Khó Khăn Tâm Lý Của Học Sinh Thpt Vùng Đặc Biệt Khó Khăn Tỉnh Bắc Kạn

Bảng 2.9. Khó khăn tâm lý của học sinh THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn


TT


Nội dung

Mức độ khó khăn


X


Thứ bậc

Rất khó

khăn

Khó khăn

Không khó

khăn

SL

%

SL

%

SL

%

I

Liên quan đến học tập









1

Khó tập trung chú ý trên lớp

30

46,2

21

32,3

14

21,5

2,25

4

2

Khó khăn trong việc vận dụng kiến thức đã được học để giải

quyết các nhiệm vụ học tập


42


64,6


16


24,6


7


10,8


2,54


1

3

Khó khăn trong việc lựa chọn

phương pháp học tập có hiệu quả

38

58,5

16

24,6

11

16,9

2,41

2

4

Áp lực học tập từ bạn bè, cha mẹ,

thầy giáo, cô giáo

33

50,8

23

35,4

9

13,8

2,37

3

II

Liên quan đến giao tiếp, các

mối quan hệ









1

Khó khăn trong giao tiếp, ứng xử

với thầy giáo, cô giáo

35

53,9

19

29,2

11

16,9

2,37

2

2

Khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với

bạn bè, đặc biệt là bạn khác giới

38

58,5

15

23,1

12

18,4

2,4

1

3

Khó khăn trong giao tiếp, ứng xử

với các thành viên trong gia đình

30

46,2

24

36,9

11

16,9

2,29

4

4

Khó khăn trong giao tiếp, ứng xử

với cộng đồng

31

47,7

24

36,9

10

15,4

2,32

3

III

Liên quan đến vấn đề định hướng

nghề nghiệp trong tương lai









1

Thiếu thông tin về ngành nghề

40

61,5

21

32,3

4

6,2

2,55

1

2

Mong muốn về nghề nghiệp của bản thân trái ngược với mong

muốn của bố mẹ


40


61,5


20


30,8


5


7,7


2,54


2

3

Mong muốn về nghề nghiệp của

bản thân trái ngược với định hướng của thầy, cô giáo


31


47,7


22


33,8


12


18,5


2,29


5

4

Mong muốn về nghề nghiệp của

bản thân trái ngược với ý kiến của bạn bè


37


56,9


18


27,7


10


15,4


2,41


3

5

Mong muốn về nghề nghiệp của bản thân mâu thuẫn với khả năng

của bản thân


31


47,7


25


38,5


9


13,8


2,34


4

Điểm trung bình

2,39


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên trung học phổ thông vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn - 8

Bảng 2.9 cho thấy: Những khó khăn tâm lý của các em học sinh tại các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn được các khách thể điều tra đánh giá với mức điểm trung bình là 2,39 (đạt mức cao). Điều nay cho thấy, học sinh vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn đang gặp phải những khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề học tập, vấn đề giao tiếp và vấn đề thiết lập các mối quan hệ xã hội.

Kết quả khảo sát về khó khăn tâm lý của các em học sinh THPT vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn cho thấy 3 nhóm khó khăn chính đó là trong học tập, trong quan hệ giao tiếp hàng ngày và định hướng nghề nghiệp được các khách thể khảo sát đánh giá ở các mức độ khác nhau, cụ thể:

Đối với khó khăn liên quan đến vấn đề học tập, các em học sinh đánh giá ở mức cao đối với các nội dung “Khó khăn trong việc vận dụng kiến thức đã được học để giải quyết các nhiệm vụ học tập” ( X = 2,54), “Khó khăn trong việc lựa chọn phương pháp

học tập có hiệu quả”( X = 2,41), “Áp lực học tập từ bạn bè, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo””( X = 2,37). Nhìn chung liên quan đến vấn đề học tập, học sinh đang gặp khó khăn trong việc vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập và

trong cuộc sống thường ngày, mặt khác học sinh vùng đặc biệt khó khăn còn chưa biết

áp dụng được những phương pháp học tập tích cực như: phương pháp học nhóm, phương pháp học tập trực quan... để nâng cao kết quả học tập cho bản thân mình.

Đối với khó khăn liên quan đến giao tiếp và các mối quan hệ, các em học sinh đánh giá ở mức cao đối với các nội dung “Khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với bạn bè, đặc biệt là bạn khác giới” ( X = 2,4), “Khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với thầy

giáo, cô giáo”( X = 2,37), “Khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với cộng đồng””( X = 2,32). Một đặc điểm của học sinh vùng đặc biệt khó khăn là các em thường rụt rè ít nói, các em chưa chủ động trong việc xây dựng các mối quan hệ với bạn bè và thầy cô, cho nên các em thường bị cô lập trong nhà trường và tự giải quyết vấn đề khó khăn trong học tập, cũng như trong cuộc sống. Đây chính là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng bỏ học của học sinh vùng đặc biệt khó khăn.

Đối với khó khăn liên quan đến vấn đề định hướng nghề nghiệp trong tương lai, các em học sinh đánh giá ở mức cao đối với các nội dung “Thiếu thông tin về ngành nghề” ( X = 2,55), “Mong muốn về nghề nghiệp của bản thân trái ngược với

mong muốn của bố mẹ”( X = 2,54), “Mong muốn về nghề nghiệp của bản thân trái ngược với ý kiến của bạn bè”( X = 2,41); “Mong muốn về nghề nghiệp của bản thân

mâu thuẫn với khả năng của bản thân”( X = 2,34). Từ thực tế trên chúng ta thấy rằng, học sinh còn rất khó khăn trong việc tìm hiểu về thông tin nghề nghiệp, các em lựa chọn nghề nghiệp không xuất phát từ nhu cầu mong muốn của bản thân mà phụ thuộc vào định hướng của cha mẹ và thầy cô.

Để đánh giá về hoạt động tư vấn học đường tại các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi tiến hành khảo sát 65 em học sinh tại các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn bằng câu hỏi số 2 và số 3 phụ lục 2, kết quả được thể hiện ở bảng 2.10:

Bảng 2.10. Đánh giá của học sinh về hoạt động tư vấn học đường ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn‌


TT


Nội dung tư vấn tâm lý

cho học sinh

Mức độ tư vấn

của học sinh


X


Thứ bậc

Mức độ hài lòng

của học sinh


X


Thứ bậc

Thường xuyên


Đôi khi

Không

thực hiện

Rất hài lòng

Hài lòng

Không hài lòng

1

Tư vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên phù hợp

với lứa tuổi.


25

(38,5%)


27

(41,5%)


13

(20%)


2,18


3


24

(36,9%)


26

(40%)


15

(23,1%)


2,14


3

2

Tư vấn giáo dục về kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa; phòng, chống bạo lực, xâm hại; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân

thiện.


28

(43,1%)


26

(40%)


11

(16,9%)


2,26


2


22

(33,8%)


18

(27,7%)


25

(38,5%)


1,95


4

3

Tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ với gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã

hội khác.


24

(36,9%)


23

(35,4%)


18

(27,7%)


2,09


4


28

(43,1%)


24

(36,9%)


13

(20%)


2,23


2

4

Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định

hướng nghề nghiệp.


32

(49,2%)


21

(32,3%)


12

(18,5%)


2,31


1


33

(50,8%)


19

(29,2%)


13

(20%)


2,31


1

5

Tham vấn tâm lý đối với học sinh gặp khó khăn cần hỗ trợ, can thiệp, giải quyết kịp thời; giới thiệu, hỗ trợ đưa học sinh đến các cơ sở, chuyên gia điều trị tâm lý đối với các trường hợp học sinh bị rối loạn tâm lý nằm ngoài khả năng tư vấn

của nhà trường.


16

(24,6%)


18

(27,7%


31

(47,7%)


1,77


5


18

(27,7%)


11

(16,9%)


36

(55,4%)


1,72


5

Điểm trung bình

của nhóm




2,12





2,07


Bảng 2.10 cho thấy: Theo ý kiến đánh giá của học sinh, hoạt động tư vấn học đường ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn có mức độ thực hiện với điểm trung bình là 2,12 (đạt mức trung bình) và mức độ hài lòng với điểm trung bình là 2,07 (đạt mức trung bình).

Kết quả cho thấy, tất cả các nội dung trong bảng đều được đánh giá ở mức độ trung bình, không có nội dung nào được đánh giá cao. Tuy nhiên, thứ bậc của các nội dung có sự khác nhau đôi chút, trong đó có một số nội dung cao hơn đôi chút như: nội dung “Tư vấn về kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp” được thực hiện nhiều nhất (49,2%) và cũng là nội dung học sinh đánh giá có

mức độ hài lòng cao nhất (50,8%) với X = 2,31 và nội dung “Tư vấn, giáo dục kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa, phòng, chống bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trường

giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện” nội dung thực hiện nhiều thứ hai với X = 2,26, về mức độ hài lòng của học sinh đối với nội dung tư vấn thì nội dung này chỉ đứng thứ tư với số điểm trung bình là 1,95. Đây là nội dung mà các trường có phần thực hiện tốt hơn các nội dung khác vì dạy và học là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi nhà trường. Trong năm học, không cần phải có hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường, từ GV chủ nhiệm, đến GV bộ môn đều tìm rất nhiều biện pháp nhằm giúp học sinh của mình học tập tốt, có kỹ năng học tập, biết định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, kết quả vẫn chỉ ở mức trung bình.

Một số nội dung được học sinh đánh giá thấp hơn các nội dung khác là nội dung “Tư vấn về tâm lý lứa tuổi, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị

thành niên phù hợp với lứa tuổi” xếp thứ tư ( X = 2,26) và nội dung “Tham vấn tâm lý đối với học sinh gặp khó khăn cần hỗ trợ, can thiệp, giải quyết kịp thời. Giới thiệu, hỗ trợ đưa học sinh đến các cơ sở, chuyên gia điều trị tâm lý đối với các trường hợp học sinh bị rối loạn tâm lý nằm ngoài khả năng tư vấn của nhà trường” xếp thứ 5

( X = 1,77) với mức độ hài lòng của học sinh có số điểm trung bình là 2,14 và 1,72. Các nội dung này, các trường thường không được thực hiện thường xuyên và nội dung tư vấn không thỏa mãn nhu cầu của học sinh khi tham gia hoạt động TVHĐ, bên cạnh đó do yêu cầu về điều kiện tài chính và CSVC của các nội dung tư vấn nên khó có thể thực hiện được tại các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn.

Như vậy, dựa vào ý kiến đánh giá của học sinh, có thể thấy, hiệu quả của hoạt động tư vấn học đường ở các trường THPT vùng đặc biệt hó khăn, tỉnh Bắc Kạn còn hạn chế. Điều này phản ánh sự hạn chế về kỹ năng tư vấn học đường của GV.

2.3. Thực trạng về tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn

2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn

Để đánh giá về thực trạng lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường của Sở GD&ĐT, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5 phụ lục 1, kết quả được thể hiện qua bảng 2.11.

Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL, GV về việc lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn‌


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện


X


Thứ bậc

Thường

xuyên

Đôi khi

Không

thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%


1

Xác định nhu cầu bồi dưỡng về kỹ

năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn


15


18,8


22


27,5


43


53,7


1,65


5


2

Xác định nội dung, hình thức bồi dưỡng về kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc

biệt khó khăn


37


46,2


26


32,5


17


21,3


2,25


3


3

Dự kiến nguồn lực cho hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV vùng đặc

biệt khó khăn


43


53,7


18


22,5


19


23,8


2,30


2


4

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV dựa trên kế hoạch chung của Sở

Giáo dục và Đào tạo


53


66,2


12


15,0


15


18,8


2,48


1


5

Hướng dẫn các trường xây dựng kế

hoạch bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV theo năm học


31


38,7


27


33,8


22


27,5


2,11


4

Điểm trung bình

2,16


Qua bảng 2.11 cho thấy: Việc lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn được đánh giá ở mức trung bình với số điểm trung bình là 2,16.

Tuy nhiên, mức điểm đánh giá dành cho các nội dung khác nhau trong bảng có sự khác nhau:

Nội dung thực hiện đạt số điểm trung bình ở mức cao là “Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV dựa trên kế hoạch chung của Sở Giáo dục và Đào tạo” với X = 2,48, xếp thứ nhất; tiếp đến là các nội dung đạt mức trung

bình, cụ thể: “Dự kiến nguồn lực cho hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường


cho GV vùng đặc biệt khó khăn” với X = 2,30, xếp thứ hai; “Xác định nội dung, hình thức bồi dưỡng về kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn

với X = 2,25, xếp thứ ba. Đây là những yêu cầu bắt buộc của CBQL để đảm bảo việc thực hiện theo qui định tại Thông tư 31/2017/TT-BGĐT của Bộ GD&ĐT có hiệu lực từ tháng 02/2018.

Trong công tác lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn còn có một số nội dung thực hiện chưa tốt, chẳng hạn như nội dung “Xác định nhu cầu bồi dưỡng về kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT

vùng đặc biệt khó khăn” với X = 1,65, trong đó có trên 50% ý kiến đánh giá không thực hiện. Nguyên nhân của thực trạng này là do công tác tư vấn học đường từ trước đến nay vẫn thường được một bộ phận GV trong nhà trường được các em học sinh tin tưởng thực hiện đó là Ban Giám hiệu, Tổng phụ trách và các GV chủ nhiệm. Hiện nay, việc qui định về Tổ tư vấn học đường tại các nhà trường đã được cụ thể hóa tại Thông tư 31/2017/TT- BGĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, do đó GV có nhu cầu bồi dưỡng hay không cũng phải thực hiện và đảm bảo phải có chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn tâm lý học đường theo chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành). Tính đến thời điểm hiện tại, có nhiều CBQL chưa thực sự quan tâm đến nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng tư vấn cho đội ngũ trong tổ tư vấn, trong đó có GV.

2.3.2. Thực trạng tổ chức triển khai các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn

Để đánh giá thực trạng tổ chức triển khai các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 6 phụ lục 1, kết quả được thể hiện tại bảng số 2.12.

Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL, GV về tổ chức triển khai các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn‌



TT


Nội dung

Mức độ thực hiện


X


Thứ bậc

Thường

xuyên

Đôi khi

Không

thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%


1

Thành lập ban chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường

cho GV vùng đặc biệt khó khăn


39


48,8


34


42,4


7


8,8


2,40


1


2

Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về hoạt động tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc

biệt khó khăn


35


43,8


24


30,0


21


26,2


2,18


5


3

Triển khai tập huấn, nâng cao kiến thức và kỹ năng tư vấn học đường cho GV làm công tác tư vấn ở các trường THPT vùng đặc

biệt khó khăn


26


32,4


23


28,8


31


38,8


1,94


8


4

Giám sát, hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường của các trường THPT vùng đặc

biệt khó khăn


30


37,5


38


47,5


12


15,0


2,23


4


5

Điều chỉnh kế hoạch bồi dưỡng cho phù hợp với tình hình thực tiễn tại các trường THPT vùng

đặc biệt khó khăn


36


45,0


36


45,0


8


10,0


2,35


2


6

Thu thập thông tin, kết quả về hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV các trường

THPT vùng đặc biệt khó khăn


27


33,8


29


36,2


24


30,0


2,04


7


7

Tổng kết và rút kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường đã thực hiện theo

kế hoạch của Sở GD&ĐT


43


53,8


20


25,0


17


21,2


2,33


3


8

Đánh giá toàn diện kế hoạch, lưu trữ thông tin làm tư liệu đối chiếu,

báo cáo


31


38,8


26


32,4


23


28,8


2,10


6


9

Phối hợp giữa nhà trường và chuyên gia tâm lý trong việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV ở các trường THPT

vùng đặc biệt khó khăn


18


22,5


28


35,0


34


42,5


1,80


9

Điểm trung bình chung

2,15


Bảng 2.12 cho thấy: Thực trạng về tổ chức triển khai các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn được các khách thể điều tra đánh giá với mức điểm trung bình là 2,15 (đạt mức trung bình). Tuy nhiên, mức điểm đánh giá dành cho các nội dung khác nhau trong bảng có sự khác nhau:

Trong các biện pháp được đánh giá, biện pháp“Thành lập ban chỉ đạo tổ chức


bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV” được đánh giá ở mức độ cao ( X = 2,40, xếp thứ nhất). Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Ban chỉ đạo, đồng thời có văn bản hướng dẫn các trường THPT thực hiện việc thành lập tổ tư vấn, lựa chọn GV tham gia hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ theo quy định.

Hầu hết các biện pháp tổ chức đều có mức điểm đánh giá ở mức độ trung bình.Trong đó, biện pháp 3 “Triển khai tập huấn, nâng cao kiến thức và kỹ năng TVHĐ cho GV làm công tác tư vấn ở các trường THPT vùng ĐBKK” và biện pháp 9 “Phối hợp giữa nhà trường và chuyên gia tâm lý trong việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV ở các trường THPT vùng ĐBKK” có mức điểm đánh giá thấp

nhất ( X = 1,94 và X = 1,80). Điều này cho thấy, hiệu quả của các đợt tập huấn theo hình thức tập trung do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức chưa cao. Mặt khác, việc phối hợp giữa nhà trường và chuyên gia tâm lý trong việc tổ chức bồi dưỡng cũng còn hạn chế. Nói về nguyên nhân của điều này, cô giáo Nông Thị M. chia sẻ: “ Do hạn hẹp về nguồn kinh phí, các trường THPT vùng ĐBKK khó có thể mời được chuyên gia về lĩnh vực TVHĐ đến bồi dưỡng cho GV. Hơn nữa, không ít thầy, cô giáo chưa thấy hết được tầm quan trọng của hoạt động tư vấn học đường, họ không có nhiều hứng thú với việc tham gia bồi dưỡng”. Trò chuyện trực tiếp với một số CBQL ở các trường THPT, Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn chúng tôi còn được biết, ở các trường THPT vùng ĐBKK, bước đầu đã thành lập được tổ tư vấn, tuy nhiên, số CBQL tham gia các lớp bồi dưỡng về kỹ năng TVHĐ còn rất hạn chế. Nguyên nhân là do chưa có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể của Sở Giáo dục và Đào tạo về vấn đề này. Những điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng TVHĐ cho GV THPT vùng ĐBKK.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/05/2023