Kết quả thăm dò này giúp NCS trong việc xác định cơ sở thực tiễn để đề xuất MHHĐ dạy học ĐHVB theo định hướng NL ở trường THPT hiện nay.
1.3.2. Chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu về năng lực dạy học của giáo viên Ngữ văn
1.3.2.1. Quan điểm chuẩn hóa nghề nghiệp và khung năng lực của GV
a) Chuẩn nghề nghiệp GV là gì?
Nói đến chuẩn nghề nghiệp GV là những tiêu chuẩn mà GV phải đạt được. Chuẩn nghề nghiệp GV thực chất là khung NL của GV. Thông tư số 30/2009/TT– BGDĐT ngày 20/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định chuẩn nghề nghiệp của GV bậc THPT ở các phương diện: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, NL nghề nghiệp. Tiêu chuẩn thứ nhất yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. NL nghề nghiệp của GV bậc THPT được mô tả trong 12 tiêu chuẩn, trong đó cụ thể hóa thành 25 tiêu chí như sau (trích lược):
b) Chuẩn GV thể hiện yêu cầu năng lực nghề nghiệp của GV
1/ NL tổ chức, quản lý lớp học 2/ NL dạy học
3/ NL đánh giá kết quả học tập 4/ Năng lực giao tiếp
5/ NL hợp tác với đồng nghiệp 6/ NL nghiên cứu khoa học
7/ NL giải quyết vấn đề
Có thể bạn quan tâm!
- Văn Bản Văn Học (Văn Học Dân Gian Và Văn Học Viết, Văn Học Trong Nước Và Văn Học Nước Ngoài) Với Các Thể Loại: Tự Sự, Trữ Tình, Kịch, Kí, Ngoài Ra
- Năng Lực Đọc Hiểu Và Cấu Trúc Năng Lực Đọc Hiểu
- Thực Trạng Hoạt Động Dạy Học Đọc Hiểu Văn Bản Và Yêu Cầu Về Năng Lực Dạy Học Đọc Hiểu Của Gv Ngữ Văn Ở Trường Trung Học Phổ Thông
- Mô hình hoạt động của giáo viên trong dạy đọc hiểu văn bản ở trung học phổ thông - 12
- Khái Quát Quá Trình Tổ Chức Hoạt Động Của Gv Trong Dạy Học Đọc Hiểu Văn Bản Ở Thpt Theo Định Hướng Phát Triển Nl
- Bảng Hệ Thống Các Hoạt Động Của Gv Trong Dạy Học Đọc Hiểu Văn Bản Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực.
Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.
8/ NL làm việc với cộng đồng
Chuẩn GV như đã nêu ở trên yêu cầu NL nghề nghiệp của GV phải toàn diện. Nghĩa là GV không chỉ có NL HĐ chuyên môn (trong đó có HĐ nghiên cứu) mà cần có sự hợp tác với đồng nghiệp, HĐ ngoài xã hội. Tuy nhiên, chuẩn GV nhấn mạnh NL HĐ chuyên môn cho nên 4 NL: NL tổ chức, quản lý lớp học, NL dạy học, NL đánh giá kết quả học tập, Năng lực giao tiếp được xếp lên hàng đầu.
