Nội Dung Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Thpt Theo Chuẩn Nghề Nghiệp Để Phát Triển Năng Lực Dạy Học

Dự kiến được các tình huống có thể nảy sinh và cách xử lí.

1.4.4.4. Năng lực tổ chức dạy học trên lớp

Để chuẩn hóa năng lực dạy học, GV còn phải hiện thực hóa được các yêu cầu về năng lực tổ chức dạy học trên lớp, cụ thể:

Quản lý được lớp học, lôi cuốn được toàn thể HS tham gia tích cực vào các hoạt động học tập trên lớp;

Sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học đảm bảo được các yêu cầu về kĩ thuật và nguyên tắc sư phạm;

Trình bày bảng hợp lí, lời nói rõ ràng, mạch lạc, thu hút sự chú ý của HS;

Sử dụng được các phương pháp, kĩ thuật thu thông tin phản hồi để kịp điều chỉnh hoạt động dạy học cho phù hợp; xử lí hợp lí các tình huống nảy sinh;

Giao tiếp đúng mực, tôn trọng, khích lệ HS, tạo được môi trường học tập tương tác thân thiện;

Tự đánh giá được mức độ đạt được mục tiêu bài học.

1.4.4.5. Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Trong quá trình dạy học, GV thường xuyên phải tiến hành việc kiểm tra, đánh giá HS. Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập được thể hiện như sau:

Xây dựng được kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học cho cả năm, từng học kì và từng tuần;

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam theo chuẩn nghề nghiệp để phát triển năng lực dạy học - 5

Lựa chọn nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục đích của kiểm tra, đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì, đánh giá tổng kết theo hướng xác định mức độ năng lực HS;

Sử dụng được các kĩ thuật để thiết kế câu hỏi và đề kiểm tra, đánh giá đảm bảo độ tin cậy, độ giá trị của đề kiểm tra;

Chỉ ra được những ưu điểm, sai sót của HS khi chấm bài và tổ chức trả bài để giúp HS tự điều chỉnh hoạt động học của mình;

Tổ chức được hoạt động tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và tự điều chỉnh hoạt động học tập của HS;

Sử dụng được thông tin phản hồi từ kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy học;

Sử dụng được một số phần mềm thông dụng trong kiểm tra, đánh giá.

1.4.4.6. Năng lực quản lý hồ sơ dạy học

“Lập được hồ sơ dạy học với từng tệp riêng chứa đựng các thông tin hỗ trợ cho việc lập kế hoạch dạy học, theo dõi sự tiến bộ của HS, bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS kém;

Sử dụng được công nghệ thông tin trong việc lập, bảo quản và sử dụng hồ sơ dạy học”. [9,tr3-5]

1.5. Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THPT theo Chuẩn nghề nghiệp để phát triển năng lực dạy học

1.5.1.Quản lý đánh giá đội ngũ GV theo Chuẩn nghề nghiệp

Tổ chức đánh giá đội ngũ GV theo Chuẩn có nghĩa là xác định trạng thái hiện tại của từng GV so với trạng thái mong muốn. Cụ thể là xác định chính xác, khách quan mức độ năng lực nghề nghiệp của GV ở thời điểm đánh giá theo các tiêu chí, tiêu chuẩn trong Chuẩn nghề nghiệp. Trên cơ sở xác định mức độ năng lực nghề nghiệp GV, tiến hành xếp loại GV hàng năm, lưu hồ sơ phục vụ công tác quy hoạch; đưa ra những khuyến cáo cho GV xây dựng chương trình kế hoạch tự rèn luyện, tự bồi dưỡng; khuyến nghị các cấp quản lý giáo dục tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV; cung cấp những thông tin để làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách đối với GV. Phương pháp đánh giá đội ngũ GV theo Chuẩn nghề nghiệp theo con đường quy nạp như “sơ đồ” sau:


Sơ đồ 1 2 Con đường quy nạp để đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp Như 1


Sơ đồ 1.2. Con đường quy nạp để đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp

Như vậy, việc đầu tiên trong đánh giá GV theo Chuẩn là việc đi xác định các minh chứng để xác định mức độ đạt được của tiêu chí (quy về điểm số); sau đó cộng điểm của các tiêu chí để được tổng điểm của 25 tiêu chí; cuối cùng căn cứ vào tổng điểm của 25 tiêu chí và điểm tối thiểu ở mỗi tiêu chí để xếp loại chung (Xuất sắc, Khá, Trung bình, Kém)

Đánh giá đội ngũ GV theo Chuẩn nghề nghiệp được thực hiện mỗi năm một lần vào cuối năm học theo quy trình cụ thể sau:

- GV tự đánh giá xếp loại: sau một năm học GV thực hiện nhiệm vụ của mình theo các yêu cầu của chuẩn. Đối chiếu với Chuẩn, mỗi GV tự đánh giá và ghi điểm đạt được ở từng tiêu chí vào phiếuGV tự đánh giá. Ở từng tiêu chuẩn,

GVchuẩn bị các minh chứng liên quan đến các tiêu chí đã được quy định tại Chương II Chuẩn nghề nghiệp GV trung học, ghi nguồn minh chứng. Căn cứ vào tổng số điểm và điểm đạt được theo từng tiêu chí, GV tự xếp loại đạt được (theo 4 loại: loại kém, loại trung bình, loại khá, loại xuất sắc). Cuối cùng GV tự đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu, nêu hướng phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. Đây là khâu quan trọng nhất trong quá trình đánh giá GV.

-Tổ trưởng chuyên môn đánh giá,xếp loại: Căn cứ vào kết quả tự đánh giá của GV và nguồn minh chứng do GV cung cấp (Phiếu GV tự đánh giá), tập thể tổ chuyên môn nơi GV công tác, dưới sự điều khiển của tổ trưởng, có sự tham gia của GV được đánh giá, tiến hành việc kiểm tra các minh chứng, xác định điểm đạt được ở từng tiêu chí của GV, ghi kết quả đánh giá và xếp loại của tổ vào phiếu đánh giá; đồng thời tổ chuyên môn phải chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của GV và góp ý, khuyến nghị GV xây dựng kế hoạch rèn luyện, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực nghề nghiệp. Các nội dung trên được ghi vào phiếu đánh giá GV của tổ chuyên môn. Điểm của từng tiêu chí và nhận xét, đánh giá được ghi theo ý kiến đa số (không tính ý kiến của GV dược đánh giá), nếu tỉ lệ ý kiến ngang nhau thì ghi theo quyết định lựa chọn của tổ trưởng. Tổ trưởng chuyên môn tổng hợp kết quả xếp loại GV của tổ vào Phiếu tổng hợp xếp loại GV của tổ chuyên môn.

- Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại: Hiệu trưởng xem xét kết quả tự đánh giá của mỗi GV (Phiếu GV tự đánh giá) và kết quả đánh giá xếp loại của tổ chuyên môn (Phiếu đánh giá GV của tổ chuyên môn và Phiếu tổng hợp xếp loại GV của tổ chuyên môn) để đưa ra quyết định đánh giá, xếp loại về từng GV trong trường. Trong trường hợp không có sự thống nhất giữa tự đánh giá của GV với đánh giá của tổ chuyên môn, hiệu trưởng cần xem xét lại các minh chứng, trao đổi với tổ trưởng chuyên môn, các thành viên trong lãnh đạo nhà trường, hoặc các tổ chức, tập thể trong trường và GV trước khi đưa ra quyết định của mình. Đối với các trường hợp xếp loại xuất sắc hoặc loại kém, hiệu trưởng cần tham khảo ý kiến của các phó hiệu trưởng, chi bộ đảng, công đoàn, đoàn thanh niên, tổ trưởng chuyên môn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Kết quả đánh giá, xếp loại GV được ghi vào Phiếu xếp loại GV của hiệu trưởng.Đánh giá đội ngũ GV theo Chuẩn nghề nghiệp không chỉ dừng lại ở việc quy ra điểm số để xếp loại GV, bởi nếu thế sẽ chỉ tác động đến một bộ phận nhỏ GV yếu kém hoặc xuất sắc mà không kích thích được sự nỗ lực phấn

đấu phát triển nghề nghiệp của toàn đội ngũ GV. Do đó cần coi trọng việc đối chiếu từng tiêu chí, kiểm tra nguồn minh chứng, đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu của mỗi GV, chỉ ra phương hướng phấn đấu của GV đó. Có vậy hoạt động đánh giá mới đạt được mục đích của việc quản lý chất lượng.

1.5.2. Chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV

1.5.2.1. Mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học

Trong giáo dục, bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ GV là hoạt động thường xuyên với mục tiêu để củng cố, mở mang và trang bị cho GV những tri thức hiểu biết chuyên môn (Kiến thức môn học, nội dung chương trình, hiểu biết về nghề dạy học…) và các kỹ năng sư phạm (cách tổ chức dạy học, cách giao tiếp ứng xử, giáo dục HS…) để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình.

1.5.2.2. Quản lý thực hiện mục tiêu, xây dựng nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ GV THPT

Nội dung bồi dưỡng phải mang tính phát triển, sát với nhu cầu thực tế và yêu cầu của phát triển giáo dục THPT hiện nay.

Quản lý trình tự bồi dưỡng năng lực dạy học trong các chuyên đề, trong từng năm, từng đối tượng, số giờ dành cho từng chuyên đề trong cả năm; quản lý chương trình bồi dưỡng cho từng đối tượng (phân phối thời gian, quy định về hình thức bồi dưỡng, kiểm tra, ôn tập, thực hành…), các quy định mục tiêu bồi dưỡng, kỹ năng, phương pháp, phương tiện giảng dạy và kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng.

Chỉ đạo việc thực hiện các qui định, yêu cầu về lập kế hoạch bài giảng. Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ nhóm chuyên môn khi sinh hoạt chuyên môn thống nhất lập kế hoạch bài dạy về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học.

Bồi dưỡng kiến thức về công nghệ giảng dạy; cải tiến phương pháp giảng dạy của GV trong đó tăng cường việc sử dụng hiệu quả CSVC, phương tiện giảng dạy, ứng dụng CNTT và truyền thông trong quá trình dạy học.

GV cần được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, nhận thức về mọi mặt đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục; nắm vững kế hoạch, chương trình bồi dưỡng.

Nâng cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng cho GV và xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ GV.

Do đó cần:

Quản lý việc thực hiện đầy đủ, đúng nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV THPT.

Quản lý việc xây dựng và phát triển chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV THPT.

Quản lý việc kiểm tra, đánh giá thực hiện chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV THPT.

1.5.3. Xây dựng đội ngũ báo cáo viên

Để triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực cho GV thì cần sự phối kết hợp của nhiều lực lượng tham gia. Đặc biệt khi chương trình bồi dưỡng của Sở, Bộ chỉ dừng lại ở một số ít các đợt tập huấn, bồi dưỡng thì chương trình bồi dưỡng tại trường là rất quan trọng. Do đó để triển khai tốt công tác bồi dưỡng cho GV tại trường thì trước hết phải xây dựng được đội ngũ báo cáo viên có vai trò truyền đạt, giảng dạy các nội dung của chương trình bồi dưỡng mà trường đã xây dựng tới đội ngũ GV. Đội ngũ báo cáo viên ở đây là các đồng chí tổ trưởng chuyên môn, nhóm trưởng các bộ môn hay những GV có nhiều kinh nghiệm giảng dạy– họ là những GV giỏi về nghiệp vụ, vững vàng về chuyên môn. Trên cơ sở được tiếp thu các nội dung trong các đợt tập huấn của Bộ và Sở GD&ĐT tổ chức, kết hợp với sự chỉ đạo của BGH nhà trường - trực tiếp là phó hiệu trưởng chuyên môn, đội ngũ báo cáo viên sẽ triển khai các nội dung của chương trình bồi dưỡng theo kế hoạch tới toàn thể GV trong trường. Để xây dựng đội ngũ báo cáo viên tham gia công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV đáp ứng yêu cầu thì BGH nhà trường phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng họ: cử họ đi học cao học, tham gia các lớp tập huấn do Bộ và Sở GD&ĐT tổ chức hoặc tổ chức các buổi hội thảo tại trường. Đồng thời có cơ chế, chính sách đãi ngộ, quan tâm động viên đối với họ.

1.5.4. Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV

Muốn kế hoạch đặt ra được thực thi, có hiệu quả đòi hỏi người CBQL phải tổ chức tốt hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV, triển khai một cách hợp lý trên cơ sở kế hoạch đặt ra, đồng thời vừa làm vừa điều chỉnh kịp thời.

Quán triệt nâng cao ý nghĩa của việc bồi dưỡng năng lực dạy học đến đội ngũ GV để họ có mục tiêu và động cơ thực hiện.

Tổ chức cho đội ngũ GV học tập nâng cao trình độ: phân công báo cáo viên thực hiện thí điểm đổi mới PPDH, PP bồi dưỡng; xác định cơ chế phối hợp giữa các tổ bộ môn, giữa các báo cáo viên, giữa BGH và GV.

Chỉ đạo và tạo điều kiện tối đa cho đội ngũ GV tham gia các đợt bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn: tạo điều kiện về thời gian, phòng học, thiết bị học tập, mời báo cáo viên theo yêu cầu; quan tâm tạo bầu không khí sôi nổi cho GV thi đua bồi dưỡng, tạo không khí đồng thuận trong tập thể, giúp GV có tinh thần bồi dưỡng tốt...

CBQL phải chọn đúng người, giao đúng việc, chọn thời gian nào, ưu tiên bồi dưỡng nội dung nào trước, nội dung nào giao cho tổ, nhóm thực hiện, mời báo cáo viên, khai thác tài liệu, ứng dụng khoa học CNTT và sử dụng các phương tiện hiện đại...

Chỉ đạo quá trình bồi dưỡng về phát triển năng lực dạy học: giúp GV hiểu, có ý thức vận dụng và nâng cao năng lực sử dụng các phương pháp giảng dạy, giúp họ lựa chọn các phương pháp phù hợp với từng nội dung, dung lượng của bài giảng, tạo điều kiện để HS tiếp thu bài hiệu quả; Giúp GV hiểu và có ý thức thực hiện đúng chương trình, giáo trình, đặc biệt là kiến thức, kỹ năng thích hợp với nội dung chương trình.

Tổ chức bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ GV THPT bằng cách tăng cường vai trò tự giác, tích cực chủ động của GV trong công tác bồi dưỡng, biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng.

1.5.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV

Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng là một trong những khâu quan trọng của quá trình bồi dưỡng, giúp định hướng cho quá trình bồi dưỡng. Để kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ GV THPT cần:

Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng có đảm bảo đúng tiến độ, nội dung chương trình… hay không;

Kiểm tra các khâu chuẩn bị và thực hiện của CBGV và báo cáo viên: kiểm tra việc chuẩn bị bài dạy, các điều kiện tiến hành bài dạy,…;

Kiểm tra đánh giá năng lực chuyên môn và ý thức của GV qua việc chuẩn bị và tiến hành giờ giảng; bồi dưỡng năng lực sư phạm GV và ý thức trách nhiệm của GV; xây dựng nền nếp, kỷ cương trong hội đồng sư phạm.

Kiểm tra cần đáp ứng mục tiêu:

- Đối với GV: kiểm tra đánh giá nhằm mục đích động viên, khuyến khích, tạo động lực cho GV học tập & tiến bộ không ngừng; thúc đẩy GV cố gắng khắc phục thiếu sót hoặc phát huy năng lực, sở trường của mình; kiểm tra đánh giá giúp GV tự đánh giá việc nắm kiến thức, kỹ năng. Qua đó GV thấy được sự tiến bộ hay thụt lùi của bản thân để rút kinh nghiệm, điều chỉnh quá trình học tập của mình.

- Đối với báo cáo viên: theo dõi sự tiến bộ của từng học viên để có kế hoạch hỗ trợ học viên học tập trong các nội dung bồi dưỡng ở các chương trình tiếp theo và ôn lại nội dung đã học; thu thập thông tin phản hồi từ học viên để giúp họ giảng dạy tốt hơn.

- Đối với nhà quản lý: đánh giá về công tác tổ chức, quản lý giáo dục; giám sát quá trình bồi dưỡng; thông tin phản hồi tới người học và tới cơ quan quản lý; rút kinh nghiệm cho hoạt động bồi dưỡng tiếp theo.

Như vậy muốn hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ GV THPT đạt kết quả tốt thì BGH nhà trường và đội ngũ báo cáo viên phải có sự quan tâm thực sự đối với kết quả bồi dưỡng. Có sự theo dõi giám sát trước, trong và sau mỗi hoạt động bồi dưỡng. BGH nhà trường và báo cáo viên phải nắm được quy trình và cách đánh giá, đồng thời cập nhật, trau dồi các phương pháp, tiêu chí đánh giá mới.

1.5.6. Đảm bảo CSVC và chế độ chính sách hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV

Hoạt động bồi dưỡng GV đảm bảo thực hiện hiệu quả khi có sự chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất, có chế độ chính sách động viên báo cáo viên và đội ngũ GV trong trường.

Về CSVC: chuẩn bị các phòng chức năng, máy tính, máy chiếu, mạng Internet,… giúp cho GV có thể tham gia hoạt động bồi dưỡng một cách thuận lợi, đồng thời giúp nhà quản lý tổ chức bồi dưỡng GV theo định hướng rõ ràng và nội dung cụ thể hơn. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị tốt về CSVC giúp hoạt động bồi dưỡng GV được thực hiện bằng các phương pháp tích cực, tăng cường hoạt động của học viên trong quá trình bồi dưỡng, chuyển quá trình bồi dưỡng sang tự bồi dưỡng một cách chủ động.

Về chế độ chính sách: chuẩn bị nguồn lực tài chính chu đáo sẽ động viên kịp thời đến từng GV cũng như đội ngũ GV cốt cán. Khen thưởng công bằng sẽ thúc đẩy sự cố gắng của mỗi GV. Từ đó tạo nên sức mạnh thi đua của cả tập thể GV trong nhà trường.

Công tác xã hội hóa cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động bồi dưỡng. Đó là sự quan tâm ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương, của các nhà đầu tư cho giáo dục, của cha mẹ HS, ...

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp để phát triển năng lực dạy học

1.6.1. Những yếu tố khách quan

Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục nói chung và sự đáp ứng nhu cầu của xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý bồi dưỡng GV. Đặc biệt là những yêu cầu đổi mới trong giáo dục đòi hòi những phẩm chất, năng lực mới ở người GV sao cho phù hợp với nhu cầu xã hội trong thời đại ngày nay.

Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với GV liên quan đến công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ. Nó đòi hỏi người GV phải có phẩm chất nhà giáo mẫu mực, đồng thời phải có năng lực chuyên môn vững vàng, năng động, sáng tạo, nhanh chóng cập nhật những thay đổi mới trong giáo dục

Sự quan tâm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội đối với việc bồi dưỡng GV cũng là yếu tố tác động đến hiệu quả công tác bồi dưỡng bởi đây là một trong những nội dung của công tác xã hội hóa trong giáo dục. Tranh thủ được sự quan tâm, đồng thuận của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội sẽ có kết quả mong muốn trong công tác quản lý bồi dưỡng GV.

Nhận thức xã hội của các cấp quản lý về công tác quản lý bồi dưỡng và nhận thức của từng GV về việc bồi dưỡng theo Chuẩn nghề nghiệp sẽ tạo cho công tác quản lý bổi dưỡng GV có những chỉ đạo đúng hướng.

Công tác quy hoạch bồi dưỡng theo Chuẩn nghề nghiệp cùng với những chính sách thỏa đáng đối với cán bộ, GV tham gia bồi dưỡng sẽ tạo động lực thúc đẩy quá trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của đội ngũ GV.

Các yếu tố quản lý như cơ chế quản lý, phân cấp quản lý, công tác kế hoạch hóa giáo dục ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng GV. Quản lý bồi dưỡng GV có được tiến hành thuận lợi theo kế hoạch đã lập hay không phụ thuộc vào những yếu tố này.

1.6.2. Những yếu tố chủ quan

Nhu cầu về bồi dưỡng: thể hiện ở số lượng GV, tri thức, kĩ năng nghiệp vụ cần được bồi dưỡng. Những yếu tố này có tác động trực tiếp đến việc lập kế hoạch, xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng. Người quản lý cần dựa vào nhu cầu bồi

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí