Một Số Vấn Đề Lí Luận Về Kỹ Năng Tự Rèn Luyện Thể Lực Của Học Viên Trường Cao Đẳng Nghề

Nghiên cứu của A.D. Novicov, L.P. Matveep cho rằng: Thể lực là chất lượng cơ thể con người. Đó là những đặc trưng về hình thái, chức năng của cơ thể được thay đổi và phát triển theo từng giai đoạn và các thời kỳ kế tiếp nhau theo quy luật sinh học. Thể chất được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và những điều kiện sống tác động” [37, tr. 23].

Theo Stephen J. Virgilio (1997) cho rằng: “Giáo dục thể lực cũng như các hình thức giáo dục khác, bản chất là một quá trình sư phạm với đầy đủ những đặc trưng cơ bản của nó. Sự khác biệt chủ yếu của giáo dục thể lực với các hình thức giáo dục khác ở chỗ là quá trình hướng đến việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động, phát triển các tố chất thể lực, hoàn thiện về hình thái và chức năng của cơ thể, qua đó trang bị kiến thức và mối quan hệ giữa chúng. Như vậy có thể thấy, Giáo dục thể lực như một hình thức độc lập tương đối của quá trình giáo dục toàn diện, có quan hệ khách quan với các hình thức giáo dục khác như: Giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ và lao động…” [41, tr. 3-4].

1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Sinh thời, Bác Hồ rất quan tâm đến sự nghiệp phát triển thể lực vì sức khỏe nhân dân, công việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công, Bác kêu gọi toàn dân thường xuyên rèn tự rèn luyện thân thể giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực cho mọi người. Bác Hồ tin yêu thế hệ trẻ, người quan tâm và chăm sóc đến sự phát triển thể lực của thế hệ trẻ. Ngày về thăm Trường Trung cấp TDTT Trung ương (nay là Trường Đại học TDTT I), Bác đã căn dặn: "...Các cháu học TDTT không phải để đạt ông kiện tướng này, bà kiện tướng nọ. Cái chính là, là người cán bộ phục vụ đắc lực cho nhân dân, đem hiểu biết của mình ra hướng dẫn mọi người cùng rèn luyện để nâng cao sức khỏe đẩy lùi bệnh tật..." [14].

Đảng lãnh đạo công tác giáo dục rèn luyện thể lực bằng việc hoạch định đường lối quan điểm trong giáo dục thể chất, kiểm tra, đôn đốc thực hiện đường lối quan điểm do mình đề ra. Đường lối quan điểm của Đảng thể hiện trong chỉ thị, nghị quyết của Đảng về giáo dục thể chất suốt thời kỳ lãnh đạo

cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, được thể hiện qua Nghị quyết đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ 7 tháng 6-1991; "Từng bước xây dựng nền GDTC xã hội chủ nghĩa phát triển cân đối, có tính chất dân tộc khoa học và nhân dân" [31].

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Trong đó, trí dục, đức dục được coi là những vấn đề hệ trọng nhằm giáo dục hình thành nhân cách người học sinh - sinh viên - người chủ tương lai của đất nước, những người lao động phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức.

Định hướng về công tác giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ trong những năm tới. Nghị quyết Trung ương II khóa VIII đã khẳng định: "Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu... Chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI... Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh phải có con người phát triển toàn diện, không chỉ phát triển về trí tuệ, trong sáng về đạo đức lối sống mà phải là con người cường tráng về thể chất. Chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội của tất cả các ngành các đoàn thể, trong đó có giáo dục

- đào tạo, y tế TDTT" [32].

Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém là do nhiều cấp Đảng ủy chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và còn xem nhẹ vai trò của TDTT nói chung, vai trò của giáo dục tự rèn luyện thể chất nói riêng, chưa thực sự coi tự rèn luyện thể chất là một bộ phận trong chiến lược kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, chưa có chế độ phù hợp với yêu cầu phát triển thể lực. Quản lý của ngành TDTT còn kém hiệu quả, chưa phát huy vai trò chủ động sáng tạo của toàn xã hội để phát triển thể dục thể thao nói chung, thể lực nói riêng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Trước tình hình mới, Đảng đã đưa ra định hướng:"Phát triển TDTT là bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người công tác TDTT phải góp

phần nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động xã hội và sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang" [8].

Giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực cho học viên trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ Quốc phòng - 3

Trong các văn bản Nghị quyết của Đảng đã khẳng định: Phải phát triển rộng rãi phong trào thể dục thể thao quần chúng, thể thao thành tích và tăng cường công tác giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp với khẩu hiệu: "Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Cũng như khẳng định giáo dục rèn luyện thể lực là trách nhiệm của toàn thể nhân dân.

Luật giáo dục được xây dựng trên cơ sở quán triệt quan điểm đường lối chủ trương của Đảng về giáo dục, phù hợp với Hiến pháp và pháp luật hiện hành. Đảm bảo sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đúng tầm quan trọng của giáo dục và coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển: "Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục" [21].

Bộ luật đã khẳng định: "Giáo dục là con đường chủ yếu và cơ bản để chuẩn bị cho con người cho sự phát triển bền vững của đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là con người có sức khỏe và được phát triển toàn diện, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [21].

Để giáo dục tự rèn luyện thể lực trường học thực sự có vị trí quan trọng trong việc góp phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể lực, sức khỏe, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ vững tăng cường an ninh quốc phòng. Đồng thời xây dựng nhà trường thành những cơ sở tự rèn luyện thể lực quần chúng của học sinh - sinh viên. Quán triệt sâu sắc nội dung của các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 và các văn

bản pháp lệnh của Chính phủ về công tác TDTT trong tình hình mới. Đồng thời, để khắc phục thực trạng giảm sút thể lực của học sinh, sinh viên hiện nay, hai ngành giáo dục đào tạo và TDTT đã thống nhất những nội dung, biện pháp và hợp đồng trách nhiệm chỉ đạo nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng thể lực của học sinh, sinh viên: "Hai ngành nhất trí xây dựng chương trình nâng cao GDTC, sức khỏe, bồi dưỡng năng khiếu thể thao học sinh, sinh viên... kiến nghị với Nhà nước phê duyệt thành chương trình quốc gia và được đầu tư kinh phí thỏa đáng".

Với nội dung phối hợp chỉ đạo giữa hai ngành là chỉ đạo các cấp học giảng dạy TDTT nội khóa theo chương trình kế hoạch có nề nếp, đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy phạm đánh giá quá trình dạy học thể dục, quy chế giáo dục thể lực cho học sinh, sinh viên và thực hiện kiểm tra tiêu chuẩn tự rèn luyện thể lực cho học sinh, sinh viên, điều chỉnh và ban hành tài liệu giảng dạy, sách giáo khoa, sách hướng dẫn phương pháp giảng dạy và tập luyện. Phát động phong trào tự rèn luyện thể lực rộng khắp trong nhà trường các cấp, chỉ đạo việc cải tiến nội dung hình thức hoạt động ngoại khóa thể dục thể thao, xây dựng quy hoạch đào tạo bồi dưỡng và bảo đảm cơ sở vật chất tôi thiểu để phục vụ thực hiện chương trình nội khóa và rèn luyện thể lực ngoài giờ của học sinh

- sinh viên.

Để đưa công tác giáo dục tự rèn luyện thể lực trong nhà trường trở thành một khâu quan trọng mà sự nghiệp giáo dục - đào tạo, cũng như xác định đúng về vị trí GDTC trong nhà trường các cấp phải được triển khai thực hiện đồng bộ với các mặt giáo dục tri thức và nhân cách từ tuổi thơ cho đến Đại học. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản quyết định ban hành quy chế về công tác GDTC trong nhà trường các cấp. Trong đó đã khẳng định: "Giáo dục thể chất được thực hiện trong nhà trường từ mầm non đến đại học, góp phần đào tạo những công dân phát triển toàn diện. GDTC là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào tạo, nhằm giúp con người phát triển cao về trí

tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức: Thể chất - Sức khỏe là nhân tố quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [26].

Trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, giáo dục tự rèn luyện thể lực có tác dụng tích cực trong việc hoàn thiện cá tính, nhân cách, những phẩm chất cần thiết cho nghiệp vụ và hoàn thiện thể chất của học sinh, sinh viên. Việc tiến hành giáo dục tự rèn luyện thể lực nhằm giữ gìn sức khỏe và phát triển thể lực, tiếp thu những kiến thức kỹ năng vận động cơ bản, còn có tác dụng chuẩn bị tốt về mặt tâm lý và tinh thần của người công dân tương lai. Đồng thời giúp họ hiểu biết phương pháp khoa học, để tiếp tục rèn luyện thể lực củng cố sức khỏe góp phần tổ chức xây dựng phong trào thể thao trong nhà trường. Do vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình GDTC trong các trường.

Trong những năm qua đã có một số tác giả nghiên cứu về lĩnh vực này như: "Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác giáo dục rèn luyện thể lực và

phát triển thể lực trong nhà trường" (Vũ Đức Thu - Nguyễn Trọng Hải, 1998). "Nghiên cứu hiệu quả một số bài tập phát triển thể lực chung nhằm nâng

cao thể lực cho nữ sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Phú Thọ" (Nguyễn Bích Thủy, 2001).

"Nghiên cứu xây dựng một số bài tập nhằm nâng cao thể lực chung cho sinh viên lớp thể dục - sinh vật Trường Cao đẳng Phú Thọ" (Vũ Danh Đông).

"Nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu đánh giá thể lực cho nam sinh viên Trường Đại học Xây dựng" (Nguyễn Anh Tú).

“Thực trạng giáo dục và rèn luyện thể lực của học sinh, sinh viên trước thềm thế kỷ XXI” của các tác giả Lê Văn Lẫm, Vũ Đức Thu, Nguyễn Trọng Hải, Vũ Bích Huệ.

Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục tự rèn luyện thể lực học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp không chỉ thực hiện đầy đủ những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nội dung chương trình giáo

dục tự rèn luyện thể lực mà còn vận dụng một cách sáng tạo trên cơ sở cải tiến, xây dựng các nội dung học tập mới cho phù hợp với yêu cầu công tác giáo dục tự rèn luyện thể lực và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường hiện nay. Việc nghiên cứu“Giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực cho học viên trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ Quốc phòng” chưa có tác giả nào quan tâm và đây là khoảng trống cần nghiên cứu.

1.2. Một số vấn đề lí luận về kỹ năng tự rèn luyện thể lực của học viên trường cao đẳng nghề

1.2.1. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1.1. Kĩ năng

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng. Những định nghĩa này thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của người viết. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kỹ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kỹ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó. Kỹ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng.

Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.

Theo L. Đ.Lêvitôv nhà tâm lý học Liên Xô cho rằng: “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định”. Theo ông, người có kỹ năng hành động là người phải nắm được và vận dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả. Ông còn nói thêm, con người có kỹ năng không chỉ nắm lý thuyết về hành động mà phải vận dụng vào thực tế (dẫn theo [27]).

Theo tác giả Thái Duy Tuyên, “Kỹ năng là sự ứng dụng kiến thức trong hoạt động” Mỗi kỹ năng bao gồm một hệ thống thao tác trí tuệ và thực hành,

thực hiện trọn vẹn hệ thống thao tác này sẽ đảm bảo đạt được mục đích đặt ra cho hoạt động. Điều đáng chú ý là sự thực hiện một kỹ năng luôn luôn được kiểm tra bằng ý thức, nghĩa là khi thực hiện bất kỳ một kỹ năng nào đều nhằm vào một mục đích nhất định (dẫn theo [27]).

Từ sự phân tích trên ta có thể hiểu kỹ năng một cách chung nhất: Kỹ năng là năng lực thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động đúng đắn để đạt được mục đích đề ra.

1.2.1.2. Kĩ năng tự rèn luyện thể lực

Kỹ năng là khả năng của con người trong việc vận dụng kiến thức để thực hiện một nhiệm vụ nghề nghiệp mang tính kỹ thuật, giải quyết vấn đề tổ chức, quản lý và giao tiếp.

Thể lực (conditioning) là khả năng lặp lại những nỗ lực vận động với điều kiện mệt mỏi tối thiểu.

Có thể nói rằng, bên cạnh các yếu tố hiểu biết, đạo đức, ý chí, kỹ thuật và chiến thuật, thể lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả hoạt động của con người.

Theo Từ điển tiếng Việt: “Rèn luyện là tập cho quen” hoặc “Rèn luyện là dạy và tập cho nhiều để thành thông thạo” [1, tr. 655].

“Rèn luyện là luyện tập thường xuyên qua thực tế để thuần thục, vững vàng hơn” [4, tr. 1402].

A.M.Macximenko; B.C. Kyznhétxốp và Xôkhôlốp cho rằng: Kĩ năng tự rèn luyện thể lực là một hình thức rèn luyện có nội dung chuyên biệt là rèn luyện động tác, rèn luyện các tố chất thể lực, tiếp thu các tri thức chuyên môn về thể dục thể thao và hình thành nhu cầu rèn luyện tự giác ở con người. [39], [40], [41].

Rèn luyện tố chất thể lực phải căn cứ và yếu tố hiểu biết đạo đức, ý chí, kỹ thuật và chiến thuật và thể lực chung trong đó thể lực là một trong những nhân tố quan trong nhất, quyết định hiệu quả hoạt động của con người. Theo quan điểm

về mặt lý luận thì: Tố chất thể lực là những đặc điểm, một phần tương đối riêng biệt trong thể lực của con người và thường được chia thành 5 loại cơ bản: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động và độ dẻo.

Theo quan điểm về mặt sinh lý học: Tố chất thể lực là hoạt động thể lực có thể phát triển các mặt khác nhau của năng lực hoạt động thể lực và có 4 tố chất vận động chủ yếu: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khéo léo

Vì vậy rèn luyện tố chất thể lực trong giáo dục thể chất là vấn đề được quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học, các chuyên gia, các giáo viên TD,TT. Quá trình hình thành và phát triển các tố chất thể lực luôn có quan hệ chặt chẽ với sự hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động và mức độ phát triển các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể

Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Quang Quyền (1994) thì cho rằng: “Rèn luyện thể lực là một quá trình diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời của một cá thể. Những biến đổi về mặt hình thái, chức năng tâm sinh lý và các tố chất vận động là những yếu tố cơ bản để đánh giá sự phát triển thể chất của cá thể đó. Rèn triển thể lực là một quá trình chịu sự tác động tổng hợp của các yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội. Trong đó, các yếu tố xã hội đóng vai trò ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến sự phát triển thể chất của cơ thể con người” [37, tr. 55].

Sự phát triển các tố chất thể lực trong quá trình trưởng thành xảy ra không đều. Các tố chất đều có những giai đoạn phát triển với nhịp điệu nhanh và những giai đoạn phát triển tương đối chậm. Ngoài ra, sự phát triển các tố chất vận động diễn ra không đồng bộ, mỗi tố chất phát triển theo một nhịp độ riêng vào những thời kỳ khác nhau. Tập luyện TD,TT sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển các tố chất vận động, song nhịp điệu phát triển đó không giống nhau ở các lứa tuổi khác nhau, các tố chất vận động đạt đến mức phát triển cao vào những thời kỳ khác nhau.

Như vậy ở đay chúng ta có thể hiểu, Kĩ năng rèn luyện thể lực là quá trình luyện tập thể lực thường xuyên qua thực tế để thuần thục một hoạt động hoặc một số hoạt động nào đó.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 08/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí