Nội dung | Mức độ thực hiện | Kết quả thực hiện | |||||||||
CBQL | GV | Sig* | CBQL | GV | Sig* | ||||||
ĐTB | TH | ĐTB | TH | ĐTB | TH | ĐTB | TH | ||||
của giáo viên | |||||||||||
7 | Hỗ trợ, giúp đỡ, động viên giáo viên hoàn thành công việc | 2,63 | 6 | 2,63 | 6 | ,878 | 2,44 | 6 | 2,47 | 6 | ,551 |
ĐTB chung | 2,71 | 2,71 | 2,53 | 2,57 | |||||||
Tương quan PEARSON | Giá trị TQ: ,700** | α= ,000 | TQ thuận |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Về Năng Lực Xây Dựng Môi Trường Giáo Dục Của Gvmn
- Sử Dụng Ngoại Ngữ (Hoặc Tiếng Dân Tộc), Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin, Khả Năng Nghệ Thuật Trong Hoạt Động Nuôi Dưỡng, Chăm Sóc, Giáo Dục Trẻ
- Thực Trạng Quy Hoạch Đội Ngũ Giáo Viên Mầm Non Khu Vực Miền Trung Theo Chuẩn Nghề Nghiệp
- Thực Trạng Xây Dựng Môi Trường, Điều Kiện Hỗ Trợ Đội Ngũ Giáo Viên Mầm Non Ở Khu Vực Miền Trung Theo Cnn
- Nguyên Nhân Của Thực Trạng Quản Lí Đội Ngũ Giáo Viên Mầm Non Khu Vực Miền Trung Theo Chuẩn Nghề Nghiệp
- Đổi Mới Quy Trình Tuyển Dụng Giáo Viên Mầm Non Khu Vực Miền Trung Theo Chuẩn Nghề Nghiệp
Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.
Bảng 2.14 cho thấy, CBQL và GV đều có sự tương đồng trong đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện nội dung sử dụng đội ngũ giáo viên theo CNN ở mức thực hiện “thường xuyên” (CBQL=2,71; GV=2,71) và kết quả thực hiện “khá” (CBQL=2.53; GV=2,57).
Những nội dung được đánh giá ở mức độ thực hiện “thường xuyên” và kết quả “khá” xếp từ bậc 1 đến 3 gồm: “Thực hiện định mức giờ chuẩn đối với GVMN theo quy định của ngành; phân công chỉ đạo, theo dõi, giám sát hoạt động sư phạm của giáo viên; thực hiện quy chế làm việc, cơ chế phối hợp giữa các tổ, bộ phận và GV theo đúng chức năng” (ĐTB TH: 2,68 - 2,99 và ĐTB KQ: 2,51 – 2,90). Kết quả đánh giá cho thấy các công việc sử dụng đội ngũ giáo viên từ xây dựng kế hoạch giáo dục, thời khóa biểu, phân công giáo viên để đảm bảo giờ chuẩn cho đến theo dõi, giám sát các hoạt động giáo dục của giáo viên được thực hiện một cách nề nếp, kỷ luật. Điều này phần nào giúp nhà trường thực hiện đúng các quy định về sử dụng đội ngũ GVMN, đảm bảo hoạt động CSGD trẻ tiến hành quy củ, nề nếp và đảm bảo chất lượng.
Ba nội dung còn lại trong sử dụng đội ngũ giáo viên được đánh giá ở mức thực hiện “thường xuyên” nhưng ĐTB khá thấp, bên cạnh đó kết quả thực hiện ở mức “trung bình” gồm: “Sắp xếp, bố trí công việc cho GV phù hợp (năng lực, chuyên môn đào tạo, nguyện vọng cá nhân); phát huy vai trò tích cực, chủ động của GV trong công việc; hỗ trợ, giúp đỡ, động viên giáo viên hoàn thành công việc” (TH: 2,59 - 2,69 và KQ: 2,43 - 2,47). Kết quả này cho thấy, công tác sử dụng GV ở các trường mầm non thực hiện đúng các quy định hành chính, nhưng còn nặng nề về
nguyên tắc. Việc sử dụng giáo viên cho phù hợp với năng lực, nguyện vọng cá nhân chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của giáo viên trong hoạt động CSGD. Nhà quản lí chưa kịp thời hỗ trợ, đồng hành cùng giáo viên trong việc xử lí những tình huống, hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống cũng như trong công việc giáo dục. Dựa trên kết quả đánh giá này, các trường MN nên có những thay đổi cần thiết trong việc bố trí, sử dụng để giáo viên có được tâm lí thoải mái, tự do sáng tạo nhằm phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân. Kiểm định Independent Sample T-Test cũng cho thấy không có sự khác biết trong đánh giá giữa CBQL và GV, giá trị Sig>,005.
2.4.5. Thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non khu vực miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp
Một trong những mục đích quan trọng của CNN giáo viên mầm non là cơ sở để các cấp quản lí và giáo viên thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm đáp ứng tốt CNN và phát triển hơn nữa năng lực nghề nghiệp GVMN trước những yêu cầu đổi mới giáo dục. Kết quả đánh giá thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVMN theo CNN được thể hiện ở Bảng 2.15.
Bảng 2.15. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVMN ở khu vực miền Trung
Nội dung | Mức độ thực hiện | Kết quả thực hiện | |||||||||
CBQL | GV | Sig* | CBQL | GV | Sig* | ||||||
ĐTB | TH | ĐTB | TH | ĐTB | TH | ĐTB | TH | ||||
1 | Khảo sát hiện trạng, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVMN | 2,16 | 8 | 2,12 | 8 | ,450 | 2,03 | 8 | 2,01 | 8 | ,738 |
2 | Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn). | 2,18 | 7 | 2,19 | 7 | ,918 | 2,10 | 7 | 2,09 | 7 | ,869 |
3 | Xác định nội dung bồi dưỡng đội ngũ GVMN theo chuẩn NN | 2,50 | 3 | 2,40 | 3 | ,029 | 2,27 | 4 | 2,20 | 5 | ,259 |
4 | Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các hình thức bồi dưỡng GVMN | 2,32 | 6 | 2,36 | 4 | ,372 | 2,20 | 5 | 2,18 | 6 | ,726 |
Nội dung | Mức độ thực hiện | Kết quả thực hiện | |||||||||
CBQL | GV | Sig* | CBQL | GV | Sig* | ||||||
ĐTB | TH | ĐTB | TH | ĐTB | TH | ĐTB | TH | ||||
5 | Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các phương pháp bồi dưỡng theo hướng tích cực | 2,34 | 4 | 2,33 | 5 | ,800 | 2,18 | 6 | 2,22 | 4 | ,428 |
6 | Chú trọng kết hợp bồi dưỡng tư tưởng, chính trị, đạo đức với chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GVMN | 2,71 | 1 | 2,71 | 1 | ,871 | 2,48 | 1 | 2,46 | 1 | ,655 |
7 | Kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVMN | 2,33 | 5 | 2,31 | 6 | ,584 | 2,30 | 3 | 2,28 | 3 | ,650 |
8 | Tạo điều kiện cho GVMN tự đào tạo và bồi dưỡng | 2,68 | 2 | 2,61 | 2 | ,150 | 2,45 | 2 | 2,37 | 2 | ,167 |
ĐTB chung | 2,40 | 2,37 | 2,25 | 2,22 | |||||||
Tương quan PEARSON | Giá trị TQ: .850** | sig= .000 | TQ thuận |
Bảng 2.15 cho thấy, CBQL và GV đánh giá hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVMN thực hiện ở mức “thỉnh thoảng” (CBQL = 2,40; GV = 2,37) và kết quả ở mức “trung bình” (CBQL = 2,25; GV = 2,22). Kết quả đánh giá chung cho thấy hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GVMN chưa được chú trọng đúng mức dẫn đến kết quả hoạt động bồi dưỡng chưa cao. Có thể phân tích một số nội dung như sau:
Khảo sát hiện trạng nhu cầu bồi dưỡng là cơ sở nền tảng ban đầu quan trọng để xác định số lượng giáo viên cần phải bồi dưỡng, nhu cầu, nguyện vọng bồi dưỡng của từng giáo viên, hoàn cảnh, khối lượng công việc hiện tại của giáo viên, từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng vừa đạt mục tiêu của nhà trường vừa phù hợp với từng cá nhân. Tuy nhiên, qua khảo sát, nội dung: “Khảo sát hiện trạng, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVMN” xếp ở bậc thấp nhất (MĐTH: CBQL = 2,16; GV = 2,12); (KQTH: CBQL = 2,03; GV = 2,01). Các nội dung tiếp theo “thỉnh thoảng” thực hiện và kết quả “trung bình” xếp ở bậc 6 và 7 gồm: “Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn)”; “Tổ chức, chỉ đạo thực
hiện các hình thức bồi dưỡng GVMN (bồi dưỡng chuyên đề; chuẩn hóa; trên chuẩn; thường xuyên; tại chỗ…)” (ĐTB TH: 2,18 - 2,36 và ĐTB KQ: 2,09 - 2,20). Từ đó có thể thấy, các nhà quản lí ở cơ sở giáo dục mầm non chưa cụ thể hóa các mục tiêu trong các kế hoạch hành động tổng thể hay kế hoạch cho từng giai đoạn bồi dưỡng để nhà trường và giáo viên dự kiến kế hoạch bồi dưỡng cá nhân. Chẳng hạn, mỗi GVMN phải được định hướng trước sẽ tham gia bồi dưỡng những nội dung gì, khối lượng kiến thức bồi dưỡng bao nhiêu, ở đâu, vào thời gian nào?...từ đó giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của mỗi cá nhân một cách hợp lí. Để hoạt động bồi dưỡng đạt hiệu quả cao thì việc xác định các hình thức bồi dưỡng phù hợp với từng nội dung bồi dưỡng theo giai đoạn nhằm đạt kết quả cao, tiết kiệm được thời gian và chi phí. Các hình thức bồi dưỡng có thể là thường xuyên, theo chủ điểm, theo cụm, trường, theo chủ đề, hội nghị, hội thảo, mời báo cáo viên hoặc có thể là tổ chức cho giáo viên tự bồi dưỡng. Các nhà quản lí chưa thể hiện tốt việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện các hình thức bồi dưỡng GVMN này.
Bên cạnh đó, một số nội dung được đánh giá thực hiện ở mức “thỉnh thoảng”, kết quả thực hiện “trung bình” với ĐTB khá thấp như: “Xác định nội dung bồi dưỡng đội ngũ GVMN theo chuẩn NN”; “Kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVMN” (ĐTB TH: 2,31 đến 2,50 và ĐTB HQ: 2,09 đến 2,30). Từ kết quả này có thể thấy, các nhà quản lí chưa thường xuyên thực hiện tốt việc căn cứ vào yêu cầu của CNN để lựa chọn hoặc thiết kế chương trình bồi dưỡng thường xuyên dành cho GVMN, chưa căn cứ vào nhu cầu, nguyện vọng của giáo viên để xây dựng nội dung bồi dưỡng về phẩm chất nhà giáo hay kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm hoặc kĩ năng thiết lập các mối quan hệ trong tổ chức hoạt động giáo dục…Hai nội dung được đánh giá thực hiện “thường xuyên” nhưng kết quả ở mức “trung bình” là: “Chú trọng kết hợp bồi dưỡng tư tưởng, chính trị, đạo đức với chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GVMN; tạo điều kiện cho GVMN tự đào tạo và bồi dưỡng” (ĐTB TH: 2,61 – 2,71 và ĐTB HQ: 2,37 – 2,48).
Kết quả phỏng vấn CBQL về thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVMN khu vực miền Trung, CBQL 4 cho biết: “hàng năm chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GVMN của các cấp quản lí còn chung chung cho các
đối tượng: Giáo viên mới ra trường giống như lâu năm. Ở đơn vị trường mầm non việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên chưa được xây dựng theo lộ trình tốt, chưa có sự phối kết hợp giữa Ban giám hiệu nhà trường với các giáo viên giỏi, chưa chủ động về thời gian; nội dung bồi dưỡng chưa phong phú, chưa bám sát thực tiễn; hình thức và phương pháp bồi dưỡng còn mang tính “lí thuyết” nhiều, thực hành ít...”; CBQL 10 cho biết: “hàng năm khi tiến hành đào tạo, bồi dưỡng các cấp quản lí chưa tiến hành rà soát, đánh giá, phân loại giáo viên mầm non, chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế của đơn vị, từ nhu cầu của bản thân GV để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục”. Đánh giá về thực trạng nội dung bồi dưỡng CBQL 11 cho rằng: “Các cơ sở đào tạo phải tập trung đào tạo kỹ năng nghề nghiệp gắn với thực tế. Tránh tình trạng kiến thức đào tạo trong nhà trường không phù hợp với tình hình thực tế” hay CBQL 12 cho biết “cần tăng cường bồi dưỡng cho GV về ứng dụng công nghệ thông tin và năng lực ngoại ngữ; đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy trẻ làm trung tâm…”. Phỏng vấn một số CBQL và chuyên viên cũng cho thấy, hình thức tự bồi dưỡng chưa được thực hiện tốt và cần tăng cường, tạo điệu kiện để thực hiện hình thức này, điển hình là trao đổi của CBQL 10 cho rằng “GVMN tự phát huy tính tích cực, tăng cường tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng, tự cập nhật kiến thức để phát triển nâng cao năng lực nghề nghiệp cống hiến cho sự nghiệp giáo dục” hay CBQL 4 cho rằng: “trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVMN ở địa phương, theo tôi cần cải tiến, hoàn thiện ở khâu: tự bồi dưỡng của giáo viên vì hiện nay trên cơ sở những tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn đầy đủ và cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, thì yêu cầu giáo viên tự bồi dưỡng là bắt buộc”.
Kiểm định Independent Sample T-Test cũng cho thấy không có sự khác biết trong đánh giá giữa CBQL và GV, giá trị Sig>,005. Từ đó có thể kết luận: Hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non ở miền Trung theo CNN vẫn chưa thực sự đạt kết quả tốt ở các nội dung về khảo sát, phân tích nhu cầu bồi dưỡng đến việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp và các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng.
2.4.6. Thực trạng đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non ở khu vực miền Trung theo Chuẩn nghề nghiệp
Mục đích đánh giá đội ngũ GVMN theo CNN nhằm xác định căn cứ tiếp tục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo viên. Kết quả khảo sát thực trạng đánh giá đội ngũ GVMN theo CNN được thể hiện ở Bảng 2.16.
Bảng 2.16: Thực trạng đánh giá đội ngũ GVMN ở miền Trung
Nội dung | Mức độ thực hiện | Kết quả thực hiện | |||||||||
CBQL | GV | Sig* | CBQL | GV | Sig* | ||||||
ĐT | TH | ĐTB | TH | ĐTB | TH | ĐTB | TH | ||||
1 | Có kế hoạch kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non định kì | 2,81 | 1 | 2,82 | 1 | ,782 | 2.49 | 1 | 2,40 | 2 | .080 |
2 | Tổ chức đánh giá GV theo nội dung và tiêu chí của CNN | 2,31 | 9 | 2,31 | 9 | ,985 | 2.23 | 7 | 2,11 | 8 | ,087 |
3 | Thực hiện các hình thức, phương pháp đánh giá đội ngũ GVMN phù hợp, đúng quy định | 2,53 | 2 | 2,43 | 7 | ,062 | 2.27 | 6 | 2,22 | 6 | ,332 |
4 | Có quy trình kiểm tra, đánh giá đội ngũ GVMN theo CNN | 2,46 | 4 | 2,48 | 5 | ,840 | 2.32 | 4 | 2,22 | 6 | ,137 |
5 | Tố chức thực hiện đánh giá đội ngũ GVMN theo quy trình | 2,45 | 7 | 2,50 | 4 | ,334 | 2.42 | 2 | 2,31 | 3 | ,048 |
6 | Công khai kết quả xếp loại đội ngũ giáo viên trước tập thể nhà trường | 2,50 | 3 | 2,56 | 2 | ,249 | 2.39 | 3 | 2,47 | 1 | ,199 |
7 | Đảm bảo các nguyên tắc đánh giá GVMN (khách quan, thống nhất, phát triển, toàn diện, cụ thể…) | 2,46 | 4 | 2,55 | 3 | ,094 | 2.21 | 8 | 2,25 | 4 | ,519 |
8 | Khen thưởng, kỷ luật sau kiểm tra, | 2,45 | 7 | 2,48 | 5 | ,418 | 2,13 | 9 | 2,11 | 8 | ,821 |
Nội dung | Mức độ thực hiện | Kết quả thực hiện | |||||||||
CBQL | GV | Sig* | CBQL | GV | Sig* | ||||||
ĐT | TH | ĐTB | TH | ĐTB | TH | ĐTB | TH | ||||
đánh giá | |||||||||||
9 | Kịp thời đưa ra những quyết định điều chỉnh sau đánh giá | 2,46 | 4 | 2,35 | 8 | ,047 | 2,32 | 4 | 2,25 | 4 | ,275 |
ĐTB chung | 2,49 | 2,49 | 2,30 | 2.26 | |||||||
Tương quan PEARSON | Giá trị TQ: .799* | * sig= .000 | TQ thuận |
Bảng 2.16 cho thấy, CBQL và GV đánh giá thực trạng đánh giá đội ngũ GVMN ở mức thực hiện “thỉnh thoảng” (CBQL = 2,49; GV = 2,49) và kết quả ở mức “trung bình”(CBQL = 2,30; GV = 2,26). Có 3/9 nội dung được đánh giá ở mức độ thực hiện “thường xuyên” nhưng hiệu quả “trung bình” gồm: “Có kế hoạch kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non định kì; công khai kết quả xếp loại đội ngũ giáo viên trước tập thể nhà trường; đảm bảo các nguyên tắc đánh giá GVMN (khách quan, thống nhất, phát triển, toàn diện, cụ thể…) (ĐTB TH: 2,46 – 2,82 và ĐTB KQ: 2,21 – 2,49). CBQL 10 cho biết thêm: “nhìn chung, công tác đánh giá phân loại giáo viên đã có nhiều đổi mới, bước đầu phát huy tính tích cực, tạo động lực và khuyến khích giáo viên phấn đấu vươn lên. Tuy nhiên, hạn chế trong công tác đánh giá đội ngũ GVMN ở địa phương là nhận thức và trách nhiệm của một bộ phận GV và CBQL chưa đầy đủ. Giáo viên chưa khiêm tốn trong tự đánh giá, CBQL còn né tránh, nể nang việc đánh giá GV chưa thật chính xác, khách quan, chưa phản ánh đúng năng lực của GV”.
Trong công tác đánh giá giáo viên, kế hoạch đánh giá giúp giáo viên biết được mục đích của hoạt động, lộ trình đánh giá để có sự nỗ lực, phấn đấu trong công việc cũng như tự mình điều chỉnh bản thân để đáp ứng tốt hơn CNN. Tuy nhiên, kết quả khảo sát thể hiện việc xây dựng kế hoạch đánh giá thực hiện chưa đạt kết quả tốt, còn mang tính hình thức. Ngoài ra, trong quá trình đánh giá các trường đã chú trọng đến việc đảm bảo kết quả đánh giá một cách khách quan, công bằng, minh bạch. Tuy nhiên, CBQL và GV vẫn cho rằng việc công khai, đánh giá vẫn mang tính quy trình, hình thức chứ chưa tạo được niềm tin, tính chính xác của kết quả đánh giá.
Điều này kéo dài dễ dẫn đến những dư luận không tốt trong lòng tổ chức, việc đánh giá không tạo được động lực để giáo viên phấn đấu, thay đổi bản thân. CBQL5 cho biết “Việc tự đánh giá và đánh giá đồng nghiệp chưa thẳng thắn, chưa thực chất, sợ đụng chạm”.
Những nội dung bị đánh giá ở mức độ thực hiện “thỉnh thoảng” và hiệu quả “trung bình”, xếp thứ hạng thấp nhất gồm: “Tổ chức đánh giá GV theo nội dung và tiêu chí của CNN; thực hiện các hình thức, phương pháp đánh giá đội ngũ GVMN phù hợp, đúng quy định; khen thưởng, kỷ luật sau kiểm tra, đánh giá (ĐTB TH: 2,31 đến 2,53 và ĐTB KQ: 2,11 đến 2,27). Kết quả phỏng vấn cho thấy, hình thức đánh giá chưa thu hút sự tham gia của các lực lượng liên quan. Qua phỏng vấn CBQL 11 cho biết: “đa số các trường chỉ đánh giá hầu hết dựa trên hồ sơ sổ sách, nhưng cốt lõi chưa đánh giá kiểm tra từ ý kiến phụ huynh và từ kết quả của trẻ”; CBQL 12 cho rằng: “bên cạnh hình thức GV tự đánh giá, tổ chuyên môn đánh giá, hiệu trưởng đánh giá thì cần kết hợp sự đánh giá và tín nhiệm của phụ huynh”. CBQL 4 cho rằng “kết quả đánh giá giáo viên chưa được sử dụng tốt vào việc khen thưởng, kỷ luật” và đề xuất “trong công tác đánh giá đội ngũ GVMN ở địa phương cần cải tiến, hoàn thiện ở khâu sử dụng kết quả đánh giá giáo viên để xét thi đua, khen thưởng cuối năm, xem xét đưa vào bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lí của đơn vị đó cho những năm tiếp theo”.
Kết quả thống kê và phân tích cho thấy công tác đánh giá chưa dựa vào CNN, các hình thức, phương pháp đánh giá chưa phù hợp với các nội dung của CNN cũng như thực tế của nhà trường. Một trong những mục đích quan trọng của CNN là làm cơ sở để giáo viên tự đánh giá bản thân, CNN cũng là căn cứ quan trọng để các trường đánh giá giáo viên. Mục đích cuối cùng của hoạt động đánh giá là nhằm phát huy những điểm mạnh của giáo viên, đồng thời có những biện pháp can thiệp, điều chỉnh đối với các gáo viên chưa đạt chuẩn. Tuy nhiên, kết quả của hoạt động đánh giá chưa được các trường sử dụng để phục vụ các mục đích trên. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động này là cơ sở để đề xuất biện pháp tăng cường đánh giá đội ngũ giáo viên và sử dụng kết quả đánh giá làm cơ sở để động viên, khích lệ và hỗ trợ, điều chỉnh những hạn chế mà giáo viên đang gặp phải trong quá trình tổ chức hoạt