Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Bồi Dưỡng Kỹ Năng Tư Vấn Học Đường Cho Gv Thpt Vùng Đặc Biệt Khó Khăn

Giám sát (tương ứng với thuật ngữ Supervision) là quá trình hoạt động của chủ thể quản lý nhằm theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ của cấp dưới, khi thấy có sự sai lệch, lúng túng thì giúp sửa chữa hoặc hỗ trợ, giúp đỡ mọi đối tượng thực hiện tốt các nhiệm vụ bồi dưỡng đặt ra.

Việc cần thiết trong quá trình chỉ đạo của Giám đốc Sở GD&ĐT là tạo điều kiện thuận lợi về CSVC, thiết bị cũng như các điều kiện khác nhằm giúp cho bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, nâng cao năng lực hoạt động của GV.

Xử lý thông tin liên quan đến việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, thảo luận, bàn bạc dân chủ, công khai, phát huy sức mạnh của tập thể trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn.

d. Kiểm tra, đánh giá các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn

Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng trong quản lý quá trình sư phạm diễn ra trong nhà trường. Nó giúp chủ thể quản lý có thông tin phản hồi chính xác từ đối tượng quản lý. Việc kiểm tra đánh giá phải dựa trên chương trình, kế hoạch, phải có tiêu chí, chuẩn mực cụ thể cho từng loại hoạt động và phải được thực hiện hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.

Về cách tiến hành: Có thể kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên thông qua kết quả của các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, thông qua việc tự kiểm tra của các lớp, các chi đội có sự chỉ đạo giúp đỡ, cố vấn của GVCN đối với tập thể cá nhân. Việc đánh giá kết quả bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên cũng có thể được tiến hành thông qua thăm dò dư luận, trưng cầu ý kiến tập thể. Đồng thời cần có sự tổng kết, đánh giá, khen thưởng theo nhiều mức độ khác nhau và rút ra bài học kinh nghiệm.

Đánh giá nhân sự để đo lường kết quả công việc được giao và tìm ra những ưu, nhược điểm trong quá trình quản lý, thực hiện các hoạt động tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn để từ đó có hình thức khen thưởng khích lệ cách thành viên thực hiện tốt hơn, đồng thời chấn chỉnh các hoạt động kém hiệu quả để thực hiện đúng kế hoạch mục tiêu đề ra.

Ngoài ra công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn cần thực hiện một số nội dung công việc sau:

- Thiết lập các tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng.

- Lựa chọn và sử dụng các hình thức kiểm tra hợp lý, thuận lợi trong việc đo việc đo lường mức độ hoàn thành với các tiêu chí đặt ra.

- Thường xuyên kiểm tra để thu thập các thông tin, minh chứng đầy đủ, chính xác về hoạt động bồi dưỡng và đưa ra những đánh giá chính xác về hoạt động này.

- Sử dụng đánh giá một cách toàn diện để điều chỉnh hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo mục tiêu mong đợi.

Để công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên các trường trung học phổ thông vùng đặc biệt khó khăn được chính xác, khách quan đòi hỏi Giám đốc Sở GD&ĐT phải xây dựng được lực lượng kiểm tra, kế hoạch kiểm tra phù hợp. sử dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, đánh giá (định kỳ, đột xuất, trực tiếp, gián tiếp…) để thu thập được thông tin chính xác về hoạt động bồi dưỡng.

1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn

1.3.3.1. Các văn bản của Bộ, Sở GD&ĐT và sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT đối với hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV

Hiện nay hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho đội ngũ các GV của các nhà trường vẫn dựa vào các văn bản chỉ đạo của Sở , Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên các văn bản chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn chưa cụ thể dẫn đến việc xây dựng kế hoạch của nhà trường chưa đồng bộ. Điều đó cũng ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho đội ngũ các GV trong các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn.

1.3.3.2. Năng lực tổ chức của đội ngũ CBQL

TVHĐ nó được diễn ra trong và ngoài nhà trường, để việc thực hiện chương trình TVHĐ đạt hiệu quả thì năng lực tổ chức của đội ngũ CBQL có ảnh hưởng không nhỏ đến quả trình thực hiện bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ. Trong quá trình tổ chức để thực hiện chương trình, thì người tổ chức và chủ thể học sinh có mối quan hệ

hợp tác, tác động qua lại với nhau. Người tổ chức không những phải là người có uy ín, có năng lực cố vấn, điều hành mà còn phải có nhận thức đúng và am hiểu về lĩnh vực mình tổ chức.

Có thể nhận thấy việc tổ chức hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho đội ngũ GV đòi hỏi CBQL phải có năng lực, kinh nghiệm tổ chức trong hoạt động điều hành. CBQL có năng lực, có kinh nghiệm sẽ biết phát huy thế mạnh của nhà trường, thế mạnh của GV, các bộ phận cùng tham gia vào tổ chức chức hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho đội ngũ GV. Sự thiếu hụt về kinh nghiệm, năng lực quản lý sẽ dẫn đến hiệu quả tiêu cực như việc xác định mục tiêu, xác định nội dung, phương pháp giáo dục không chính xác hoặc quá trình chỉ đạo không đáp ứng nhu cầu thực tế của GV, của xã hội

1.3.3.3. Ý thức, thái độ của GV đối với hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường

Tính chủ động của giáo viên có tác động rất lớn tới việc thực hiện chương trình TVHĐ. Chủ thể giáo viên là chủ thể của hoạt động do vậy họ cần có sự hiểu biết về chương trình TVHĐ, năng lực tổ chức, kinh nghiệm, uy tín với tập thể giáo dục và đặc biệt là tính tích cực của học sinh.

Giáo viên - chủ thể của hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thực hiện chương trình TVHĐ. Nếu bản thân chủ thể nhận thức không đúng tham gia chương trình một cách thụ động, gò bó và mang tính hình thức. Do vậy, để việc thực hiện chương trình đạt hiệu quả cao nhất cần giúp học sinh nhận thức rõ mục tiêu của TVHĐ là lựa chọn được hướng đi nghề nghiệp đúng đắn cho tương lai của mình. Chính TVHĐ sẽ phát huy được tính tích cực của mỗi con người từ đó các em phát triển được kiến thức, kỹ năng, thái độ và hoàn thiện nhân cách của mình.

1.3.3.4. Cơ sở vật chất của nhà trường

Điều kiện CSVC là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV, góp phần không nhỏ việc chuyển hóa nhận thức và khả năng thực hành của GV vào thực tế.

Nếu CSVC không đầy đủ thì việc bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV chỉ dừng ở mức độ cung cấp các thông tin thì không mang lại tính hiệu quả cao. Vì vậy, hàng năm cần xây dựng kế hoạch cụ thể đầu tư CSVC phục vụ cho hoạt động tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ ban đại diện cha mẹ học sinh hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động.

Tiểu kết chương 1


Kỹ năng tư vấn học đường là sự vận dụng kiến thức về tư vấn của nhà giáo dục vào quá trình trợ giúp học sinh, giúp các em vượt qua được những trở ngại và khó khăn trong học tập, trong mối quan hệ với những người xung quanh, trong việc tham gia các hoạt động giáo dục, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình phát triển nhân cách của các em.

Kỹ năng tư vấn học đường của GV bao gồm 2 nhóm kỹ năng chính đó là kỹ năng chung trong tư vấn tâm lý và kỹ năng chuyên biệt trong tư vấn học đường. Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên là những hoạt động có mục đích, của chủ thể quản lý đến quá trình cập nhật, bổ sung kiến thức và rèn luyện kỹ năng tư vấn học đường của giáo viên, giúp giáo viên nâng cao kỹ năng tư vấn học đường của bản thân.

Nội dung tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên THPT vùng đặc biệt khó khăn bao gồm các hoạt động: Lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT; Tổ chức triển khai các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT; Chỉ đạo thực hiện các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT; Kiểm tra, đánh giá các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên THPT vùng đặc biệt khó khăn gồm 4 yếu tố cơ bản đó là: Các văn bản của Bộ, Sở GD&ĐT và sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT đối với hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV; Năng lực tổ chức của đội ngũ CBQL; Ý thức, thái độ của GV đối với hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường; CSVC của nhà trường.

Chương 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG

TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TỈNH BẮC KẠN‌

2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn

2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn

Tỉnh Bắc Kạn là tỉnh miền núi, ở vị trí trung tâm các tỉnh Việt Bắc, có tọa độ địa lý từ 21048’ - 22044’ độ Vĩ Bắc và 105026’ - 106015’ độ Kinh Đông. Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng.

Năm 2017 dân số trung bình của tỉnh là 323.221 người, tăng 1,32% so năm 2016, trong đó khu vực thành thị chiếm 18,77% khu vực nông thôn là 81,23%; tỷ lệ tăng tự nhiên là 9,45%, nam chiếm 48,71% và nữ chiếm 51,29%; Tốc độ tăng dân số trung bình cả giai đoạn 2013-2017 là 1,18% /năm.

Trên địa bàn tỉnh có 7 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Tày chiếm khoảng 60%, Kinh chiếm 20%, Dao 9,8%, Nùng 7,4%, còn lại là các dân tộc khác như dân tộc Mông, Sán Chay, Sán Dìu.

Dân số phân bố khá đều cho 8 đơn vị hành chính cấp huyện; mật độ dân số trung bình toàn tỉnh năm 2017 là 66,51 người/km2 trong đó đông nhất tập trung ở thành phố Bắc Kạn là 300,77 người/km2; huyện Ngân Sơn có mật độ dân thấp nhất là 47,54 người/km2.

Đặc điểm lao động và việc làm

Lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2017 có 229,112 nghìn người, chiếm 70,88% số dân toàn tỉnh trong đó có 226,958 nghìn người đang làm việc. Lao động được qua đào tạo nghề còn thấp, năm 2017 tỷ lệ lao động được đào tạo nghề mới đạt 16,3% trong tổng số lao động, trong đó người dân tộc thiểu số được đào tạo nghề chỉ chiếm khoảng 3,5% số lao động.

Lao động có tay nghề cao, kỹ thuật giỏi và có trình độ cơ bản từ trung cấp đến đại học được tập trung chủ yếu trong các cơ quan nhà nước cấp tỉnh và ở thành phố Bắc Kạn, các đơn vị quốc doanh.

Lực lượng lao động có chiều hướng tăng ở thành thị và giảm ở nông thôn. Tuy nhiên, số lao động thiếu việc làm theo mùa vụ hiện nay còn khá lớn, theo ước tính, lao động khu vực nông nghiệp hiện nay mới sử dụng khoảng 83% thời gian trong năm, còn lại là thời gian nông nhàn.

Thu nhập và mức sống

Thực hiện các chương trình, dự án của Chính phủ và các Bộ, ngành hỗ trợ cho vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều nỗ lực trong công tác xóa đói giảm nghèo như cấp đất cho đồng bào thiếu đất sản xuất, cho vay vốn ưu đãi, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều có xu hướng giảm từ 26,61% năm 2016 đến năm 2017 giảm xuống còn 24,53%, cải thiện đáng kể điều kiện sinh hoạt, học hành, chăm sóc sức khỏe từng bước nâng cao mức sống của người dân, đặc biệt là ở những xã vùng xa, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, mức thu nhập của người dân ngày càng được năng lên. Năm 2017 thu nhập bình quân đầu người được 2,128 triệu đồng/tháng trong đó khu vực thành thị thu nhập bình quân 3,69 triệu đồng/tháng cao gấp 2,7 lần so khu vực nông thôn [Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn]. Sự chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư và giữa các địa phương trong tỉnh có xu hướng ngày càng tăng

2.1.2. Tình hình giáo dục THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn

Tỉnh Bắc Kạn có 15 trường THPT (04 trường THPT công lập có cấp THCS; 10 trường THPT công lập và 01 trường THPT dân lập) với 207 lớp và 7.372 học sinh. Trong đó, có 05 trường THPT thuộc vùng đặc biệt khó khăn với 59 lớp và 1.613 học sinh; trình độ của GV có tỉ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn là 100% (trên chuẩn là 4,0%) trường THPT vùng đặc biệt khó khăn đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Bảng 2.1. Qui mô phát triển số lượng HS THPT

vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn trong 3 năm học trở lại đây



Khối lớp

Năm học 2016 -2017

Năm học 2017 -2018

Năm học 2018 -2019

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Lớp 10

19

588

19

534

22

589

Lớp 11

18

535

19

581

17

483

Lớp 12

19

578

18

523

20

541

Cộng

56

1.701

56

1.638

59

1.613

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên trung học phổ thông vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn - 6

Bảng 2.2. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của HS THPT

vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn trong 3 năm học trở lại đây



Năm học


Tổng số HS

Kết quả xếp loại Hạnh kiểm

Tốt

Khá

TB

Yếu

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

2016- 2017

1.701

1.120

65,84

374

21,99

162

9,52

45

2,65

2017 - 2018

1.638

1.110

67,77

375

22,89

133

8,12

20

1,22

2018 - 2019

1.613

1.108

68,69

343

21,27

121

7,50

41

2,54


Bảng 2.3. Kết quả xếp loại học lực của HS THPT

vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn trong 3 năm học trở lại đây



Năm học


Tổng số HS

Kết quả xếp loại Học lực

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

2016 - 2017

1.701

40

2,35

623

36,62

993

58,38

45

2,65

40

2,35

2017 - 2018

1.638

38

2,32

444

27,11

985

60,13

169

10,32

2

0,12

2018 - 2019

1.613

38

2,35

509

31,55

925

57,35

138

8,56

3

0,19

(Nguồn Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Kạn)

Các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn đã tích cực tổ chức cho GV thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động sáng tạo, tăng cường năng lực tự học của HS; đổi mới hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá; thực hiện đánh giá xếp loại học lực và hạnh kiểm đúng qui chế. Quan tâm việc tổ chức sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, giới thiệu, trao đổi, thảo luận nhằm đổi mới phương pháp dạy học. Đến nay, đa số GV có tuổi đời dưới 50 (đối với nữ), dưới 55 (đối với nam) đều có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác soạn và giảng, trình chiếu.

Công tác xã hội hóa GD được các trường quan tâm. Đặc biệt sự phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹ HS, chính quyền địa phương, các đơn vị đóng trên địa bàn và phát huy mạnh mẽ vai trò của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực giáo dục kĩ năng sống, tổ chức các hoạt động khuyến khích tài năng trẻ trong học tập, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao.

Tuy nhiên, do các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn ở xa trung tâm tỉnh nên CSVC còn khó khăn, chưa có đủ các phòng bộ môn để phục vụ đổi mới phương pháp giảng dạy, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng học tập của HS.

Bảng 2.4. Thống kê về trình độ đào tạo của đội ngũ GV THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn trong 3 năm học trở lại đây‌


Năm học

Tổng Số


Nữ

Trình độ

đào tạo

TĐ lí luận

Độ tuổi

Đảng viên

Ths

ĐH

CC

TC

<30

30-50

>50

2016 - 2017

110

65

3

107

0

0

6

21

71

18

64

2017 - 2018

102

61

4

98

0

0

8

18

70

14

65

2018 - 2019

101

71

5

96

0

0

9

16

74

11

66

(Nguồn Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Kạn)

Số lượng GV THPT vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh trong vòng ba năm trở lại đây nhìn chung tương đối ổn định. Tổng số GV đến năm học 2018 - 2019 là 101 người. Trình độ đào tạo của đội ngũ được nâng lên rõ rệt. Tỉ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo là 100%.

Sở dĩ có được trình độ đào tạo đội ngũ GV THPT vùng đặc biệt khó khăn như vậy là do nhu cầu học tập nâng cao trình độ của GV. Bên cạnh đó, ngành GD&ĐT tỉnh Bắc Kạn đã hết sức chú trọng đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ bằng cách nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV về công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đây có thể coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Sở GD&ĐT đưa vào kế hoạch hoạt động trong mỗi năm học. Trong những năm qua Sở GD&ĐT đã mở nhiều lớp bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên, có rất nhiều GV tự nguyện đăng kí tham gia các lớp học nâng cao trình độ đào tạo.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/05/2023