1.3.2.2. Những năng lực cơ bản của GV trong dạy học đọc hiểu văn bản
Để đáp ứng yêu cầu dạy học ĐHVB của môn Ngữ văn ở THPT theo CT dạy học phát triển NL, người GV cần có những NL sau:
1- Giáo viên là chuyên gia về ĐHVB
Một yêu cầu tưởng như đơn giản vì đối với GV dạy Ngữ văn: việc đọc và hiểu TPVC là chuyện đương nhiên. Nhưng cái cần nói là kinh nghiệm, NL để chỉ dẫn HS làm thế nào đọc thông một VB và biết cách tạo lập VB đó. Từ trước đến nay, GV dạy Văn chủ yếu là “thuộc bài”. Bùi Mạnh Hùng trong bài viết nhan đề: “Về định hướng đổi mới chương trình và sách giáo khoa môn Ngữ văn ở trường phổ thông” (2015) [74], đã kể lại việc dạy Văn cuối những năm 1970 đầu 1980 ở một lớp thuộc hệ Chuyên Văn ở Huế rất đúng với thực trạng dạy Ngữ văn hiện nay: “…Chúng tôi đã từng được học với nhiều thầy cô dạy Văn tâm huyết và tài năng. Thời đó nghèo lắm nên sách giáo khoa cũng sơ sài. Thế mà lại may! Có rất nhiều giờ học cả lớp ngồi say sưa, nhất là những bài về Truyện Kiều. Chúng tôi tin rằng hiện nay không phải không có những giờ học như thế. Nhưng cái hay của giờ học theo kiểu đó không đáp ứng đủ mục tiêu của môn Ngữ văn hiện nay”. Tác giả bài viết cũng chỉ ra sự bất cập của cách dạy truyền thụ tri thức kiểu như vậy: “Vì cách dạy học đó thiếu sự tương tác giữa thầy cô với HS và giữa HS với nhau và đặt HS vào thế tiếp thu thụ động; không giúp HS phát triển tính năng động, sự chủ động, tự tin; không chú ý đến việc rèn luyện cho HS kĩ năng diễn thuyết, đối thoại, tranh luận, thuyết phục”. Vậy thì, để trở thành chuyên gia dạy học ĐHVB, người thầy là người có kinh nghiệm về ĐHVB để biết cách rèn luyện NL giao tiếp cho HS.
Đỗ Ngọc Thống [176] trong bài viết “Phát triển NL đọc, viết cho HS phổ thông
– trách nhiệm chung của các môn học và phương hướng đào tạo GV” nhấn mạnh yêu cầu hình thành và phát triển NL đọc, viết cho HS là yêu cầu tối thiểu mà một người có học, được đi học cần có. Khi chất lượng dạy học đọc hiểu trong nhà trường phổ thông chưa bắt nhịp kịp xu thế quốc tế, thì việc cần phải nhìn nhận lại là vấn đề đào tạo SV sư phạm và đào tạo lại GV phổ thông. “Trước hết cần làm cho tất cả mọi GV nhận thức rò việc phát triển NL đọc, viết cho HS trong nhà trường phổ thông là nhiệm vụ chung…”, “… muốn dạy cho HS đọc, viết, người GV phải có NL đọc, viết trước đã”.
2- NL thiết kế và phát triển hình thức, nội dung dạy học ĐH phù hợp với đối tượng HS và môi trường dạy học
Yêu cầu dạy học hiện đại đặt ra vấn đề GV là người chủ động, sáng tạo trong lựa chọn nội dung và hình thức dạy học nhằm khơi gợi, kích thích, phát triển tiềm
năng, phẩm chất người học. Với môn Văn, để giờ ĐH thực sự phát huy tâm thế chủ động, niềm hứng thú, say mê đọc ở HS, các giờ học phải có tính minh họa, sinh động, đa dạng về hình thức dạy học. GV cần có NL thiết kế bài dạy ĐH làm nổi bật hệ thống thể loại, kiểu VB, tác phẩm. Nhà thiết kế kịch bản dạy học ĐH phải là nhà kiến tạo những giờ dạy phù hợp với đối tượng HS và điều kiện hoàn cảnh thực tế, thể hiện ở NL tổ chức hình thức học cho HS: tổ chức học tập trong và ngoài nhà trường, tổ chức học theo lớp, nhóm,… GV sẽ chọn vấn đề nổi bật nhất của VB, tạo điểm “nhấn” sinh động cho tiết dạy bằng các biện pháp “kỹ thuật” như: hỏi đáp, tranh luận, bình luận, diễn xướng, ngâm thơ, sân khấu hóa, vẽ tranh minh họa, sáng tác, trò chơi… Nói chung, mỗi giờ dạy đều phải có tính chiến lược, chiến thuật, thể hiện qua các HĐDH của GV.
3– NL định hướng, tổ chức HĐ cho HS trong dạy học ĐHVB
Để hình thành và phát triển NL cho HS cần thông qua các HĐ và bằng các HĐ. Tổ chức cho HS thảo luận, tranh luận trong giờ học không phải là việc GV nêu câu hỏi để HS trả lời (kể cả nêu câu hỏi định hướng trước hoặc trong khi lên lớp) mà là GV tổ chức cho HS biết cách HĐ. Nhất là HS tự nêu câu hỏi và trả lời, thảo luận, tranh luận, biết cách làm, cách nghĩ,… Giờ học như vậy, người thầy vừa là chuyên gia, vừa là bạn, vừa là người điều hành, quản lý, v.v. GV vừa phải tỉnh táo để sàng lọc thông tin cho HS tập trung nêu câu hỏi, cách trả lời, tranh luận, thảo luận,… đúng với trọng tâm bài học, nhưng mặt khác phải gần gũi, thân thiện để HS chia sẻ điều họ nghĩ, họ băn khoăn thắc mắc,… Chỉ có như vậy giờ học Văn mới đúng nghĩa là “sống trong hiện tại” theo cách nói của J. Dewey.
4– NL đánh giá mức độ đạt được về ĐH của HS
Người thầy là người “trọng tài” đánh giá kịp thời và chính xác NLĐH của HS. Theo cách dạy của CT định hướng nội dung, GV giảng, HS theo dòi, ghi chép. Hết giờ là hết, nghĩa là thầy ngừng truyền thụ. Với cách làm như vậy, HS không biết được NL của mình trong từng giờ, từng bài học để chú ý rèn luyện. Người thầy dạy học theo CT định hướng phát triển NL cùng HS giải quyết vấn đề của bài học qua thảo luận, tranh luận, thực hành rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói,… nhưng đồng thời có nhận xét, đánh giá cụ thể, kịp thời. Thầy và trò làm như vậy để HS thấy kết quả làm việc
của họ trong từng giờ học, trong từng bài học, trong tương quan với tập thể lớp, nhóm và các cá nhân khác như thế nào. Để đáp ứng yêu cầu này, người thầy phải có NL điều hành như người trọng tài điều khiển cuộc chơi, để giờ học là một HĐ vừa có nội dung, vừa có kết quả. Khi mọi HĐ của HS trong giờ học ĐHVB được xem xét, đánh giá kịp thời sẽ cho HS thấy NL của họ để chú ý phấn đấu, rèn luyện trong từng giờ học.
Tóm lại: Đối với môn Ngữ văn, dạy học theo CT định hướng NL, GV đóng vai trò hết sức quan trọng, do vậy nhiệm vụ rất nặng nề. Người thầy không chỉ cung cấp tri thức, rèn luyện kĩ năng mà còn hướng dẫn cho HS phương pháp tự học để HS vận dụng những tri thức và kĩ năng về ngôn ngữ, văn học vào việc tiếp nhận và tạo lập VB mới để hình thành và phát triển NL cho HS.
1.4. Quan niệm về mô hình HĐ và yêu cầu xây dựng mô hình HĐ của GV trong dạy ĐHVB theo định hướng rèn luyện NL cho HS trung học phổ thông
1.4.1. Cách hiểu khái niệm “hoạt động” và “mô hình hoạt động”
– Khái niệm “hoạt động” ở đây hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các bước: chuẩn bị bài bài dạy ĐHVB, tổ chức dạy học ĐHVB trên lớp, hướng dẫn HS thực hành, vận dụng (củng cố sau khi học), thực hành kiểm tra – đánh giá. Mỗi bước có các HĐ và mỗi HĐ có các việc làm, kĩ thuật dạy học cụ thể.
– Khái niệm “mô hình hoạt động” được hiểu để vận dụng triển khai trong LA là những HĐ cốt lòi, có tính hệ thống, làm thành “khung” HĐ dạy học, bắt buộc tất cả các GV cần tôn trọng và vận dụng, đảm bảo sự tương tác giữa thầy và trò trong dạy học ĐHVB, hướng tới mục tiêu phát triển NLĐHVB cho HS THPT.
1.4.2. Yêu cầu của việc xây dựng mô hình hoạt động của GV trong dạy học ĐHVB theo định hướng rèn luyện năng lực cho HS trung học phổ thông
1– Khác với CT giáo dục định hướng nội dung, mục tiêu dạy học theo CT định hướng phát triển NL giúp người học hình thành và phát triển NL. Theo cách hiểu này, HĐ dạy học ĐHVB của GV Ngữ văn ở THPT là để phát triển NL ĐHVB cho HS. Do đó trục xuyên suốt của quá trình dạy học là hệ thống các HĐ của người GV; khác với giờ giảng văn, chủ yếu là GV giảng giải, nêu lên những gì mình hiểu về VB – TP. Nói cách khác MHHĐ của GV trong dạy ĐHVB được cấu thành từ việc tổ chức các HĐ dạy học ĐHVB nhằm rèn luyện NL ĐHVB cho HS theo từng thể loại và kiểu VB,
74
nhằm đáp ứng yêu cầu của mục tiêu CT Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn theo CT định hướng NL.
2– HĐ của GV trong dạy ĐHVB là HĐ tương tác. Do đó MHHĐ của GV trong dạy ĐHVB phải đảm bảo tính tương tác giữa HĐ dạy của thầy và HĐ học của trò trên ba điểm chính. Thứ nhất, MHHĐ dạy ĐHVB của GV phải xác định những công việc cốt lòi, bắt buộc cần có của người thầy, làm thành “khung” với các HĐ điển hình cho HĐ của GV, đảm bảo những mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố trong cấu trúc hệ thống của quá trình dạy học trong dạy ĐHVB. Thứ hai, để người thầy đóng vai trò là chủ thể, người hướng dẫn, MHHĐ cần chú trọng đúng mức HĐ của người thầy là người “thiết kế” từ bước chuẩn bị bài dạy ĐH đến bước “thi công”: dạy ĐHVB trên lớp, qua “giám sát” HĐ thực hành bằng kiểm tra – đánh giá, đảm bảo hiệu quả phát triển NL ĐHVB qua từng bài học cụ thể, hướng về mục tiêu đặt ra từ yêu cầu cần đạt của từng lớp học ở cấp học THPT. Thứ ba, MHHĐ của GV trong dạy ĐHVB thể hiện được sự song hành HĐ của thầy với HĐ của trò, đó là GV tổ chức HĐ cho HS ĐHVB. 3– Việc trình bày đặc điểm NLĐH, cấu trúc NLĐH với chỉ số NLĐH cụ thể
giúp cho việc xác định yêu cầu về NLĐHVB của HS THPT có căn cứ khoa học. Trên cơ sở đó xác định nội dung các bước HĐ dạy ĐHVB phù hợp để thực hiện mục tiêu dạy ĐHVB theo định hướng phát triển NL cho HS THPT của CT Ngữ văn hiện hành đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
4–MHHĐ trong dạy ĐHVB ở THPT phải đáp ứng yêu cầu rèn luyện cho HS THPT NLĐH theo đặc trưng của từng thể loại VB, hình thành cho HS cách đọc VB theo thể loại để có thể tự đọc các VB cùng thể loại đã học.
5– Điểm cuối cùng được đặt ra trong yêu cầu xây dựng MHHĐ của GV trong dạy học ĐHVB theo định hướng phát triển NL là MHHĐ của GV phải được cụ thể hóa thành kế hoạch làm việc tức là GA của GV trong bài dạy ĐHVB cụ thể.
1.5. Vấn đề dạy đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản
Dạy HS ĐHVB bao giờ cũng thông qua một VB cụ thể gắn với một kiểu/ loại (thể loại) VB cụ thể. Mỗi thể loại VB vừa đáp ứng yêu cầu đọc nói chung, vừa đòi hỏi có một cách đọc riêng. Như thế, GV cần nắm được: i) đặc điểm kiểu/ loại (thể)VB; ii) yêu cầu ĐHVB theo kiểu/ loại (thể loại) VB; iii) cách dạy HS đọc theo thể loại/ kiểu
75
VB. Thực chất là biết vận dụng đặc trưng của mỗi kiểu/ loại (thể) VB vào tiến trình các HĐDH cụ thể. Các nhà nghiên cứu như Phan Trọng Luận, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Đình Sử khi bàn về ĐHVB rất quan tâm vấn đề giải pháp cho việc dạy học ĐHVB trong thế giới VB đa dạng, phong phú hiện nay. Chẳng hạn Phan Trọng Luận
[103] trong cuốn Phương pháp luận giải mã văn bản văn học (Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2014) đã phân biệt sự khác nhau trong đọc VB khoa học với đọc VB văn chương như sau: “Đọc – hiểu một VB phi nghệ thuật là đọc một cách trung thành, chính xác nội dung khách quan của các thông tin chứa dựng trong VB. Người đọc khi đọc VB khoa học chú trọng nội dung khách quan chứ không săn tìm cái chủ quan của người viết VB. Còn trong sáng tác văn chương, nhà văn không chỉ phản ánh hiện thực khách quan mà quan trọng là biểu hiện chủ quan của bản thân khi phản ánh hiện thực đó. Cho nên đọc Văn là đọc nội dung phản ánh và nội dung biểu hiện. Đọc Văn là đọc được niềm rung cảm, thông điệp thẩm mỹ của nhà văn để tự mình cùng xúc cảm, cùng rung cảm, đồng cảm. Tiếc rằng hiện nay vẫn còn những ngộ nhận về khái niệm và đã vận dụng sai vào trong quá trình dạy học Văn ở một vài trường đại học, nhất là ở nhà trường phổ thông” (tr.24). Để tránh sự ngộ nhận về thuật ngữ “đọc hiểu” trong đọc Văn, tác giả đề xuất sử dụng thuật ngữ đọc thẩm mỹ (Aesthesttic Reading). Ý kiến Phan Trọng Luận cho thấy trong dạy học môn Ngữ văn hiện nay ở các bậc học phải chú trọng rèn luyện NL ĐHVB, trong đó kĩ năng nắm bắt đặc trưng loại (thể) VB là yêu cầu quan trọng cần được chú trọng đúng mức để rèn luyện NLĐH cho HS.
Trong nhà trường phổ thông, GV hướng dẫn cho HS kĩ năng ĐH để HS biết cách tiếp nhận VB. Từ đó HS có thể tự đọc mọi loại/ kiểu VB, đáp ứng nhu cầu của đời sống. Những kiến thức về loại (thể) VB cần được đặt ra như một điều kiện cần thiết để việc ĐHVB đạt hiệu quả. Bởi vì, mỗi loại (thể) VB mang tính thống nhất về hệ thống thi pháp thể loại. Nếu HS không nắm bắt được những dấu hiệu đặc trưng thể loại của VB ĐH, HĐ đọc khó có thể đạt đến mục tiêu chiếm lĩnh VB ở mức sâu sắc và toàn vẹn cả về giá trị nội dung lẫn hình thức. Trên tinh thần dạy ĐHVB chú trọng ở việc hình thành NLĐHVB cho HS, GV dạy ĐHVB cần cung cấp cho HS mỗi thể loại một vài tác phẩm thật sự tiêu biểu cho thể loại đó và phải lựa chọn cho được những tác phẩm tiêu biểu cho các thể loại. Qua trải nghiệm ĐH tác phẩm đó, HS có sự hiểu biết
76
về đặc trưng của thể loại (tính mẫu), từ đó các em dễ dàng biết cách đọc những tác phẩm tương tự. Quan điểm dạy ĐHVB văn học như trên cho thấy, GV thông qua dạy ĐH giúp HS rèn luyện các kĩ năng để “giải mã” VB theo thể loại.
Để đáp ứng yêu cầu của CT dạy học Ngữ văn định hướng NL ở cấp THPT, HĐ của GV trong dạy ĐHVB theo loại (thể) phải đảm bảo 2 yêu cầu sau đây:
1) Ứng với từng loại (thể) VB, GV cần chú ý những điểm nào phù hợp với đặc trưng của từng loại (thể) VB trong dạy học ĐH theo định hướng rèn luyện NL cho HS.
2) Yêu cầu cần đạt đối với HS THPT trong ĐHVB theo loại (thể) theo quy định của CT giáo dục phổ thông môn Ngữ văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (CT NV 2006 có tham khảo CTNV 2O18).
Như đã nói, dạy ĐHVB cần chú ý đặc trưng của thể loại VB. Về điểm này, CT Ngữ văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006 và 2018) được thiết kế theo mạch thể loại. Vì vậy, đặc điểm các thể loại như: thơ, truyện, kịch, kí và các yếu tố tạo nên VB văn học như vần, nhịp, hình ảnh, câu thơ, đoạn thơ,... (thể loại trữ tình); cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện,… (tự sự); bối cảnh, cốt truyện, lời thoại,… (kịch), HS được học từ các cấp học dưới. Theo mạch cấu tạo CT, lên các lớp cao hơn, cấp học cao hơn thì CT được nâng cao. Nghĩa là độ khó tăng dần, HS lớp cao hơn đọc VB khó hơn.
Từ nhận thức về việc dạy ĐHVB theo thể loại cho HS THPT như đã nói, việc định hình các HĐ của GV trong dạy ĐHVB theo thể loại là cần thiết. Dưới đây, xin trình bày một số đặc trưng thể loại cần chú ý vận dụng vào các HĐ dạy học ĐHVB của GV .
1.5.1. Dạy đọc hiểu văn bản thơ (trữ tình)
Thơ trữ tình là tiếng nói nội tâm, là tình cảm, cảm xúc của cá nhân nhà thơ trước cuộc đời (sự vật và con người). Trong cuốn Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn THPT [180] các tác giả đã nêu rò yêu cầu về đặc trưng thể loại cần chú ý khi dạy VB thơ (trữ tình): “Nếu truyện phản ánh hiện thực đời sống và biểu hiện tư tưởng của người viết thông qua việc kể một câu chuyện tưởng tượng về con người, thần linh, đồ vật hoặc loài vật... thì thơ lại chọn việc giãi bày những cung bậc tình cảm, cảm xúc làm nội dung và phương thức biểu đạt tư tưởng của người viết. Khác với truyện, nhân vật trong thơ là nhân vật trữ tình – nhân vật không hiện diện với ngoại hình, trang
77
phục, điệu bộ, cử chỉ... như trong truyện mà chủ yếu hiện ra với những cảm xúc, suy nghĩ. Nếu ngôn ngữ của truyện là văn xuôi, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày thì ngôn ngữ thơ là kiểu ngôn ngữ giàu nhạc điệu, nhạc tính. Dù thơ cách luật hay thơ tự do, ngôn ngữ thơ đều đã được cách điệu hoá để tạo nên những câu, khổ, đoạn giàu sức biểu cảm nhất, có khả năng làm rung động trái tim người đọc, tạo cho con người những khoái cảm thẩm mĩ lành mạnh. Thơ có nhiều thể, mỗi văn bản lại là một sinh thể nghệ thuật riêng. Nhưng tựu trung lại, nhắc đến thơ là nhắc đến: nội dung trữ tình, nhân vật trữ tình, tứ thơ, ngôn từ thơ, nhạc tính trong thơ, biểu tượng thơ...”
Do đặc trưng nói trên nên khi dạy ĐHVB thơ phải bám sát những yếu tố chung về thể loại cùng với việc chú ý những đặc tính riêng của mỗi bài.
Về nội dung cần yêu cầu HS phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua VB; phát hiện được các giá trị tư tưởng, đạo đức, văn hoá và triết lí nhân sinh… hàm chứa trong VB thơ;
Về hình thức, kĩ năng cần rèn luyện là: phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mỹ của một số yếu tố trong thơ như vần, nhịp, từ ngữ, biện pháp tu từ, số chữ, dòng thơ, khổ thơ, hình ảnh, đối, chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình; nhận biết và phân tích được một số yếu tố của thơ trữ tình hiện đại như: ngôn ngữ, hình tượng, biểu tượng, yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ,...
Tóm lại để biết cách tiếp nhận VB thể loại thơ (trữ tình) phải nắm đặc trưng thi pháp thể loại này. Cho nên, việc yêu cầu phân tích và đánh giá được giá trị các yếu tố hình thức thẩm mỹ khi ĐHVB thể loại trữ tình ở cấp THPT là lưu ý GV chú ý đến hình thức để hiểu nội dung chứ không phải chỉ là chạy theo hình thức, mà thông qua hình thức để hiểu nội dung VB. Tuy nhiên, không phải VB trữ tình nào cũng phải khai thác hết thảy yếu tố hình thức như đã nói trong Yêu cầu cần đạt của ĐHVB văn học ở THPT. Tùy theo VB để khai thác, miễn là các em cảm thụ được vẻ đẹp của các yếu tố hình thức đúng như VB đã có, đã làm nên sức hấp dẫn, sức sống nghệ thuật của tác phẩm.
Dạy học ĐHVB thể loại trữ tình là hướng dẫn HS cách thức đọc tác phẩm thông qua sáng tạo độc đáo của nhà thơ in dấu ấn lên các yếu tố hình thức như hình ảnh nghệ thuật, vần, nhịp, từ ngữ, biện pháp tu từ, số chữ, dòng thơ, khổ thơ,… từ đó khơi dậy
78
.....