Thực Trạng Công Tác Đánh Giá Giáo Viên Thcs Thị Xã Quảng Yên Theo Chuẩn Nghề Nghiệp

Bảng 2.1: Quy mô mạng lưới trường, lớp, HS cấp THCS



Năm học

Số trường


Số lớp


Số HS

Bình quân

hs/lớp

Học sinh lưu ban

(%)

Học sinh bỏ học

(%)

Tỷ lệ huy động vào

lớp 6 (%)

2015-2016

19

256

8762

34,2

1,7

0,2

100

2016-2017

19

254

8654

34,1

1.5

0,2

100

2017-2018

19

250

8735

34,9

0,8

0,2

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh - 6

(Nguồn: Báo cáo Phòng GD&ĐT Quảng Yên)

- Về chất lượng giáo dục đạo đức: Nhìn chung học sinh THCS ở thị xã Quảng Yên ngoan, lễ phép, biết vâng lời thầy cô giáo, ông bà và cha mẹ, hăng hái tham gia các hoạt động ở trường, lớp và các hoạt động văn hóa ở địa phương. 100% các nhà trường không có hiện tượng HS tiêm chích, hút hít ma túy, an ninh trường học đảm bảo tốt. Tỷ lệ HS xếp loại đạo đức tốt ngày càng tăng so với những năm trước, đây chính là tiền đề nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

- Về chất lượng giáo dục các bộ môn văn hóa: Nhờ thực hiện tốt kỷ cương, nề nếp trong giảng dạy mà chất lượng học tập của HS tiếp tục được giữ vững và nâng cao. Việc thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học đã đem lại hiệu quả đáng khích lệ.

Bảng 2.2: Kết quả 2 mặt giáo dục 3 năm qua


Năm học

Số

HS

Hạnh kiểm ( %)

Học lực (%)

Tốt

Khá

TB

Yếu

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

2015-2016

8762

63,1

29,55

7,2

0,15

19,1

37,8

34,86

7,7

0,54

2016-2017

8654

62,9

29,6

7,3

0,2

19,7

37,6

34,56

7,6

0,54

2017-2018

8735

66,6

28,2

5,03

0,17

21,2

42,6

33,5

2,4

0,3

(Nguồn: Báo cáo của Phòng GD&ĐT thị xã Quảng Yên)

- Về đội ngũ CBQL: Trong những năm qua cùng với sự phát triển của toàn ngành GD&ĐT, đội ngũ CBQL các trường Mầm non, Tiểu học, THCS đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, chất lượng đội ngũ CBQL ngày một nâng cao cả về chuyên môn và năng lực quản lý đã phát huy có hiệu quả trong công tác quản lý.

Bảng 2.3: Đội ngũ CBQL THCS 3 năm qua



Năm học


TS

trường


TSCB QL

Trình độ đào tạo

Xếp loại hàng năm


ĐH


Chưa đạt

chuẩn


Tốt


Khá

Đạt yêu

cầu

Chưa đạt

yêu cầu

2015-2016

19

39

29

10

0

34

5

0

0

2016-2017

19

40

37

3

0

37

3

0

0

2017-2018

19

40

40

0

0

40

0

0

0

(Nguồn: Báo cáo của Phòng GD&ĐT thị xã Quảng Yên)


Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ CBQL các trường THCS ngày một nâng cao. Hiện nay, số CBQL có trình độ đại học và có trình độ Trung cấp lý luận chính trị đạt tỷ lệ cao (100%). Công tác đánh giá CBQL được Phòng GD&ĐT tiến hành nghiêm túc hàng năm, đặc biệt công tác bổ nhiệm và bổ nhiệm lại, kiên quyết miễn nhiệm những CBQL năng lực yếu, uy tín thấp, đã có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và đội ngũ CBQL ở các trường THCS nói riêng.

- Về đội ngũ GV: GV là nhân tố tiên quyết làm nên chất lượng giáo dục, hiện nay chất lượng của một bộ phận GV còn yếu do một trong những nguyên nhân là những GV dạy lâu năm chỉ mới được chuẩn hóa, việc củng cố tích lũy kiến thức và việc tự học tự bồi dưỡng chưa đạt hiệu quả.

Bảng 2.4: Đội ngũ GV THCS 3 năm qua



Năm học


T/Số lớp

T/Số giáo viên

Trình độ đào tạo

Xếp loại hàng năm

Danh hiệu

thi đua

ĐH

T.cấp

Tốt

Khá

TB

Yếu

Cấp

Tỉnh

Cấp thị

2015-2016

256

559

172

387

0

165

356

38

0

16

57

2016-2017

254

550

271

279

0

213

301

36

0

19

62

2017-2018

250

525

316

209

0

202

296

27

0

26

70

(Nguồn: Báo cáo của Phòng GD&ĐT ĐT thị xã Quảng Yên)


Qua bảng số liệu trên cho thấy số lượng GV cơ bản đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, cả về chủng loại GV, tỷ lệ số GV đạt chuẩn và trên chuẩn cao, có tác dụng tốt đến nâng cao chất lượng giáo dục.

- Về cơ sở vật chất

Hiện nay tính riêng THCS có 19/19 trường học có phòng học cao tầng, hơn 250 phòng học cao tầng và mái bằng kiên cố. Tính đến hết năm học 2017 - 2018 toàn thị xã có 46 phòng học bộ môn, 100 % số trường có ít nhất 1 kho thiết bị, 19 trường có phòng thư viện cho GV và HS, 19/19 trường có ít nhất 1 phòng học tin học. 100% số trường có công trình vệ sinh nước sạch cho GV và HS.

2.2. Tổ chức khảo sát

2.2.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát thực trạng các biện pháp đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

- Khảo sát 5 đồng chí CBQL, chuyên viên Phòng GD&ĐT.

- Khảo sát 10 đồng chí Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng.

- Khảo sát 10 đồng chí Tổ trưởng chuyên môn.

- Khảo sát 75 giáo viên của 5 trường THCS thị xã Quảng Yên.

2.2.3. Nội dung khảo sát


Thực trạng về mức độ nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của quản lý đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp.

Thực trạng về mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn của GV các nhà trường theo Chuẩn nghề nghiệp.

Thực trạng công tác quản lý đánh giá giáo THCS học theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên.

Những khó khăn trong quản lý đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên.

2.2.4. Phương pháp khảo sát


- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên viên cán bộ quản lý Phòng giáo dục đào tạo thị xã Quảng Yên, phỏng vấn cán bộ quản lý giáo viên các nhà trường làm sáng tỏ biện pháp quản lý đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên.

- Phương pháp quan sát: Quan sát các biện pháp tổ chức đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên.

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ hoạt động: Nghiên cứu các quyết định quản lý, các tài liệu văn bản, các kế hoạch hoạt động, báo cáo tổng kết công tác quản lý đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp quan trọng nhất về nghiên cứu thực trạng quản lý đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên.

2.3. Thực trạng công tác đánh giá giáo viên THCS thị xã Quảng Yên theo Chuẩn nghề nghiệp

2.3.1. Thực trạng mức độ sử dụng bộ công cụ đánh giá theo Chuẩn của giáo viên

2.3.1.1. Mức độ chính xác của việc đánh giá GV bằng Chuẩn nghề nghiệp

Để khảo sát đánh giá của hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và GV về tính chính xác khi đánh giá bằng Chuẩn, chúng tôi đã hỏi ý kiến của 95 khách thể: bao gồm CBQL, TTCM và GV các nhà trường. Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.5: Thực trạng mức độ chính xác của việc đánh giá GV bằng Chuẩn



TT


Đối tượng

Mức độ chính xác khi đánh giá bằng Chuẩn




X


Rất chính xác

Tương đối

chính xác


Ít chính xác

SL

TL

SL

TL

SL

TL

1

CBQL

2

20

8

80

0

0

22

2.2

2

Tổ trưởng chuyên môn

0

0

8

80

2

20

18

1.8

3

Giáo viên

10

13.3

45

60

20

26.7

140

1.87

Tổng

12

12.6

61

64.2

22

23.2

180

1.89

Số liệu ở bảng khảo sát cho thấy: 64.2% các ý kiến cho rằng khi đánh giá GV theo Chuẩn thì tính chính xác là tương đối (trong đó ý kiến của hiệu trưởng và TTCM cùng là 80% và của GV là 60%). 23.2% các ý kiến cho rằng việc sử dụng Chuẩn giáo viên để đánh giá GV có ít tính chính xác (trong đó ý kiến của hiệu trưởng là 0%, của tổ trưởng chuyên môn là 20% và của giáo viên 26.7%). Qua điều tra có 12.6% các ý kiến cho rằng mức độ chính xác của việc đánh giá GV bằng Chuẩn nghề nghiệp là rất cao. Nếu so sánh nhận xét của hiệu trưởng với nhận xét của tổ trưởng chuyên môn và GV, chúng ta thấy sự đánh giá về mức độ chính xác của Chuẩn nghề nghiệp là tương đối đồng đều nhau.

Xử lý kết quả theo cách tính điểm như sau:

Rất chính xác: 3 điểm; tương đối chính xác: 2 điểm; ít chính xác: 1điểm. Xét điểm trung bình đánh giá X tương ứng với 3 mức: Rất chính xác: X ≥ 2.5 điểm; chính xác: 1.5 ≤ X ≤ 2.5 và ít chính xác: X ≤ 1.5. Kết quả thu được X = 1.89.

Kết quả trên đã được thể hiện trong biểu đồ 2.1.


Rất chính xác

Tương đối chính xác Ít chính xác

100

80

60

40

20

0

CBQL TTCM

GV

Chung


Biểu đồ 2.1: Kết quả điều tra mức độ chính xác của việc đánh giá GV bằng Chuẩn‌

Kết quả trên cho thấy phương pháp đánh giá GV THCS bằng Chuẩn nghề nghiệp là tương đối chính xác.

2.3.1.2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới quá trình nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên

Như chúng tôi đã trình bày ở Chương 1, có một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới quá trình đánh giá mức độ đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp của GV. Chúng tôi đã nghiên cứu vấn đề này qua tham khảo ý kiến của các khách thể về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới việc đánh giá mức độ đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp của GV THCS. Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.6: Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới việc đánh giá mức độ đáp ứng Chuẩn của GV THCS


TT


Các yếu tố


Nhóm đánh giá

Mức độ ảnh hưởng (%)

Ảnh hưởng

nhiều

Ít

ảnh hưởng


1


Các chủ trương, chính sách, các biện pháp quản lý áp dụng khi triển khai Chuẩn

CBQL

80

20

Giáo viên

60

40

TTCM

70

30

Chung

70

30


2


Đặc điểm địa lý, kinh tế xã hội của địa phương

CBQL

100

0

Giáo viên

73.3

26.7

TTCM

70

30

Chung

75.8

24.2


3


Mức độ chính xác của bộ công cụ đánh giá

CBQL

100

0

Giáo viên

86.7

13.3

TTCM

80

20

Chung

87.4

12.6


4


Công tác đào tạo, bồi dưỡng GV

CBQL

80

20

Giáo viên

93.3

6.7

TTCM

80

20

Chung

90.5

9.5


5


Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn của GV

CBQL

100

0

Giáo viên

93.3

6.7

TTCM

100

0

Chung

94.7

5.3


6


Điều kiện làm việc của GV

CBQL

100

0

Giáo viên

96

4

TTCM

70

30

Chung

93.7

6.3


7


Chế độ đãi ngộ, khuyến khích GV phát triển nghề nghiệp

CBQL

60

40

Giáo viên

86.7

13.3

TTCM

80

20

Chung

83.1

12.9

Kết quả khảo sát cho thấy: Có nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng rất nhiều tới mức độ đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp của GV các trường THCS thị xã Quảng Yên. Có thể kể đến các yếu tố khách quan như: Các chủ trương, chính sách, các biện pháp quản lý áp dụng khi triển khai Chuẩn (70%); Đặc điểm địa lý, kinh tế xã hội của địa phương (75.8%); Mức độ chính xác của bộ công cụ đánh giá (87.4%); Điều kiện làm việc của GV (93.7%); Chế độ đãi ngộ, khuyến khích GV phát triển nghề nghiệp (83.1%) và đặc biệt là yếu tố chủ quan: Đạo đức nghề nghiệp, năng lực của GV có mức độ ảnh hưởng lớn nhất với (94.7%) ý kiến đánh giá.

Theo số liệu khảo sát ở bảng trên, tất cả các yếu tố trên đều có ảnh hưởng rất nhiều đến việc nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn của GV THCS nhằm đáp ứng các yêu cầu về đánh giá giáo viên theo Chuẩn.

Trong đó yếu tố có mức độ ảnh hưởng cao nhất chính là trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm và tinh thần trách nhiệm của GV. Với những yêu cầu mà Chuẩn đưa ra, GV không chỉ đóng vai trò là người truyền đạt tri thức mà phải là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động học tập tìm tòi, khám phá, giúp HS tự lực chiếm lĩnh kiến thức mới. GV phải có năng lực đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ phương pháp dạy tập trung vào vai trò GV và hoạt động dạy sang phương pháp dạy tập trung vào vai trò của HS và hoạt động học, từ cách dạy thông báo - giải thích - minh hoạ sang cách dạy hoạt động tìm tòi khám phá.

Đặc biệt, trong bối cảnh kỹ thuật công nghệ phát triển nhanh, tạo ra sự chuyển dịch hướng giá trị GV trước hết phải là giáo dục có năng lực phát triển ở HS cảm xúc, hành vi, bảo đảm người học làm chủ và biết ứng dụng hợp lý tri thức đã học vào cuộc sống bản thân, gia đình, cộng đồng. GV phải là một công dân gương mẫu, có ý thức trách nhiệm xã hội, hăng hái tham gia sự phát triển của cộng đồng, là nhân vật chủ yếu góp phần hình thành bầu không khí dân chủ trong lớp học, trong nhà trường, có lòng yêu trẻ và có khả năng tương tác với trẻ. Bằng chính nhân cách của mình, GV tác động tích cực đến sự hình thành

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022