Sơ Đồ Mô Hình Hoạt Động Của Tập Đoàn Hoà Phát


3.1.2. Mô hình hoạt động và sơ đồ tổ chức

3.1.2.1. Mô hình hoạt động

Sơ đồ mô hình hoạt động của Tập đoàn Hòa Phát:


TẬP ĐOÀN HOÀ PHÁT

Thép

Sản xuất

công nghiệp khác

Bất động sản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Nông nghiệp

- CTCP Thép Hoà Phát

- CT TNHH

MTV Thép Hoà Phát

- CT TNHH

Ống thép Hoà Phát

- CTCP Năng lượng Hoà Phát

- CTCP ĐTKS

An Thồng

- CTCP

Khoáng sản Hoà Phát Mitraco

- CT TNHH

MTV Khoáng sản Nam Giang

- CT TNHH

Thiết bị phụ tùng Hoà Phát

- CTCP nội thất Hoà Phát

- CT TNHH

Điện lạnh Hoà Phát

- CT TNHH

Thương Mại Hoà Phát

- CTCP XD

& PT Đô thị Hoà Phát

- CTCP

Golden Gain Việt Nam

- CT TNHH MTV TM &

SX Thức ăn chăn nuôi Hoà Phát

- CTCP Phát triển chăn nuôi Hoà Phát

- CT TNHH

MTV Thức ăn chăn nuôi Hoà Phát Đồng Nai


Hình 3.1: Sơ đồ mô hình hoạt động của Tập đoàn Hoà Phát

(Nguồn: Báo cáo thường niên Hoà Phát năm 2015)


3.1.2.2. Sơ đồ tổ chức

Sơ đồ tổ chức của Tập đoàn Hòa Phát:


Hình 3 2 Sơ đồ tổ chức của Tập đoàn Hoà Phát Nguồn Báo cáo thường niên 1

Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức của Tập đoàn Hoà Phát

(Nguồn: Báo cáo thường niên Hoà Phát năm 2015)


3.1.3. Hoạt động kinh doanh và những kết quả đạt được

Tập đoàn Hòa Phát hoạt động chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Sắt thép; Các ngành nghề điện lạnh, nội thất, máy móc thiết bị; Bất động sản, gồm Bất động sản KCN, Bất động sản nhà ở; Lĩnh vực nông nghiệp gồm sản xuất thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi với hàng chục nhà máy tại rất nhiều tỉnh thành trên cả nước. Kết thúc năm 2015, toàn Tập đoàn đạt 27.864 tỷ đồng doanh thu và 3.504 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế vượt 24% và 8% so với kế hoạch đề ra, tăng trưởng 8% so với cùng kỳ năm trước.

Hình 3 3 Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Hoà Phát giai đoạn 2014 2015 Nguồn 2

Hình 3.3: Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Hoà Phát giai đoạn 2014-2015

(Nguồn: Báo cáo thường niên Hoà Phát năm 2015)

Đối với lĩnh vực sản xuất thép xây dựng, Tập đoàn Hòa Phát là chủ đầu tư Dự án KLH sản xuất gang thép tại Hải Dương. Với tổng công suất lên đến 1,7 triệu tấn/năm, dự án đã đi vào sản xuất đồng bộ cả 3 giai đoạn từ quý I/2016. Hiện nay, Hòa Phát là 1 trong 3 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng lớn nhất Việt Nam với thị phần 21,3%. Ngoài ra, các sản phẩm khác của Tập đoàn như ống thép, nội thất đang là thương hiệu dẫn đầu và có độ bao phủ rộng khắp cả trên nước. Kết thúc năm 2015, sản lượng thép xây dựng đạt hơn

1.380.000 tấn, tăng gần 38% so với cùng kỳ; Ống thép tiêu thụ tăng hơn 40% so với cùng kỳ. Nhóm ngành sản xuất và kinh doanh cốt lõi là các mặt hàng về thép tiếp tục tăng trưởng mạnh và chiếm tới 79,4% doanh thu và 82,3% lợi nhuận toàn Tập đoàn, góp phần củng cố vững chắc nền tảng và nội lực để Hòa Phát có cơ hội bứt phá mạnh mẽ trong tương lai với mảng kinh doanh mới - Nông nghiệp.


Nhóm ngành sản xuất công nghiệp khác duy trì ổn định, từng bước gia tăng thị phần ở các khu vực thị trường ngách còn bỏ ngỏ. Trong đó, Nội thất Hòa Phát là công ty đạt mức tăng trưởng tốt nhất, cả về thị phần ngành hàng và năng lực cung ứng sản phẩm. Công ty tập trung chú trọng vào việc triển khai phát triển thị trường một cách sâu rộng bằng chiến lược phủ lấp thị trường bằng tất cả các sản phẩm của mình. Nội thất Hoà Phát đã hỗ trợ các đại lý mở rộng và đi sâu hơn vào các thị trường còn hạn chế được tiếp cận với sản phẩm. Ngoài ra các chỉ tiêu kinh doanh, thị phần đều được công ty và các chi nhánh thực hiện tốt. Qua đó, Nội thất Hoà Phát tiếp tục giữ vững vị trí là nhà sản xuất trụ cột của ngành Nội thất, đóng vai trò chủ đạo, chủ lực trong việc dẫn dắt và định hướng thị trường.

Lĩnh vực bất động sản cũng có một năm thành công trong thu hút doanh nghiệp thuê đất tại các KCN do Hòa Phát làm chủ đầu tư. KCN Phố Nối A thu hút thêm nhiều doanh nghiệp thuê đất trong và ngoài nước với diện tích thuê mới đạt gần 218.000m2, trong khi đó, KCN Hòa Mạc (Hà Nam) cũng đón hàng loạt các công ty của Hàn Quốc đến thuê đất làm nhà xưởng với diện tích cho thuê mới lên đến 231.000m2. Đáng chú ý trong năm 2015, Công ty đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Yên Mỹ II (Hưng Yên) với quy mô quy hoạch tổng thể khoảng 300 ha, trong đó giai đoạn 1 đầu tư xây dựng với quy mô 97,6 ha. Hiện KCN này tập trung tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng toàn bộ diện tích giai đoạn 1, thực hiện thi công xây dựng hạ tầng và đón nhà đầu tư thuê đất vào Quý IV/2016.

Trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản nhà ở, Hòa Phát chỉ triển khai các dự án đã có quỹ đất sạch, có tính thanh khoản cao, không đầu tư dàn trải. Nhận thấy thị trường có dấu hiệu ấm dần lên, Hòa Phát đã bắt đầu triển khai dự án Tổ hợp dịch vụ thương mại văn hóa thể thao, nhà ở và văn phòng cho


thuê tại số 493 đường Trương Định, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Dự án này có tên thương mại là Mandarin Garden 2 nhằm hướng tới những tiêu chuẩn chất lượng cao, mang lại cho các cư dân cuộc sống tiện nghi và an toàn khi sinh sống tại đây. Mandarin Garden 2 có quy mô diện tích đất gần 13.000m2 với 640 căn hộ, gồm 4 khối nhà cao tầng từ 17-30 tầng. Tổng đầu tư của dự án khoảng 1.500 tỷ đồng, chủ yếu xây dựng bằng vốn tự có. Với tiến độ hiện tại, dự kiến trong quý I/2016 sẽ hoàn thành phần móng và quý IV/2017 sẽ hoàn thành xây dựng công trình và đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2018. Thực tế, Hòa Phát luôn đảm bảo tiến độ và chất lượng các dự án của mình. Điều đó được minh chứng rõ nhất ở Mandarin Garden, chính thức đi vào hoạt động từ năm 2014 và được đánh giá là khu chung cư cao cấp kiểu mẫu và đáng sống tại khu vực phía Tây thành phố Hà Nội.

Về lĩnh vực nông nghiệp, Tập đoàn Hòa Phát chính thức tham gia từ đầu năm 2015 bằng việc thành lập Công ty TNHH MTV thương mại và sản xuất thức ăn chăn nuôi Hòa Phát với vốn điều lệ 300 tỷ đồng, công suất

300.000 tấn/năm, hiện nay Tập đoàn đã mở rộng mảng sản xuất thức ăn chăn nuôi vào khu vực phía Nam với việc thành lập Công ty TNHH MTV Thức ăn chăn nuôi Hòa Phát Đồng Nai. Công ty CP Phát triển chăn nuôi Hòa Phát là công ty con của Tập đoàn hiện đang tập trung vào lĩnh vực nuôi lợn nái, lợn thịt tại một số địa phương với vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Hòa Phát đặt mục tiêu trong 10 năm tới sẽ chiếm lĩnh 10% thị phần thức ăn chăn nuôi và đạt 1 triệu đầu lợn theo công nghệ an toàn sinh học, hứa hẹn sự tăng trưởng doanh thu ngoạn mục trong những năm tới.

Tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận của các nhóm ngành kinh doanh tại Hòa Phát:



Hình 3 4 Tỷ trọng doanh thu các nhóm ngành kinh doanh của Hòa Phát năm 2015 Nguồn 3


Hình 3.4: Tỷ trọng doanh thu các nhóm ngành kinh doanh của Hòa Phát năm 2015

(Nguồn: Báo cáo thường niên Hoà Phát năm 2015)


Hình 3 5 Tỷ trọng lợi nhuận của các nhóm ngành kinh doanh của Tập đoàn Hòa 4

Hình 3.5: Tỷ trọng lợi nhuận của các nhóm ngành kinh doanh của Tập đoàn Hòa Phát năm 2015

(Nguồn: Báo cáo thường niên Hoà Phát năm 2015)

Với những thành tựu trong hoạt động kinh doanh đạt được trong nhiều năm liền, Hòa Phát được công nhận trong Top các doanh nghiệp lớn nhất và hiệu quả nhất Việt Nam. Năm 2015, Hòa Phát thuộc Top 5 Công ty tư nhân


lớn nhất Việt Nam, Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất, Top 50 Công ty hiệu quả nhất Việt Nam, Top 40 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam,…

3.2. Phân tích cổ phiếu HPG

3.2.1. Phân tích nền kinh tế

3.2.1.1. Nền kinh tế quốc tế

Thế giới đã trải qua năm 2015 với nhiều khó khăn khi tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ sản xuất trì trệ, trong khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng ở nhiều nơi trên quy mô toàn cầu. Tăng trưởng chung toàn cầu tụt xuống mức dự kiến 3,1% trong năm vừa qua đã kéo giá cả hàng hóa sụt giảm tới 20% trong vòng 1,5 năm trở lại đây. Không chỉ có vậy, sự trì trệ tăng trưởng còn khiến thị trường lao động tổn thương. Thất nghiệp gia tăng, luồng vốn đầu tư giảm mạnh ở phần lớn các quốc gia, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Xu hướng giảm giá vẫn bao trùm lên thị trường hàng hóa thế giới trong năm 2015. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, giá hàng hóa bình quân giảm 13,1% trong năm 2015, trong đó giá dầu mỏ giảm mạnh nhất (41,7%), theo sau là giá các mặt hàng kim loại, khoáng sản (giảm 15,8%). Trong năm cũng chứng kiến cuộc khủng hoảng trầm trọng của thị trường thép toàn cầu, giá thép đã sụt giảm liên tiếp trên khắp các châu lục do nguồn cung dư thừa được Trung Quốc xuất khẩu sang các nước với giá quá thấp. Đứng trước mối đe doạ lớn từ phía Trung Quốc, các nước sẽ tiếp tục phải đặt ra các hàng rào thương mại bảo vệ thị trường nội địa, sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu. Hiện tại đang diễn ra hàng loạt cuộc điều tra chống bán phá giá, áp thuế suất nhập khẩu bổ sung tại các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Indonesia, Malaysia. Điều đó cho thấy triển vọng xuất khẩu thép của Việt Nam không hề dễ dàng.


Về tỷ giá hối đoái, trong năm 2015 thị trường tài chính toàn cầu chứng kiến tới 4 lần biến động tỷ giá, trong đó có 3 lần phá giá VND và 2 lần điều chỉnh biên độ giao dịch. Tuy nhiên, trong nước nhờ tăng trưởng kinh tế tích cực và các chính sách hợp lý nên tỷ giá VND tương đối ổn định so với khu vực.

Những phân tích về nền kinh tế thế giới trên đã chỉ ra được những tác động, ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế trong nước nói chung và ngành thép nói riêng. Trong năm 2015, thị trường thép thế giới bán dưới giá thành nên giá thép xuống đến một điểm nào đó phải phục hồi. Dự báo trong năm 2016, giá thép thế giới sẽ tăng trở lại, hơn nữa trong nước, Bộ Công thương sẽ công bố quyết định áp thuế tự vệ đối với thép nhập khẩu, những điều này sẽ giúp giá thép trong nước tăng trở lại, giúp các doanh nghiệp thép trong nước ổn định kinh doanh sau một năm khốn khó, và cổ phiếu ngành này sẽ khởi sắc hấp dẫn hơn nữa với các nhà đầu tư.

3.2.1.2. Nền kinh tế vĩ mô trong nước

Tăng trưởng GDP

Tăng trưởng kinh tế là điểm sáng trong năm 2015, đồng thời duy trì tốc độ mạnh mẽ hơn trong 5 năm gần đây. Kết thúc năm, tổng sản phẩm quốc nội GDP trong nước đã tăng 6,68% so với cùng kỳ năm trước, vượt mức 6,2% kế hoạch đề ra đầu năm và đạt cao nhất trong 5 năm qua. Mức tăng trưởng kinh tế nổi trội này có được là nhờ sự phục hồi của tổng cầu trong nền kinh tế, đặc biệt ở lĩnh vực đầu tư và tiêu dùng cá nhân.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ
Ngày đăng: 27/05/2022