Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Giáo Dục Kỹ Năng Tự Chủ Cho Học Sinh Người Dân Tộc Thiểu Số Ở Trường Thcs

kỹ năng làm chủ bản thân, kỹ năng thích ứng và hòa nhập với cuộc sống, kỹ năng làm việc.

Mỗi kỹ năng bao gồm một hệ thống thao tác trí tuệ và thực hành mà nếu thực hiện trọn vẹn hệ thống thao tác này sẽ đảm bảo đạt được mục đích đặt ra cho hoạt động. Điều đáng chú ý là việc thực hiện một kỹ năng luôn luôn được kiểm tra bằng ý thức, nghĩa là khi thực hiện bất kỳ một kỹ năng nào đều nhằm vào một mục đích nhất định. Quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó có chủ đích và định hướng rõ ràng.

Như vậy có thể hiểu: Kỹ năng là khả năng chủ thể thực hiện được hành động dựa trên vốn tri thức, kinh nghiệm đã có để đạt được kết quả theo những tiêu chí nhất định, phù hợp với mục đích và điều kiện hành động.

Theo đó, kỹ năng bao gồm kỹ năng cơ bản và kỹ năng tâm lý xã hội. Đây là những năng lực để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. Những kỹ năng mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng giao tiếp để giải quyết có hiệu quả những tình huống trong cuộc sống… là những kỹ năng phức tạp hơn đòi hỏi sự tổng hợp các yếu tố kiến thức, thái độ và hành vi.

Có thể nói kỹ năng chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội và khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.

1.2.2.2. Kỹ năng tự chủ

Tự chủ là làm chủ được bản thân, luôn ý thức được những gì mình đang làm và biết tự điều chỉnh cảm xúc, hành vi cho phải, cho đúng mực.

Biểu hiện của người biết tự chủ là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh m tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với nhu cầu và lợi ích hợp pháp, chính đáng của bản thân và các mối quan hệ xung quanh. Tự chủ là một đức tính quý giá. Nhờ tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hoá. tính tự chủ giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và những thử thách, cám dỗ, chủ động giải quyết những xung đột mâu thuẫn. Biết hi sinh những niềm vui trước mắt cho những mục tiêu lâu dài của cuộc sống. Tính tự chủ, khả năng tự chủ biểu hiện

trong mọi mặt của đời sống xã hội. Vì thế năng lực tự chủ là vô cùng cần thiết cho mỗi người để học tập, lao động và phát triển.

Kỹ năng tự chủ biểu hiện ở các khía cạnh sau đây:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

- Chủ thể tự nhận thức về bản thân mình. Mọi quyết định của bản thân đều phải xuất phát từ trình độ nhận thức, mục tiêu đặt ra. Quá trình này đòi hỏi mỗi chủ thể phải luôn tự xem xét, phân tích, đánh giá. Tự nhận thức sẽ tự đánh giá được nhu cầu, năng lực của bản thân, biết được điểm yếu, điểm mạnh của bản thân để từ đó xác định mình cần làm gì và hướng tới những giá trị gì trong cuộc sống.

- Chủ thể tự ý thức đầy đủ về hành động của bản thân mình. Sự tự chủ trong hành động giúp chủ thể ý thức rõ cái gì nên làm và không nên làm. Nếu mỗi cá nhân thực sự không ý thức được điều đó, thì hành động sẽ không được điều chỉnh phù hợp. Kiểm soát bản thân là việc ý thức được hành vi nào là phù hợp và không phù hợp từ đó sẽ có định hướng đúng đắn để đưa ra các quyết định tốt hơn đối với những giá trị đặt ra.

Quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai - 4

- Chủ thể kiên định với mục tiêu đề ra. Việc đặt ra các mục tiêu hay giá trị theo đuổi là đòi hỏi mỗi chủ thể phải có sự quyết tâm thực hiện những mục tiêu đó. Kiên định với mục tiêu đặt ra sẽ cho mỗi cá nhân một lập trường sống vững vàng, làm chủ những mục tiêu hành động, phương pháp và sự lựa chọn của chính mình. Kỹ năng tự chủ phải được thể hiện ở cả thái độ và lập trường sống khi đưa ra những quyết định lựa chọn cuối cùng.

- Chủ thể tỏ ra có sự nỗ lực ý chí để vượt qua khó khăn. Tự chủ bản thân, không mắc phải những sai lầm là vô cùng khó khăn khi những cảm xúc, ham muốn, đam mê luôn có sức lôi kéo chống lại sự quyết tâm của chính mình. Sự tự chủ, kiểm soát bản thân cần lòng dũng cảm để đối mặt với những khó khăn. Kỹ năng tự chủ là cơ sở để phát triển sự tự tin ở bản thân mà nền tảng không thể thiếu là sự dũng cảm.

- Chủ thể tụ kiểm tra và đánh giá bản thân theo đúng yêu cầu nhất định. Tự suy ngẫm về bản thân, tự kiểm tra bản thân mình cũng là cách thức hữu ích để rèn luyện sự kiểm soát của bản thân, khuyến khích, nhắc nhở những mục tiêu và giá trị hướng tới. Đây là một phẩm chất cần có để đảm bảo độ bền vững của kỹ năng tự chủ.

Yêu cầu của kỹ năng tự chủ như sau:

- Nhận biết được biểu hiện của sự căng thẳng, một số tình huống tạo nên sự căng thẳng, tác động của nó đối với cuộc sống.

- Có thái độ tích cực đối với những tình huống gây căng thẳng, từ đó sẽ tìm ra cách ứng phó tích cực

- Biết cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực, kiểm soát, làm chủ cảm xúc, hành vi của bản thân.

- Vận dung được kỹ năng kiểm soát, làm chủ cảm xúc, hành vi của bản thân trong các tình huống.

Từ những điều phân tích ở trên có thể hiểu: Kỹ năng tự chủ là khả năng làm chủ được cảm xúc, hành động của bản thân, biết điều chỉnh hành động của bản thân sao cho phù hợp với mục đích, điều kiện hoạt động, đồng thời phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

1.2.3. Giáo dục, giáo dục kỹ năng tự chủ

1.2.3.1. Giáo dục

Giáo dục là một trong những hoạt động căn bản của con người. Là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung bằng các phương pháp khoa học, các hình thức phù hợp của người giáo dục tới người được giáo dục nhằm truyền thụ tri thức, kinh nghiệm sống, hình thành các kỹ năng theo mục tiêu giáo dục để hình thành nhân cách cho người học, tạo ra các giá trị hữu ích và cơ hội phát triển toàn diện bản thân.

Trong nhà trường, giáo dục là cách tổ chức một cách khoa học hoạt động học tập và các hoạt động khác, nhằm hình thành ở học sinh những những phẩm chất nhân cách cần thiết của người lao động, tạo cơ hội, điều kiện để học sinh vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống và rèn luyện những đức tính, phẩm chất tốt đẹp.

Hoạt động giáo dục trong nhà trường phải thỏa mãn được hai mặt vừa phù hợp (thích ứng) với các yêu cầu của xã hội ở mỗi giai đoạn phát triển, vừa có khả năng hình thành những nét bản chất của cá nhân là do các mối quan hệ xã hội hợp thành. Học sinh ý thức được các quan hệ xã hội và các giá trị của nó (các quan hệ chính trị - tư tưởng, kinh tế, pháp luật, đạo đức) để rồi biết vận dụng vào các lĩnh vực kinh tế, văn hóa- xã hội, đạo đức, tôn giáo, pháp luật, gia đình…

Quá trình vận dụng, trải nghiệm trong giáo dục sẽ giúp học sinh tích lũy được kinh nghiệm xã hội thực tiễn tốt và có nhu cầu, hành vi, thói quen, biết thể hiện đúng đắn các quan hệ xã hội. Chính trong việc tham gia vào các quan hệ xã hội như vậy sẽ giúp cho học sinh khẳng định những quan hệ mới, tích cực trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và biết loại bỏ khỏi bản thân những quan niệm, những biểu hiện tiêu cực, tàn dư cũ, lạc hậu không còn phù hợp với xã hội ngày nay.

Giáo dục trong nhà trường là quá trình hình thành bản chất người trong mỗi học sinh một cách có ý thức, là quá trình tổ chức để mỗi cá nhân chiếm lĩnh được các lực lượng bản chất xã hội của con người, được biểu hiện ở toàn bộ các quan hệ xã hội của họ. Triết học Mác xít đã khẳng định: bản chất xã hội của con người chỉ có được khi nó tham gia vào đời sống xã hội đích thực thông qua hoạt động và giao lưu ở một môi trường văn hóa (văn hóa vật chất và tinh thần).

Giáo dục trong nhà trường là quá trình tổ chức cho học sinh hình thành các chuẩn mực, các yêu cầu của sự phát triển xã hội, làm cho học sinh hình thành được các nhân cách và phẩm chất tốt đẹp. nhằm giúp cho học sinh luôn tự giác, tích cực, độc lập chuyển hóa những yêu cầu và những chuẩn mực của xã hội thành hành vi và thói quen tương ứng.

Như vậy, có thể hiểu: Giáo dục là quá trình hình thành cho người được giáo dục lý tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức các hoạt động và giao lưu cho họ.

1.2.3.2. Giáo dục kỹ năng tự chủ

Từ các khái niệm: Giáo dục, kỹ năng tự chủ,có thể hiểu: Giáo dục kỹ năng tự chủ là quá trình tác động của nhà giáo dục đến đối tượng giáo dục, nhằm hình thành ở đối tượng giáo dục khả năng làm chủ cản xúc, hành vi của bản thân trong hoạt động và trong cuộc sống, từ đó giúp đối tượng giáo dục tự hoàn thiện về nhân cách của mình.

1.2.4. Quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh

Quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh thực chất là quá trình tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh. Quá trình này mang tính chất quản lý hành chính sư phạm, đặc điểm này thể hiện ở chỗ: Quản lý theo pháp luật, theo những nội qui, qui chế, quyết định có tính bắt buộc trong hoạt động dạy học. Đồng thời việc quản lý phải tuân

thủ các qui luật của quá trình dạy học, giáo dục diễn ra trong môi trường sư phạm, lấy hoạt động và quan hệ dạy - học của thầy và trò làm đối tượng quản lý.

Quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ mang tính đặc trưng của khoa học quản lý, bởi vì, nó phải vận dụng có hiệu quả các chức năng quản lý trong việc điều khiển quá trình hình thành kỹ năng cho học sinh.

Quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ có tính xã hội hóa cao do chịu sự chi phối trực tiếp của các điều kiện kinh tế - xã hội và có mối quan hệ tương tác thường xuyên với đời sống xã hội.

Từ các khái niệm: quản lý, kỹ năng tự chủ, giáo dục kỹ năng tự chủ và những điều phân tích đã nêu ở trên, có thể hiểu: Quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh là sự tác động có mục đích của nhà quản lý (hiệu trưởng) đến giáo viên (chủ thể giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh) và học sinh (đối tượng giáo dục về kỹ năng tự chủ) nhằm làm cho quá trình giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh trong nhà trường diễn ra có hiệu quả.

1.3. Một số vấn đề cơ bản về giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở trường THCS

1.3.1. Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở trường THCS

Trong tâm lí học lứa tuổi, học sinh lứa tuổi thiếu niên luôn ngự trị quy luật về tính mất cân đối tạm thời, tính mâu thuẫn và quy luật về tính không đồng đều của sự phát triển thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của nhân cách và thể chất. Đối với học sinh THCS người dân tộc thiểu số, bên cạnh những đặc điểm chung, các em còn có những đặc điểm riêng về nhận thức và tính cách như: năng lực ngôn ngữ, vốn Tiếng Việt của các em còn hạn chế. Óc quan sát, trí nhớ, sự kiên trì, tính kỷ luật… chưa được rèn luyện một cách có hệ thống; khả năng phân tích tổng hợp, khái quát ở các em chưa tốt...Bên cạnh đó, nhận thức cảm tính phát triển khá tốt: Cảm giác, tri giác của các em có những nét độc đáo. Tuy nhiên nó chưa được hoàn thiện: cảm tính, mơ hồ không thấy được bản chất của sự vật hiện tượng. Khả năng phân tích, tổng hợp và khái quát phát triển chậm, khả năng tư duy nói chung và khả năng tiến hành các thao tác trí óc nói riêng hình thành khó khăn. Quá trình tư duy của em chỉ đạt mức trung bình. Từ những đặc điểm tâm lý nói trên, có thể thấy khả năng tư duy kinh nghiệm đạt mức cao hơn so với trình độ chung của lứa tuổi, song khả năng tư duy lý luận thấp so với yêu cầu. Khả năng

ghi nhứ có chủ định có ý thức còn yếu. Đặc biệt, ngôn ngữ dùng quen tiếng mẹ đẻ, trong khi đó quá trình nhận thức, tiếp thu tri thức ở trường lại diễn ra bằng ngôn ngữ tiếng Việt, quá trình giao tiếp gặp nhiều khó khăn.

Học sinh người dân tộc thiểu số có tính cách thẳng thắn, thật thà và tự trọng cao. Các em thường tỏ thái độ trực tiếp đối với những tình huống không phù hợp với suy nghĩ của bản thân mình. Tính cách thẳng thắn và thật thà cộng với khả năng diễn đạt bằng tiếng phổ thông còn hạn chế, cùng với thói quen dùng tiếng mẹ đẻ khiến học sinh dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp.

Giáo dục kỹ năng tự chủ chính là định hướng cho HS người dân tộc thiểu số con đường sống tích cực trong xã hội hiện đại trong ba mối quan hệ cơ bản: con người với chính mình; con người với tự nhiên; con người với các mối quan hệ xã hội. Các em sẽ biết chuyển dịch kiến thức - “cái mình biết” và thái độ, giá trị - “cái mình nghĩ, cảm thấy, tin tưởng”… thành những hành động cụ thể trong thực tế - “làm gì và làm cách nào” là tích cực và mang tính chất xây dựng. Tất cả đều nhằm giúp các em thích ứng được với sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học công nghệ và vững vàng, tự tin bước tới tương lai.Với những đặc điểm trên, đặt ra cho nhiệm vụ giáo dục kỹ năng làm chủ bản thân của nhà trường vừa mang tính cấp thiết lại vừa có những đặc thù riêng. Vì kỹ năng tự chủ sẽ giúp học sinh THCS người dân tộc thiểu số làm chủ bản thân mình qua ba mối quan hệ cơ bản như sau:

Trong quan hệ với chính mình: Giáo dục kỹ năng tự chủ giúp HS dân tộc thiểu số sẽ định hình những kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng nhận thức, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng trình bày, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hành động độc lập, kỹ năng tự chịu trách nhiệm, kỹ năng thích ứng hòa nhập cuộc sống… Từ đó, hình thành thói quen tích cực, vận dụng và giải quyết những vấn đề của bản thân, làm chủ nhận thức, nhu cầu và mong muốn của chính mình. Đồng thời bản thân có khả năng biết chấp nhận mọi hậu quả, kết quả sau những suy nghĩ, hành động và việc làm của cá nhân, biết thực hiện tốt nhiệm vụ và bổn phận của mình. Người có trách nhiệm luôn có ý thức trong mọi việc, hoàn thành công việc cá nhân, có kỉ luật tốt, luôn siêng năng trong học tập và lao động. Có khả năng cân bằng thái độ, cảm xúc của bản thân, kiểm soát hành vi và cảm xúc của bản thân tốt hơn, đồng thời khả năng giải quyết các xung đột với những người xung quanh cũng được cải thiện theo chiều hướng tích cực.

Trong quan hệ với gia đình: Giáo dục kỹ năng tự chủ sẽ giúp HS dân tộc thiểu số biết kính trọng ông bà, hiếu thảo với cha mẹ, quan tâm chăm sóc người thân khi ốm đau, động viên, an ủi nhau khi gia quyến có chuyện chẳng lành. Chủ động thực hiện những nhu cầu tối thiểu của bản thân một cách độc lập, không sống dựa dẫm vào người thân. Biết làm đỡ cha mẹ các công việc gia đình, phụ giúp lao động nông nghiệp để tạo ra nguồn thu cho gia đình. Bày tỏ được quan điểm và nguyện vọng sống, những nhu cầu và sở thích để được hỗ trợ phát triển bản thân một cách lành mạnh, hoàn thiện.

Trong quan hệ với nhà trường và xã hội: Giáo dục kỹ năng tự chủ giúp HS dân tộc thiểu số biết cách ứng xử thân thiện với môi trường tự nhiên, với cộng đồng như: có ý thức giữ gìn trật tự an toàn giao thông; giữ vệ sinh đường làng, ngõ xóm… Biết cách ứng xử và giải quyết tình huống với bạn bè, thầy cô và những người xung quanh. Có lập trường sống đúng, lành mạnh, tránh xa sự cám dỗ của các tệ nạn xã hội. Có những hành vi mang tính xã hội tích cực để hài hòa mối quan hệ giữa nhu cầu, quyền lợi, nghĩa vụ trong cộng đồng.

Như vậy việc giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh THCS người dân tộc thiểu số là vô cùng cần thiết. Nhà trường cần đặt ra mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục sao cho phù hợp. Tất cả những điều này sẽ góp phần khắc phục những hạn chế nêu ở trên của học sinh người dân tộc thiểu số.

1.3.2. Mục đích, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở trường THCS

1.3.2.1. Mục đích giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở trường THCS

Giáo dục là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, đặc biệt là giữa hiện tại và tương lai. Vì vậy tính định hướng của giáo dục là đặc trưng của nó, giáo dục luôn phát triển theo định hướng phát triển bền vững chung của xã hội và được cụ thể hóa bằng những mục đích. Mỗi một nội dung giáo dục, ngoài những mục tiêu chung còn có những mục tiêu mang tính đặc thù của bộ môn học. Mục đích giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở trường THCS chính là hình thành nên những kỹ năng và phẩm chất cần thiết để học sinh có năng lực làm chủ bản thân mình. Cụ thể giúp học sinh nhận thức được tầm quan quan trọng của kỹ năng tự chủ trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các em; nắm được các yêu cầu cơ bản của kỹ năng tự chủ và biết cách rèn luyện

kỹ năng này trong cuộc sống.

Mục đích giáo dục kỹ năng tự chủ phải được xuất phát từ chính những điểm mạnh và điểm yếu của học sinh người dân tộc thiểu số, từ điều kiện thực tế tại địa phương và xu hướng phát triển của xã hội hiện nay. Khi xác định mục đích giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số cần phải:

+ Phản ánh được mô hình kỹ năng làm chủ bản thân, đáp ứng được yêu cầu phát triển của cá nhân học sinh và xã hội. Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực.

+ Phản ánh được tính thời đại và tính dân tộc trong mô hình kỹ năng sẽ được hình thành. Kế thừa những kinh nghiệm xây dựng và thực hiện mục đích giáo dục kỹ năng làm chủ bản thân ở bậc học dưới và các chương trình học kỹ năng đã được áp dụng tại nhà trường.

+ Tính tới hoàn cảnh và điều kiện phát triển giáo dục kỹ năng làm chủ bản thân để xây dựng mục đích giáo dục có tính khả thi và đạt hiệu quả tốt. Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và nhân cách.

Mục đích giáo dục kỹ năng làm chủ bản thân được xác định đúng đắn sẽ có tác dụng hết sức to lớn, cụ thể như:

+ Từ mục đích sẽ quy định tính chất của các yếu tố giáo dục khác vừa có tính hỗ trợ, vừa không lặp lại gây sự nhàm chán cho học sinh.

+ Mục đích giáo dục kỹ năng làm chủ bản thân sẽ định hướng cho sự vận động của các chương trình giáo dục khác đạt được hiệu quả và chất lượng cao, không vận hành một cách chệch hướng bằng cách thông qua mục đích mà tự điều chỉnh nội dung và phương pháp của mình.

+ Từ mục đích giáo dục sẽ là cái chuẩn để đánh giá sản phẩm của quá trình giáo dục kỹ năng làm chủ bản thân và mục đích giáo dục tổng thể.Chính bởi vậy, việc xác định rõ ràng, đúng đắn và quán triệt mục đích giáo dục kỹ năng làm chủ bản thân là một vấn đề cơ bản của chương trình giáo dục hiện nay.

1.3.2.2. Nội dung giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở trường THCS

Dựa trên những đặc điểm tâm lý của học sinh THCS người dân tộc thiểu

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 25/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí