Tăng Trưởng Gdp Của Việt Nam Từ Năm 2000 Đến Năm 2010



đều ế ẩm là thực tế ai cũng có thể nhận thấy. Hàng chất kho không bán được đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp đang gặp khó khăn từng ngày. Doanh nghiệp gặp nguy dòng tiền ứ lại, cả nền kinh tế như trong tình trạng “ốm mệt”.

2.2.1.3. Môi trường chính trị pháp luật quốc tế

Theo xu thế hội nhập khu vực và thế giới, chính phủ mỗi nước đều phải cải cách về thể chế, pháp luật, chính sách cho phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Trên con đường ấy, Việt Nam chúng ta đã tiến hành cải cách cơ bản hệ thống pháp luật, đã ban hành nhiều văn bản quan trọng để khai thông quan hệ giao lưu buôn bán quốc tế, các hiệp định song phương, đa phương, chính sách đối ngoại cởi mở của chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài đến làm ăn tại Việt Nam, doanh nhân Việt Nam làm ăn tại nước ngoài. Thủ tục xuất nhập cảnh giữa các nước ngày càng trở nên đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng.

Xu hướng toàn cầu hóa đang từng bước làm nền kinh tế thế giới hợp thành một khối. Cũng nhờ có sự giao thương với nhau mà nền kinh tế các nước có sự chuyển biến mạnh mẽ, thực tế tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong một vài năm vừa qua cũng không thực sự suôn sẻ gây ảnh hưởng rất lớn đến ngành du lịch thế giới cũng như ngành du lịch Việt Nam. Với những đặc tính riêng của mình, ngành du lịch cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007 - 2009 nền kinh tế của các nước tăng trưởng yếu dẫn đến mức sống cũng như số tiền người dân sẵn sàng chi trả để đi du lịch cũng giảm theo. Ngoài ra trận siêu động đất, sóng thần xảy ra ngày 11/3/2011 tại Nhật Bản làm cho nền kinh tế của nước này cũng như sự phát triển kinh tế của một số quốc gia khác cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hay tình hình lạm phát tăng cao tại Trung Quốc cũng như các quốc gia lân cận cũng làm cho lượng khách du lịch từ những quốc gia này ít có nhu cầu đi du lịch hơn.

Về khách hàng.

Đi đôi với việc mở rộng quan hệ ngoại giao, giao lưu kinh tế, văn hóa là nhu cầu trao đổi thông tin. Chính vì lẽ đó xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới tự thân nó đã tạo cho các cơ quan doanh nghiệp khai thác, kinh doanh dịch vụ du lịch



phải có một thị trường ngày càng rộng lớn. Trong quá trình giao lưu quốc tế trình độ của người dân được nâng cao vì thế khách hàng ngày một khó tính hơn, yêu cầu đòi hỏi đối với chất lượng dịch vụ ngày một khắt khe hơn.

Về đối thủ cạnh tranh

Tự do hóa thương mại, mở cửa nền kinh tế dẫn đến sự cạnh tranh trên thương trường trở nên sôi động hơn; trên thị trường không chỉ có ngày càng nhiều những đối thủ cạnh tranh trong nước mà còn có những nhà đầu tư quốc tế với xu thế vượt trội, các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trở nên khó xác định và xuất hiện ngày càng nhiều.

+ Những yếu tố về tính chất cạnh tranh: như cạnh tranh giữa các sản phẩm thay thế cho nhau để cùng thoả mãn một mong muốn, cạnh tranh mong muốn tức là cạnh tranh về mức độ ưu tiên khi mua sắm giữa các sản phẩm có công dụng khác nhau đặt trong mối quan hệ với thu nhập; cạnh tranh trong cùng loại sản phẩm; cạnh tranh giữa các nhãn hiệu.

+ Những yếu tố về áp lực cạnh tranh trong một ngành như: Cơ cấu cạnh tranh đó là số lượng và tầm cỡ các công ty cạnh tranh trong cùng ngành kinh doanh, nếu số doanh nghiệp nhỏ lẻ nhiều, hoạt động riêng rẽ đó không có doanh nghiệp nắm quyền thống lĩnh trong ngành sẽ tạo ra cơ cấu cạnh tranh phân tán. Tình hình nhu cầu thị trường, nếu quy mô nhu cầu lớn và tăng thì áp lực cạnh tranh sẽ giảm ngược lại nếu nhu cầu thị trường nhỏ giảm sút thì cạnh tranh trở nên gay gắt. Rào chắn ngăn chặn rút ngành: Khi các điều kiện kinh doanh trong ngành xấu đi, kinh doanh khó khăn buộc các doanh nghiệp phải tính đến chuyện rút khỏi ngành; việc rút khỏi ngành làm cho các doanh nghiệp bị tổn thất và mất mát; nếu sự mất mát đó càng nhiều thì cạnh tranh càng mãnh liệt.

Về bạn hàng

Trong điều kiện mở rộng quan hệ buôn bán quốc tế các doanh nghiệp nói chung và ngành du lịch Việt Nam nói riêng có điều kiện để lựa chọn cho mình những bạn hàng phù hợp về chất lượng và giá cả. Hiện nay có rất nhiều công ty du lịch các nước trong khu vực như Singapo, Indonexia, Thái Lan… liên doanh liên kết hợp tác kinh doanh với các công ty du lịch trong nước. Họ mở các tua đưa khách du lịch của



họ sang nước ta và ngược lại là cơ hội tốt cho doanh nghiệp du lịch Việt Nam nói

chung và khu di tích thắng cảnh Hương Sơn nói riêng phát triển.

2.2.2. Môi trường vĩ mô trong nước

2.2.2.1. Môi trường chính trị pháp luật

Tình hình chính trị, xã hội của Việt Nam thời gian qua được ổn định và giữ vững; điều đó đã tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và các đơn vị doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch nói riêng trong đó có điểm đến du lịch Hương Sơn. Sự ổn định chính trị tạo điều kiện thuận lợi để du lịch Hương Sơn mở rộng đầu tư hoạt động dịch vụ du lịch và sản phẩm du lịch.

So với sự bất ổn của nhiều khu vực trên thế giới thì môi trường an ninh chính trị của Việt Nam là rất ổn định, an toàn. Việt Nam được thế giới đánh giá là một trong những điểm đến an toàn nhất thế giới và với lợi thế tự nhiên, văn hóa đặc sắc cùng với môi trường chính trị ổn định chúng ta rất thuận lợi phát triển ngành du lịch của mình.

Tuy nhiên gần đây xảy ra những xung đột giữa các quốc gia trên biển Đông làm cho người dân tại nhiều quốc gia quan ngại. Những sự xung đột như thế này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến lượng khách du lịch đến Việt Nam nói chung và khu du lịch Hương Sơn nói riêng.

2.2.2.2. Môi trường kinh tế

Trong những năm qua, do nền kinh tế thế giới bị suy thoái toàn cầu nên tình hình kinh tế Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên có ít bị ảnh hưởng và có tốc độ tăng trưởng đạt ở mức cao.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước: Tăng trưởng ổn định hay suy giảm.

- Tiềm năng kinh tế và sự gia tăng đầu tư của các ngành và của nền kinh tế

quốc dân.

- Các chính sách về tiền tệ, tín dụng, tài chính quốc gia.

- Giai đoạn trong chu kỳ kinh tế đang trải qua.


Các yếu tố trên tác động đến cả sản xuất, tiêu dùng, ảnh hưởng đến sức mua của khách hàng, là máy đo “nhiệt độ” của thị trường, quy định thách thức sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp trong kinh doanh.



Nếu tốc độ phát triển kinh tế nhanh, ổn định; lạm phát và lãi suất ngân hàng được kiểm soát, các doanh nghiệp có cơ hội gia tăng đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh, cán bộ và công nhân viên có thu nhập ổn định sẽ gia tăng sức mua trên thị trường.

Cùng với việc khuyến khích các thành phần tham gia phát triển kinh tế, trong những năm qua, các cơ chế chính sách luôn được bổ sung và sửa đổi nhất là đối với chính sách thu hút đầu tư, giảm thiểu thủ tục hành chính đã thu hút và thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế toàn quốc.


Nội dung Năm

2007

2008

2009

2010

2011

Tổng sản phẩm quốc nội

(Tính theo tỷ USD, làm tròn)

70

89

91

101

119

GDP/ đầu người

(Tính theo USD)

843

1.052

1.064

1.168

1.300

Tỷ lệ tăng giảm GDP

(Tăng giảm % so với năm trước)

8,5

6,2

5,3

6,7

5,89

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Thống kê tăng trưởng GDP của Việt nam trong các năm gần đây

( Nguồn: Tổng cục thống kê)

Trong những năm qua cùng với sự phát triển không ngừng trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ yêu cầu về du lịch nhất là lĩnh vực phát triển du lịch tâm linh là một vấn đề bức thiết. Đòi hỏi về nhân lực và vật lực cho ngành du lịch mới đáp ứng được yêu cầu trong thời gian tới.

Trong nhiều năm qua, nền kinh tế Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng cao, GDP luôn ổn định ở mức cao trên 8%. Sự tăng trưởng cao này cũng đồng nghĩa với khả năng chi trả cho các sản phẩm tư vấn của các doanh nghiệp trong nước sẽ có xu hướng tăng lên trong tương lai, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp làm du lịch phát triển.

Tình hình kinh tế thế giới từ năm 2008 trở lại đây đang lâm vào tình trạng suy thoái. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới này cũng đã ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam cho dù GDP của Việt Nam vẫn tăng trưởng (thấp hơn các năm trước).


Hình 1 8 Tăng trưởng GDP của Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2010 Nguồn Niên giám 1


Hình 1.8. Tăng trưởng GDP của Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2010


Nguồn: Niên giám thống kê và báo cáo KH 2009, 2010 của bộ

Trong tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã phải điều chỉnh lại hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến lĩnh vực du lịch. Đây là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực làm du lịch.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2011 - 2020 đã xác định “Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh” với định hướng mục tiêu nằm vào “Phát triển khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn các khu vực sản xuất và cao hơn tốc độ tăng GDP là một hướng quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế”.

2.2.2.3. Môi trường văn hóa xã hội

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có chính trị ổn định. Các vấn đề về việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của nhân dân, cải tiến phương pháp giáo dục… luôn được Đảng và nhà nước quan tâm thấu đáo. Theo Báo cáo phát triển con người năm 2010 do Tổ chức Chương trình Phát Triển Liên Hợp Quốc UNDP công bố, Việt Nam xếp thứ 113/169 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về chỉ số phát triển con người (HDI), thuộc nhóm các nước có chỉ số phát triển con người trung bình.



Thống kê cho thấy, năm 2011, tại Việt Nam lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 51,39 triệu người, tăng 1,97% so với năm 2010. Hàng nghìn tỷ đồng đã được chi để tạo việc làm và dạy nghề cho người lao động trên cả nước.

Việc làm bền vững là cơ hội việc làm có năng suất, có mức thu nhập công bằng, bảo đảm an toàn ở nơi làm việc và bảo trợ xã hội về mặt gia đình. Thúc đẩy việc làm bền vững ở các quốc gia nói chung và ở Việt Nam nói riêng chính là con đường thoát nghèo và bảo đảm an sinh xã hội.

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Việt Nam là 1 trong 2 quốc gia đầu tiên trên thế giới được ILO lựa chọn triển khai áp dụng bộ công cụ lồng ghép việc làm và việc làm bền vững của Liên Hợp Quốc (Tool Kit for mainsteaming Employment and Decent work) nhằm đánh giá mức độ lồng ghép việc làm và việc làm bền vững.

Thống kê cho thấy, năm 2011, tại Việt Nam lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 51,39 triệu người, tăng 1,97% so với năm 2010, trong đó lao động nam chiếm 51,6%; lao động nữ chiếm 48,4%. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,48 triệu người, tăng 0,12%.

Ở Việt Nam từ năm 2001 tới nay, chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đã được xây dựng và triển khai qua hai giai đoạn 2001- 2005 và đến 2010, Chương trình đã có sự lồng ghép hiệu quả với các chương trình kinh tế xã hội khác đem góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động…

Khi dân trí phát triển, hiểu biết của người dân nâng cao, thì lúc này yêu cầu của người dân đối với các sản phẩm, dịch vụ cũng sẽ khắt khe hơn, cần nhiều chất lượng hơn là số lượng. Đó là điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển dịch vụ du lịch.

Phong cách sống theo hướng công nghiệp hiện đại

Nhịp sống hiện đại đã dần dần tác động vào phong cách sống, tác phong công nghiệp, nhịp sống bon chen hối hả làm cho con người luôn trong tình trạng quá tải, stress. Bên cạnh đó mật độ dân số cao tại TP Hà Nội rất cao dẫn đến môi trường sống ngột ngạt. Cộng với phương tiện giao thông ngày càng nhiều, thu nhập người dân ngày



càng tăng nên xu hướng đi du lịch, nghỉ dưỡng ngày càng cao tạo điều kiện thuận lợi

cho ngành du lịch huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội phát triển.

Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng.

Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng dẫn đến số người di dân dần về các thành phố lớn ngày càng cao, nhà cao tầng tại các thành phố lớn mọc lên ngày càng nhiều dẫn đến các chỉ tiêu về môi trường sống ngày càng giảm. Chính vì lẽ đó nhu cầu cần một nơi có môi trường trong lành để nghỉ ngơi, tham quan tại những nơi này ngày càng cao. Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn là một địa điểm lý tưởng để các du khách tại TP Hà Nội… và các thành phố đông đúc khác lựa chọn.

2.2.2.4. Môi trường công nghệ.

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật cho phép đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu thị trường du lịch. Với sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của công nghệ thông tin, sự ứng dụng rộng rãi của công nghệ này vào trong cuộc sống đã làm thay đổi cơ bản trong đời sống kinh tế xã hội. Khách du lịch có thể tìm được những thông tin về du lịch một cách nhanh chóng, chính xác. Công nghệ ngày càng hiện đại giúp du khách di chuyển từ nơi này đến nơi khác một cách nhanh chóng, thuận lợi. Những tiến bộ về khoa học kỹ thuật mang đến cho du khách các dịch vụ giải trí những tiện ích chất lượng cao ngày càng cuốn hút và làm thỏa mãn mọi nhu cầu cao cấp của khách hàng.

2.2.3. Phân tích môi trường nội bộ ngành.

Hiện nay ngành này đóng góp rất lớn cho nền kinh tế mỗi nước cũng như toàn cầu (chiếm khoảng 15% GDP toàn cầu). Một số nước có ngành du lịch phát triển mạnh như Tây Ban Nha và các nước vùng Caribê, thì tỉ lệ đóng góp của ngành này là rất lớn trong cơ cấu GDP của họ.

Ngành du lịch không những mang lại nguồn thu ngoại tệ rất lớn mà còn thu hút rất nhiều lao động, tạo ra nhiều việc làm mới.

Tại Việt Nam, du lịch góp phần tích cực thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy sự đổi mới và cũng góp phần thúc đẩy các ngành khác. Cũng thông qua du lịch mà việc mở rộng giao lưu văn hóa được dễ dàng hơn, thông qua đó làm tăng sự đoàn kết hiểu biết giữa các vùng, các dân tộc khác nhau.



Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay thì nhu cầu du lịch ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi người dân.

Ngành du lịch ngày càng được cải thiện, đa dạng hóa sản phẩm do nhu cầu đòi hỏi khắt khe hơn của khách hàng. Khách hàng bây giờ không đơn thuần là chỉ đi nghỉ dưỡng mà còn có nhu cầu tìm hiểu, khám phá, học hỏi, giao lưu… tại những nơi họ muốn đến. Vì vậy, việc đầu tư nghiên cứu ngành này là hết sức quan trọng và cấp thiết.

Đất nước chúng ta đang là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách nước ngoài, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, mang lại nguồn thu ngoại tệ rất lớn (hơn 4 tỷ USD) cho đất nước. Cũng thông qua ngành này chúng ta đang cho thế giới thấy rằng: Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đang năng động phát triển kinh tế và sẵn sàng cho việc hội nhập với thế giới.

2.2.4. Phân tích môi trường nội bộ Khu du lịch Hương Sơn - Mỹ Đức - Hà Nội

2.2.4.1. Thực trạng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tại Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn

Cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông ở Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn khá phát triển với khoảng 50km đường, 2 cầu và khá nhiều cống. Chất lượng đường giao thông khá tốt do mới được đầu tư nâng cấp. Hệ thống giao thông nội bộ ở đây cũng được nâng cấp để phục vụ du lịch. Từ năm 2001 đã có các dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng du lịch thông qua việc làm đường, mở rộng bến đỗ và nâng cấp bến xe… đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động du lịch phát triển. Tuy nhiên do lòng đường còn nhỏ lại phải phục vụ một lượng khách lớn (trong mùa lễ hội có nhiều ngày lên đến hàng chục ngàn người) nên không tránh khỏi sự ách tắc giao thông trong mùa lễ hội. Năm 2003, với việc triển khai dự án nâng cấp cải tạo cơ sở hạ tầng suối Yến từ nguồn vốn Chương trình hành động Quốc gia về du lịch, Suối Yến và bến Trò đã được cải tạo nhằm tránh ách tắc trên suối trong mùa lễ hội. Tuy nhiên trong khu vực di tích hệ thống đường mòn nối giữa các đền chùa, hang động do thiếu sự đầu tư có quy mô nên vấn đề an toàn cho khách du lịch chưa được bảo đảm.

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 27/06/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí