Đánh Giá Của Khách Thể Điều Tra Về Hình Thức Bồi Dưỡng Năng Lực Tư Vấn Tâm Lý Học Đường Cho Giáo Viên Ở Các Trường Thcs Thành Phố Móng Cái,

Bảng 2.6. Đánh giá của khách thể điều tra về hình thức bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh


STT


Nội dung

Ý kiến đánh giá


Tổng điểm




Xếp hạng


Rất phù hợp


Phù hợp

Không phù

hợp

Số

lượng


%

Số

lượng


%

Số

lượng


%

1

Tập trung

120

77,42

23

14,84

12

7,74

418

2,70

1

2

Không tập trung

62

40,00

62

40,00

31

20,00

341

2,20

5

3

Gián tiếp

70

45,16

54

34,84

31

20,00

349

2,25

4

4

Trực tiếp

78

50,32

54

34,84

23

14,84

365

2,35

3

5

Thường xuyên

47

30,32

62

40,00

46

29,68

311

2,01

6

6

Không thường xuyên

93

60,00

54

34,84

8

5,16

395

2,55

2










2,34


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 9

Nhận xét bảng 2.6:

Bảng 2.6 cho thấy: Theo đánh giá các khách thể điều tra, việc thực hiện các hình thức bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh chỉ đạt mức trung bình = 2,34). Tuy nhiên mức điểm đánh giá khác nhau trong bảng ở các nội dung khác nhau là khác nhau. Cụ thể:

Các hình thức có mức điểm đánh giá cao gồm hình thức 1,4,6 (với = 2,7; = 2,35; = 2,55); trong đó hình thức 1 có 77,42% đánh giá ở mức rất phù hợp; hình thức 4 có 50,32% ý kiến đánh giá rất phù hợp; hình thức 6 có 60% ý kiến đánh giá là rất phù hợp. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, sở dĩ các hình thức này được đánh giá cao là do Hiệu trưởng đề xuất với báo cáo viên khi bồi dưỡng do phù hợp với đặc điểm tình hình GV nhà trường, GV lên lớp cả tuần do đó cần thực hiện hình thức bồi dưỡng không thường

xuyên, bên cạnh đó áp dụng bồi dưỡng tập trung vừa để giao lưu học hỏi, vừa được giải đáp ý kiến trực tiếp với báo cáo viên.

Các hình thức có mức độ sử dụng phù hợp mức trung bình đó là hình thức 2,3,5 (với = 2,20; = 2,25; = 2,01 điểm); trong đó hình thức 2 có 40% đánh giá ở mức rất phù hợp; hình thức 3 có 45,16% ý kiến đánh giá rất phù hợp; hình thức 5 có 30,32% ý kiến đánh giá là rất phù hợp. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết nguyên nhân của tình trạng này là do đặc thù của hoạt động TVTLHĐ cần được triển khai nhiều lớp GV đa dạng về tuổi, thâm niên, kinh nghiệm nên áp dụng gián tiếp khó tiếp thu hơn, ngoài ra mỗi tổ chuyên môn đều gánh vác các công việc trong cả tuần rất bận rộn làm cho quá trình bồi dưỡng thường xuyên ảnh hưởng đến công việc khác.

Để tìm hiểu ý kiến của HS về hiệu quả của hoạt động TVTLHĐ, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của các em về một khía cạnh cụ thể: Hình thức tư vấn kết quả thể hiện ở bảng 2.7:

Bảng 2.7. Ý kiến đánh giá của HS về các hình thức TVTLHĐ của GV thực hiện tại trường THCS‌


STT


Nội dung

Ý kiến đánh giá


Tổng điểm



Xếp hạng

Rất phù hợp

Phù hợp

Không phù hợp

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

1

Tư vấn trực tiếp

60

40,00

38

25,33

52

34,67

308

2,05

3

2

Tư vấn qua internet

38

25,33

60

40,00

52

34,67

286

1,91

5


3

Tư vấn qua tích hợp lồng ghép trong nội dung bài giảng


63


42,00


40


26,67


47


31,33


316


2,11


1


4

Tư vấn thông qua tổ chức buổi nói

chuyện chuyên đề


56


37,33


50


33,33


44


29,34


312


2,08


2


5

Thiết lập kênh thông tin và cung

cấp tài liệu


53


35,33


45


30,00


52


34,67


301


2,01


4










2,03


Nhận xét bảng 2.7:

Bảng 2.7 cho thấy: HS cho biết GV áp dụng phổ biến hơn là hình thức “Tư vấn qua tích hợp lồng ghép trong nội dung bài giảng” đạt 2,11 điểm (Qua các môn học như Giáo dục công dân, toán, văn, tiếng anh,…GV bộ môn cũng lồng ghép các nội dung TVTLHĐ cho HS) và hình thức “Tư vấn thông qua tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề” đạt 2,08 điểm, vào các buổi sinh hoạt lớp hoặc chuyên đề do GV các tổ chuyên môn xây dựng sẽ tư vấn cho HS về TVTLHĐ. Các hình thức ít áp dụng như là: Thiết lập kênh thông tin và cung cấp tài liệu = 2,01 điểm), tư vấn trực tiếp = 2,01 điểm), tư vấn qua internet = 1,91 điểm). Tuy nhiên, tất cả các hình thức đều có mức độ áp dụng ở mức trung bình.

Khi phỏng vấn HS cho biết “Chúng em thích được GV tư vấn trực tiếp vi chúng em dễ nói, nhiều điều khó diễn tả tâm lý nên cần cô giáo động viên ngay, giúp chúng em giải tỏa được tinh thần và định hướng các hành vi nhằm tránh tiêu cực” (Phỏng vấn Em Hoàng Mạnh C, trường THCS Ka Long). Trong quá trình trao đổi, phỏng vấn, thầy Trần Tiến H - Trường THCS Bình Ngọc cho biết: “Do trình độ văn hóa, dân trí của địa phương còn có những hạn chế, nhiều bậc phụ huynh còn chưa hiểu, chưa quan tâm đến tư vấn học đường cho con em mình, thậm chí nhiều bậc phụ huynh bỏ mặc hoặc giao phó hoàn toàn cho nhà trường trong công tác tư vấn tâm lý cho học sinh. Do đó, hình thức tư vấn riêng cho từng cá nhân học sinh cũng gặp những khó khăn và trở ngại. Việc sử dụng hệ thống cổng thông tin, mạng internet hay các website của nhà trường còn rất hạn chế, thêm vào đó là kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin không chỉ ở học sinh mà cả đối với một bộ phận cán bộ tư vấn tâm lý cũng còn nhiều yếu kém. Do vậy, chưa phát huy được vai trò hình thức vận dụng công nghệ thông tin vào công tác tư vấn học đường”.

Như vậy, hiện nay các trường THCS trên địa bàn thành phố Móng Cái nói chung sử dụng một số hình thức trong bồi dưỡng TVTLHĐ cho GV còn

chưa phù hợp, để tìm hiểu lý do chúng tôi phỏng vấn GV (Cô - Nguyễn Thị T - trường THCS Hải Xuân, cho biết “Tính chất học tập trung thời gian chủ yếu là ngắn hạn, nội dung bồi dưỡng dài nên chúng tôi khó đề xuất hình thức, bên cạnh đó hình thức tự nghiên cứu qua tài liệu trên internet bị hạn chế cho GV có tuổi cao, sử dụng công nghệ thông tin chậm, GV trẻ ít kinh nghiệm học trực tuyến chưa thể hiểu sâu sắc vấn đề”. Trong công tác tư vấn tâm lý học đường cho HS ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Móng Cái đã thực hiện nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên mức độ thực hiện các hình thức này chỉ nằm ở mức trung bình. Chủ yếu các hình thức thực hiện thường xuyên đều hướng tới nhóm HS, lớp học. Các hình thức tư vấn cá nhân, gián tiếp qua điện thoại, qua mạng internet còn chưa được phát huy nhiều. Trong đó, việc liên kết với các trung tâm tư vấn, với gia đình để triển khai tư vấn cho học sinh còn rất hạn hẹp. Sự hạn chế về hình thức tư vấn tâm lý học đường như trên sẽ ảnh hưởng đến sự linh hoạt để triển khai các nội dung tư vấn, hạn chế hiệu quả công tác tư vấn tâm lý học đường cho HS, thậm chí dẫn đến sự nhàm chán, đơn điệu và giảm sức cuốn hút HS vào hoạt động tư vấn tâm lý. Do đó, trong quá trình bồi dưỡng cần giúp giáo viên lựa chọn hình thức tư vấn sao cho phù hợp.

2.4. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Để khảo sát về thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi tiến hành khảo sát với câu hỏi số 5 (phụ lục 1), kết quả ở bảng 2.8:

Bảng 2.8. Đánh giá của khách thể điều tra về thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh‌


STT


Nội dung

Ý kiến đánh giá


Tổng điểm



Xếp hạng

Thường xuyên

Đôi khi

Không bao giờ

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Số

lượng

%


1

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên THCS dựa trên các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, đặc biệt theo quy

định chuẩn giáo viên THCS


103


66,45


23


14,84


29


18,71


384


2,48


2

2

Khảo sát và đánh giá năng lực

TVTLHĐ của giáo viên THCS

62

40,00

54

34,84

39

25,16

333

2,15

7


3

Xác định mục tiêu, nội dung, hình thức bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho

giáo viên THCS


75


48,39


62


40,00


18


11,61


367


2,37


3


4

Dự kiến phương án chuẩn bị CSVC, trang thiết bị kỹ thuật, nguồn lực tài chính phục vụ

nguồn lực bồi dưỡng


78


50,32


47


30,32


30


19,35


358


2,31


5


5

Dự kiến phương án mời chuyên gia hoặc lựa chọn báo cáo viên thực hiện bồi dưỡng

năng lực TVTLHĐ cho GV


110


70,97


16


10,32


29


18,71


391


2,52


1


6

Dự thảo kế hoạch hoạt động

bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV


75


48,39


54


34,84


26


16,77


359


2,32


4


7

Dự kiến phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ

cho GV


70


45,16


54


34,84


31


20,00


349


2,25


6









2,34


Nhận xét bảng 2.8:

Bảng 2.8 cho thấy: Theo đánh giá các khách thể điều tra, việc thực hiện công tác lập kế hoạch của hiệu trưởng về bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh

Quảng Ninh đạt mức trung bình = 2,34). Tuy nhiên mức điểm đánh giá khác nhau trong bảng ở các nội dung khác nhau là khác nhau. Cụ thể:

Các nội dung lập kế hoạch ở mức cao đó là: 1,3,5 (với điểm trung bình lần lượt là: = 2,48; = 2,37; = 2,52); trong đó nội dung 1 có 66,45% đánh giá ở mức thường xuyên; nội dung 3 có 48,39% ý kiến đánh giá thường xuyên; nội dung 5 có 70,97% ý kiến đánh giá là thường xuyên. Sở dĩ những nội

dung này được đánh giá ở mức độ cao là bởi vì khi tìm hiểu về điều này chúng tôi được biết: Để công tác động bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh trước đó Hiệu trưởng các trường cần xác định các phương án về báo cáo viên thực hiện bồi dưỡng, bám sát vào các văn bản chủ trương của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh, Phòng GD&ĐT thành phố Móng Cái chỉ đạo và từ đó đôn đốc tại đơn vị mình; bên cạnh đó, Hiệu trưởng xác định rõ các mục tiêu, phương pháp,… khi thực hiện phỏng vấn sâu Cô Hoàng Thị H, giáo viên - trường THCS Vạn Ninh cho biết: “Hiệu trưởng nhà trường nỗ lực chuẩn bị các phương án hoạt động bồi dưỡng, tuyên truyền cho GV trong trường biết các chủ trương cấp trên, điều đó khẳng định các cấp quản lý và các nhà trường rất quan tâm tới việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên để nâng cao năng lực chuyên môn.

Các nội dung lập kế hoạch ở mức trung bình đó là: 2,4,6,7 (với điểm trung bình lần lượt là: = 2,15; = 2,31; = 2,32; = 2,25); trong đó nội dung 2 chỉ có 40% đánh giá ở mức thường xuyên; nội dung 4 có 50,32% ý kiến đánh

giá thường xuyên; nội dung 6 có 48,39% ý kiến đánh giá là thường xuyên, nội dung 7 có 45,16% ý kiến đánh giá thường xuyên. Sở dĩ những nội dung này được đánh giá ở mức độ trung bình, khi tìm hiểu về điều này chúng tôi được biết: Các trường đều có kế hoạch phối hợp và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tư vấn học đường. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào văn bản chỉ đạo của ngành, địa

phương, phải dự kiến được nguồn tài chính phục vụ cho việc triển khai thực hiện, trong khi nguồn kinh phí của các cơ sở còn khó khăn, nguồn cấp từ huyện và tỉnh còn chậm được triển khai thực hiện. Hơn nữa việc việc xác định phương tiện, thiết bị còn hạn chế. Nguyên nhân do những CBQL, GV làm công tác TVTLHĐ chủ yếu là làm kiêm nhiệm, không có những kiến thức, kỹ năng chuyên sâu cho lĩnh vực này do đó mà việc chuẩn bị phương tiện sao cho phù hợp còn chưa đảm bảo.

Qua kết quả đánh giá, nhìn chung, Hiệu trưởng các trường THCS thành phố Móng Cái đã thực hiện lập kế hoạch khá tốt. Điểm đánh giá chung có thể khẳng định việc thực hiện quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV THCS theo các chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường THCS thành phố Móng Cái đã được triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ đến đội ngũ giáo viên THCS. Việc đánh giá nhận xét các nội dung trên của CBQL và GV là đáng tin cậy. Tìm hiểu nguyên nhân vấn đề trên, phỏng vấn sâu Hiệu trưởng trường THCS Bình Ngọc cho rằng:“Từ sự hạn chế về kiến thức, kỹ năng trong công tác tư vấn tâm lý học đường, dẫn đến công tác quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường cũng bị chi phối và ảnh hưởng. Trong đó tầm nhìn và tư duy quản lý trong quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động này còn những yếu kém nhất định. Hơn nữa sự phối hợp, học tập kinh nghiệm và bồi dưỡng còn chậm được triển khai”. Qua tìm hiểu thực tiễn bằng phương pháp quan sát đồng thời phỏng vấn trực tiếp CBQL, GV tôi nhận thấy các trường THCS đều có kế hoạch phối hợp và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tư vấn học đường. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào văn bản chỉ đạo của ngành, địa phương, phải dự kiến được nguồn tài chính phục vụ cho việc triển khai thực hiện, trong khi nguồn kinh phí của các cơ sở còn khó khăn, nguồn cấp từ huyện và tỉnh còn chậm được triển khai thực hiện. Hơn nữa việc lựa chọn đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng tư vấn học đường cũng gặp những khó khăn do thừa và thiếu cục bộ đội ngũ GV, do đó bài toán lựa chọn

GV tham gia trực tiếp hoạt động tư vấn tâm lý học đường cũng là vấn đề rất khó khăn và phức tạp đối với các trường.

2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Để khảo sát về thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi tiến hành khảo sát với câu hỏi số 6 (phụ lục 1), kết quả bảng 2.9 như sau: Bảng 2.9. Đánh giá của khách thể điều tra về thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các

trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh



STT


Nội dung

Ý kiến đánh giá


Tổng điểm




Xếp hạng

Thường

xuyên

Đôi khi

Không bao

giờ

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Số

lượng

%


1

Xác định và phân loại các hoạt động cần thiết để thực hiện mục tiêu bồi dưỡng năng

lực TVTLHĐ


80


51,61


39


25,16


36


23,23


354


2,28


5


2

Xây dựng cơ cấu tổ chức của hoạt động bồi dưỡng năng lực

TVTLHĐ


85


54,84


39


25,16


31


20,00


364


2,35


3


3

Xây dựng và vận hành

chương trình bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ


74


47,74


54


34,84


27


17,42


357


2,30


4


4

Phân công nhiệm vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện hoạt động bồi dưỡng

năng lực TVTLHĐ


78


50,32


57


36,77


20


12,90


368


2,37


2


5

Phối hợp các lực lượng trong quá trình triển khai bồi dưỡng năng lực

TVTLHĐ cho GV


67


43,23


62


40,00


26


16,77


351


2,26


6


6

Đảm bảo các nguồn lực cho hoạt động bồi dưỡng

năng lực TVTLHĐ


90


58,06


39


25,16


26


16,77


374


2,41


1









2,33


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/02/2023