Xây dựng và phát triển bền vững thương hiệu ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

------


TRẦN NGỌC ĐÔNG


XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THƯƠNG HIỆU

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2007

Xây dựng và phát triển bền vững thương hiệu ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập - 1


MỤC LỤC

Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các từ viết tắt sử dụng trong luận văn Danh mục các bảng, biểu đồ

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU

1.1. Khái quát về thương hiệu 01

1.1.1. Khái niệm thương hiệu 01

1.1.2. Vai trò của thương hiệu 01

1.1.3. Giá trị thương hiệu 03

1.2. Thương hiệu trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng 04

1.2.1. Khái quát thương hiệu ngân hàng 04

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến trình xây dựng một

thương hiệu ngân hàng 07

1.2.3. Giá trị của những thương hiệu bền vững 09

1.3. Kinh nghiệm xây dựng và quảng bá thương hiệu của một số

ngân hàng nước ngoài – định hướng cho Việt Nam 13

1.3.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng HSBC 13

1.3.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Standard Chartered 16

1.3.3. Định hướng xây dựng thương hiệu cho hệ thống NHTM Việt Nam 18

Kết luận Chương 1 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

THƯƠNG HIỆU CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Tổng quan về hệ thống NHTM Việt Nam 20

2.1.1. Những thành tựu đã đạt được của ngành NH trong 20 năm đổi mới 20

2.1.2. Một số bất cập của hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian qua 23

2.1.3. Cơ hội, thách thức và sự cần thiết khách quan của việc xây dựng, phát triển bền vững thương hiệu hệ thống NHTM Việt Nam

trong giai đoạn mới 24

2.2. Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của

các NHTM Việt Nam hiện nay 28

2.2.1. Thực trạng xây dựng thương hiệu tại các NHTM Việt Nam 29

2.2.2. Phát triển thương hiệu tại các NHTM Việt Nam 33

2.3. Một số khó khăn, tồn tại trong xây dựng và phát triển thương hiệu

tại các NHTM Việt Nam 43

2.3.1. Một số khó khăn, tồn tại 43

2.3.2. Nguyên nhân tồn tại 44

Kết luận Chương 2 45

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THƯƠNG HIỆU CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP

3.1. Nhóm giải pháp xây dựng và quảng bá thương hiệu 46

3.1.1. Xây dựng hình ảnh thương hiệu 46

3.1.2. Quảng bá thương hiệu 47

3.1.3. Nâng cao năng lực tài chính và quy mô ngân hàng 51

3.1.4. Xây dựng và quảng bá thương hiệu qua website 53

3.2. Nhóm giải pháp phát triển bền vững thương hiệu 58

3.2.1. Phát triển nguồn nhân lực 58

3.2.2. Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng 61

3.2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng 64

3.2.4. Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ 65

3.2.5. Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng 68

3.2.6. Thực hiện chương trình khách hàng trung thành 70

3.3. Kiến nghị về phía cơ quan quản lý 72

Kết luận Chương 3 73

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 2.1: Số lượng ngân hàng hoạt động phân theo hình thức sở hữu

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu chủ yếu hoạt động tiền tệ ngân hàng

Bảng 2.3: Tình hình phát triển thẻ ATM trên địa bàn Tp. HCM năm 2006 Biểu đồ 2.4: Thị phần tín dụng theo loại hình TCTD trên địa bàn Tp. HCM năm 2006 Biểu đồ 2.5: Diễn biến dư nợ theo thời hạn trên địa bàn Tp. HCM năm 2005 – 2006 Biểu đồ 2.6: Diễn biến tín dụng theo loại tiền tệ trên địa bàn Tp. HCM năm 2005 – 2006

Biểu đồ 2.7: Diễn biến nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ trên địa bàn Tp. HCM Biểu đồ 2.8: Diễn biến nguồn vốn theo tính chất tiền gửi trên địa bàn Tp. HCM Biểu đồ 2.9: Thị phần nguồn vốn theo loại hình TCTD trên địa bàn Tp. HCM năm 2006


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN


01. ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

02. Agribank (VBARD) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

03. ANZ Tập đoàn Ngân hàng Úc và Newzealand

04. ATM Máy rút tiền tự động

05. BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

06. EAB Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á

07. Incombank (ICB) Ngân hàng Công thương Việt Nam

08. HSBC Hongkong and Shanghai Banking Corporation

09. LD Liên doanh

10. NH Ngân hàng

11. NHTM Ngân hàng thương mại

12. No & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

13. Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương tín

14. TCTD Tổ chức tín dụng

15. TMCP Thương mại Cổ phần

16. TMNN Thương mại Nhà nước

17. VIB Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế

18. Vietcombank (VCB) Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

19. VP Bank Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

20. WTO Tổ chức Thương mại Thế giới


LỜI MỞ ĐẦU


Kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2007, theo Thỏa thuận hội nhập kinh tế quốc tế, các Ngân hàng Hoa Kỳ và các nước khác sẽ được phép thành lập các Chi nhánh 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam và các Chi nhánh này sẽ được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia do Việt Nam đã gia nhập WTO. Như vậy, các Ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ chịu nhiều sức ép cạnh tranh hơn từ những Ngân hàng nước ngoài đã hoạt động hàng trăm năm, có thế mạnh về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý… Dự báo đây sẽ là giai đoạn cạnh tranh khốc liệt nhưng cũng là cơ hội để các Ngân hàng thương mại trong nước tận dụng cơ hội phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Chính sự phát triển của hoạt động kinh doanh ngân hàng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt cho thấy tầm quan trọng của hoạt động marketing nói chung và hoạt động xây dựng, quảng bá thương hiệu nói riêng, và đây là một mục tiêu không thể thiếu trong chiến lược phát triển của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như thế, kẻ nào mạnh sẽ là người chiến thắng. Muốn vậy, các Ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải thực hiện hàng loạt giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại. Một trong những giải pháp quan trọng đó là xây dựng, quảng bá và phát triển bền vững thương hiệu ngân hàng.

Bản thân là một cán bộ công tác trong ngành ngân hàng, tôi mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài: “ Xây dựng và phát


triển bền vững thương hiệu Ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập”.

Mục đích nghiên cứu của đề tài là phản ánh thực trạng, những cơ hội, thách thức, những mặt được, hạn chế, và nguyên nhân tồn tại của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế ngành ngân hàng, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng, quảng bá và phát triển bền vững thương hiệu Ngân hàng thương mại Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước.

Nội dung của Luận văn được nghiên cứu theo phương pháp hệ thống, so sánh, khách quan, lịch sử, cụ thể, thu thập thông tin cũng như phân tích các xu thế trong cách trình bày.

Kết cấu của Luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: “Lý luận chung về thương hiệu”

- Chương 2: “Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay”

- Chương 3: “Giải pháp xây dựng và phát triển bền vững thương hiệu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập”

Do những hạn chế về thời gian, tài liệu cũng như kinh nghiệm của bản thân, vì vậy, Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy Cô, đồng nghiệp và các bạn quan tâm.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí