Thực Trạng Chỉ Đạo Thực Hiện Các Hoạt Động Bồi Dưỡng Kỹ Năng Tư Vấn Học Đường Cho Gv Thpt Vùng Đặc Biệt Khó Khăn, Tỉnh Bắc Kạn

2.3.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn

Để đánh giá về thực trạng chỉ đạo thực hiện các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 7 phụ lục 1, kết quả thể hiện ở bảng số 2.13.

Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL, GV về việc chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện


X


Thứ bậc

Thường

xuyên

Đôi khi

Không thực

hiện

SL

%

SL

%

SL

%


1

Hướng dẫn các trường triển khai nhiệm vụ bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV theo kế hoạch của Sở Giáo dục

và Đào tạo


28


35,0


32


40,0


20


25,0


2,10


2


2

Chỉ đạo đổi mới, đa dạng hóa

hình thức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV


28


35,0


37


46,2


15


18,8


2,16


1


3

Tăng cường giám sát vai trò của CBQL với hoạt động bồi dưỡng kỹ

năng tư vấn học đường cho GV


24


30,0


34


42,5


22


27,5


2,03


4


4

Phổ biến kế hoạch sâu rộng một cách cụ thể tới các chủ thể liên quan đến hoạt động bồi dưỡng kỹ

năng tư vấn học đường cho GV


27


33,8


32


40,0


21


26,2


2,08


3


5

Nêu gương điển hình về công tác

tư vấn học đường ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn


9


11,2


31


38,8


40


50,0


1,61


6


6

Chỉ đạo các trường động viên và khích lệ GV tích cực triển khai, duy trì các hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng kỹ năng tư vấn

học đường


10


12,5


32


40,0


38


47,5


1,65


5

Điểm trung bình

1,90


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên trung học phổ thông vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn - 9

Qua bảng 2.13 cho thấy: Công tác chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn được các khách thể điều tra đánh giá với mức điểm trung bình là 1,90 (mức trung bình).

Qua đó thấy rằng công tác chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn còn chưa được quan tâm, phần lớn các nội dung có số điểm trung bình tương đối thấp.

Những nội dung có số điểm trung bình thấp nhất là hai nội dung “Nêu gương điển hình về công tác tư vấn học đường ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn” và nội dung “Chỉ đạo các trường động viên và khích lệ GV tích cực triển khai, duy trì các hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường” có số điểm trung bình lần lượt là 1,61 và 1,65. Sở dĩ công tác “Nêu gương điển hình về công tác tư vấn học đường” chưa được chú trọng bởi hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường tại các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn chưa được quan tâm. Trao đổi với cô Nông Thị Hạnh “Các trường THPT của tỉnh Bắc Kạn còn nhiều khó khăn nên việc quan tâm đến công tác bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV chưa thực sự tốt. Thời gian vừa qua, hoạt động này đã được chú trọng nhưng chưa thực sự quan tâm đến chất lượng của hoạt động bồi dưỡng”.

2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn

Để đánh giá thực trạng kiểm tra, đánh giá các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 8 phụ lục 1, kết quả được thể hiện ở bảng 2.14.

Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL, GV về việc kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn‌


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện


X


Thứ bậc

Thường

xuyên

Đôi khi

Không

thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%

1

Phân công lực lượng kiểm

tra công tác bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường


22


27,5


34


42,5


24


30,0


1,98


3

2

Xây dựng và quy định các tiểu chuẩn đánh giá hoạt động bồi dưỡng kỹ năng

tư vấn học đường


12


15,0


24


30,0


44


55,0


1,60


5

3

Tiến hành đánh giá kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng

tư vấn học đường


23


28,8


35


43,8


22


27,4


2,01


2

4

Theo dõi, giám sát hoạt động bồi dưỡng kỹ năng

tư vấn học đường


18


22,5


33


41,3


29


36,2


1,86


4

5

Tổng kết, rút kinh nghiệm từng giai đoạn để kịp thời điều chỉnh hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học

đường một cách hiệu quả


31


38,8


34


42,5


15


18,7


2,20


1

Điểm trung bình

1,93


Qua bảng 2.14 cho thấy: Việc kiểm tra, đánh giá các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn chưa được quan tâm thấu đáo. Việc kiểm tra, đánh giá các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn được các khách thể điều tra đánh giá với điểm trung bình là 1,93 (đạt mức trung bình).

Trong đó, số ý kiến đánh giá mức độ thực hiện “đôi khi” “không thực hiện” ở các nội dung điều tra đều trên 60%. Điều này cho thấy hoạt động bồi dưỡng

kỹ năng tư vấn học đường cho các GV THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn còn hạn chế. Công việc của CBQL mới đang trong giai đoạn lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch, các giai đoạn sau như chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết quả còn đang từng bước thực hiện và chưa có sự quan tâm đúng mức.

Đặc biệt là nội dung “Xây dựng và quy định các tiểu chuẩn đánh giá hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường” có số điểm trung bình là 1,60 với số lượng ý kiến đánh giá “đôi khi” “không thực hiện” lên đến 85%. Kết quả này cho thấy hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường đang bắt đầu thực hiện nên các CBQL chưa xây dựng được các quy định và tiêu chuẩn đánh giá về hoạt động này.

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn

Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 9 phần phụ lục, kết quả được thể hiện ở bảng 2.15.

Bảng 2.15. Đánh giá của khách thể điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn


TT


Các yếu tố ảnh hưởng

Mức độ thực hiện


X


Thứ bậc

Ảnh hưởng

nhiều

Ảnh

hưởng

Không ảnh

hưởng

SL

%

SL

%

SL

%


1

Các văn bản của Bộ, Sở GD&ĐT và sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT đối với hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư

vấn học đường cho GV


50


62,5


21


26,2


9


11,3


2,51


3

2

Năng lực tổ chức của đội

ngũ CBQL

53

66,2

19

23,8

8

10

2,56

1


3

Ý thức, thái độ của GV đối với hoạt động bồi dưỡng kỹ

năng tư vấn học đường


50


62,5


23


28,7


7


8,8


2,54


2

4

Cơ sở vật chất của nhà

trường

18

22,5

40

50

22

27,5

1,95

4

Điểm trung bình

2,39


Qua bảng 2.15 cho thấy: Các yếu tố trên đều ảnh hưởng đến tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn được các khách thể điều tra đánh giá với điểm trung bình là 2,39 (mức độ cao).

Có thể thấy rằng hầu hết các yếu tố trên đều ảnh hưởng đến tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn ở mức độ cao. Cụ thể như sau:

Yếu tố “Năng lực tổ chức của đội ngũ CBQL” có mức độ ảnh hưởng nhiều nhất có số điểm trung bình là 2,56 trong đó (số ý kiến đánh mức độ rất ảnh hưởng là 66,2%, ảnh hưởng là 23,8%; không ảnh hưởng là 10%). Nếu năng lực tổ chức của đội ngũ CBQL kém thì công tác bồi dưỡng kỹ năng TVĐH sẽ không hiệu quả. Do đó “Năng lực tổ chức của đội ngũ CBQL” là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến công tác tổ chức tư vấn học đường.

Đứng thứ hai là yếu tố “Ý thức, thái độ của GV đối với hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường” có số điểm trung bình là 2,54 trong đó (số ý kiến đánh mức độ rất ảnh hưởng là 62,5%, ảnh hưởng là 28,7%; không ảnh hưởng là 8,8%). Thực tế trên cho thấy, công tác tư vấn học đường là một công việc kiêm nhiệm đòi hỏi những kỹ thuật chuyên môn sâu. Nếu người GV làm công tác TVHĐ trong quá trình bồi dưỡng mà ý thức, thái độ không tốt sẽ khó có thể làm tốt được nhiệm vụ TVHĐ.

Tiếp đến là yếu tố “Các văn bản của Bộ, Sở GD&ĐT và sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT đối với hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV” với số điểm trung bình là 2,51 trong đó (số ý kiến đánh mức độ rất ảnh hưởng là 62,5%, ảnh hưởng là 26,2%, không ảnh hưởng là 11,3%). Hệ thống văn bản chỉ đạo của cấp trên chưa đồng bộ, sẽ rất khó để triển khai kế hoạch. Đặc biệt là nội dung kỹ năng tư vấn học đường còn khá mới nên rất cần có sự chỉ đạo xuyên suốt từ cấp trên thì việc thực hiện mới đồng bộ, hiệu quả.

Yếu tố ít ảnh hưởng nhất là “Cơ sở vật chất của nhà trường” có số điểm trung bình là 1,95. Hoạt bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên có thể thực hiện ngay trên lớp, cho dù cơ sở vật chất tại nơi thực hiện hoạt động TVHĐ có hiện đại hay nghèo nàn thì hoạt động này vẫn có thể diễn ra. Do đó cơ sở vật chất không phải là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến hoạt động này.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn

2.5.1. Ưu điểm

Hoạt động bồi dưỡng và tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn đã được thực hiện cơ bản đảm bảo ở tất cả các khâu: Khảo sát nhận thức, nhu cầu; lập kế hoạch, tổ chức bộ máy, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá...

Trong những năm qua, CBQL các trường THPT đều xác định sự cần thiết được bồi dưỡng dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên để nâng cao kỹ năng tư vấn học đường cho đội ngũ giáo viên nhà trường, trên cơ sở đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn đã quan tâm hơn đến công tác tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên từ xây dựng kế hoạch, bố trí mời giảng viên có uy tín, chất lượng, lựa chọn nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức, biện pháp... để bồi dưỡng và được các đối tượng bồi dưỡng đánh giá thiết thực và đạt hiệu quả; tích cực nâng cao các điều kiện để công tác tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn ngày càng có hiệu quả và chất lượng hơn.

Bên cạnh đó, xã hội ngày càng quan tâm đến sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục THPT nói riêng nên cùng với sự đầu tư của nhà nước, thì sự quan tâm đầu tư của các nguồn lực bên ngoài đã góp phần tạo nên CSVC, trang thiết bị các trường THPT ngày một đầy đủ, quy mô đảm bảo cho các hoạt động giáo dục, trong đó có hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên đạt hiệu quả.

Đồng thời, hoạt động TVHĐ tại các trường THPT vùng đặc biệt khó khăm, tỉnh Bắc Kạn đã được triển khai và học sinh bước đầu đã có mong muốn được tham gia, tháo gỡ khó khăn.

2.5.2. Hạn chế

Thứ nhất, một bộ phận CBQL và GV chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ. Nguyên nhân do các văn bản chỉ đạo của Bộ và Sở GD& ĐT về công tác TVHĐ còn ít nên một bộ phận CBQL và GV không chú trọng đến công tác này. Đồng thời, đây là một nhiệm vụ kiêm nhiệm nên một số CBQL, GV chưa thực sự coi trọng.

Thứ hai, nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn chưa phù hợp. Nguyên nhân do hoạt động năng lực tổ chức hoạt động và đội ngũ báo viên tham gia hoạt động bồi dưỡng TVHĐ cho GV chưa xác định rõ được nhu cầu và những kỹ năng còn hạn chế của đội ngũ GV tham gia hoạt động TVHĐ tại các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn nên chưa xây dựng được nội dung, phương pháp và hình thức phù hợp.

Thứ ba, về tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ mặc dù đã sử dụng đa dạng các biện pháp tổ chức bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ, tuy nhiên một số biện pháp thực hiện chưa có hiệu quả cao. Những tác động quản lý chưa đủ lực để tạo được cú hích mạnh thúc đẩy hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ nhằm đạt được mục tiêu mong muốn là góp phần giáo dục toàn diện cho HS. Nguyên nhân do năng lực tổ chức của CBQL về công tác TVHĐ còn kém, công tác chỉ đạo chưa sát đối với hoạt động TVHĐ.

Cuối cùng, việc kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ còn chưa thật đúng mức. Nguyên nhân do hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường mới bắt đầu thực hiện nên các CBQL chưa xây dựng được các quy định và tiêu chuẩn đánh giá về hoạt động này.

Tiểu kết chương 2

Công tác tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn là một nhiệm vụ quản lý của nhà quản lý nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Trong chương 2, đề tài đã đề cập đến những thuận lợi, khó khăn trong công tác tổ chức bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cũng như việc tổ chức công tác này từ việc xây dựng kế hoạch; tổ chức chỉ đạo; kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ.

Có thể nói, trong việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn, CBQL có tác động nhất định đến công tác này nhưng tác động chưa sâu nên mới đạt mục tiêu về số lượng mà chưa đạt về chất lượng, chưa có chiều sâu.

Về hiệu quả, việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường vẫn còn hạn chế, hiệu quả cũng chỉ tập trung ở mức vừa phải. Có thể cụ thể hóa ở những nguyên nhân sau:

Nội dung bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên ở các nhà trường chưa thống nhất. Nguyên nhân điều này do thiếu văn bản quản lý, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Công tác phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về năng lực chuyên môn, kỹ năng xây dựng và kế hoạch thực hiện bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên còn chưa thực sự quan tâm đầy đủ. Về kiến thức, giáo viên làm công tác tư vấn có thể lĩnh hội qua những lớp bồi dưỡng nhưng về kỹ năng thì đòi hỏi phải thực hành qua thực tiễn. Hầu hết CBQL còn nhiều lúng túng vì họ chưa thành thạo trong việc bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên.

Hiện nay chưa có hệ thống tiêu chí, các công cụ đánh giá và các thang đo phù hợp để đánh giá kế quả của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên.

Kết quả thu được cho thấy, cần phải có những biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả tổ chức bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho giáo viên THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn, hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện thành công công cuộc đổi mới quản lý giáo dục và yêu cầu phát triển giáo dục đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 25/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí