Những Nghiên Cứu Về Niềm Tin Tôn Giáo

xúc tiêu cực làm cho con người mệt mỏi, lao động kém năng suất, ít quan tâm, ít giúp đỡ nhau trong lao động cũng như trong sinh hoạt hàng ngày.

Nếu trong đời sống con người, cảm xúc lan tỏa đến hết mọi lĩnh vực và khía cạnh của đời sống thì trong tôn giáo, cảm xúc cũng chi phối từ nhận thức đến hành vi của tín đồ. Sẽ không hiểu đúng và đầy đủ về tín đồ và tôn giáo nếu không hiểu về tình cảm tôn giáo của tín đồ.

Cảm xúc tôn giáo là một khía cạnh tâm lý quan trọng nhất của bất kỳ tôn giáo nào. Trong Công giáo, cảm xúc của tín đồ đối với Chúa qua hành vi cầu nguyện là một khía cạnh tâm lý thể hiện ở tầng bậc sâu của mỗi cá nhân, đó là tình yêu Thiên Chúa, sự sùng kính, tôn thờ Thiên Chúa và chỉ có cá nhân mới nhận thức được cảm xúc đó một cách rõ nét nhất. Cảm xúc này không chỉ thể hiện qua hành động cầu nguyện ở gia đình, ở nhà thờ mà còn thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Nếu thiếu lòng yêu mến và sự sùng kính thì tín đồ không thể đến với Chúa. tín đồ Công giáo tồn tại hai dạng tình yêu: tình yêu Thiên Chúa và tình yêu con người. Trong hai dạng tình yêu này thì tình yêu Thiên Chúa giữ vị trí thứ nhất sau mới đến tình yêu con người. Tuy nhiên, hai tình yêu này không mâu thuẫn với nhau.

Cảm xúc của tín đồ đối với Chúa bao gồm những cảm xúc tích cực và tiêu cực. Những cảm xúc tích cực gồm tình yêu, sự kính phục, tôn kính, yêu mến… đối với lực lượng thần thánh hay đối với cộng đồng tôn giáo. Cảm xúc này góp phần tạo nên đặc trưng xu hướng tôn giáo. Còn cảm xúc tiêu cực là những cảm xúc lo lắng, hồi họp, sợ hãi, cảm giác nhỏ bé trước lực lượng siêu nhiên... Những cảm xúc của tín đồ Công giáo được hình thành và phát triển thông qua việc cầu nguyện, từ việc tham dự vào các lễ nghi và sinh hoạt tôn giáo thường ngày của tín đồ.

Cảm xúc của tín đồ Công giáo là cảm xúc đặc biệt, được thể hiện qua mối quan hệ giữa tín đồ đối với Thiên Chúa, với thế giới linh hồn, với các chức sắc và với các tín đồ khác trong cùng cộng đoàn, cộng đồng tôn giáo (đó là các tổ chức tôn giáo, như: các giáo xứ, giáo họ hoặc cao hơn nữa là cộng đồng tôn giáo thế giới, cộng đồng những người có chung niềm tin, cùng thờ phượng Thiên Chúa).

Cảm xúc tôn giáo của tín đồ Công giáo có những đặc điểm sau:

Đó là một loại cảm xúc tích cực: Tín đồ nói riêng và cộng đồng tín đồ nói chung thể hiện sự tôn kính, sùng bái Thiên Chúa, Đức Mẹ, sự kính trọng và tình cảm của tín đồ dành cho các chức sắc tôn giáo (cao nhất là Giáo hoàng, các giám

mục, linh mục và tu sĩ), cũng như sự đồng cảm, tin yêu đối với các thành viên trong cộng đồng tôn giáo.

Cảm xúc của tín đồ là một loại tình cảm phụ thuộc. Đó là sự sợ hãi của con người, cảm thấy mình nhỏ bé trước Thiên Chúa, Đức Mẹ và các vị thánh của Công giáo.

Cảm xúc tôn giáo thực hiện một chức năng quan trọng là an ủi con người. Đó là chức năng nhằm thỏa mãn tinh thần của con người một cách hư ảo. Khi con người gặp khó khăn, trắc trở trong cuộc sống, họ tìm đến tôn giáo để tìm sự che chở, giúp đỡ. Tôn giáo đã giúp họ thỏa mãn - thỏa mãn một cách hư ảo, trong đó có sự an ủi về với thế giới linh hồn (Thiên đàng).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

Khi con người tham dự và thực hiện các nghi lễ tôn giáo, nhất là hành vi cầu nguyện thì cảm xúc lúc mới bắt đầu mang tính tiêu cực (lo âu, sợ hãi, mong muốn, khẩn cầu), nhưng khi thực hiện xong nghi lễ tôn giáo thì chuyển sang cảm xúc tích cực (vui mừng, tin tưởng, yên tâm…).

1.2. Những nghiên cứu về niềm tin tôn giáo

Hành vi cầu nguyện của tín đồ đạo Công giáo - 3

1.2.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài

Các nhà triết học khi nghiên cứu nguồn gốc nảy sinh niềm tin tôn giáo đã cho rằng, niềm tin tôn giáo là do các trạng thái tâm lý của con người gây ra, mà trạng thái tâm lý này lại do tác động của hoàn cảnh kinh tế xã hội tạo nên. Theo các nhà triết học Demokrit (460 - 370 TCN), Baruch Spinoza (1632 - 1677), Ludwig Feuerbach (1804 - 1872), khi con người lâm vào hoàn cảnh sống khó khăn, bế tắc, không tìm được cách giải quyết, họ đã có trạng thái tâm lý hoang mang, lo lắng, sợ hãi. Do vậy, họ đã tin và các lực lượng thần thánh để tìm kiếm sự che chở và giúp đỡ [15, tr. 44 - 46].

Trong nghiên cứu của mình về tôn giáo, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đều cho rằng, niềm tin tôn giáo là niềm tin vào những đối tượng hư ảo, không tồn tại trong thực tế. Niềm tin đó là do những bất lực của con người trước cuộc đấu tranh chống thiên nhiên và trong cuộc đấu tranh chống giai cấp bóc lột. C. Mác (1818 - 1883) cho rằng, niềm tin tôn giáo là niềm tin vào “những bông hoa tưởng tượng”. Theo Ăng-ghen (1820 -1895), niềm tin tôn giáo chỉ là niềm tin vào lực lượng không tồn tại trên trần thế. Theo V.I. Lê-nin, niềm tin tôn giáo là niềm tin vào thần thánh, ma quỷ, vào những phép màu… [15, tr. 53 - 54].

Niềm tin tôn giáo được một số tác giả tiếp cận theo hướng xã hội học trong mối liên hệ với sự phát triển kinh tế nói riêng, sự phát triển xã hội nói chung. Max

Weber (1864 - 1920) cho rằng, niềm tin của những người theo đạo Tin lành là niềm tin vào Chúa Trời - người có quyền uy tối thượng... Để đạt được niềm tin đó con người phải làm việc không mệt mỏi [15, tr. 54]. Theo E. Durkheim (1858 - 1917), niềm tin tôn giáo không thể tách rời các tổ chức xã hội. Ông đã gắn niềm tin tôn giáo vào niềm tin và tình cảm của các cá nhân trong một tập thể [15, tr. 55].

S. Freud (1856 - 1939) với hai tác phẩm Totem et Tabou (Vật tổ và Cấm kỵ) xuất bản năm 1913 và The Future of an Illusion (Tương lai của một ảo tưởng), xuất bản năm 1927 là những tác phẩm lớn đề cập tới tôn giáo và niềm tin tôn giáo. Trong Chương 4 cuốn Vật tổ và Cấm kỵ (Sự hồi quy ấu trĩ của Totem giáo), ông đi sâu phân tích nguyên nhân hình thành Tôtem giáo với tư cách là hình thức tôn giáo đầu tiên của loài người, bao gồm ba nhóm: nguyên nhân danh xưng học, nguyên nhân xã hội học và nguyên nhân tâm lý học [70, tr. 403]. cuốn Tương lai của một ảo tưởng, quan điểm của S. Freud về tôn giáo là mâu thuẫn và không nhất quán. Một mặt, ông quy các biểu tượng tôn giáo về lĩnh vực bệnh hoạn, xem chúng như bệnh “loạn thần kinh chức năng”, bệnh tâm thần; mặt khác, ông lại nhấn mạnh giá trị văn hóa của chúng. Không chỉ thế, giữa tri thức khoa học và niềm tin tôn giáo, theo ông, luôn có sự xung đột không thể khắc phục được, tác động của tôn giáo đến con người ngày càng giảm và không thể luận chứng được bằng các sự kiện lẫn bằng những luận cứ của lý tính và nguyên nhân của tình trạng đó là “sự kiện toàn tinh thần khoa học ở các tầng lớp tinh hoa của xã hội loài người” [41, tr. 218]. Với quan niệm này,

S. Freud cho rằng, niềm tin tôn giáo là ảo tưởng vì việc hoàn thành mong muốn được trộn lẫn với động cơ của nó; xét về bản chất tâm lý thì các học thuyết tôn giáo cũng là ảo tưởng. Do ảnh hưởng của thuyết bản nguyên duy lý, con người dần dần chia tay với tôn giáo để có được “tình cảm thực tại”.

Nguồn gốc của niềm tin tôn giáo, theo các nhà tâm lý học, niềm tin tôn giáo được bắt nguồn từ chính những hiện tượng tâm lý của con người. Erix From (1900 - 1980) cho rằng, nguồn gốc của niềm tin tôn giáo xuất phát từ những xung đột xuất hiện trong quá trình tồn tại của con người. Chính xung đột giữa trí tuệ con người và thực tại tự nhiên, giữa mong muốn của con người và khả năng thực tế để thỏa mãn là cơ sở tồn tại của niềm tin tôn giáo. Theo Jame H. Leuba (1868 - 1946), nguồn gốc của niềm tin tôn giáo phát sinh từ nhu cầu giải thích (về các hiện tượng bí ẩn của cuộc sống) và nhu cầu tìm kiếm sự giúp đỡ trong cuộc sống [15, tr. 20 - 21]. P.

Johnson (1957) lại cho rằng, cảm xúc sợ hãi là một yếu tố quan trọng hình thành niềm tin tôn giáo [15, tr. 46 - 47], [142, tr. 30].

Hai nhà tâm lý học E. Ôđôgerti, G. Gephund nghiên cứu nguồn gốc niềm tin tôn giáo từ nhận thức và tình cảm cá nhân. E. Ôđôgerti cho rằng, niềm tin tôn giáo được bắt nguồn từ hoạt động nhận thức về các khách thể siêu nhiên, tồn tại ngoài không gian, thời gian và không thể đạt được bằng kinh nghiệm con người. G. Gephund lại cho rằng, tình cảm là cơ sở của niềm tin tôn giáo [15, tr. 55 - 56].

Theo Karl Barth (1886 - 1968), niềm tin tôn giáo phản ánh sự đối xử từ bi của Thượng đế với con người. Niềm tin của tín đồ Kitô giáo bắt đầu từ Thượng đế. Đó là niềm tin vào sự hùng hậu và sức mạnh vô biên của Thượng đế, đồng thời các tín đồ lại ý thức về sự nhỏ bé, yếu ớt của mình. Theo ông, niềm tin tôn giáo được cấu thành từ hai mặt tương phản: sức mạnh của lực lượng siêu nhiên và sự yếu ớt của con người trước lực lượng đó.

Về đặc điểm của niềm tin tôn giáo, trên cơ sở so sánh sự khác nhau giữa niềm tin tôn giáo và niềm tin phi tôn giáo, nhà tâm lý học Nga D.M. Ugrinovich (1986) đã chỉ ra các đặc điểm của niềm tin tôn giáo. Theo ông, niềm tin tôn giáo là niềm tin hư ảo, niềm tin không có tính lôgíc và niềm tin bền vững ở các tín đồ.

B. Russell (1872 - 1970) quan tâm về các vấn đề tôn giáo như: Mối quan hệ giữa tôn giáo và khoa học, niềm tin tôn giáo; những đóng góp của tôn giáo trong nền văn minh nhân loại. Những vấn đề này được thể hiện ở nhiều tác phẩm: Bản chất của tôn giáo (1912), Tôn giáo và Giáo hội (1916), Những điều tôi tin (1925), Tại sao tôi lại không phải là tín đồ Kitô giáo? (1927), Tôn giáo có đóng góp hữu ích gì cho nền văn minh hay không? (1930), Tôn giáo và khoa học (1935).

B. Russell, khi bàn về niềm tin tôn giáo, cho rằng, mọi đức tin mù quáng đều tai hại và đức tin tôn giáo là một đức tin vô căn cứ. Vì thứ nhất, không thể đánh giá được đức tin nào là tốt và đức tin nào là xấu; thứ hai, chúng ta chỉ có thể định nghĩa “đức tin” là niềm tin vững chắc vào một cái gì đó không thể chứng thực được. Ông viết: “Chúng ta không bao giờ nói đến đức tin khi hai cộng hai bằng bốn hay trái đất hình tròn. Chúng ta chỉ nói đến đức tin khi chúng ta muốn thay thế cảm xúc cho chứng cớ” [152, tr. 215]. Ông cũng thừa nhận rằng rất khó tìm thấy cái gì có thể thay thế niềm tin tôn giáo. Theo ông, “Mặc dù chúng ta đã được truyền thụ về thiên văn học của Côpécnic nhưng học thuyết này không thể thâm nhập được vào niềm tin tôn giáo, đạo đức hay tinh thần của chúng ta, thậm chí nó cũng không thể phá

hủy được niềm tin của chúng ta vào thuật chiêm tinh. Con người vẫn tin mình ra đời nằm trong kế hoạch thiêng liêng của Chúa” [151, tr. 75].

Khi bàn về định nghĩa niềm tin của con người, các nhà nghiên cứu có những định nghĩa khác nhau. A.V. Petrovski (1990) cho rằng, niềm tin là trạng thái tâm lý đặc biệt, thể hiện ở việc con người chấp nhận hoàn toàn và không điều kiện các thông tin, văn bản, hiện tượng, sự kiện nào đó, các biểu tượng hay các suy luận của bản thân mà sau này chúng thể hiện như là cơ sở của “cái tôi”, qui định một số hành vi, phán đoán, chuẩn mực ứng xử và quan hệ (thái độ).

R.J. Corsini (1999) coi niềm tin là thái độ chấp nhận giá trị (hiệu lực) của một học thuyết, có thể đúng, có thể không đúng [150].

1.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam

Các nghiên cứu lý luận thường tập trung giải quyết các phạm trù liên quan đến khái niệm niềm tin tôn giáo. Trước hết phải kể đến tác giả Vũ Dũng, nhà nghiên cứu tiên phong về lĩnh vực Tâm lý học tôn giáo và đã có nhiều công trình nghiên cứu được xuất bản. Tác giả đã đi vào nghiên cứu lịch sử hình thành tâm lý tôn giáo, những yếu tố tâm lý của tôn giáo nói chung (như: niềm tin tôn giáo, tình cảm tôn giáo, sùng bái tôn giáo) và nhân cách tôn giáo và những đặc điểm của chúng. Trong cuốn sách “Tâm lý học tôn giáo”, ông đã đề cập tới đặc điểm của niềm tin tôn giáo dưới góc độ lý luận [15].

Năm 1999 và 2000, tác giả tiếp tục nghiên cứu đặc điểm của niềm tin tôn giáo từ thực tiễn ở cả tín đồ tôn giáo (Phật giáo, Kitô giáo) và những người không phải tín đồ tôn giáo tại địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, niềm tin tôn giáo không chỉ có ở tín đồ tôn giáo mà còn có ở cả những người không theo tôn giáo. Bài viết “Một số đặc điểm của niềm tin tôn giáo” của tác giả Vũ Dũng đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 1 năm 2001 công bố kết quả nghiên cứu niềm tin tôn giáo ở các tín đồ Phật giáo, Kitô giáo và cả những người không theo tôn giáo trên địa bàn Hà Nội. Bài viết này cho thấy niềm tin tôn giáo không chỉ có ở các tín đồ tôn giáo mà còn có cả ở những người không theo tôn giáo [17].

Kết quả các công trình nghiên cứu thực tiễn về tôn giáo ở nước ta của tác giả Vũ Dũng [21, tr. 28 - 30] chỉ ra những biểu hiện cơ bản của niềm tin tôn giáo và một số đặc điểm của niềm tin tôn giáo. Đó là niềm tin vào thần thánh, niềm tin vào một thế giới khác (đó là Thiên đàng và Địa ngục). Tác giả đã phân tích về niềm tin của người dân nước ta về một thế giới khác [19, tr. 11 - 16]. Từ góc độ lý luận và

thực tiễn, tác giả Vũ Dũng đã phân tích về sự thỏa mãn nhu cầu tinh thần của người dân nước ta qua hình thức sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng. Kết quả nghiên cứu thực tiễn của tác giả cũng đã phân tích sâu hơn khía cạnh niềm tin của con người vào thần thánh và chỉ ra rằng có một tỷ lệ đáng kể tín đồ và người dân không theo tôn giáo tin vào lực lượng thần thánh [18, tr. 16 - 22].

Trong những năm gần đây, tác giả Vũ Dũng (2013, 2014) cũng đã tập trung nghiên cứu tâm lý của tín đồ của một số tôn giáo như đạo Tin lành, Công giáo, Phật giáo ở nước ta. Cụ thể, trong nghiên cứu về đặc điểm tâm lý của cộng đồng tín đồ Tin lành ở Tây Nguyên, tác giả tập trung vào những khía cạnh: nhận thức về đạo, niềm tin đối với đạo và hành vi cầu nguyện của tín đồ [24]. Nghiên cứu những đặc điểm tâm lý cơ bản của tín đồ Công giáo nước ta, tác giả tập trung và nghiên cứu về khía cạnh nhận thức về bổn phận của tín đồ, niềm tin tôn giáo, hành vi tôn giáo, tình cảm tôn giáo... và sự ảnh hưởng của những khía cạnh này đến đời sống tâm lý xã hội của tín đồ [27].

Vũ Mạnh Toàn (2010) nhận xét: “Đứng trên lập trường duy vật biện chứng, quan điểm của B. Russell là quan điểm vô thần nhất quán. Quan điểm đó chống lại niềm tin tôn giáo mù quáng, đề cao vai trò của con người và khoa học với khát vọng giải quyết triệt để vấn đề tôn giáo, đem lại hòa bình và hạnh phúc đích thực cho nhân loại. Mặc dù chống tôn giáo quyết liệt nhưng ông vẫn đánh giá cao những giá trị nhân văn, văn hóa, đạo đức tốt đẹp mà các tôn giáo đã mang lại cho văn minh nhân loại [113, tr. 87].

Năm 2002, tác giả Trương Ngôn bảo vệ thành công đề tài cấp Bộ “Tâm lý giáo dân, giáo sỹ Công giáo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và những ứng dụng trong lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Ông đã chỉ ra thực trạng niềm tin tôn giáo của giáo dân, giáo sỹ Công giáo ở Việt Nam. Theo ông, giáo dân và giáo sỹ Công giáo đều có niềm tin tôn giáo sâu sắc nhưng độ bền vững trong niềm tin tôn giáo của giáo sỹ cao hơn. Từ thực tiễn nghiên cứu đặc điểm tâm lý đặc trưng của giáo dân, giáo sỹ đạo Thiên Chúa Việt Nam đã chỉ ra thực trạng niềm tin tôn giáo khá sâu sắc nhưng thiếu bền vững; giáo sĩ đạo Thiên Chúa có niềm tin tôn giáo sâu sắc và bền vững hơn [82, tr. 45 - 57].

Trong các công trình nghiên cứu về niềm tin tôn giáo, tác giả Đặng Nghiêm Vạn (1998) đã đưa ra quan niệm về niềm tin tôn giáo. Theo ông, niềm tin tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vào thế giới bên kia. Trong cuốn “Lý luận

về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam” xuất bản năm 2003, ông viết “niềm tin tôn giáo là niềm tin vào thế giới vô hình, vào những siêu linh mà chính con người tưởng tượng và sáng tạo ra”. Ông cũng nhận định, niềm tin tôn giáo ở bộ phận Kitô giáo rõ ràng đậm hơn bộ phận không Kitô giáo. bộ phận Kitô giáo, niềm tin tôn giáo đã được thể hiện trong việc xếp ở một vị trí cao thứ hai trong 13 nhu cầu thiết thân nhất [124, tr. 145, 241].

Trong luận án tiến sỹ tâm lý học “Nhận thức và niềm tin đối với đạo Tin lành của tín đồ người dân tộc thiểu số ở Gia Lai”, tác giả Vương Thị Kim Oanh (2006) cho rằng, niềm tin tôn giáo là định hướng giá trị vững chắc của những người theo tôn giáo, cộng đồng tôn giáo về lực lượng siêu nhiên và một thế giới khác [86, tr. 56].

Cũng trong năm 2006, tác giả Trịnh Đức Phong và đồng nghiệp thực hiện nghiên cứu đề tài cấp Bộ “Đặc điểm tâm lý của cộng đồng người theo đạo Thiên Chúa di cư tại một số tỉnh, thành phía Nam - Những vấn đề cần vận dụng trong công tác công an. Kết quả nghiên cứu cho thấy cộng đồng tín đồ Thiên Chúa giáo di cư tại một số tỉnh thành phía Nam tuy có niềm tin tôn giáo sâu sắc nhưng lại không sâu sắc trong nhận thức về Chúa, về giáo lý… [87].

Nguyễn Hồng Dương cũng có nhiều công trình nghiên cứu về Công giáo. Ông đi sâu vào hướng nghiên cứu về cơ cấu tổ chức của giáo hội, đặc điểm của làng Công giáo, các công trình nghiên cứu về nghi lễ và lối sống của tín đồ Công giáo trong lịch sử và hiện tại. Tác giả còn nghiên cứu về văn hóa Công giáo trong mối quan hệ và phát triển tại Việt Nam [31, tr. 50].

Tác giả LM. Trần Xuân Chiêu, trong cuốn Interreligious dialogue - The case of Buddhism and Christianity xuất bản tại Manila năm 2001, đã đi sâu nghiên cứu tôn giáo trong sự giao tiếp liên tôn. Đó là sự đối thoại giữa các tôn giáo mà cụ thể là hai tôn giáo lớn là Phật giáo và Công giáo. Theo tác giả thì đối thoại nhằm giúp chúng ta hiểu nhau hơn, chia sẻ với nhau, tôn trọng nhau. Đối thoại còn là phương tiện thúc đẩy lòng tôn trọng lẫn nhau, mối quan hệ tốt đẹp tình yêu cũng như sự hiểu biết và khát khao nuôi dưỡng phát triển tinh thần. Giúp những người khác nhau về niềm tin sống hòa thuận hơn [136].

Nguyễn Thị Minh Ngọc (2014), tác giả tìm hiểu niềm tin tôn giáo trong mối quan hệ với niềm tin xã hội. Kết quả nghiên cứu về tôn giáo trong những năm 1992 - 1994 và năm 1994 - 1998 và cuộc khảo sát tôn giáo tại khu vực Tây Nguyên năm 2013, đã chỉ ra: Việt Nam hiện nay có sự gia tăng niềm tin của tín đồ trong cộng

đồng tôn giáo, niềm tin này tác động không nhỏ đến đời sống văn hóa, kinh tế và xã hội của cá nhân. Trong quá trình sinh hoạt tôn giáo, bên cạnh việc chia sẻ nhận thức tôn giáo, tín đồ còn chia sẻ nhận thức xã hội và niềm tin xã hội. Chức sắc tôn giáo cũng ảnh hưởng lớn trong việc xây dựng niềm tin xã hội trong cộng đồng tôn giáo [81, tr. 73 - 89].

Trương Ngôn và đồng nghiệp (2002) đã nghiên cứu thực trạng của đặc điểm nhận thức đối với đạo Thiên Chúa của giáo dân và giáo sỹ tôn giáo này ở Việt Nam. Theo tác giả, nhận thức tôn giáo được nghiên cứu dưới góc độ nhận thức về Kinh thánh, giáo lý, giáo luật và nghi lễ của đạo Thiên Chúa [83].

Từ năm 1995 - 2010, Viện Nghiên cứu Tôn giáo đã thực hiện điều tra xã hội học để tìm hiểu vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội ở Việt Nam, thực trạng niềm tin đối với Công giáo của các tín đồ ở địa bàn một số tỉnh miền Bắc, Huế, thành phố Hồ Chí Minh. Niềm tin đối với Công giáo được nghiên cứu ở khía cạnh niềm tin: có Chúa Trời, loài người được sinh ra bởi Chúa, có tội tổ tông, có ngày tận thế, Đức Mẹ hiện hình, con người có linh hồn, có ma quỷ, có tổ tiên và cầu nguyện cho tổ tiên, cầu nguyện cho gia đình. Qua nghiên cứu, các tác giả cho thấy niềm tin ở những khía cạnh này khá cao.

Hoàng Minh Đô và cộng sự (2001) đã nghiên cứu thực trạng niềm tin đối với đạo Tin lành của tín đồ Tin lành ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Tháp. Niềm tin đối với đạo Tin lành cũng được đề cập tới ở một số khía cạnh tương tự như niềm tin đối với Công giáo trong nghiên cứu của các cán bộ Viện Nghiên cứu Tôn giáo đã đề cập ở trên [39].

Mai Thanh Hải (2002), trong cuốn “Từ điển tôn giáo”, đã đề cập đến quan niệm về niềm tin tôn giáo. Đó là “niềm tin vào một Đấng siêu nhiên là có thật, hằng hữu và vĩnh cửu”.

Lê Văn Hảo cùng cộng sự (2007) đã nghiên cứu về nhận thức, niềm tin và thực hành tôn giáo của đồng bào dân tộc H’mông các tỉnh miền núi Tây Bắc đối với đạo Tin lành. Kết quả nghiên cứu cho thấy đại đa số tín đồ đều tin vào Đức Chúa Trời, tin vào sự tồn tại của Thiên đàng. Song, các tín đồ hiểu biết về Đức Chúa Trời (Vàng Trứ) ở mức độ thấp. Những khủng hoảng cá nhân và gia đình thường là các sự kiện dẫn nhiều người đến với đạo. một mức độ sâu rộng, chấp nhận đạo Tin lành có nghĩa là thay thế hoàn toàn tín ngưỡng/tôn giáo truyền thống, cũng đồng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/01/2023