Kết Quả Về Nhận Thức Và Nhân Rộng Mô Hình Khuyến Nông


Trên cơ sở kết quả điều tra 40 hộ chăn nuôi trồng trọt trên địa bàn huyện Pác Nặm cho thấy vai trò của xây dựng mô hình trình diễn khuyến nông trồng trọt với việc nâng cao nhận thức như sau: phần lớn các hộ dân đều đánh giá chăn nuôi, trồng trọt theo phương thức truyền thống chỉ mang lại hiệu quả ở mức trung bình, chi phí cao, năng suất thấp, nông sản không đảm bảo đối với sức khỏe người sử dụng. Ngược lại, các hầu hết các hộ dân đều đánh giá cao hiệu quả của các mô hình khuyến nông nông nghiệp, gần như không có hộ dân nào đánh giá kém tính hiệu quả của những mô hình khuyến nông này.

Bên cạnh đó, các mô hình khuyến nông đã có tác động tích cực, làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc sử dụng đất và phương thức canh tác, bố trí cây trồng hợp lý, cách sử dụng phân bón, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại đã được nâng lên rất nhiều so với trước đây khi chưa có mô hình khuyến nông. Người dân đã nắm được quyền lợi và trách nhiệm của mình khi tham gia mô hình khuyến nông từ đó tuân thủ nghiêm theo hướng dẫn và chỉ đạo của cán bộ khuyến nông. Thời gian tới, huyện Pác Nặm cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả cao trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài, phát thanh nhằm triển khai thực hiện các mô hình khuyến nông trên diện rộng.

3.2.2.2. Nhân rộng mô hình

Trên cơ sở những thành công, kết quả đạt được của các mô hình khuyến nông trồng trọt và chăn nuôi trên địa bàn huyện Pác Nặm. Người dân đã nhân rộng mô hình về quy mô sản xuất và địa điểm triển khai, cụ thể kết quả nhân rộng các mô hình khuyến nông trên địa bàn huyện Pác Nặm giai đoạn 2016- 2018 như sau:

77


Bảng 3.24. Kết quả về nhận thức và nhân rộng mô hình khuyến nông



STT


Mô hình

Triển khai mô hình

Nhân rộng


Địa điểm


Diện tích (ha)

Quy mô đàn (con)

Số người tham gia

(người)

Thăm quan đầu bờ (người)

Hội thảo tổng kết (người)


Địa điểm


Diện tích (ha)

Quy mô đàn (con)


Số người (người)

1. Trồng trọt

1.1

Mô hình trồng Đậu tương

Xã An Thắng

6


60

20

25

Xã An Thắng,

xã Nhạn Môn

9


85

1.2

Mô hình trồng Ngô lai

Xã Nhạn Môn

5


50

10

12

Xã Nhạn Môn

7


68

1.3

Mô hình trồng lúa

Xã Cổ Linh

5


50

24

12

Xã Cổ Linh

8


60

2. Chăn nuôi

2.1

Mô hình lợn thịt


Xã Bộc Bố


40

20

25

10

Xã Bộc Bố,

xã Giáo Hiệu


50

30

2.2

Mô hình chăn nuôi trâu bò

vỗ béo


Xã Giáo hiệu


40

20

25

20

Xã Bộc Bố,

xã Giáo Hiệu


50

45

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Đánh giá kết quả thực hiện một số mô hình khuyến nông trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018 - 12

Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát


Việc nhân rộng các mô hình khuyến nông trên địa bàn huyện Pác Nặm được thực cả về quy mô và vùng địa lý. Theo đó, mô hình đậu tương đã được nhân rộng ra hai địa điểm thực hiện tại xã An Thắng và Nhạn Môn với 85 người tham gia, canh tác trên diện tích 9ha; mô hình ngô lai được nhân rộng trên 7 ha diện tích canh tác với 68 người tham gia; mô hình trồng lúa được nhân rộng trên 60 hộ tham gia với diện tích canh tác là 8ha. Tương tự, đối với các mô hình chăn nuôi, mô hình lợn thịt được nhân rộng ra 2 xã thực hiện với quy mô đàn 50 con; mô hình trâu bò vỗ béo được nhân rộng với quy mô đàn 50 con và sự tham gia của 45 hộ dân.

Việc tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất các giống ngô lai, đậu tượng cũng nhân rộng quy mô đàn gia súc của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Pác Nặm giúp bà con nâng cao hiệu quả sản xuất chăn nuôi và trồng trọt. Từ những mô hình nhân rộng đã góp phần quan trọng, trong việc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững tại địa phương trong thời gian tới.

3.2.2.3. Tạo công ăn việc làm

Việc xây dựng, triển khai các mô hình khuyến nông bắt đầu từ: Phát dọn thực bì, cày, bừa, lên luống, gieo trồng, chăm sóc (làm cỏ, bón phân, điều tiết nước, phòng trừ sâu bệnh hại), thu hoạch, bảo quản đối với mô hình trồng trọt và các khâu chuẩn bị chuồng nuôi, chọn giống… đối với mô hình chăn nuôi. Những công đoạn này đều tạo ra công ăn việc làm cho người lao động.


Bảng 3.25. Dự kiến công việc cho 1 ha trồng chăm sóc, thực hiện mô hình



STT


Mô hình


ĐVT

Số lượng

Giá nhân công/ngày

(1000đ)

Thành tiền (1000 đồng)

1. Trồng trọt

1.1

Mô hình đậu tương

Công

31,0

201,0

6.230,0

1.2

Mô hình ngô lai

Công

28,0

250,8

7.023,0

1.3

Mô hình trồng lúa

Công

16,0

201,5

3.224,0

2. Chăn nuôi

2.1

Mô hình chăn nuôi

lợn thịt

Công

9,0

108,1

973,2

2.2

Mô hình chăn nuôi

bò, trâu

Công

11,0

173.3

1.906,8

Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát

Từ kết quả khảo sát cho thấy, đối với mô hình đậu tương cần 31công/1 ha; 28 công/ha đối với mô hình ngô lai; 16 công/1ha đối với mô hình trồng lúa. Tương tự đối với mô hình lợn thịt và mô hình vỗ béo trâu bò, số công cần thiết lần lượt là 9 và 12. Như vậy, việc triển khai các mô hình khuyến nông trên địa bàn đã tạo điều kiện cho người dân địa phương có việc làm phù hợp với tập quán sản xuất tại địa phương, đồng thời góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho các hộ dân vùng cao và dân tộc thiểu số của huyện Pác Nặm, đồng thời góp phần ổn định trật tự chính trị, an ninh xã hội trên địa bàn huyện.

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng, nhân rộng các mô hình

3.3.1. Nhân tố chủ quan

3.3.1.1. Cán bộ khuyến nông

Hiện tại, tổng số lượng các bộ khuyến nông huyện Pác Nặm có xu hướng gia tăng đạt 12 cán bộ năm 2018. Đội ngũ cán bộ khuyến nông có trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học. Cụ thể như sau:


Bảng 3.26. Nguồn nhân lực cán bộ


Chỉ tiêu

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Trình độ chuyên môn

Trung cấp

3

3

4

Cao đẳng

6

7

6

Đại học

1

1

2

Tổng số cán bộ

10

11

12

Hoạt động đào tạo

Nâng cao trình độ chuyên môn

0

1

2

Nâng cao kiến thức khoa học,

kỹ thuật


4


4


5

Đi thực tế học tập kinh nghiệm

3

2

3

Tổng số lượt đào tạo

7

7

10

Nguồn: Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Pác Nặm


Nhận thấy cán bộ khuyến nông huyện Pác Nặm có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí công tác và được đào tạo nâng cao trình độ hàng năm. Tuy nhiên, trong tổng số cán bộ khuyến nông của huyện chỉ có 5/12 cán bộ được hưởng lương biên chế Nhà nước, còn lại là hưởng lương hợp đồng và phụ cấp. Chính vì vậy hầu hết CBKN hoạt động ở địa bàn xã còn gặp rất nhiều khó khăn về đời sống kinh tế, không yên tâm công tác. Một số người không xác định gắn bó lâu dài với công việc mà mình đang làm. Họ vẫn tiếp tục tìm kiếm cơ hội đi làm cho các doanh nghiệp, các công ty hoặc chuyển làm công tác khác. Trong khi đó nguồn kinh phí cho hoạt động khuyến nông ở cơ sở là quá thấp, (60.000 đ/một buổi tập huấn, 72.000 đ/một tháng phụ cấp). Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiệu quả hoạt động khuyến nông ở cơ sở kém hiệu quả, CBKN còn ỉ lại vào sự chỉ đạo phân công của cấp trên khiến hiệu quả triển khai các mô hình khuyến nông không cao. CBKN cơ sở và cán bộ trạm là lực lượng hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và thường xuyên làm việc với bà con nông dân. Do đó để các mô hình khuyến nông thực sự có hiệu quả cần có những biện pháp tăng cường


và củng cố hơn nữa mạng lưới khuyến nông cơ sở, nâng cao mức phụ cấp cho họ và cần có một CBKN được đào tạo chuyên sâu về KN&PTNT làm việc tại trạm khuyến nông huyện.

3.3.1.2. Trình độ lao động sản xuất

Nguồn lao động của huyện Pác Nặm có xu hướng gia tăng qua các năm. Năm 2016, tổng số lao động của huyện là 19.628 người; đến năm 2018, tổng số lao động của huyện tăng lên 20.595 người. Cụ thể tình hình lao động trên địa bàn huyện như sau:

Bảng 3.27. Nhân lực địa phương theo ngành nghề


Cơ cấu lao động theo ngành

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Số

người

Tỷ lệ

(%)

Số

người

Tỷ lệ

(%)

Số

người

Tỷ lệ

(%)

Nông - lâm - nghiệp

14.98

4

76,34

15.310

76,15

15.608


75,79

Công nghiệp - xây dựng

2.949

15,02

3.039

15,12

3.188

15,48

Dịch vụ

1.695

8,64

1.755

8,73

1.797

8,73

Tổng

19.62

8

100,00


20.104

100,00


20.593


100,00

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Pác Nặm


Trong cơ cấu lao động huyện Pác Nặm, lao động ngành nông - lâm - nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trên 75%, lao động ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, đây là lợi thế để huyện triển khai các mô hình khuyến nông do lực lượng lao động luôn dồi dào.

Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng nguồn lao động, hàng năm UBND huyện đã chỉ đạo các đơn vị, UBND các xã tổ chức khảo sát, thống kê nhu cầu dạy nghề của lao động nông thôn. Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn, năm 2018 huyện đã thực hiện đào tạo 02/10 lớp với tổng học viên 64/307 số học viên chiếm tỷ lệ 20,85% kế hoạch. Giải quyết việc làm cho


643/538 lao động, đạt 119% kế hoạch tỉnh giao và đạt 257% kế hoạch huyện giao. Trong đó, lao động làm việc trong lĩnh vực nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu.

Như vậy, có thể đánh giá huyện Pác Nặm là địa bàn có lực lượng lao động khá dồi dào, có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, sản xuất nông lâm nghiệp lâu đời, với nhiều kinh nghiệm bản địa, đây là một trong những nguồn lực quan trọng phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và nhân rộng mô hình nói riêng. Tuy nhiên, trình độ dân trí của các hộ dân không đồng đều, một số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số, do vậy áp dụng tiến bộ theo khoa học kỹ thuật còn hạn chế, họ quen với phương thức sản xuất tự phát. Điều này phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai và nhân rộng các mô hình khuyến nông ra địa bàn.

3.3.1.3. Nguồn vốn cho các hoạt động khuyến nông

Giai đoạn 2016-2018, thực hiện chủ trương chính sách của Nhà nước về phát triển khuyến nông, nông thôn mới và xóa đói giảm nghèo. Hàng năm tỉnh Bắc Kạn đã ưu tiên nguồn lực đầu tư cho hỗ trợ phát triển sản xuất từ nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững 135 và một số dự án ODA trên địa bàn tỉnh cho các hoạt động khuyến nông tại các địa phương trong tỉnh. Tại huyện Pác Nặm, nguồn vốn đầu tư cho hoạt động khuyến nông như sau:

Bảng 3.28. Nguồn vốn đầu tư cho xây dựng mô hình



Năm

Tổng nguồn đầu tư cho lĩnh vực nông

nghiệp

Đầu tư cho xây dựng mô hình khuyến nông


Tỷ lệ %

2016

3.298

644

19,53

2017

3.110

771

24,79

2018

3.722

786

21,12

Nguồn: Chi cục thống kế huyện Pác Nặm


Theo số liệu thống kê cho thấy, tổng nguồn vốn đầu tư cho hoạt động khuyến nông tại huyện Pác Nặm giai đoạn 2016-2018 lần lượt là 644 triệu đồng năm 2016; 771 triệu đồng năm 2017 và 786 triệu đồng năm 2018 chiếm tỷ lệ từ 19,53% đến 24,79% tổng nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Nhận thấy, nguồn vốn đầu tư vào hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện khá lớn. Do vậy giai đoạn 2016-2018 huyện Na Rì đã thực hiện được khá nhiều các mô hình khuyến nông để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho các hộ dân (46 mô hình). Tuy nhiên nguồn vốn được bố trí từ Nhà nước nêu trên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho phát triển sản xuất của người dân địa phương. Bên cạnh đó huyện chưa thu hút được các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vốn hợp tác sản xuất nông nghiệp; chưa quan tâm đúng mức cho các hỗ dân vay vốn phát triển sản xuất nông nghiệp. Do đó các mô triển khai thành công, tuy nhiên thiếu vốn để nhân rộng.

3.3.2. Nhân tố khách quan

3.3.2.1 Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiện huyện Pác Nặm có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, nhân rộng các mô hình khuyến nông như: điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, lượng bốc hơi… thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây lúa; Toàn huyện gồm có 10 loại đất, trong đó đất nông nghiệp của huyện chiếm tỷ trọng chủ yếu với trên 95% tổng diện tích đất tự nhiên là điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng như lúa, ngô, đậu tương…. Địa bàn huyện Pác Nặm có diện tích vườn đồi lớn, phù hợp với phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm như lợn, gà, trâu bò..,

Bên cạnh đó, môi trường tự nhiên huyện cũng gây ra nhiều thách thức trong hoạt động xây dựng và nhân rộng các mô hình khuyến nông ra địa bàn như: địa hình phức tạp, nhiều núi đồi, giao thông đi lại khó khăn; Sông suối dốc, lắm thác ghềnh nên lũ thường về nhanh với cường độ lớn, trong năm

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí