Quản Lý Hoạt Động Đánh Giá Giáo Viên Theo Chuẩn Nghề Nghiệp

1.2.2.5. Các công cụ và thang để đánh giá

- Công cụ để đánh giá nói chung và đánh giá trong giáo dục nói riêng thường sử dụng đó là:

+ Sử dụng các phương tiện nghe nhìn, quan sát để đánh giá như thông qua phản hồi của đối tượng giáo dục (các nhà giáo dục, PHHS, các sản phẩm đạt được của giáo dục...).

+ Sử dụng các tiêu chuẩn, tiêu chí để đánh giá (Quy định Chuẩn nghề nghiệp, Chuẩn đầu vào, đầu ra của kết quả giáo dục...).

+ Sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê trong đánh giá (sử dụng bảng, sơ đồ để phân tích kết quả đạt được, quy trình thực hiện,...).

+ Sử dụng các phiếu hỏi để phản hồi về chất lượng đạt được hoặc kế hoạch mục tiêu dự kiến thực hiện.

+ Sử dụng các mẫu, chuẩn để đánh giá (dựa trên các kết quả đạt được từ đó so sánh với mục tiêu, chuẩn đề ra...).

- Các thang đánh giá:

Tùy thuộc vào mục đích và tính chất của từng loại hình đánh giá mà có thể vận dụng các loại thang điểm đánh giá khác nhau như:

+ Thang đối mặt: Tốt - Xấu; Đạt - Không đạt

+ Thang chia mức: 3-5 mức đánh giá: Rất tốt, Tốt, Khá, Trung bình, Kém... hoặc phân loại A, B, C, D,...

+ Thang điểm: 5, 10, 100,...

1.2.3. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên

a) Khái niệm: Chuẩn

Theo từ điển Tiếng Việt, Chuẩn có ba nghĩa như sau:

- Là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó làm cho đúng.

- Là cái được chọn làm mẫu để thể hiện một đơn vị đo lường.

- Là cái được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội. [27].

b) Khái niệm: Chuẩn nghề nghiệp

- Chuẩn nghề nghiệp: là hệ thống các yêu cầu, tiêu chuẩn, tiêu chí về năng lực nghề nghiệp của một nghề nào đó được phân loại từ thấp đến cao [7].

- Năng lực nghề nghiệp:

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: "Năng lực là là một tổ hợp các phẩm chất sinh lý - thần kinh và tâm lý đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo, tức là có thể thực hiện được một cách thành thục và chắc chắn một hay một số dạng hoạt động nào đó" [26]. Năng lực mang tính cá nhân hóa, năng lực có thể được hình thành và phát triển thông qua đào tạo, bồi dưỡng và tự trải nghiệm qua thực tiễn. “Năng lực hoạt động là khả năng thực hiện những nhiệm vụ công việc và giải quyết các tình huống nảy sinh trong hoạt động bảo đảm cho một tổ chức đạt mục tiêu đề ra” [22].

Như vậy có thể hiểu năng lực nghề nghiệp là một tổ hợp các phẩm chất sinh lý - thần kinh và tâm lý đảm bảo cho người lao động thực hiện có kết quả hoạt động nghề nghiệp của mình.

c) Khái niệm: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên là văn bản quy định các yêu cầu cơ bản về phẩm chất, năng lực nghề nghiệp đối với người giáo viên nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục [7].

d) Khái niệm: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo viên trung học về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cần đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục trung học [7].

Như vậy Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là văn bản quy định những yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực dạy học, năng lực giáo dục đối với người giáo viên trung học nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục trung học trong thời kì CNH & HĐH và hội nhập quốc tế của đất nước. Nó là quy định về các mức độ, yêu cầu theo các tiêu chí, tiêu chuẩn của người giáo viên trung học phải đạt trong từng giai đoạn phát triển nghề nghiệp.

Chuẩn giáo viên trung học do nhà nước ban hành và điều chỉnh đáp ứng yêu cầu theo từng giai đoạn. Đó là cách ghi nhận phẩm chất chính trị, năng lực sư phạm không ngừng được nâng cao của người giáo viên trung học đáp ứng yêu cầu cho giáo dục và xã hội.

1.2.4. Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

Từ khái niệm quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, đánh giá trong giáo dục, chuẩn nghề nghiệp giáo viên, ta có thể hiểu quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động đánh giá giáo viên đến kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất.

Về bản chất, quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý với công cụ là các tiêu chuẩn của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tới các thành tố tham gia vào quá trình đánh giá giáo viên nhằm thực hiện mục tiêu đánh giá giáo viên đáp ứng các yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp.

1.3. Đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp

1.3.1. Đánh giá giáo viên

Từ các khái niệm về đánh giá đã nêu ở trên thì ta có thể hiểu đánh giá giáo viên là: Quá trình thu thập thông tin một cách hệ thống về thực trạng năng lực nghề nghiệp của giáo viên để từ đó đưa ra những nhận định xác thực trên cơ sở các thông tin thu được làm cơ sở đề xuất những biện pháp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng giáo viên.

Đánh giá giáo viên thực chất là đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Năng lực nghề nghiệp biểu hiện ở phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực sư phạm của người giáo viên. Năng lực sư phạm là một năng lực chuyên biệt đặc trưng của nghề sư phạm. Năng lực sư phạm là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của hoạt động giáo dục và dạy học, đảm bảo cho hoạt động này có kết quả. Năng lực sư phạm cơ bản của

người giáo viên, bao gồm: năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; năng lực dạy học; năng lực giáo dục; năng lực hoạt động chính trị xã hội; năng lực phát triển nghề nghiệp [7].

1.3.2. Đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp

ĐGGV theo Chuẩn nghề nghiệp là một quá trình thu thập các minh chứng thích hợp và đầy đủ nhằm xác định mức độ năng lực nghề nghiệp của giáo viên theo các tiêu chuẩn, tiêu chí quy định của Chuẩn [7].

Trong khái niệm ĐGGV theo Chuẩn nghề nghiệp một số thuật ngữ được hiếu như sau:

- Tiêu chuẩn (Standard): là quy định về những nội dung cơ bản, đặc trưng thuộc mỗi lĩnh vực của chuẩn.

- Tiêu chí (Criteria): là yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở một nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.

- Mức (Level): là trình độ đạt được về mỗi tiêu chí.

- Minh chứng (Evidence): là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng) được dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức độ đạt được của tiêu chí.

Đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp không phải chủ yếu để bình xét danh hiệu thi đua hằng năm, mà là xem xét những gì giáo viên phải thực hiện và đã thực hiện được, những gì giáo viên có thể thực hiện được. Trên cơ sở đó khuyến cáo giáo viên xây dựng chương trình, kế hoạch tự rèn luyện, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp [7].

1.3.3. Nguyên tắc, yêu cầu đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp

a) Nguyên tắc

- Đánh giá phải căn cứ vào mục tiêu:

+ Thứ nhất: Mục tiêu của đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp là nhằm làm rõ thực trạng chất lượng, năng lực nghề nghiệp của GV, từ đó các nhà trường, các cơ sở giáo dục có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV viên hiện có.

+ Thứ hai: Mục tiêu của đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp là cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách, ưu đãi đối với giáo viên được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp.

- Đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, dân chủ:

Đảm bảo tính khách quan, dân chủ có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá nói chung và đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp nói riêng, vì khi đảm bảo các yêu cầu này trong đánh giá sẽ tạo được niềm tin trong đội ngũ giáo viên được đánh giá, từ đó họ sẽ có động lực trong việc cố gắng phấn đấu học tập rèn luyện nâng cao năng lực nghề nghiệp.

- Đánh giá phải đảm bảo đúng quy trình:

Đảm bảo đúng quy trình trong đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp sẽ giúp cho các tổ chức, cá nhân trong đánh giá và tự đánh giá được thực hiện một cách khoa học, minh bạch và công khai, từ đó đảm bảo chất lượng của hoạt động đánh giá và đạt được mục tiêu, yêu cầu của hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.

- Đánh giá phải đảm bảo tính toàn diện:

Thông qua đánh giá đội ngũ GV theo Chuẩn nghề nghiệp, giúp các cấp quản lý giáo dục nắm bắt được năng lực chuyên môn, tâm tư nguyện vọng của đội ngũ GV, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao năng lực, phẩm chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV.

b) Yêu cầu

- Việc ĐGGV trung học theo Chuẩn nghề nghiệp phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, toàn diện, khoa học, dân chủ và công bằng; phản ánh đúng phẩm chất, năng lực dạy học và giáo dục của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương.

Bảng 1.1. Tóm tắt chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học ban hành theo Thông tư số 30/2009/TT - BGD&ĐT, ngày 22/10/2009‌

TIÊU CHUẨN

TIÊU CHÍ

1. Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của người GV

1. Phẩm chất chính trị

2. Đạo đức nghề nghiệp

3. Ứng xử với HS

4. Ứng xử với đồng nghiệp

5. Lối sống, tác phong

2. Năng lực tìm hiểu đối tượng

và môi trường giáo dục

6. Tìm hiểu đối tượng giáo dục

7. Tìm hiểu môi trường giáo dục

3. Năng lực dạy học

8. Xây dựng kế hoạch dạy học

9. Đảm bảo kiến thức môn học

10. Đảm bảo chương trình môn học

11. Vận dụng các phương pháp dạy học

12. Sử dụng các phương tiện dạy học

13. Xây dựng môi trường học tập

14. Quản lý hồ sơ dạy học

15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS

4. Năng lực giáo dục

16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục

17. Giáo dục qua môn học

18. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục

19. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng

20. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục

21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức

5. Năng lực hoạt động chính trị,

xã hội

22. Phối hợp với gia đình HS và cộng đồng

23. Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội

6. Năng lực phát triển nghề nghiệp

24. Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện

25. Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh - 4

c) Các hình thức tổ chức đánh giá [8]:

- ĐGGV theo Chuẩn gồm hai phần việc chủ yếu:

+ Tự ĐGGV theo Chuẩn do bản thân GV thực hiện.

+ ĐGGV theo Chuẩn do người tham gia ĐG thực hiện.

Theo qui định về Chuẩn nghề nghiệp, người tham gia ĐG đó là tổ chuyên môn, đồng nghiệp và Hiệu trưởng nhà trường. Khi cần thiết có thể tham khảo HS, cha mẹ HS và các tổ chức trong nhà trường.

- ĐGGV theo Chuẩn nghề nghiệp được thực hiện theo 3 bước [8]:

Bước 1: GV tự đánh giá

+ Đây là khâu chủ yếu trong ĐGGV theo Chuẩn nghề nghiệp. GV tự khẳng định năng lực nghề nghiệp của bản thân, tự tìm ra mặt mạnh, mặt yếu theo các yêu cầu của Chuẩn. Từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, hoặc tham gia các lớp bồi dưỡng, phấn đấu nâng cao năng lực nghề nghiệp.

+ GV cần đưa ra các minh chứng cụ thể để tự ĐG, xếp loại theo mức điểm qui định trong Chuẩn, rồi ghi điểm vào phiếu ĐG theo Chuẩn.

+ Chỉ khi nào khâu tự ĐG hoàn thành tốt mới chuyển sang ĐG ở bước tiếp theo.

Bước 2: Tổ chuyên môn và đồng nghiệp đánh giá

+ Tổ chuyên môn, đồng nghiệp (còn gọi là bên thứ ba) tham gia ĐG thể hiện ở nhận xét, góp ý kiến (nhất trí hoặc chưa nhất trí với tự ĐG của GV) thường là những góp ý chân thành, động viên, phân tích giúp đỡ GV phát triển năng lực nghề nghiệp (trường hợp cần có sự trao đổi thống nhất nên đưa ra các minh chứng xác thực để thuyết phục, tránh ĐG cảm tính, hoặc bỏ phiếu gây căng thẳng không cần thiết).

+ Tổ trưởng có trách nhiệm thống nhất ý kiến giữa người được ĐG với các thành viên trong tổ, rồi ghi kết quả ĐG của tổ vào phiếu ĐG (trường hợp cần lấy ý kiến của tập thể GV cần làm danh sách riêng gửi Hiệu trưởng để giải quyết chung với các trường hợp của tổ khác).

Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá

+ Hiệu trưởng giữ vai trò quyết định trong ĐGGV theo Chuẩn nghề nghiệp. Bởi vậy bên cạnh việc phát huy tính dân chủ, tập thể trong ĐG, người Hiệu trưởng có trách nhiệm cao trong đảm bảo sự ĐGGV chính xác, khách quan theo đúng quy định của Chuẩn. Qua đó nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV nhà trường nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học mà nhà trường đề ra. Có thể nói việc thực hiện ĐGGV theo Chuẩn tại nhà trường có tốt hay không là do Hiệu trưởng nhà trường có nhận thức và QL việc ĐG đó tốt hay không tốt.

+ Hiệu trưởng ghi kết quả ĐG vào phiếu ĐG cho mỗi GV trường.

+ Hiệu trưởng cần thông qua kết quả ĐG với lãnh đạo nhà trường. Sau đó công khai kết quả ĐG trước tập thể nhà trường, lưu kết quả vào hồ sơ GV và báo cáo lên cơ quan quản lí giáo dục cấp trên…

d) Cách đánh giá cho điểm [8]:

- Việc ĐGGV phải căn cứ vào các kết quả đạt được thông qua xem xét các minh chứng, cho điểm từng tiêu chí, tính theo thang điểm 4, là số nguyên; nếu có tiêu chí chưa đạt 1 điểm thì không cho điểm. Với 25 tiêu chí, tổng số điểm tối đa đạt được là 100.

- Việc xếp loại giáo viên phải căn cứ vào tổng số điểm và mức độ đạt được theo từng tiêu chí, thực hiện như sau:

a) Đạt Chuẩn:

- Loại xuất sắc: Tất cả các tiêu chí đạt từ 3 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 4 điểm và có tổng số điểm từ 90 đến 100.

- Loại khá: Tất cả các tiêu chí đạt từ 2 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 3 điểm, 4 điểm và có tổng số điểm từ 65 đến 89.

- Loại trung bình: Tất cả các tiêu chí đều đạt từ 1 điểm trở lên nhưng không xếp được ở các mức cao hơn.

b) Chưa đạt Chuẩn - loại kém: Tổng số điểm dưới 25 hoặc từ 25 điểm trở lên nhưng có tiêu chí không được cho điểm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022