Đánh Giá Khả Năng Lập Kế Hoạch Và Thực Hiện Kế Hoạch Giáo Dục Cá Nhân Cho Trẻ Tự Kỷ

hòa nhập phải được xây dựng phù hợp với từng trẻ theo từng giai đoạn, các CBQL phải thường xuyên xây dựng mới, cập nhật thông tin nhằm mang lại cho trẻ tự kỷ hiệu quả giáo dục cao nhất. Bên cạnh đó vẫn còn 1/15 CBQL chiếm 6,67% thỉnh thoảng mới xác định các phương tiện tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập theo mô hình kết hợp.

Xác định phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập theo mô hình kết hợp cho trẻ tự kỷ được các nhà quản lý đánh giá cao với 15/15 CBQL thường xuyên tiến hành nội dung này, đạt 100%. Kết quả này cho thấy công tác giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ được các CBQL rất quan tâm, đặc biệt là các phương pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ.

13/15 CBQL thường xuyên xác định thời gian và quy trình tác động, chiếm 86,67%. 2/15 CBQL chiếm 13,33% thỉnh thoảng tiến hành xác định thời gian và quy trình tác động. Mặc dù thời gian và quy trình tác động là yếu tố quan trọng trong hoạt động giáo dục hòa nhập, được sự nhất trí cao của các CBQL song vẫn có 2/15 CBQL thỉnh thoảng mới tiến hành xác định thời gian và quy trình tác động. Kết quả này cho thấy các CBQL mới chỉ làm công tác chỉ đạo, định hướng. Cán bộ nhân viên, giáo viên và những người chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ mới là người trực tiếp xác định thời gian và quy trình tác động giáo dục hòa nhập cho trẻ.

13/15 CBQL thường xuyên triển khai phương án kết hợp giữa giáo viên trường mầm non và cán bộ của trung tâm, chiếm 86,67%. 2/15 CBQL thỉnh thoảng triển khai phương án kết hợp giữa giáo viên trường mầm non và cán bộ của trung tâm, chiếm 13,33%. Đa số CBQL đã quan tâm đến triển khai phương án kết hợp giữa giáo viên trường mầm non và cán bộ của trung tâm cho thấy công tác giáo dục trẻ tự kỷ đã được tổ chức một cách khoa học, có định hướng, có mục tiêu.

12/15 CBQL thường xuyên tiến hành xã hội hóa về giáo dục hòa nhập chiếm 80%. Trách nhiệm giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ không thuộc về riêng cá nhân, tổ chức nào mà là trách nhiệm của cả cộng đồng xã hội. Có làm được điều này mới phát

triển được môi trường hòa nhập cho trẻ tự kỷ. Vẫn còn 3/15 CBQL chiếm 20% thỉnh thoảng mới tiến hành xã hội hóa về giáo dục hòa nhập.

14/15 CBQL thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập theo mô hình kết hợp, chiếm 93,33%. 1/15 CBQL thỉnh thoảng tiến hành chiếm 6,67%. Kết quả cho thấy kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập theo mô hình kết hợp được tiến hành một cách thường xuyên và trú trọng.

Một trong những nội dung cơ bản trong giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ là lập kế hoạch giáo dục cá nhân. Để tìm hiểu về việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ, đề tài tiến hành khảo sát trên các giáo viên trường mầm non và cán bộ nhân viên của trung tâm. Qua khảo sát đề tài thu được kết quả như sau:

Bảng 2.8. Đánh giá khả năng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ

STT

Nội dung đánh giá

Điểm đánh giá TB

Thứ bậc

1

Xác định năng lực, nhu cầu cá nhân của trẻ

4,36

1

2

Xây dựng mục tiêu giáo dục cá nhân

4,02

2

3

Xác định nội dung giáo dục cá nhân

3,84

3

4

Xây dựng hệ thống hoạt động tác động chuyên biệt

3,15

6

5

Thực hiện các biện pháp can thiệp trực tiếp

3,54

5

6

Phối hợp thực hiện của giáo viên trường mầm non và

cán bộ nhân viên trung tâm

3,06

7

7

Đánh giá kết quả biến đổi ở trẻ theo mục tiêu

3,58

4

Điểm trung bình chung

3,65


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non - 9

Với kết quả này cho thấy trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ để đánh giá sự tiến bộ và kết quả đạt được của trẻ tự kỷ, phối hợp thực hiện của giáo viên trường mầm non và cán bộ nhân viên trung tâm trong thực hiện kế hoạch là khá tốt. Tuy nhiên khâu quan trọng và có ý nghĩa tiền đề cho việc lập kế hoạch cá nhân là xác định năng lực, nhu cầu của trẻ tự kỷ thì chỉ được thực hiện ở mức độ trung bình và ở mức độ tương tự là việc xác định và thực hiện các hoạt động cụ thể.

Qua trao đổi ý kiến với giáo viên các lớp có trẻ tự kỷ, chúng tôi nhận thấy, có một số trẻ thuộc diện tự kỷ không được cha mẹ công nhận nên nhà trường không lập hồ sơ giáo dục cá nhân cho những trẻ này; trẻ tự kỷ tham gia các hoạt động cùng cô và các trẻ khác trong nhóm/lớp nên được giáo viên sử dụng chương trình tác động chung; theo chương trình tác động này thì không có sự can thiệp đặc biệt. Đây cũng là một thiệt thòi cho trẻ tự kỷ. Bởi vì, so với những trẻ 3 đến 5 tuổi có đặc điểm phát triển sinh học và tâm lý bình thường, trẻ tự kỷ rất khó khăn trong việc tiếp nhận những tác động giáo dục đại trà để hình thành nhân cách. Phần lớn những tác động diện đại trà cho những trẻ bình thường sử dụng trên đối tượng trẻ tự kỷ đều khó mang lại hiệu quả giáo dục. Tuy nhiên, thực tiễn công tác chăm sóc, giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ tại trường mầm non cũng cho thấy, hầu hết giáo viên trong các lớp có trẻ tự kỷ đã nhận biết được những khác biệt của đối tượng này so với các trẻ khác. Từ đó, căn cứ vào trình độ của bản thân và điều kiện giáo dục, giáo viên có sự quan tâm, giáo dục cá nhân đối với từng trẻ song chưa thường xuyên và chưa có đánh giá.

2.3.2. Thực trạng nội dung kết hợp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non

Đề tài sử dụng câu hỏi 7 phụ lục 1 để tìm hiểu thực trạng nội dung kết hợp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non.

Kết quả thu được thể hiện qua bảng 2.9

Bảng 2.9. Thực trạng nội dung giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non


STT


Nội dung

Đối tượng khảo sát

Ý kiến đánh giá

TX

TT

CTH

Số YK

%

Số YK

%

Số YK

%

1

Kết hợp xây dựng kế

hoạch tổ chức hoạt động

CBQL

14

93,33

1

6.67

0

0

GV, NV

80

81,63

15

15,31

3

3,06

2

Kết hợp xây dựng nội dung

CBQL

13

86,67

2

13,32

0

0

GV, NV

78

79,59

13

13,26

7

7,15

3

Kết hợp tổ chức hoạt

CBQL

12

80

3

20

0

0

động giáo dục

GV, NV

82

83,67

11

11,22

5

5,11

4

Kết hợp trong đánh giá kết quả

CBQL

11

73,33

3

20

1

6,67

GV, NV

75

76,53

13

13,26

10

10,21


5

Kết hợp trong trao đổi kinh nghiệm chuyên môn cho giáo viên về giáo dục

hòa nhập trẻ tự kỷ

CBQL

15

100

0

0

0

0

GV, NV

88

89,8

10

10,2

0

0



Phân tích số liệu của bảng 2.9. Thực trạng nội dung kết hợp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non, chúng tôi có một số nhận xét như sau: Đa số cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên, những người làm công tác giáo dục trẻ tự kỷ ở trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non đều đã quan tâm đến các nội dung kết hợp giáo dục hòa nhập theo mô hình kết hợp giữa trường mầm non và trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật.

Trong các nội dung kết hợp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non, nội dung kết hợp trong trao đổi kinh nghiệm chuyên môn cho giáo viên về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ được thực hiện một cách thường xuyên nhất. 100% cán bộ quản lý cho rằng nội dung này được thực hiện một cách thường xuyên. 89,8% giáo viên và cán bộ nhân viên cũng cho rằng đây là nội dung được thực hiện thường xuyên. Bên cạnh đó còn có một số ít giáo viên đánh giá nội dung này thỉnh thoảng mới được thực hiện 10,2%.

Tiến hành phỏng vấn trực tiếp, giáo viên của trường Mầm non Tân Trào, thành phố Tuyên Quang chúng tôi thu được một số kết quả sau: Cô Nguyễn Thị Thu Hiền cho ý kiến: “Trong trường có học sinh mắc hội chứng tự kỷ nhưng không phải lớp nào cũng có. Nhà trường và Trung tâm Phục hồi chức năng Hương Sen đã có những buổi chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn trong chăm sóc, giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ. Nhưng giáo viên chưa tham gia đầy đủ vì một số lý do như: lớp không có học sinh tự kỷ, mỗi lớp chỉ cần một cô tham gia rồi về trao đổi sau, vì một số lý do cá nhân…”. Nhìn chung qua đánh giá theo số

liệu của bảng thực trạng nội dung giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non, chúng tôi nhận thấy nội dung trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn cho giáo viên về giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ là được thực hiện thường xuyên nhất.

Tiếp đến là nội dung kết hợp xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động. Nội dung này được thực hiện một cách thường xuyên với sự nhất trí cao của cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên, những người làm công tác giáo dục trẻ tự kỷ. Có tới 93,33% cán bộ quản lý và 81,63% giáo viên, nhân viên đánh giá nội dung này đã được thực hiện một cách thường xuyên. 6,67% cán bộ quản lý và 15,31% giáo viên, nhân viên cho rằng thỉnh thoảng nội dung này mới được thực hiện. Đặc biệt có 3,06% giáo viên, nhân viên cho rằng nội dung này chưa được thực hiện. Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi được biết 3,06% giáo viên này rơi vào các lớp không có học sinh mắc hội chứng tự kỷ. Các cô mới chỉ tham gia vào các lớp tập huấn và tham gia cho biết, tham gia do nhà trường tổ chức.

Nội dung kết hợp tổ chức giáo dục có tới 80% cán bộ quản lý và 83,67% giáo viên, nhân viên đánh giá được thực hiện thường xuyên. 20% cán bộ quản lý và 11,22% giáo viên, nhân viên đánh giá nội dung này thỉnh thoảng mới được thực hiện. 5,11% giáo viên, nhân viên đánh giá nội dung này chưa được thực hiện.

Kết hợp xây dựng nội dung cũng được các nhà quản lý, giáo viên, nhân viên, những người thực hiện công tác giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ cho rằng được thực hiện một cách thường xuyên với 86,67% cán bộ quản lý và 79,59% giáo viên, nhân viên đánh giá thực hiện thường xuyên, liên tục. 13,32% cán bộ quản lý và 13,26% giáo viên, nhân viên cho rằng thỉnh thoảng thực hiện. 7,15% giáo viên cho ý kiến nội dung này chưa được kết hợp.

Kết hợp trong đánh giá kết quả được 73,33% cán bộ quản lý và 76,53% giáo viên, nhân viên cho ý kiến thực hiện thường xuyên. 20% cán bộ quản lý và 13,26% giáo viên nhân viên có ý kiến thỉnh thoảng mới thực hiện. 6,67% cán bộ quản lý và 10,21% giáo viên nhân viên cho rằng chưa kết hợp trong đánh giá kết quả.

Các nội dung kết hợp được các nhà quản lý đánh giá đã và đang thực hiện một cách thường xuyên, các giáo viên lớp hòa nhập cũng đánh giá cao mức độ thực hiện. Song bên cạnh đó, còn một số ít giáo viên cho rằng những nội dung này thỉnh thoảng mới được thực hiện, đôi khi còn chưa thực hiện. Do những nội dung kết hợp này chủ yếu được thực hiện bởi các nhà quản lý, những giáo viên trực tiếp tham gia vào công tác giáo dục hòa nhập. Còn các giáo viên khác, do đặc thù ở trường mầm non giáo viên có rất nhiều nhiệm vụ phải thực hiện nên chưa sát sao được những nội dung ngoài trách nhiệm của mình.

2.3.3. Thực trạng mức độ và kết quả sử dụng các phương pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non

Để tìm hiểu về thực trạng mức độ và kết quả sử dụng các phương pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non, đề tài sử dụng câu hỏi 8 phụ lục 1 và thu được kết quả như sau:


Bảng 2.10. Thực trạng phương pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non

STT

Phương pháp

Số liệu

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

TX

ĐK

CBG

Tốt

Khá

TB

Yếu

1

Phương pháp tâm vận động

YK

55

25

18

39

30

17

12

%

56,12

25,51

18,37

39,8

30,61

17,35

12,24

2

Phương pháp cắt

khúc thời gian

YK

62

28

8

25

31

25

17

%

63,26

28,58

8,16

25,51

31,63

25,51

17,35

3


YK

81

14

3

57

21

15

5

%

82,65

14,29

3,06

58,16

21,43

15,31

5,1

4

Phương pháp phát

sinh từ thực tế

YK

73

12

13

32

29

24

13

%

74,49

12,24

13,27

32,65

29,59

24,49

13,17


5

Phương pháp phân tích hành vi ứng

dụng (ABA)

YK

76

12

10

50

36

7

5

%

77,56

12,24

10,02

51,02

36,74

7,14

5,1

6

Phương pháp Trị liệu và Giáo dục cho

YK

69

20

9

48

33

7

10

trẻ tự kỷ và trẻ có

khó khăn về giao tiếp TEACCH


%


70,41


20,41


9,18


48,98


33,67


7,14


10,21


7

Hệ thống giao tiếp bằng cách trao đổi

tranh PECS

YK

71

19

8

36

45

8

9

%

72,45

19,39

8,16

36,74

45,92

8,16

9,18


8

Hoạt động trị liệu (OT - Occupational

Therapy)

YK

64

15

19

28

34

20

16

%

65,31

15,3

19,39

28,57

34,69

20,41

16,33

9

Phương pháp nhận xét - đánh giá

YK

79

15

4

58

21

15

4

%

80,61

15,3

4,09

59,18

21,43

15,31

4,08

10

Phương pháp tư vấn

tâm lý

YK

80

16

2

60

22

14

2

%

81,63

16,33

2,04

61,22

22,45

14,28

2,05


11

Phương pháp xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục can thiệp cá

nhân đối với trẻ tự kỷ tuổi mầm non


YK


70


22


6


65


24


8


1

%

71,43

22,45

6,12

66,33

24,49

8,16

1,02



Do đặc thù của công tác giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ nên mỗi giáo viên giáo dục hòa nhập lại chọn cho mình những phương pháp giáo dục riêng, đối với các trẻ tự kỷ khác nhau giáo viên lại chọn những phương pháp khác nhau để phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của từng trẻ.

Phương pháp nhóm được nhiều giáo viên lựa chọn sử dụng một cách thường xuyên, với 81 lựa chọn chiếm 82,65%. Ở trong môi trường nhóm, tập thể trẻ tự kỷ có thể bộc lộ được những khả năng của mình. Phương pháp nhóm được nhiều giáo viên sử dụng thường xuyên vì trẻ tự kỷ cần có được vòng tay bạn bè. Phương pháp này vừa giúp cho trẻ tự kỷ có thể hòa nhập vừa tạo điều kiện cho giáo viên có thời gian hoàn thành các nhiệm vụ khác trong quá trình giáo dục. Vẫn có đến 14,29% giáo viên thỉnh thoảng sử dụng và 3,06 % chưa thực hiện phương pháp nhóm trong công tác giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ. Kết quả sử dụng phương pháp nhóm được phần đông giáo viên đánh giá ở mức độ tốt, 58,16%. 21,43% đánh giá kết quả của phương pháp nhóm ở mức độ khá. 15,31% đánh giá ở mức độ trung bình và vẫn có 5,1% giáo viên đánh giá kết quả của phương pháp này ở mức độ yếu. Phương pháp nhóm thực sự có hiệu quả trong giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ, tạo cho trẻ tự kỷ có được môi trường hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa. Song một số ít giáo viên chưa thực sự quan tâm, đánh

giá cao hiệu quả của phương pháp này. Nguyên nhân là do một số giáo viên trong lớp hòa nhập không có đủ thời gian, khả năng để sát sao các hoạt động của trẻ. Một số trẻ tự kỷ đến lớp gần như chỉ được chăm sóc, trông giữ.

Phương pháp tư vấn tâm lý được nhiều giáo viên sử dụng một cách thường xuyên trong quá trình chăm sóc - giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ, 81,63%. Một số ít giáo viên đôi khi sử dụng phương pháp này, 16,33% và 2,04% giáo viên chưa bao giờ sử dụng phương pháp này. Kết quả sử dụng của phương pháp này cũng được đánh giá ở mức độ tốt, 61,22%; mức độ khá 22,45%; mức độ trung bình 14,28% và 2,05% đánh giá ở mức độ yếu. Trong quá trình khảo sát, đề tài tiến hành quan sát một số lớp có học sinh mắc hội chứng tự kỷ và thấy được thực trạng: một ngày ở lớp của cả cô và cháu có quá nhiều hoạt động phải thực hiện, giáo viên chỉ có thời gian hỏi han, trò chuyện cùng trẻ giờ đón và trả trẻ nhưng cũng không thường xuyên. Mặc dù sử dụng thương xuyên và đem lại hiệu quả tốt nhưng không phải giáo viên nào cũng làm tốt.

Tiếp đến, phương pháp được đông đảo giáo viên lựa chọn để sử dụng một cách thường xuyên trong công tác giáo dục trẻ tự kỷ là phương pháp nhận xét - đánh giá, 80,61% giáo viên thường xuyên sử dụng phương pháp này. 15,3% giáo viên thỉnh thoảng sử dụng và 4,09% giáo viên chưa bảo giờ sử dụng phương pháp nhận xét - đánh giá. Phương pháp nhận xét - đánh giá được 59,18% giáo viên đánh giá có hiệu quả tốt; 21,43% giáo viên đánh giá hiệu quả ở mức độ khá; 15,31% giáo viên đánh giá phương pháp này chỉ đạt mức độ trung bình và 4,08% giáo viên cho rằng hiệu quả của phương pháp này là kém. Theo ý kiến chủ quan của các giáo viên khó khăn khi sử dụng phương pháp này là không biết sử dụng chuẩn nào để nhận xét - đánh giá trẻ tự kỷ cho phù hợp.

Phương pháp phân tích hành vi ứng dụng ABA có tới 77,56% giáo viên thường xuyên sử dụng, 12,24% giáo viên đôi khi sử dụng và 10,02% giáo viên chưa bao giờ sử dụng. Đây được cho là phương pháp hữu hiệu nhất để giáo dục trẻ tự kỷ nhưng đòi hỏi có chuyên môn về giáo dục đặc biệt, giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ nên vẫn có tình trạng có giáo viên chưa bảo giờ sử dụng đến phương pháp này. Phương pháp phân tích hành vi ứng dụng ABA được đánh giá là hiệu quả tốt với 50 ý kiến chọn (chiếm 51,02%); 36,74% đánh giá đạt hiệu quả ở mức độ khá; 7,14% đánh giá

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/09/2023