Đánh Giá Về Năng Lực Xây Dựng Môi Trường Giáo Dục Của Gvmn


giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ em, phù hợp với điều kiện thực tiễn” (CBQL= 2,15; GV=2,26); “Tham gia phát triển chương trình giáo dục nhà trường; hỗ trợ đồng nghiệp trong xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục phát triển toàn diện trẻ em, phù hợp điều kiện thực tiễn” (CBQL= 2,25; GV=2,52) chỉ được đánh giá ở mức “đạt”. Việc xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ ngoài việc phải đảm đúng theo chương trình GDMN, các điều kiện thực tế thì đòi hỏi GV phải chủ động, sáng tạo thêm về nội dung, hình thức và đề xuất các biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với với nhu cầu phát triển của trẻ em trong nhóm, lớp, phù hợp với điều kiện thực tiễn trường, lớp và văn hóa địa phương. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện kế hoạch, GV có thể chủ động điều chỉnh, cập nhật các nội dung mới, phù hợp với thực tế giáo dục trẻ. Luôn chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ. Kết quả này là gợi ý quan trọng cho các trường trong việc khuyến khích, tạo điều kiện để GV chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ.

* Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em: Theo chương trình GDMN thì hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ được thực hiện với 04 nội dung gồm: (1) Chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ; (2) Chăm sóc vệ sinh cho trẻ; (3) Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ; (4) Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ. Kết quả đánh giá cho thấy chỉ số “Thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em nhóm, lớp… theo chương trình GDMN” được đánh giá ở mức “khá” (CBQL=2,95; GV=3,06). Để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ đạt hiệu quả đòi hỏi bản kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, yêu cầu, phương pháp nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong nhóm lớp, đảm bảo chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, an toàn và phòng bệnh cho trẻ em theo Chương trình GDMN được nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu thông qua. Tuy nhiên, kết quả đánh giá cho thấy, GV chưa mạnh dạn, chủ động để thực hiện đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, chưa sẵn sàng chia sẻ, thảo luận với đồng nghiệp về các sáng kiến, kinh nghiệm về chăm sóc trẻ cho đồng nghiệp. Vì vậy, 2 chỉ số “Chủ động, linh hoạt thực hiện đổi mới các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em phù hợp điều kiện thực tiễn


của trường, lớp” (CBQL=2,30; GV=2,18) và “Chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ em” (CBQL=2,20; GV=2,18) chỉ đánh giá ở mức “đạt”. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non sẽ gặp rất nhiều khó khăn do trẻ đang ở giai đoạn phát triển tâm sinh lý phức tạp, bên cạnh đó là sự kì vọng của phụ huynh đối với sự an toàn và phát triển của trẻ. Vì vậy, GV cần chủ động cập nhật, điều chỉnh nội dung, phương pháp phù hợp với từng lớp, nhóm trẻ để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.

* Giáo dục phát triển toàn diện trẻ em: Giáo dục toàn diện trẻ được tiến hành với các nội dung gồm: Giáo dục phát triển thể chất, giáo dục phát triển nhận thức, giáo dục phát triển ngôn ngữ, giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mĩ. Kết quả cho thấy, GV đã thực hiện đúng kế hoạch theo từng nội dung giáo dục, chỉ số này được đạt giá ở mức “khá tốt” (CBQL=2,80; GV=3,56). Đối với việc chủ động đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục để phù hợp với thực tế của nhà trường, đặc điểm phát triển của trẻ và việc hỗ trợ đồng nghiệp trong các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng phát triển toàn diện trẻ thì chỉ đánh giá ở mức “đạt”. Độ lệch chuẩn ở tiêu chí này khá thấp, dao động từ 0,299 đến 0,497 phần nào cho thấy các đánh giá hội tụ quanh giá trị trung bình, điểm trung bình cho thấy các đánh giá chủ yếu dao động ở mức “đạt”. Kết quả so sánh ANOVA cho thấy giá trị sig<0,05 cho phép kết luận có sự khác biệt ý nghĩa về ĐTB đánh giá của CBQL và GV, điểm TB chung thể hiện có sự chênh lệch khá lớn (CBQL= 2,33; GV=2,57).

* Quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em: Mục đích đánh giá sự phát triển của trẻ nhằm theo dõi sự tiến bộ, phát triển của trẻ hàng ngày, theo giai đoạn, cuối độ tuổi; từ đó xác định được những khó khăn, nguyên nhân cụ thể trong sự phát triển của trẻ làm cơ sở giúp GVMN đưa ra các tác động giáo dục phù hợp đối với trẻ, kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ hằng ngày. Kết quả đánh giá cho thấy, GV đã biết sử dụng các phương pháp để quan sát, đánh giá trẻ, chỉ số này được đánh giá ở mức “khá” (CBQL= 2,90; GV=2,70). Việc biết sử dụng đa dạng các phương pháp trong đánh giá trẻ như: quan sát, trò chuyện, phân tích sản phẩm hoạt động, trắc nghiệm… giúp GV có thể đánh giá toàn diện sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, đối với chỉ số “Chủ động, vận dụng linh hoạt các


phương pháp, hình thức, công cụ đánh giá khách quan sự phát triển của trẻ em” chỉ được đánh giá ở mức “đạt” (CBQL= 2,15; GV=2,40), cho thấy GVMN chưa vận dụng một cách linh hoạt các hình thức, phương pháp đánh giá. Vậy nên chỉ số liên quan đến việc chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp trong đánh giá và tham gia các hoạt động đánh giá ngoài chỉ được đánh giá ở mức “đạt” với ĐTB rất thấp (CBQL= 1,90; GV=1,90) theo chúng tôi là hợp lý. Để thực hiện hoạt động đánh giá có hiệu quả đòi hỏi GV phải am hiểu sâu sắc về kiến thức về chương trình GDMN, các kỹ thuật và công cụ đánh giá. Kết quả đánh giá này là gợi ý quan trọng để các trường tăng cường các hoạt động bồi dưỡng về năng lực quan sát, đánh giá trẻ trong GDMN.Kết quả so sánh ANOVA cho thấy sự khác nhau giữa các chỉ số, có 2 chỉ số cho thấy sự khác biệt trong đánh giá của CBQL và GV. Trong khi chỉ số liên quan đến chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp trong đánh giá không có sự khác biệt, giá trị sig>0,05, điểm TB chung thể hiện của 2 đối tượng là giống nhau (CBQL= 1,90; GV=1,90).

* Quản lí nhóm, lớp: Kết quả đánh giá ở tiêu chí này cho thấy sự khác biệt ở điểm trung bình chung (ĐTBC), trong khi CBQL đánh giá mức “đạt” (ĐTBC=2,31), thì GV đánh giá ở mức cao hơn “khá” (ĐTBC=2,72). Kết quả đánh giá từng chỉ số cho thấy, chỉ số “Thực hiện đúng các yêu cầu về quản lí trẻ em, cơ sở vật chất và hồ sơ sổ sách của nhóm, lớp theo quy định” đánh giá ở mức “khá tốt” (CBQL= 2,85; GV=3,42). Như vậy, GV đã thực hiện tốt việc quản lí, điều hành lớp học cũng như các nguồn lực phục vụ cho lớp học. Tuy nhiên, kết quả đánh giá cho thấy GV chưa sáng tạo, linh hoạt trong việc quản lí nhóm, lớp để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, chưa có nhiều các sáng kiến trong việc đổi mới công tác quản lí lớp và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lí. Đồng thời việc chia sẻ các vấn đề, kinh nghiệm quản lí lớp trong các cuộc họp chuyên môn, hội nghị, tọa đàm chưa được GV mạnh dạn thực hiện. Hai chỉ số này chỉ được đánh giá ở mức “đạt”. Độ lệch chuẩn ở các chỉ số cho thấy mức điểm rất thấp, từ 0,433 đến 0,499. Điều này cho thấy, các đánh giá tập trung quanh giá trị trung bình, chủ yếu ở mức “đạt”. Đánh giá tổng hợp 6 tiêu chí trong tiêu chuẩn phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của GVMN cho thấy, chỉ có tiêu chí về phát triển chuyên môn bản thân, đánh giá ở mức “đạt” (CBQL= 2,63; GV=2,90). Tiêu chí 8 về “Quản lí nhóm, lớp”


có sự khác biệt trong đánh giá, CBQL đánh giá mức “đạt” (ĐTBC=2,31), GV đánh giá mức “khá” (ĐTBC=2,72). Các tiêu chí còn lại chỉ đánh giá ở mức “đạt”.

Hình2 1 Biểu đồ đánh giá chung tiêu chuẩn về phát triển chuyên môn nghiệp 1

Hình2.1.Biểu đồ đánh giá chung tiêu chuẩn về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ‌

Kết quả phân tích cho thấy năng lực chuyên môn, nghiệp của đội ngũ giáo viên mầm non ở miền Trung hiện nay chỉ đáp ứng mức “đạt” so với CNN, chưa đạt mức cao hơn là “khá” và “tốt” so với CNN. Kết quả phỏng vấn với một số CBQL, GV trường mầm non đều có chung nhận định về những hạn chế trong năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của GVMN theo CNN là: GV chưa mạnh dạn áp dụng phương pháp dạy học tích cực, các hoạt động trải nghiệm theo hướng lấy trẻ làm trung tâm (CBQL 13); GV chưa chú trọng việc cập nhật kiến thức chuyên môn theo yêu cầu của nền giáo dục hiện đại, chưa mạnh dạn nghiên cứu, sáng tạo và đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ (CBQL 14, GV2); GV chưa mạnh dạn đóng góp phát triển chương trình giáo dục nhà trường nên chưa tạo được không khí sinh hoạt chuyên môn sôi nổi (CBQL 16, GV2); một số GV khả năng sáng tạo trong chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế, xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ chưa thật sự linh hoạt, xây dựng bộ công cụ đánh giá trẻ chưa thật hiệu quả; một số GV bao quát trẻ chưa tốt, quản lí cơ sở vật chất và quản lí hồ sơ sổ sách của nhóm chưa cẩn thận…(CBQL 17, 18, GV1)… Vì vậy trong hoạt động quản lí chất lượng đội ngũ GVMN, các cấp quản lí


giáo dục (Sở, Phòng, Trường MN) cần đặc biệt chú trọng vấn đề tuyển dụng, cũng như đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp cho ĐNGV.

2.3.3. Xây dựng môi trường giáo dục‌

Môi trường giáo dục bao gồm môi trường vật chất và môi trường tâm lí - xã hội cần thiết, ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Đánh giá năng lực xây dựng môi trường giáo dục của GVMN được thực hiện với 2 tiêu chí: Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường. Kết quả thể hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7. Đánh giá về năng lực xây dựng môi trường giáo dục của GVMN‌


Stt

Nội dung

CBQL

Giáo viên

Sig

ĐTB

ĐLC

TH

ĐTB

ĐLC

TH

1

Xây dựng môi trường giáo dục

an toàn, lành mạnh, thân thiện

2,35



3,10





1.1

Thực hiện các quy định về môi

trường GD an toàn, lành mạnh không bạo lực đối với trẻ em


3,00


,000


1


3,66


,474


1


,000


1.2

Chủ động phát hiện, phản ánh kịp thời, đề xuất và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ gây mất an toàn, phòng, chống

bạo lực học đường…


2,25


,433


2


3,10


,299


2


,000


1.3

Chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp trong tổ chức xây dựng môi trường đảm bảo an toàn, lành mạnh,

thân thiện đối với trẻ em.


1,80


,400


3


2,56


,497


3


,000

2

hực hiện quyền dân chủ trong

nhà trường

2,46



3,12




2.1

Thực hiện quy định về quyền trẻ

em; quy định về quyền dân chủ

3,05

,218

1

3,64

,480

1

,000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.



… theo quy chế dân chủ trong

nhà trường









2.2

Đề xuất các biện pháp bảo vệ quyền trẻ em; xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế dân

chủ trong nhà trường


2,20


,400


2


2,96


,195


2


,000


2.3

Hướng dẫn, hỗ trợ và phối hợp

với đồng nghiệp trong thực hiện các quy định về quyền trẻ em


2,15


,574


3


2,76


,427


3


,000

Điểm trung bình chung

2,40

3,11


Bảng 2.7 cho thấy sự khác biệt trong đánh giá của CBQL và GV về mức độ đạt được của tiêu chuẩn 3 của GVMN, CBQL đánh giá ở mức “đạt” (ĐTBC=2,40), GV đánh giá ở mức cao hơn “khá” (ĐTBC=3,11). Phân tích từng tiêu chí như sau:

* Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện: Kết quả đánh giá ở mức “khá tốt” ở chỉ số “Thực hiện nghiêm túc các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh không bạo lực đối với trẻ em” (CBQL= 3,00; GV=3,66).Trong chăm sóc, giáo dục trẻ, GV cần phải luôn luôn yêu thương trẻ như con, khéo léo và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của trẻ là trẻ được ăn, được vui chơi và học tập. Muốn như vậy, trong quá trình giáo dục, GV cần tạo bầu không khí ấm cúng như trong gia đình, chú ý đáp ứng đúng lúc, kịp thời những nhu cầu cơ bản của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách thuận lợi (Cù Thị Thủy, 2018). Ngoài ra, GV phải là người sắp xếp, thiết kế phương tiện, thiết bị, môi trường học tập một cách khoa học, gọn gàng, có tính thẩm mĩ nhằm vừa tạo sự an toàn, phòng tránh các tai nạn, dịch bệnh gây ra cho trẻ vừa tạo cho trẻ bầu không khi kích thích, hứng khởi. Đánh giá cho thấy GV đã thực hiện rất tốt chỉ số này. Tuy nhiên, ở 2 chỉ số về việc “Chủ động phát hiện, phản ánh kịp thời, đề xuất và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ gây mất an toàn đối với trẻ em, phòng, chống bạo lực học đường…” (CBQL= 2,25; GV=3,10) và “Chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp xây dựng môi trường giáo dục” (CBQL= 1,80; GV=2,56) thì có sự khác biệt trong đánh giá, CBQL đánh giá ở mức “đạt”, trong khi GV tự đánh giá ở mức “khá”. Kết quả phân


tích Independent T-Test cũng cho thấy sự khác biệt trong đánh giá của hai đối tượng về giá trị trung bình khi giá trị sig<0,05.

* Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường: Thực hiện quyền dân chủ và xây dựng môi trường dân chủ là việc giáo viên thể hiện phong cách khoa học, văn hóa chia sẽ, hợp tác với đồng nghiệp hỗ trợ lẫn nhau nhau cùng phát triển. Thể hiện sự tự tin trong việc trình bày các quan điểm, chính kiến của mình, sẵn sàng đóng góp ý kiến để tạo tiền đề thông tin cần thiết trong việc đưa ra quyết định của người quản lí, hướng tới thực hiện văn hóa nhà trường trong sạch, lành mạnh.Kết quả đánh giá ở tiêu chí này cũng có sự khác biệt giữa CBQL và GV, đối với chỉ số “Thực hiện quy định về quyền trẻ em; quy định về quyền dân chủ … theo quy chế dân chủ trong nhà trường (CBQL= 3,05; GV=3,64), được đánh giá “khá”. Tuy nhiên, 02 chỉ số liên quan đến “Đề xuất các biện pháp bảo vệ quyền trẻ em; biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường” (CBQL= 2,20; GV=2,96) và chỉ số “Hướng dẫn, hỗ trợ và phối hợp với đồng nghiệp trong thực hiện quy chế dân chủ (CBQL= 2,15; GV=2,76) có sự khác biệt trong đánh giá khi CBQL đánh ở mở “đạt”, GV đánh giá ở mức “khá”. Kết quả phân tích Independent T-Test cũng cho thấy sự khác biệt trong đánh giá của hai đối tượng về giá trị trung bình khi giá trị sig<0,05.

Kết quả phỏng vấn một số CBQL, GV trường mầm non về những hạn chế trong tiêu chuẩn 3 của GVMN đều có chung đánh giá là: Một số giáo viên chưa có sự sáng tạo trong việc xây dựng môi trường giao dục cho trẻ hoạt động; chưa biết cách khai thác tối đa môi trường giáo dục sẳn có để xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động học, hoạt động chơi của trẻ tại trường mầm non mà còn vận dụng theo hướng dẫn, chưa làm tốt công tác tham mưu, đề xuất với nhà trường trong việc xây dựng môi trường giáo dục (CBQL 13); một số giáo viên chưa chủ động đề xuất các biện pháp bảo vệ quyền trẻ em, trong phối hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em, chưa tham gia đề xuất các biện pháp xây dụng chương trình giáo dục của nhà trường nhăm nâng cao kết quả chăm sóc giáo dục trẻ (GV 2, GV 5).


Như vậy, đánh giá chung về tiêu chuẩn 3, GVMN đã thực hiện các quy định về xây môi trường giáo dục và thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường mầm non, tuy nhiên tính chủ động trong thực hiện và đề xuất các biện pháp còn hạn chế, chưa đạt mức khá và tốt.

2.3.4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng‌

Tiêu chuẩn này nhằm đánh giá mức độ tham gia tổ chức và thực hiện việc xây dựng, phát triển mối quan hệ hợp tác với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em. Kết quả thể hiện trên bảng 2.8.

Bảng 2.8. Đánh giá về năng lực phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng của đội ngũ GVMN‌

Stt

Nội dung

CBQL

Giáo viên

Sig

ĐTB

ĐLC

TH

ĐTB

ĐLC

TH


1

Phối hợp với cha, mẹ và cộng

đồng để nâng cao chất lượng CS-ND-GD trẻ em


2,45




2,67





1.1

Xây dựng mối quan hệ gần gũi,

tôn trọng, hợp tác với cha, mẹ và cộng đồng


2,95


,383


1


3,32


,467


1


,000


1.2

Phối hợp kịp thời với cha, mẹ và cộng đồng để nâng cao chất lượng các hoạt động ND-CS-GD

phát triển toàn diện cho trẻ em


2,45


,498


2


2,56


,497


2


,003


1.3

Chia sẻ, hỗ trợ kiến thức, kỹ năng ND-CS-GD trẻ em cho gia đình và cộng đồng. Đề xuất các giải pháp tăng cường phối hợp giữa nhà trường với gia đình và

cộng đồng


1,95


,218


3


2,14


,346


3


,000

Xem tất cả 281 trang.

Ngày đăng: 23/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí