Tình Hình Giải Phóng Mặt Bằng Của Các Ccn Trên Địa Bàn



Bảng 2.4: Tình hình giải phóng mặt bằng của các CCN trên địa bàn

tỉnh Hà Nam

ĐVT: Ha


STT

Cụm công nghiệp

Diện tích quy hoạch

Diện tích đất công nghiệp đã

GPMB

Diện tích đất thuê, đăng ký

thuê

1

CCN Nam Châu Sơn

19,0

13,92

13,98

2

CCN Kim Bình

56,07

46,40

43,12

3

CCN Tiên Tân

8,0

7,35

7,57

4

CCN Thi Sơn

29,49

26,01

27,85

5

CCN Biên Hoà

8,49

5,85

5,34

6

CCN Nhật Tân

17,5

14,50

7,44

7

CCN Hoà Hậu

9,22

6,34

6,60

8

CCN Thanh Hải

16,5

14,69

14,69

9

CCN Thanh Lưu

5,7

4,40

5,17

10

CCN Kiện Khê I

76,79

76,22

77,27

11

CCN Bình Lục

30,6

22,5

12,78

12

CCN An Mỹ, Đồn

41,72

33,81

23,24

13

CCN Trung Lương

10,6

10,6

10,6

14

CCN Cầu Giát

17,04

15,47

11,31

15

CCN Hoàng Đông

9,2

7,34

7,37


Tổng

355,92

305,4

274,33

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Chính sách phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam - 9

(Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Hà Nam)



Với quy hoạch sử dụng đất đã được tỉnh xây dựng, đảm bảo đủ quỹ đất thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp đáp ứng các mục tiêu đề ra. Tỉnh đã có điều tiết hợp lý về giá đất thuê để xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng và giá cho thuê lại đất trong các CCN do đó đã thu hút được các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh thuê mặt bằng.

Tuy nhiên, chính sách tiếp cận đất đai đối với CCN còn một số tồn tại: Thứ nhất, quá trình thu hồi đất, bồi thường, tái định cư để thực hiện giải phóng mặt bằng xây dựng CCN chưa đồng bộ nên nảy sinh vấn đề giải quyết việc làm, sử dụng lao động địa phương dẫn tới khó khăn trong đời sống của một bộ phận người dân có đất bị thu hồi. Từ đó nảy sinh nhiều khó khăn trong quá trình thu hồi đất tiếp theo. Ngoài ra, chưa có sự quản lý chặt chẽ về đất đai giữa đất trong CCN với đất riêng rẽ ngoài CCN nên dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không muốn đầu tư vào CCN mà tự chọn vị trí phù hợp trên các trục đường giao thông, đầu tư không theo quy hoạch nên khó quản lý và kéo theo nhiều hệ lụy về môi trường trong khi đất trong các CCN đã được quy hoạch nhưng lại để trống. Thứ hai, mặc dù đã được cải cách để tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng chưa đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp, chi phí thời gian làm các thủ tục đất còn nhiều thời gian, ảnh hưởng lớn đến quá trình triển khai đầu tư sản xuất của doanh nghiệp. Thứ ba, nhà nước có chính sách ưu đãi đối với thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để xây dựng hạ tầng CCN, trong khi một số doanh nghiệp đầu tư vào CCN vẫn phải thuê mặt bằng giá cao, đó là một trong những rào cản đối với việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất trong CCN và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thời gian các tổ chức kinh tế lập dự án đầu tư và lập hồ sơ đất đai tiến độ còn chậm, một số tổ chức kinh tế sau khi được thuê đất chậm triển khai xây dựng, hiệu quả sử dụng đất chưa cao. Do đó ảnh hưởng đến việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư trong CCN.

2.2.2.3. Chính sách bảo vệ môi trường

Những kết quả về phát triển công nghiệp nói chung, CCN nói riêng đã khẳng định chính sách phát triển CCN của tỉnh đi đúng hướng. Hướng tới phát triển bền vững, tỉnh đã triển khai các nhiệm vụ, các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, các chính sách



bảo vệ môi trường. Tỉnh đã ban hành Quy định bảo vệ môi trường chung cho toàn tỉnh (Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của UBND tỉnh Hà Nam về việc ban hành quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam), Quy chế bảo vệ môi trường làng nghề, xây dựng chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ vào xử lý môi trường. Triển khai các mô hình áp dụng công nghệ xử lý môi trường nước thải cho các làng nghề. Đối với CCN, tỉnh yêu cầu trong quy hoạch phải thiết kế hệ thống thu gom xử lý nước thải cho toàn cụm, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường trước khi thải ra môi trường chung. Chính sách phát triển CCN gắn với các chính sách phát triển kinh tế chung, chính sách đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi

trường. Vì vậy, tỉnh Hà Nam đã đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải hỗn hợp sinh học-chế biến nông sản thực phẩm, công suất 1.200m3/ngày đêm và giao cho Trung tâm phát triển CCN Duy Tiên vận hành, khai thác phục vụ CCN Cầu Giát. Ngoài ra, năm 2018 CCN Bình Lục do Công ty Bình Mỹ làm chủ đầu tư cũng đã tiến hành xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung với công suất 250 m3/ngày đêm và đến nay đã hoàn thành đưa vào vận hành, khai thác và sử dụng góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong CCN. Kết quả bước đầu cho thấy UBND tỉnh Hà Nam không chỉ quan tâm tới mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh mà còn hướng đến bảo vệ môi trường bền vững của CCN nói riêng, môi trường của toàn tỉnh nói chung. Vì vậy, trong Nghị quyết số 14/2020/NQ-HĐND ngày 17/12/2020 của HĐND tỉnh Hà

Nam, tỉnh đã đề ra mục tiêu năm 2021 nâng tỷ lệ các CCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt 4/15 CCN đang hoạt động.

Tuy nhiên, chính sách bảo vệ môi trường đảm bảo phát triển bền vững đối với các CCN còn bộc lộ những hạn chế:

Mặc dù trong quy hoạch CCN đã có thiết kế hệ thống thu gom, xử lý nước thải. Nhưng trong thực tế khi triển khai xây dựng hạ tầng CCN các đơn vị kinh doanh hạ tầng vẫn chưa thực sự coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường. Vì mục tiêu lợi nhuận và phương thức hoạt động “cuốn chiếu” trong thu hút đầu tư nên đến nay còn 13/15 CCN hoạt động chưa có hệ thống xử lý khói bụi, tiếng ồn và xử lý nước thải tập trung. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường tại một số CCN trên địa bàn tỉnh.



Quy mô nhiều doanh nghiệp còn nhỏ, công nghệ lạc hậu, đầu tư cho xử lý môi trường còn hạn chế. Hiệu quả sử dụng tài nguyên chưa cao, nhất là tài nguyên đất, nguồn nước. Cùng với đó là sự gắn kết giữa phát triển công nghiệp với các vấn đề an sinh xã hội còn hạn chế. Văn hoá công nghiệp còn ở mức thấp, tự phát.

Những hạn chế trên có nhiều nguyên nhân nhưng cơ bản là điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, quy mô còn nhỏ, cơ sở hạ tầng xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, tích lũy vốn nội bộ thấp. Nhiều vấn đề xã hội như việc làm, học tập, đào tạo, khám chữa bệnh,.. đang tạo ra nhiều sức ép cần phải giải quyết đồng thời một lúc. Hệ thống các chính sách còn chưa đồng bộ, thực thi chưa nghiêm. Vì vậy, dẫn đến kéo dài tình trạng trì trệ, trong quá trình thực thi các chính sách phát triển CCN của địa phương.

2.2.3. Thực trạng chính sách về hỗ trợ hoạt động

2.2.3.1. Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực

Một vấn đề quan trọng trong đánh giá nguồn nhân lực ngành công nghiệp nói chung, các CCN nói riêng đó là vừa phải đánh giá lực lượng lao động hiện có, vừa phải đánh giá những yếu tố giữ vai trò là nguồn cung lao động cho ngành công nghiệp và cho các doanh nghiệp trong CCN. Do đặc điểm các doanh nghiệp trong CCN chủ yếu hướng đến sử dụng nguồn lao động tại chỗ nên đây là một thuận lợi trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn. Nhưng đặc điểm đó cũng đặt ra những thách thức đòi hỏi lao động địa phương phải tự ý thức về nâng cao trình độ, tay nghề nhằm đáp ứng các yêu cầu mới về đổi mới công nghệ. Do vậy, thời gian qua tỉnh Hà Nam đã ban hành các chính sách để hỗ trợ công tác đào tạo nghề tại nông thôn. Tại Quyết định số 829/2003/QĐ-UB ngày 01/8/2003 của UBND tỉnh Hà Nam quy định: Nhà đầu tư sử dụng từ 50 lao động trong tỉnh trở lên được ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề 300.000 đồng/người…Ngày 29/12/2011, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành quyết định số 1742/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 - 2020. Trong đó, đến năm 2015, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 55%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 45%; đến năm 2020, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 70%, tỷ lệ lao động qua đào



tạo nghề là từ 55% trở lên. Ngoài ra, Nghị quyết số 22/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Nam cũng quy định: Thứ nhất, DNNVV khi cử học viên tham gia các khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp được hỗ trợ 50% tổng chi phí của một khóa đào tạo; Thứ hai, DNNVV được miễn chi phí khi tham gia các phiên giao dịch việc làm để tuyển dụng lao động do các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh tổ chức. Kết quả thực hiện chính sách đào tạo nghề tỉnh Hà Nam được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.5 Kết quả đào tạo nghề nông thôn tỉnh Hà Nam



Năm


Đào tạo nghề

Số lớp học

Số lao động nông thôn được

đào tạo

Số người có việc

làm

Năm 2015

Phi nông nghiệp

49

1.452

1.025

Nông nghiệp

22

605

551

Năm 2016

Phi nông nghiệp

54

1.926

1.747

Nông nghiệp

18

482

381

Năm 2017

Phi nông nghiệp

60

2.137

2.011

Nông nghiệp

20

546

487

Năm 2018

Phi nông nghiệp

63

2.516

2.452

Nông nghiệp

17

430

380

Năm 2019

Phi nông nghiệp

65

3.021

2.986

Nông nghiệp

17

430

390

(Nguồn Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam) Đối với lao động nông thôn sau khi được đào tạo nghề bước đầu áp dụng những kiến thức đã được đào tạo để phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao trình độ tay nghề, tăng tính kỷ luật trong lao động do vậy dễ dàng thích nghi với môi trường công nghiệp hơn. Chính vì vậy tỷ lệ lao động có việc làm hàng năm đều tăng, số lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp cũng tăng dần. Điều đó chứng tỏ nhu cầu học nghề



phi nông nghiệp ngày càng nhiều vì cơ hội kiếm được việc làm trong các khu công nghiệp, CCN cao hơn góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Số liệu lao động của các CCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam được thể hiện ở bảng 2.6.

Bảng 2.6: Số liệu lao động của các CCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam


Năm

Tổng số lao

động

% so năm

trước

Lao động địa

phương

Tỷ lệ % lao động địa

phương

2015

9.712

118,4

8.750

90,0

2016

10.341

106,5

9.400

90,9

2017

11.597

112,1

10.480

90,4

2018

11.616

102,0

10.424

89,7

2019

12.143

104,5

11.026

90,3

(Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Hà Nam) Số liệu trong bảng trên cho thấy lao động nông thôn ngày càng lựa chọn các công việc trong CCN và hầu hết số lao động làm việc trong các CCN là lao động địa phương, bình quân khoảng 90% tổng lao động trong các CCN. Lực lượng lao động trên sau khi làm việc tại doanh nghiệp, cơ bản được doanh nghiệp đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tác phong làm việc công nghiệp, tư duy làm việc hiện đại, góp phần tạo dựng một đội ngũ lao động có kỷ luật, có kỹ thuật, kỹ năng chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu về lao động trong nền sản xuất tiên

tiến, hiện đại.

Mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu trong công tác đào tạo nghề tuy nhiên tác phong và kỷ luật lao động công nghiệp còn chưa cao. Đại bộ phận người lao động vẫn còn tác phong lao động nông nghiệp. Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm; chưa có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro; ngại phát huy sáng kiến cá nhân và chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Lực lượng lao động dồi dào nhưng tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn do đó có rất nhiều hạn chế về trình độ khi gia nhập lực lượng lao động công nghiệp là ngành đòi hỏi lực lượng lao động có chất lượng cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng qua các năm nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của sản



xuất công nghiệp hiện đại. Đồng thời, nguồn kinh phí cho công tác đào tạo người lao động nông thôn còn hạn hẹp do vậy số lớp học chưa nhiều. Chất lượng đào tạo tại các trường có khả năng làm việc ngay tại các nhà máy còn rất thấp, một phần không nhỏ lao động phải đào tạo lại tại các doanh nghiệp. Đội ngũ lao động trình độ cao còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Các trường dạy nghề trong tỉnh khó có khả năng đào tạo lao động có trình độ cao, có khả năng ứng dụng và sử dụng công nghệ hiện đại. Một hiện tượng rất phổ biến hiện nay tại các khu, CCN đó là sự có mặt với số lượng không nhỏ của lao động ngoại tỉnh (kể cả công nhân kỹ thuật và lao động có trình độ cao) điều này cho thấy có sự thiếu hụt lao động cho các doanh nghiệp. Vấn đề ở đây chính là chất lượng của lao động. Ngoài ra việc đầu tư ngân sách cho đào tạo, đào tại lại nguồn nhân lực và chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao còn nhiều hạn chế. Do đó khó khăn trong việc thu hút các doanh nghiệp lớn vào sản xuất, kinh doanh trong CCN mà chủ yếu là các DNNVV.

2.2.3.2 Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường

Chính sách này nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là thị trường nông thôn, đẩy mạnh xuất khẩu; xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại; góp phần nâng cao năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các doanh nghiệp trong CCN. Do đó, để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, hoạt động có hiệu quả, tỉnh đã ban hành Quyết định số 26/2019/QĐ-UBND ngày 13/8/2019 của UBND tỉnh Hà Nam quy định một số chính sách hỗ trợ DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Theo đó hiện nay DNNVV được miễn phí quảng bá sản phẩm khi tham gia công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về sản phẩm hàng hóa Việt Nam đến người tiêu dùng trong nước thông qua các hoạt động truyền thông trên Báo Hà Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh do các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh tổ chức. Đồng thời DNNVV khi tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến tạo ra sản phẩm có lợi thế cạnh tranh về chất lượng và giá thành được hỗ trợ tư vấn xây dựng các hoạt động truyền thông marketing, quảng bá các thương hiệu sản phẩm trên Báo



Hà Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; hỗ trợ miễn phí về hoàn thiện hồ sơ đối với thủ tục chứng nhận chất lượng sản phẩm của DNNVV khi tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.

Thực tiễn triển khai cho thấy Sở Công thương đã phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động khuyến công – xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, chủ động hội nhập liên doanh, liên kết, mở rộng thị trường tiêu thụ như: Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất; Tổ chức các phiên chợ “Đưa hàng Việt về miền núi”; Quan tâm đến việc tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm (Năm 2019 hỗ trợ cho 150 lượt doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trong tỉnh tham gia khoảng 15 hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh). Ngoài ra, còn thực hiện một số nội dung khác như: Phối hợp tổ chức hội nghị đối thoại giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với các tham tán thương mại nước ngoài tại Việt Nam; Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa tỉnh Hà Nam theo kế hoạch hàng năm; duy trì, phát triển trang tin thương mại điện tử; vận hành và khai thác sàn thương mại điện tử nhằm kết nối cung cầu giữa nhà phân phối, người tiêu dùng. Tuy nhiên hiện nay nguồn kinh phí được hỗ trợ để thực hiện các nội dung trên còn ít so với nhu cầu, do đó chưa triển khai được nhiều nội dung, mô hình, dự án với quy mô lớn, địa bàn hỗ trợ chưa đồng đều; công tác chuẩn bị khi tham gia hội chợ, phiên chợ còn gặp khó khăn.

2.2.4. Thực trạng các chính sách khác

Ngoài các chính sách về quy hoạch, thu hút đầu tư, hỗ trợ hoạt động CCN UBND tỉnh Hà Nam còn ban hành một số chính sách khác nhằm hỗ trợ thủ tục hành chính, tư vấn để giúp các doanh nghiệp có thêm thông tin, các thủ tục được thực hiện nhanh nhằm ổn định hoạt động kinh doanh sản xuất. Qua đó thu hút các doanh nghiệp vào CCN. Các chính sách hỗ trợ khác như:

Về chính sách hỗ trợ thủ tục hành chính: Hiện nay các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được tư vấn, hướng dẫn miễn phí về các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp. Hỗ trợ về việc hoàn thiện hồ sơ đối với các thủ tục hành chính: Đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký đầu tư, đăng ký chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, đăng

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 11/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí