Vì thế, ông đã không thấy được nguồn gốc xã hội của tôn giáo.

Trên cơ sở thành tựu của các ngành khoa học, xuất phát từ lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã giải quyết khoa học, cách mạng vấn đề nguồn gốc tôn giáo. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tôn giáo là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, ra đời từ nguồn gốc nhận thức, nguồn gốc xã hội và nguồn gốc tâm lý

Để thực hiện quá trình lao động, con người phải dùng công cụ và phương tiện lao động tác động vào giới tự nhiên, khi công cụ, phương tiện còn rất thô sơ thì con người tỏ ra yếu đuối và bất lực trước giới tự nhiên, họ không giải thích nổi những hiện tượng như: Sấm, sét, bão, lụt, bệnh tật...nên họ khuất phục và sợ hãi. Sự bất lực ấy đã tạo nên ở họ những biểu tượng hoang đường và họ thần thánh hoá các lực lượng tự nhiên. Họ tưởng tượng ra thần sấm, thần sét, thần núi, thần sông... Họ tin rằng các lực lượng đó luôn chi phối cuộc đời họ. Như vậy, sự bất lực của con người (nhận thức hạn chế) trước sức mạnh của giới tự nhiên là một trong những nguồn gốc của tôn giáo.

Sự bất lực trong nhận thức của con người được biểu hiện trước hết ở sự thiếu hiểu biết về tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình. Ph.Ăngghen viết: "Bất cứ tôn giáo nào đều có gốc rễ trong các quan niệm thiển cận và ngu dốt của thời kỳ mông muội" [9, tr.404], "từ những khái niệm hết sức sai lầm, nguyên thuỷ của con người về bản chất của chính họ và về giới tự nhiên bên ngoài xung quanh họ" [9, tr. 443]. Nhưng sự thiếu hiểu biết tự nó chưa phải là nguồn gốc sinh ra tôn giáo, mà chỉ khi nào, trên cơ sở sự thiếu hiểu biết "sự ngu dốt" ấy con người không nhận thức đúng, không tìm ra được phương hướng, biện pháp khắc phục đúng sự thiếu hiểu biết đó, dẫn đến đồng nhất "cái chưa biết" thành cái "không thể biết," thì những ảo ảnh và biểu tượng tôn giáo mới có điều kiện xuất hiện. Nói khác đi, chỉ khi nào con người

không thể giải quyết được mâu thuẫn giữa nhu cầu nhận thức thế giới, với khả năng hiện có của mình, dẫn tới bất lực, tuyệt vọng thì tôn giáo mới nảy sinh.

Mặt khác, nhận thức của con người là sự thống nhất không thể tách rời giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, giữa phương pháp nhận thức gián tiếp và phương pháp nhận thức trực tiếp.

Quá trình nhận thức gắn liền với sự hình thành các biểu tượng, phát triển trí tưởng tượng của con người. Đây vừa là sự hơn hẳn, sự khác nhau về chất giữa tâm lý ý thức của con người so với tâm lý động vật, thể hiện rõ nhất sức mạnh của tư duy trí tuệ con người, vừa chứa đựng nhiều nhất những khả năng phản ánh sai lầm, ảo tưởng. V.I Lênin chỉ rõ: "..ngay trong sự khái quát đơn giản nhất, trong ý niệm chung sơ đẳng nhất ... cũng có một phần ảo tưởng" [20, tr.395]. Vì thế, khi con người biến những hình ảnh ảo tưởng, sai lầm, chỉ tồn tại trong tư duy thành một cái gì tồn tại ngoài tư duy của mình, thì lúc đó sẽ xuất hiện các biểu tượng tôn giáo.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, nguồn gốc nhận thức chỉ là tiền đề làm nảy sinh hiện tượng tôn giáo, chính nguồn gốc xã hội, sự bất lực của con người trong các hoạt động thực tiễn cải tạo xã hội mới là nguồn gốc cơ bản, chủ yếu nhất tạo nên tôn giáo.

Bởi vì, về mặt lý luận, chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ rõ, thực tiễn là nguồn gốc của nhận thức. Sự bất lực của con người trong thực tiễn cải tạo các hiện tượng tự nhiên, cải tạo các hiện tượng xã hội, là nguồn gốc dẫn con người đến bế tắc trong nhận thức, sợ hãi tuyệt vọng trong cuộc sống.

Hơn nữa, về mặt thực tiễn, sự bất lực, việc không tìm ra con đường, giải pháp để giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu cải tạo giới tự nhiên và cải tạo xã hội với khả năng hiện có của con người luôn luôn gắn liền với nhau trong một thể thống nhất. Nhưng vai trò của những bất lực này trong việc hình thành tín ngưỡng, tôn giáo, là không ngang bằng nhau ở mỗi thời kỳ lịch sử.

Trong thời kỳ nguyên thuỷ, khi lực lượng sản xuất kém phát triển, xã hội chưa phân chia thành giai cấp, chưa có hiện tượng người bóc lột người, thì sự bất lực của con người trong quá trình cải tạo các hiện tượng tự nhiên là nguồn gốc chủ yếu tạo nên tín ngưỡng, tôn giáo.

Khi xã hội xuất hiện chế độ người bóc lột người thì sự bất lực của con người trong quá trình cải tạo các mối quan hệ xã hội trở thành nguồn gốc cơ bản, chủ yếu tạo nên tôn giáo. Bởi vì, khi xã hội có giai cấp, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển tạo điều kiện để con người giảm đi những bất lực trong quá trình cải tạo các hiện tượng tự nhiên. Đồng thời, do chế độ tư hữu làm cho con người khai thác cạn kiệt tài nguyên, làm môi trường sinh thái ngày càng ô nhiễm. Vì thế, thiên nhiên ngày càng "trả thù" con người với quy mô lớn hơn, cường độ mạnh hơn. Do vậy, con người ngày càng bất lực nhiều hơn trong việc cải tạo thiên nhiên.

Mặt khác, chế độ bóc lột là thủ phạm gây ra những tai hoạ ngày càng to lớn, khủng khiếp hơn đối với nhân dân lao động. Chế độ bóc lột về thực chất là chế độ cướp bóc của kẻ mạnh đối với người yếu. Với pháp luật, nhà tù, toà án, quân đội cùng biết bao thủ đoạn xảo quyệt khác, nhà nước của giai cấp bóc lột không chỉ thống trị nhân dân lao động về kinh tế, mà còn áp bức về tinh thần tư tưởng, không chỉ bóc lột cá nhân từng người lao động mà còn áp bức bóc lột cả một giai cấp, một dân tộc. Người lao động không chỉ bị một tên tư bản bóc lột mà còn bị cả giai cấp tư sản cướp bóc. Chế độ bóc lột không chỉ đe doạ miếng cơm, manh áo hàng ngày, mà còn đe doạ cả sự sống còn của mỗi con người, cả cộng đồng người và toàn thể nhân loại Đúng như V.I.Lênin nhận xét, giai cấp bóc lột đang hàng ngày, hàng giờ gây ra cho những người lao động bình thường những nỗi thống khổ cực kỳ ghê gớm, những sự đau thương thật là khủng khiếp, nhiều gấp nghìn lần so với những biến cố phi thường như chiến tranh, động đất.

Sự tồn tại và phát triển của chế độ bóc lột làm con người ngày càng bị tha hoá, bần cùng hoá về mọi mặt. Dưới chế độ nô lệ, người nô lệ trở thành công cụ biết nói, trở thành một thứ hàng hoá có giá trong tay giai cấp chủ nô. Nhưng dưới chế độ tư bản, người công nhân không những bị coi như một công cụ vật chất khác, mà còn bị “biến thành nô lệ của những công cụ đó" thành "công cụ loại hai, loại ba”, thành "những đồ vật tầm thường" thành "hàng hoá loại hai, loại ba thậm chí là loại bốn". Cái thân phận "nô lệ của nô lệ" ấy đã làm cho toàn thể nhân dân lao động cảm thấy "mình bị xúc phạm, bị bỏ rơi, bị đánh lừa, bị đánh cắp mất cái con người đích thực nơi họ". Điều đó, đã làm cho con người trong xã hội tư bản, mặc dù sống trong điều kiện dư thừa các phương tiện cơ sở vật chất hiện đại, nhưng vẫn thường

xuyên khủng hoảng về tinh thần, mất hết niềm tin và sức mạnh trong quá trình đấu tranh cải tạo tự nhiên, xã hội.

Như vậy, chế độ áp bức bóc lột một mặt ngày càng gây ra những tai hoạ khủng khiếp, đòi hỏi con người phải có sự nhảy vọt về chất cả về sức mạnh vật chất và tinh thần để cải tạo nó; mặt khác chế độ đó lại làm suy giảm không ngừng niềm tin, sức mạnh của họ. Vì thế, chế độ bóc lột ngày càng chứng tỏ là thủ phạm tạo nên tình trạng bất lực ngày càng gia tăng của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên và xã hội. Chính trên ý nghĩa đó, V.I.Lênin khẳng định nguồn gốc xã hội luôn là nguồn gốc chủ yếu, nguồn gốc sâu xa nhất, nguồn gốc thật sự của tôn giáo.

Ngày nay, các nhà khoa học đã chứng minh tâm trạng cô đơn, sợ hãi, tuyệt vọng đã từng có ở các động vật bậc cao. Với con người; do có khả năng sinh sống, hoạt động trong nhiều môi trường, phức tạp và do trí tưởng tượng phong phú, nên trước những tai hoạ khủng khiếp như dịch bệnh, bão tố, động đất, núi lửa, chiến tranh; trước cảnh bao la, hùng vĩ của trời, biển, cảnh u tịch, lạnh lẽo của hang sâu, rừng thẳm họ càng dễ rơi vào trạng thái sợ hãi, cô đơn, tuyệt vọng. "Đặc biệt là cái chết làm nảy sinh ra sự sợ hãi lòng tin vào Thượng đế" [31, tr.51].

Bên cạnh những lực lượng xã hội, những hiện tượng thiên nhiên gieo tai hoạ, luôn tồn tại những hiện tượng tự nhiên tạo ra điều kiện thuận lợi, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng con người và cả những lực lượng xã hội, những cá nhân anh hùng, dũng cảm xả thân cứu giúp đồng loại. Những sự kiện đó là lý do nảy sinh lòng biết ơn, kính trọng. Tâm trạng cô đơn, sợ hãi, tuyệt vọng và lòng biết ơn, kính trọng là những trạng thái tâm lý khác nhau, nhưng liên hệ mật thiết với nhau. Tất cả đều trở thành nguồn gốc trực tiếp để hình thành ý thức tín ngưỡng, tôn giáo.

Trong thực tế, những nguồn gốc dẫn đến sự ra đời, tồn tại của tôn giáo luôn quan hệ chặt chẽ, thành một thể thống nhất không tách rời nhau. Song vai trò của chúng không ngang bằng nhau. Vai trò đó phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể. Tuy nhiên, ở bất cứ đâu, trong bất cứ thời điểm nào, nguồn gốc xã hội, vẫn là cơ bản, chủ yếu nhất. Nó quyết định xu hướng, nội dung, hình thức, tồn tại phát triển của nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc tâm lý; quyết định sự ra đời của tôn giáo. Ngược lại, nguồn gốc nhận thức, nguồn gốc tâm lý cũng tác động trở lại rất to lớn

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 07/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí