Các Biện Pháp Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Tư Vấn Tâm Lý Học Đường Cho Giáo Viên Ở Các Trường Thcs Thành Phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh.

- Hiệu trưởng các trường đã tích cực triển khai các nội dung bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS;

- Đã đa dạng hóa các phương pháp, hình thức tư vấn tâm lý học đường cho học sinh, tạo ra những điều kiện thuận lợi để HS được tham gia và được tư vấn một cách thường xuyên và liên tục.

- Bước đầu xây dựng được đội ngũ tư vấn viên dựa trên năng lực thực tiễn và sự tâm huyết với công tác, thành lập được phòng tư vấn tâm lý học đường cho công tác tư vấn tâm lý học đường tại các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

* Về quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

- Công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng đã được triển khai ở cả bốn bước lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá các trường đã tiến hành quản lí.

- Trong quá trình chỉ đạo và quản lý công tác tư vấn tâm lý học đường cho HS các trường THCS thành phố Móng Cái đã xác định đây là nhiệm vụ quan trọng và là một định hướng lớn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, hướng tới đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông những năm tiếp theo. Vì thế đã huy động được đông đảo sự tham gia của CBQL, GV và các cấp chính quyền địa phương tham gia phối hợp thực hiện.

- Ngay từ đầu các năm học, căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp quản lí và tình hình giáo dục thực tiễn, nhà trường đã chủ động xây dựng hệ thống các văn bản chỉ đạo triển khai nhiệm vụ giáo dục chung trong đó có nhiệm vụ TVTLHĐ cụ thể, kịp thời và hiệu quả, như: Kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học; Chiến lược phát triển giáo dục theo giai đoạn; Thành lập Ban chỉ đạo và phân công nhiệm vụ các thành viên; Nghị quyết của tổ chức Đảng và Hội nghị cán bộ công chức, viên chức đầu năm; Kế hoạch thực hiện theo từng chủ điểm, đợt thi đua; Bộ tiêu chuẩn và tiêu chí xếp loại đạo đức và tiêu chí thi đua - khen thưởng đối với cán bộ quản lí, đảng viên, GV, NV và HS.

- Việc kiểm tra, đánh gia hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV được thực hiện khá thường xuyên. Hoạt động kiểm tra có tác động tích cực đến GV, giúp GV tăng cường hoạt động tự bồi dưỡng nâng cao năng lực TVTLHĐ.

2.4.2. Hạn chế

* Về hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

- Một bộ phận CBQL và GV nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của công tác TVTLHĐ dục trong nhà trường cho nên chưa chủ động đăng ký bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho bản thân;

- Việc lập kế hoạch hoạt động tư vấn chủ yếu là lồng ghép với các kế hoạch giáo dục khác, vẫn có nội dung xây dựng chưa phù hợp với thực tiễn.

Quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 11

- Một sô nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV chưa phù hợp, chưa đống nhất, đội ngũ cốt cán triển khai công tác TVTLHĐ cho giáo viên vừa thiếu vừa yếu đặc biệt trong lĩnh vực “Bồi dưỡng năng lực tư vấn về tâm lí, tình cảm, sức khỏe giới tính”. Vì vậy hoạt động TVTLHĐ cho HS bước đầu giải quyết các vấn đề trước mắt, việc thực hiện chưa có chiều sâu, thiếu tầm vĩ mô.

* Về quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

- Công tác lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ còn hạn chế, tầm nhìn và tư duy quản lý trong quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động này còn những yếu kém nhất định.

- Công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ triển khai còn hạn chế về năng lực CBQL, kỹ năng tổ chức của cán bộ GV làm công tác tư vấn, sự phối hợp các lực lượng trong tổ chức và thực hiện nhiều khi còn chưa chặt chẽ, văn bản chỉ đạo của ngành và địa phương đôi khi còn chậm;

- Công tác chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ đôi khi còn lúng túng, phối hợp chưa linh hoạt, các bộ phận hoạt động chưa đồng bộ. Do vậy chưa phát huy hết sức mạnh của tập thể nhà trường, liên trường trong việc thực hiện bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV.

- Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ chưa thường xuyên theo tiến trình bồi dưỡng; Theo dõi, giám sát hoạt động TVTLHĐ để thu thập thông tin và minh chứng chưa thực hiện đều; việc tổng kết, rút kinh nghiệm từng giai đoạn để kịp thời điều chỉnh hoạt động TVTLHĐ chưa hiệu quả.

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

- Về phía Hiệu trưởng: Hiệu trưởng là người thực hiện các chức năng quản lý như: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá. Tuy nhiên, công tác kiểm soát, giám sát, kiểm tra của Hiệu trưởng về đánh giá hoạt động quản lý công tác tư vấn tâm lý học đường tại các trường THCS đôi khi còn buông lỏng và chưa chặt chẽ nên chất lượng chưa đảm bảo. Khâu kiểm tra, đôn đốc công tác tư vấn học đường đôi khi còn hình thức.

- Về phía giáo viên: Ở một bộ phận giáo viên, tính tích cực chủ động trong quá trình tham gia bồi dưỡng chưa cao; một số giáo viên chưa thấy hết được tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ.

- Trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy còn chưa đồng bộ, cơ sở vật chất chưa đạt chuẩn,sách tham khảo ít về về số lượng, chưa phong phú ề chủng loại.

Tiểu kết chương 2


Có thể thấy rằng đa số CBQL và GV đánh giá cao về vai trò của hoạt động TVTLHĐ đối với HS và có nhu cầu được bồi dưỡng nâng cao năng lực TVTLHĐ cho bản thân. CBQL đề cao việc thực hiện nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng TVTLHĐ cho GV với mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện, luôn luôn tìm tòi các hình thức tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng sao cho phù hợp. Đây là cơ sở thuận lợi để CBQL tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng đạt được mục tiêu đề ra, là động lực giúp GV thực hiện tốt các hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho bản thân. Song, bên cạnh đó một bộ phận CBQL và GV có nhận thức chưa đầy đủ.

Hiệu trưởng các trường thực hiện thường xuyên công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV bước đầu nâng cao năng lực TVTLHĐ cho đội ngũ GV. Tuy nhiên kế hoạch thực hiện chưa bài bản; tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng có lúc chưa chủ động, chưa linh hoạt. Các tiêu chí xây dựng phục vụ cho hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dường còn định tính cao, chưa lượng hóa được kết quả bồi dưỡng. Do vậy hiệu quả bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV chưa được như mong muốn.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV: Nhận thức của cán bộ quản lý về bồi dưỡng giáo viên; Phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL và GV trong bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ của GV THCS; Phẩm chất, năng lực của lực lượng tham gia bồi dưỡng (báo cáo viên); Chế độ, chính sách về bồi dưỡng; Nhận thức, nhu cầu và tính tích cực của GV khi tham gia bồi dưỡng.. và các yếu tố khác, những yếu tố này thường xuyên được tu dưỡng, rèn luyện sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ. Ngược lại, nếu không trường xuyên tu dưỡng, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm trong giáo dục học sinh, các yếu tố này sẽ cản trở hoạt động bồi dưỡng, làm ảnh hưởng không tốt đến quá trình giáo dục học sinh.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG‌

TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH


3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích là nguyên tắc chủ đạo trong tiến trình bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV các trường THCS thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh. Tính mục đích đòi hỏi tất cả các hoạt động bồi dưỡng đều phải được thực hiện theo mục đích của quá trình dạy học nhằm hướng đến mục đích của GD nói chung. Vì vậy khi xây dựng biện pháp bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV các trường THCS thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh cần phải xác định đúng các mục đích bồi dưỡng về nhận thức lí luận của TVTLHĐ; về quy trình các bước thực hiện TVTLHĐ; xác định được các yêu cầu cần đạt nhằm định hướng cho việc bồi dưỡng và đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV đáp ứng yêu cầu giáo dục đối với môi trường giáo dục chuyên biệt.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, thực tiễn

Các biện pháp quản lí phải đảm bảo tính kế thừa những giải pháp truyền thống đã có, được tổng kết từ thực tiễn quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho đội ngũ GV của các trường qua các giai đoạn. Các biện pháp quản lí đưa ra cũng phải phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, phù hợp với thực tế của ngành giáo dục, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện các nguồn lực, môi trường, trên cơ sở tuân thủ những quy chế của Bộ GD&ĐT. Các biện pháp đề xuất phải được xuất phát từ thực tiễn, thực trạng công tác bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV các trường THCS thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh.

Trong quá trình thực hiện các biện pháp, nếu thiếu thực tiễn thì sẽ không mang lại hiệu quả cao. Việc đề xuất các biện pháp phải nằm trong khuôn khổ

và điều kiện thực tế cho phép tại các nhà trường và khắc phục được mặt còn hạn chế trong công tác bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV các trường THCS. Yêu cầu này đòi hỏi phải trên cơ sở tổng kết thực tiễn và từ thực tế công tác BD để đề xuất các biện pháp. Sự đổi mới và linh hoạt trong tư duy phát hiện các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV các trường THCS thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh là điều kiện vô cùng quan trọng để có các biện pháp bồi dưỡng phù hợp. Các biện pháp bồi dưỡng phải thể hiện và là sự cụ thể hoá mục tiêu, đường lối phát triển GD & ĐT của Đảng, Nhà nước, của Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh và phù hợp với tình hình thực tiễn ở các nhà trường, bảo đảm đúng yêu cầu của ngành, chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Có như vậy, các biện pháp bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV các trường THCS thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh được đề xuất mới vừa đảm bảo được sự chỉ đạo theo đường lối giáo dục của Đảng, nhà nước đồng thời mang tính cụ thể, thực tiễn giáo dục đặt ra, làm cho các biện pháp bồi dưỡng thực sự có ý nghĩa, có hiệu quả trong công tác dạy học và giáo dục học sinh.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Muốn đảm bảo tính đồng bộ, toàn diện người QL phải nắm bắt tình hình một cách bao quát, toàn diện, phải biết phân tích và nắm bắt đặc thù của nhà trường mà tìm ra các khâu yếu, các vấn đề then chốt để tập trung giải quyết có hiệu quả, từ đó có biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV được phù hợp. Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với mục tiêu, chương trình, điều kiện hoạt động giáo dục của nhà trường, đánh giá được về khả năng sư phạm của GV và đánh giá được các vấn đề tồn tại ở HS mà cần có sự tư vấn giúp đỡ của giáo viên khi thực hiện bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV. Các biện pháp đề xuất quản lí hoạt động bồi dưỡng TVTLHĐ cho GV phải đảm bảo tính đồng bộ, tính toàn diện đối với cả GV và HS.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Đảm bảo tính mục tiêu, tính thực tiễn và tính hệ thống là những điều kiện cần thiết nhưng bên cạnh đó phải có tính khả thi nếu không tất cả các biện pháp bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đề xuất đều không có giá trị và ý nghĩa trong thực tế quản lí.

Đảm bảo tính khả thi khi đề xuất các biện pháp đòi hỏi: Biện pháp quản lí đề xuất phải sát với thực tiễn giáo dục, quản lý giáo dục, phù hợp với hoàn cảnh và thực tế tại các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

Khi đề xuất, xây dựng các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lí với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao. Các biện pháp phù hợp với thực tế được thực hiện rộng rãi và tiếp tục được hoàn chỉnh và ngày càng hoàn thiện.

Yêu cầu tính khả thi đòi hỏi các biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV các trường THCS thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh trở thành hiện thực và có hiệu quả cao khi thực hiện các chức năng quản lí (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra). Để đạt được điều này khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo chỉ rõ mục đích, nội dung, cách thức tiến hành, điều kiện áp dụng các biện pháp.

3.2. Các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

3.2.1. Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

a. Mục tiêu của biện pháp

Giúp CBQL, GV của các trường THCS thành phố Móng Cái có nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho

GV; giúp giáo viên nhận thức đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc về ý nghĩa của việc bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ, công tác tổ chức bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay. Từ đó luôn tích cực, chủ động và không ngừng tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn.

b. Nội dung của biện pháp

- Hiệu trưởng phổ biến thông tư 31/2017/BGD&ĐT ngày 18 tháng 12 năm 2017 về hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý học sinh trong trường THPT trong toàn trường.

- Giúp GV, CB hiểu tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV và tổ chuyên môn.

- Hiểu nội dung và yêu cầu cụ thể của mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV trường THCS.

- Thống nhất yêu cầu, cách thức triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV trong toàn trường.

c. Cách thức thực hiện biện pháp

* Với Hiệu trưởng

- Hiệu trưởng tiếp nhận thông tư 31/2017/BGD&ĐT ngày 18 tháng 12 năm 2017 về hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý học sinh trong trường THPT, thực hiện truyền tải thông tin toàn trường thông qua các cuộc họp với cấp tổ chuyên môn, họp cán bộ GV trong toàn trường.

- Hiệu trưởng phổ biến thông tư, tổ chức các buổi bồi dưỡng cho GV

- Tuyên truyền và phát động mạnh mẽ phong trào thi đua thực hiện các cuộc vận động"Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo"trong toàn thể ĐNGV. Từ đó, mỗi giáo viên nhận thức đầy đủ về vai trò, nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp giáo dục. Xây dựng lòng tự hào nghề nghiệp, tinh thần lạc quan, tạo động lực tự bồi dưỡng cho ĐNGV.

- Tuyên truyền cho đội ngũ GV về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng TVTLHĐ. Đánh giá đúng vai trò của ĐNGV trong việc đảm bảo và nâng cao

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 15/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí