Một Số Vấn Đề Rút Ra Từ Nghiên Cứu Tình Huống


hoạt động bổ trợ kĩ năng, khả năng sử dụng ngoại ngữ, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa và xây dựng được thương hiệu lớn trong số các trường đại học tại Việt Nam đã giúp sinh viên có thể cảm nhận được nhiều giá trị. Bằng đại học của trường Đại học Ngoại thương được đánh giá cao từ các cơ quan tổ chức trong xã hội, danh tiếng của trường mang lại sự thừa nhận của xã hội dành cho người học và các hoạt động ngoại khóa hữu ích góp phần tạo ra những giá trị cảm xúc cho sinh viên.

2.5.3. Một số vấn đề rút ra từ nghiên cứu tình huống

Từ những phân tích về vai trò của chất lượng và giá trị dịch vụ đối với sự hài lòng của người học tại trường hai trường đại học nổi bật khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh là trường Đại học Thương mại và trường Đại học Ngoại thương, một số bài học được rút ra bào gồm:

Thứ nhất, việc xem xét hoạt động đào tạo như một loại hình dịch vụ đã được thừa nhận phổ biến tại các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam. Dưới góc độ tiếp cận này, sinh viên là khách hàng trực tiếp sử dụng dịch vụ và các trường đại học đều nhận thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ thỏa mãn nhu cầu của sinh viên đối với sự phát triển bền vững.

Thứ hai, chất lượng dịch vụ đóng vai trò quan trọng đối với sự hài lòng của người học và là vấn đề được các trường đại học chú trọng nâng cao trong bối cảnh hiện nay. Các yếu tố có tính cốt lỗi hình thành chất lượng dịch vụ giáo dục đại học bao gồm: (1) Chất lượng hoạt động đào tạo; (2) Cơ sở vật chất; (3) Chất lượng hỗ trợ.

Thứ ba, các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh tại Việt Nam vẫn đang triển khai rất nhiều hoạt động nâng cao giá trị cho người học. Nhưng khác với đánh giá chất lượng dịch vụ, việc đánh giá trị dịch vụ còn mơ hồ và chưa đồng nhất.

Thứ tư, các hoạt động đánh giá chất lượng dịch vụ giáo dục đại học được hai trường đại học tổ chức thường niên để đánh giá sự phù hợp đối với nhu cầu của người học. Nội dung khảo sát chuyên sâu đến các cảm nhận của người học, đề cao lợi ích của người học.

Thứ năm, các tiêu chí đánh giá chất lượng được xây dựng chưa có sự đồng nhất giữa các trường mặc dù có một số vấn đề khái quát như chất lượng đào tạo, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất… đã được đề cập. Mặc dù vậy, các thang đo được hai trường đại học dùng để khảo sát chỉ phục vụ cho các phân tích thống kê mô tả nên độ tin cậy còn hạnh chế. Việc sử dụng để áp dụng cho phạm vi khảo sát rộng sẽ cần được cân nhắc.



KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Nội dung chính chương II bao gồm hệ thống hóa lý thuyết, xây dựng khung cơ sở lý luận cho nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên với giá trị và chất lượng dịch vụ tại các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã trình bày chi tiết quá trình xây dựng mô hình lý thuyết và thang đo nghiên cứu. Thông qua các tổng hợp và phân tích từ các nghiên cứu trong quá khứ, kết hợp với các nghiên cứu định tính, mô hình nghiên cứu được xây dựng bao gồm 5 yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ và 4 yếu tố cấu thành giá trị dịch vụ cùng với biến phụ thuộc là sự hài lòng của sinh viên. Dựa trên các lý thuyết nền về mối liên hệ giữa giá trị, chất lượng và sự hài lòng cũng như các nghiên cứu cùng chủ đề trong quá khứ, 29 giả thuyết nghiên cứu được xác lập với 9 giả thuyết nghiên cứu phản ánh cho ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành chất lượng và giá trị dịch vụ giáo dục đại học đối với sự hài lòng của sinh viên, 20 giả thuyết phản ánh mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành chất lượng và giá trị dịch vụ. Ngoài ra, trong chương II, tác giả cũng tiến hành nghiên cứu tình huống đối với hai trường đại học công lập điển hình thuộc khối kinh tế và quản trị kinh doanh là Trường Đại học Thương mại và Trường Đại học Ngoại Thương, từ đó chỉ ra thực trạng về quá trình đánh giá chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của người học. Chương tiếp theo sẽ bàn luận về bối cảnh nghiên cứu và xác lập các phương pháp nghiên cứu để kiểm chứng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất tại chương II.



CHƯƠNG III. BỐI CẢNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Bối cảnh nghiên cứu

3.1.1. Tổng quan giáo dục đại học tại Việt Nam

Giáo dục đại học tại Việt Nam được ghi nhận với sự xuất hiện của Quốc Tử Giám năm 1076. Sau này, vua Trần Thái Tông quyết định mở rộng quy mô đào tạo bằng việc chấp nhận tuyển chọn cả những sĩ tử có xuất thân thường dân. Trong suốt gần 1000 năm, Quốc Tử Giám là hình ảnh đại diện cho nền giáo dục của các triều đại phong kiến. Trong giai đoạn đầu thế kỉ 20, giáo dục đại học của nước ta chịu sự ảnh hưởng lớn từ các quốc gia phương Tây. Sự ra đời của trường Đại học Đông Dương đánh dấu sự chuyển giao của nền giáo dục phong kiến sang nền giáo dục hiện đại với những thay đổi lớn về cách thức vận hành, lĩnh vực đào tạo.

Sau khi kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi vào năm 1954 cho đến năm 1975, trước những nhu cầu xây dựng hệ thống trường đại học nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho quá trình phát triển kinh tế, nhiều trường đại học được ra đời và trở thành những trung tâm đào tạo lớn của cả nước như Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương mại…Trong thời kì này, do những hạn chế về nguồn lực, hệ thống giáo dục đại học vẫn có quy mô đào tạo nhỏ, chỉ tập trung vào đội ngũ tri thức tinh hoa.

Sau năm 1975 cho đến năm 1986, đất nước thống nhất, hệ thống giáo dục đại học tiếp tục phát triển với sự thành lập của các cơ sở giáo dục đại học lớn tại miền Nam và miền Trung. Trong giai đoạn này, mục tiêu chính của các trường đại học là đào tạo nguồn nhân lực phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Những đặc điểm của giai đoạn trước như tiêu chuẩn đầu vào cao, quy mô đào tạo còn chưa mở rộng, hệ thống đánh giá chất lượng còn phụ thuộc nhiều vào thi cử vẫn được duy trì. Mặc dù những đặc điểm này có phần lạc hậu so với sự phát triển giáo dục đại học trên thế giới nhưng đặc điểm về kinh tế - xã hội với tính tập trung cao và quy mô chưa lớn khiến nhu cầu đổi mới toàn diện giáo dục đại học vẫn chưa trở thành vấn đề cấp bách.

Từ sau năm 1986 cho đến nay, hệ thống giáo dục đại học đứng trước những cơ hội và thách thức sau đổi mới. Những chính sách phát triển toàn diện nền giáo dục và sự đầu tư tài chính mạnh mẽ của Nhà nước đã góp phần xây dựng một hệ thống các trường đại học có tính đồng bộ cao. Bên cạnh những thay đổi tích cực về cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy thì những quan điểm phát triển giáo dục đại học mới liên tục được đề xuất dựa trên tình hình thực tế. Chính sách xã hội hóa giáo dục đã thu hút thêm những lực lượng kinh tế ngoài quốc doanh tham gia cung cấp dịch vụ giáo dục đại học, hệ thống các trường đại học tư thục bên cạnh hệ thống các



trường đại học công lập đã góp phần mở rộng quy mô đào tạo và tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển chung của giáo dục đại học nước nhà. Những quan điểm chú trọng phát triển phát triển giáo dục đại học gắn với phát triển hệ thống cơ sở vật chất dần dịch chuyển sang những chính sách chú trọng chất lượng đào tạo và sau này là quan điểm theo đuổi những chuẩn mực quốc tế về giáo dục đại học. Đối với cách thức vận hành, từ năm 2010 học chế tín chỉ đã được đưa vào áp dụng thay thế cho học chế niên chế. Những thay đổi này đã giúp tạo ra sự linh hoạt trong vận hành cho các trường đại học và rút ngắn thời gian đào tạo cho sinh viên. Trong giai đoạn này, quy mô đào tạo giáo dục đại học được mở rộng và những yêu cầu về chất lượng đầu vào có phần được giảm xuống nhằm tạo điều kiện cho nhiều đối tượng được tiếp cận dịch vụ giáo dục đại học hơn so với những giai đoạn trước. Năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thí điểm chính sách tự chủ tài chính cho 23 trường đại học đã mở ra những cơ hội lớn để phát huy tối đa nguồn lực của các cơ sở giáo dục đại học.

3.1.2. Hệ thống các trường đại học tại Việt Nam

Hệ thống các trường đại học phát triển về số lượng từ sau năm 1954 và có những thay đổi lớn về quan điểm phát triển từ sau năm 1986. Hiện nay, hệ thống các trường đại học có thể phân thành 3 nhóm chính bao gồm: (1) Nhóm các trường đại học công lập; (2) Nhóm hệ thống các trường đại học tư thục; (3) Nhóm các trường đại học có 100% vốn đầu từ nước ngoài. Trong số này, nhóm các trường đại học công lập chiếm tỉ lệ 72,57% (172/237 trường), nhóm trường đại học tư thục chiếm 25,32% (60/237 trường) và nhóm trường đại học có 100% vốn đầu tư nước ngoài chiếm 2,11% (5/237 trường). Các trường đại học công lập cũng chiếm đa số về số lượng sinh viên theo học và số lượng tốt nghiệp hàng năm. Trong các hình thức đại học hệ cử nhân thì hệ đào tạo chính quy chiếm đa số. Một số thông tin chi tiết về hệ thống các trường đại học (không bao gồm các trường thuộc khối An ninh, Quốc phòng) được mô tả tại Bảng 3.1.


Bảng 3.1. Một số thông tin về hệ thống các trường đại học tại Việt Nam



Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Năm học2019 - 2020


Tổng số

Chia ra


Tổng số

Chia ra


Tổng số

Chia ra

Công lập

Ngoài công lập

Công lập

Ngoài công lập

Công lập

Ngoài công lập

1

Số trường

236

171

65

237

172

65

237

172

65

2

Sinh viên tuyển mới đại học

437.156

352.982

84.174

413.277

324.707

88.570

447.483

350.186

97.297


- Chính Quy

368.843

290.300

78.543

360.140

275.961

84.179

398.152

302.656

95.496


- Vừa làm vừa học

54.613

49.895

4.718

39.381

35.986

3.395

36.156

34.544

1.612


- Đào tạo từ xa

13.700

12.787

913

13.756

12.760

996

13.175

12.986

189

3

Tuyển mới thạc sĩ, tiến sĩ

48.106

41.908

6.198

43.656

37.519

6.137

36.925

32.019

4.906


- Học viên cao học

45.032

39.269

5.763

42.160

36.237

5.923

36.022

31.133

4.889


- Nghiên cứu sinh

3.074

2.639

435

1.496

1.282

214

903

886

17

4

Quy mô sinh viên đại học

1.707.025

1.439.495

267.530

1.526.111

1.261.529

264.582

1.672.881

1.359.402

313.479


- Nữ

906.849

772.957

133.892

780.289

641.744

138.545

912.660

743.272

169.388


- Dân tộc thiểu số

103.816

96.607

7.209

89.078

78.141

10.937

103.181

89.650

13.531


Chia theo hình thức đào tạo











- Chính Quy

1.420.509

1.166.285

254.224

1.346.545

1.090.547

255.998

1.514.862

1.210.300

304.562


- Vừa làm vừa học

221.774

209.801

11.973

144.211

136.315

7.896

118.419

110.493

7.926


- Đào tạo từ xa

64.742

63.409

1.333

35.355

34.667

688

39.600

38.609

991

5

Quy mô đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ,

121.253

106.983

14.270

108.134

95.464

12.670

105.974

93.527

12.447


- Học viên cao học

106.567

92.586

13.981

97.134

84.706

12.428

94.920

82.723

12.197


- Nghiên cứu sinh

14.686

14.397

289

11.000

10.758

242

11.054

10.804

250

6

Sinh viên tốt nghiệp đại học

341.633

302.677

38.956

311.599

266.970

44.629

263.172

218.251

44.921


- Chính Quy

248.581

212.103

36.478

267.521

223.927

43.594

227.600

185.218

42.382


- Vừa làm vừa học

71.997

69.862

2.135

36.638

35.618

1.020

27.470

25.241

2.229


- Đào tạo từ xa

21.055

20.712

343

7.440

7.425

15

8.102

7.792

310

7

Cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên

84.071

66.489

17.582

83.587

64.772

18.815

85.091

65.948

19.143

7.1

Cán bộ quản lý

769

572

197

727

543

184

848

630

218

7.2

Nhân viên

8.311

6.685

1.626

9.548

7.244

2.304

11.111

8.328

2.783

7.3

Giảng viên cơ hữu

74.991

59.232

15.759

73.312

56.985

16.327

73.132

56.990

16.142


Tr. tổng số: - Nữ

36.550

29.942

6.608

36.808

29.107

7.701

36.421

28.786

7.635

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên với giá trị và chất lượng dịch vụ của các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam - 12



Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Năm học2019 - 2020


Tổng số

Chia ra


Tổng số

Chia ra


Tổng số

Chia ra

Công lập

Ngoài công lập

Công lập

Ngoài công lập

Công lập

Ngoài công lập


Dân tộc thiểu số

816

774

42

1.040

883

157

1.202

966

236


- Giáo sư

729

529

200

519

379

140

542

436

106


- Phó giáo sư

4.538

3.796

742

4.139

3.525

614

4323

3.795

528


Chia theo trình độ đào tạo











Tiến sỹ

20.198

17.003

3.195

21.106

17.336

3.770

21977

18.317

3660


Thạc sỹ

45.266

36.224

9.042

44.705

35.123

9.582

44119

34.054

10065


Đại học

9.495

5.989

3.506

7.489

4.516

2.973

6543

4.433

2110


Trình độ khác

32

16

16

12

10

2

493

413

80

Ghi chú: Số liệu không bao gồm các trường ĐH, học viện thuộc khối An ninh, Quốc phòng


Nguồn:Tác giả tổng hợp



3.1.3. Đặc điểm các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh

3.1.3.1. Đặc điểm lịch sử

Trong lịch sử, Quốc Tử Giám được thành lập năm 1076 tại kinh thành Thăng Long dưới thời vua Lý Nhân Tông được ghi nhận là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Thời gian đầu, Quốc Tử Giám chính là nơi đào tạo cho con của vua và các đại quý tộc trong xã hội phong kiến. Năm 1253, vua Trần Thái Tông đã đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học Viện và mở rộng quy mô đào tạo khi thu nhận cả những đối tượng là thường dân có khả năng học tập xuất sắc. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Quốc Tử Giám chính là biểu tượng của giáo dục quốc gia của các triều đại phong kiến. Ở thời kì này, kiến thức chủ đạo để bồi dưỡng hiền tài chịu ảnh hưởng lớn từ Nho giáo, bên cạnh các hệ kiến thức giúp người học tu tâm, dưỡng tính, hình thành nhân cách tốt đẹp thì còn có những nội dung giảng dạy đề cập đến vấn đề trị quốc theo quan điểm của Mạnh Tử trong tứ thư như dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Đến thời nhà Nguyễn, Quốc Tử Giám được đặt tại kinh thành Huế và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực tinh hoa cho quốc gia.

Những sự thay đổi của lịch sử to lớn trong thế kỉ 20 đã tạo ra những điều kiện cho giáo dục nước ta được tiếp cận với hệ thống giáo dục của các quốc gia phương Tây hiện đại. Hệ thống giáo dục đại học hiện đại của Việt Nam được khởi nguồn từ những năm đầu thế kỉ 20 với sự thành lập của trường Đại học Đông Dương (tiền thân của Trường đại học Quốc gia Hà Nội). Khác với những nền tảng Nho giáo truyền thống được sử dụng làm cơ sở phát triển giáo dục trong thời kì phong kiến, Đại học Đông Dương hoạt động dựa trên một mô hình đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực và mang các đặc điểm của giáo dục phương Tây. Sự ra đời của Đại học Đông Dương đã kết thúc mô hình giáo dục đại học thời phong kiến tồn tại gần 1000 năm tại Việt Nam dưới sự ảnh hưởng của Nho giáo. Vào năm 1920, việc trường Đại học Đông Dương thành lập trường đại học trực thuộc mang tên trường Thương mại Đông Dương (École de Commerce de l’Indochine) đã đánh dấu sự ra đời của trường đại học đào tạo ngành kinh tế và kinh doanh đầu tiên tại Việt Nam. Cách mạng tháng Tám thành công, phát triển hệ thống các trường đại học nhằm phục vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành một mục tiêu quan trọng của nước ta. Như vậy, các kiến thức về quản lí về kinh tế phần nào đã xuất hiện trong chương trình giảng dạy đại học tại Việt Nam từ xa xưa trong các kiến thức đào tạo trị quốc cho đội ngũ tri thức tinh hoa thời phong kiến. Trong một giai đoạn dài đến trước năm 1954, do những biến động lớn về chính trị - xã hội, hệ thống các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh tại Việt Nam không có nhiều sự phát triển.

Giai đoạn từ năm 1954 – năm 1975: Sau khi kháng chiến chống Pháp thành công, nhu cầu phát triển nền kinh tế đã đề ra những vấn đề về hình thành các cơ sở



giáo dục đại học đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong giai đoạn này, nhiều trường đại học ngành kinh tế và quản trị kinh doanh đã được ra đời, tiêu biểu có thể kể đến trường Đại học Kinh tế Tài chính (thành lập năm 1956) – tiền thân của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trường Thương nghiệp Trung ương (thành lập năm 1960) – tiền thân của trường Đại học Thương mại, trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng (thành lập năm 1961) – tiền thân của Học viên Ngân hàng, trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương (thành lập năm 1962) – tiền thân của Đại học Ngoại thương, trường Cán bộ Tài chính - Kế toán Trung ương (thành lập năm 1963) – tiền thân của trường Học viện Tài chính. Nhiệm vụ chủ yếu của những trường đại học công lập khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh trong thời kì này là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển nền kinh tế xã hội hội chủ nghĩa tại miền Bắc. Sự phát triển của hệ thống các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh trong giai đoạn này là rất đáng ghi nhận, cho đến nay nhiều trường đã duy trì sự phát triển để trở thành những cơ sở giáo dục hàng đầu về đào tạo nguồn nhân lực ngành kinh tế và quản trị kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời kì này, quy mô đào tạo của các trường còn rất hạn chế, các chính sách kiểm soát chất lượng chủ yếu vẫn dựa vào các hình thức thi cử và kiểm tra, điều này phần nào chưa thể tạo ra quy trình kiểm soát chất lượng tốt vì bỏ qua những cố gắng và nỗ lực trong quá trình của người học.

Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2010: Sau khi đất nước thống nhất, các điều kiện về kinh tế - chính trị - xã hội đã đạt được nhiều thuận lợi, một hệ thống giáo dục đại học đồng nhất đã được tiến hành xây dựng trên phạm vi toàn quốc. Hệ thống các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh lại có thêm nhiều cơ hội phát triển. Nhiều trường đại học công lập có đào tạo khối kinh tế và quản trị kinh doanh quy mô lớn được thành lập như trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (sát nhập và thành lập năm 1976), trường Đại học Đà Nẵng (thành lập năm 1994), trường Đại học Thái Nguyên (thành lập năm 1994). Từ năm 1986, đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế bắt đầu có sự hội nhập sâu rộng với kinh tế khu vực và thế giới. Nhiều ngành thuộc khối kinh tế và quản trị kinh doanh nhận được sự quan tâm lớn của xã hội như tài chính ngân hàng, kế toán, quản trị kinh doanh, marketing, thương mại điện tử, kinh tế ngoại thương… Sự gia tăng về nhu cầu đào tạo cử nhân kinh tế đã dẫn đến sự bùng nổ về số lượng các cơ sở giáo dục đại học tham gia đào tạo các nhóm ngành kinh tế và quản trị kinh doanh. Nhiều ngành học mới cũng được các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh đưa vào đào tạo như kiểm toán, thương mại điện tử, quản trị thương hiệu, quản trị chuỗi cung ứng…Những quan điểm phát triển giáo dục đại học trong giai đoạn này cũng góp phần ảnh hưởng đến sự thay đổi của hệ thống đại học công lập khối kinh tế và

Xem tất cả 284 trang.

Ngày đăng: 07/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí