Theo UNESCO: “Bồi dưỡng với ý nghĩa nâng cao nghề nghiệp. Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp” [29].
Theo quan niệm của tác giả Hoàng Mạnh Đoàn, bồi dưỡng được dùng với nghĩa là cập nhật, bổ túc thêm một số kiến thức, kĩ năng cần thiết, nâng cao hiểu biết sau khi đã được đào tạo cơ bản, cung cấp thêm những kiến thức chuyên ngành, mang tính ứng dụng (dẫn theo [12])…
Theo Nguyễn Minh Đường, bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật hóa kiến thức do còn thiếu hoặc đã lạc hậu, bổ túc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố kĩ năng nghề nghiệp theo các chuyên đề. Các hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội để củng cố và mở mang một cách có hệ thống những tri thức, kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ sẵn có để lao động nghề nghiệp một cách có hiệu quả hơn và thường được xác nhận bằng một chứng chỉ [7].
Như vậy có thể hiểu: Bồi dưỡng là quá trình bổ sung, bồi đắp những thiếu hụt về tri thức, cập nhật cái mới trên cơ sở “nuôi dưỡng” những cái đã có để mở mang chúng, làm cho chúng phát triển thêm, có giá trị làm tăng hệ thống kiến thức, kĩ năng, nghiệp vụ, làm giàu vốn hiểu biết, nâng cao hiệu quả lao động cho người được bồi dưỡng.
* Hoạt động bồi dưỡng
Bồi dưỡng được xem như là hoạt động - Hoạt động bồi dưỡng. Hoạt động bồi dưỡng của con người bao gồm các yếu tố cơ bản:
+ Chủ thể bồi dưỡng là những người đã được đào tạo và có trình độ chuyên môn nhất định.
+ Đối tượng bồi dưỡng là những cá nhân, tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức, kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.
Hoạt động bồi dưỡng còn có mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện hoạt động. Các thành tố này có các mối quan hệ mật thiết
với nhau, tác động qua lại với nhau trong quá trình vận hành của hoạt động bồi dưỡng.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 1
- Quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 2
- Bồi Dưỡng, Hoạt Động Bồi Dưỡng
- Cấu Trúc Năng Lực Tư Vấn Tâm Lý Học Đường Của Giáo Viên Trung Học Cơ Sở
- Tổ Chức Thực Hiện Hoạt Động Bồi Dưỡng Năng Lực Tư Vấn Tâm Lý Học Đường Cho Giáo Viên Ở Trường Thcs
- Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội Của Tp Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh.
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Như vậy có thể hiểu, hoạt động bồi dưỡng là quá trình tác động của chủ thể bồi dưỡng lên đối tượng bồi dưỡng (người được bồi dưỡng) thông qua nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng nhằm giúp đối tượng bổ sung kiến thức, nâng cao kỹ năng trong lĩnh vực hoạt động nhất định.
1.2.3. Năng lực; năng lực tư vấn tâm lý học đường của giáo viên
* Năng lực
Có nhiều cách hiểu khác nhau về năng lực.
Theo từ điển giáo dục học, năng lực là “Tổng hợp các thuộc tính độc đáo của nhân cách phù hợp với yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho các hoạt động đó đạt kết quả” [8]. Như vậy năng lực con người là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Sự hình thành năng lực đòi hỏi cá thể phải nắm được các hình thức hoạt động mà loài người đã tạo ra trong quá trình lịch sử xã hội. Vì vậy, năng lực con người không những do hoạt động của bộ não quyết định mà trước hết do trình độ phát triển lịch sử mà loài người đạt được.
Dưới góc độ tâm lý học khẳng định: Năng lực là tổ hợp những phẩm chất tâm, sinh lý và trình độ chuyên môn tạo cho con người khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao. Năng lực là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo - tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn - một hay một số dạng hoạt động nào đó. Năng lực gắn liền với những phẩm chất về trí nhớ, tính nhạy cảm, trí tuệ, tính cách của cá nhân.
Như vậy, có thể hiểu: Năng lực là khả năng thực hiện hoạt động của cá nhân dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng, các giá trị của bản thân để giải quyết có hiệu quả vấn đề hay có cách hành xử phù hợp trong bối cảnh thực của cuộc sống.
* Tư vấn tâm lý
Tư vấn - trong tiếng Anh là Consultaion - được xem như quá trình tham khảo về lời khuyên hay sự trao đổi quan điểm về vấn đề nào đó có thể đi đến một quyết định.
Tư vấn mang nghĩa như giảng giải, đưa ra lời khuyên, có tính chất quan hệ một chiều (tư vấn luật pháp, tư vấn xây dựng…).
Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê: “Tư vấn là góp ý kiến về một vấn đề được hỏi, nhưng không có quyền quyết định”. Tham vấn - nói lên sự trợ giúp, nâng đỡ về mặt xã hội, tinh thần cho các thân chủ, có sự cân bằng ngang nhau trong quá trình tương tác giữa thân chủ và người tham vấn [18].
Các tác giả Lý Chủ Hưng, Kiến Văn cho rằng: “Tư vấn tâm lý là quá trình dùng phương pháp và lý luận liên quan đến khoa học tâm lý bằng cách giải tỏa, tư vấn những vấn đề tâm lý của đối tượng được tư vân để hỗ trợ và tăng cường tâm lý phát triển lành mạnh, thúc đẩy phát triển cá tính và phát triển tiềm năng” [13].
Dựa trên các quan niệm của các tác giả nêu trên có thể hiểu: Tư vấn tâm lý là quá trình tư vấn viên vận dụng những kiến thức, phương pháp và kỹ thuật tâm lý học nhằm hỗ trợ đối tượng được tư vấn nhận ra chính mình, từ đó thay đổi hành vi, thái độ, tự tái lập lại thế cân bằng tâm lý cho bản thân.
* Tư vấn tâm lý học học đường
Tư vấn tâm lý học đường thực chất là hoạt động của tư vấn viên học đường. Đó là quá trình vận dụng kiến thức, kỹ năng tư vấn tâm lý vào việc hỗ trợ học sinh tự giải quyết vấn đề của họ.
Tư vấn tâm lý học đường còn hướng tới sự trợ giúp cho các lực lượng giáo dục khác có liên quan như: giáo viên, phụ huynh học sinh. Trợ giúp họ trong việc phát hiện ra vấn đề của học sinh để có cách phối hợp hỗ trợ kịp thời.
Tư vấn tâm lý học đường có nhiệm vụ phát hiện ra những dạng rối nhiễu tâm lý ở học sinh để từ đó phát triển chương trình phòng ngừa và can thiệp hỗ trợ phù hợp.
Như vậy, có thể hiểu: Tư vấn tâm lý học đường là hoạt động trợ giúp HS nâng cao năng lực tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong học tập, quan hệ xã hội, định hướng nghề nghiệp; nâng cao năng lực cho giáo viên, phụ huynh học sinh và các lực lượng giáo dục khác trong việc phát hiện sớm khó
khăn, rối nhiễu tâm lý ở học sinh, đồng thời phát triển các chương trình phòng ngừa, can thiệp thích hợp trong nhà trường.
* Năng lực tư vấn tâm lý học đường của giáo viên
Trong cấu trúc nhân cách của người giáo viên, năng lực tư vấn tâm lý học đường được xem như một năng lực cần thiết. Dựa trên các khái niệm về năng lực; tư vấn tâm lý học đường đã nêu ở trên, có thể hiểu:
Năng lực tư vấn tâm lý học đường của giáo viên là khả năng thực hiện có hiệu quả hoạt động trợ giúp học sinh nâng cao năng lực tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong học tập, quan hệ xã hội, định hướng nghề nghiệp; trợ giúp giáo viên, phụ huynh học sinh và các lực lượng giáo dục khác trong việc phát hiện sớm khó khăn, rối nhiễu tâm lý ở học sinh; trợ giúp nhà trường phát triển các chương trình phòng ngừa, can thiệp thích hợp cho học sinh dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức kỹ năng, thái độ và kinh nghiệm của giáo viên về lĩnh vực TVTLHĐ.
1.2.4. Bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên
Dựa trên các khái niệm: Bồi dưỡng; năng lực tư vấn tâm lý học đường đã nêu ở trên, có thể hiểu:
Bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên là quá trình bổ sung kiến thức, kỹ năng và hình thành thái độ phù hợp cho giáo viên trong lĩnh vực tư vấn tâm lí học đường, giúp giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ tư vấn tâm lý học đường.
1.2.5. Quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên
Dựa trên các khái niệm: Quản lý, bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường đã nêu ở trên, có thể hiểu:
Quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên là những tác động của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng nhà trường) đến quá trình bồi dưỡng giáo viên thông qua các chức năng quản lý: lập kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động nhằm giúp giáo viên nâng cao năng lực tư vấn tâm lí học đường.
1.3. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở trường THCS
1.3.1. Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở trường THCS
Hiện nay, việc bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở trường THCS có tầm quan trọng đặc biệt bởi lẽ:
Đối với giáo viên, giúp bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về TVTLHĐ Từ đó, giúp giáo viên nâng cao kỹ năng tư vấn TLHĐ, có khả năng vận dụng linh hoạt các nguyên tắc, phương pháp TVTLHĐ vào thực tiễn. Đồng thời, giúp giáo viên thực hiện tốt các nội dung TVTLHĐ: tư vấn học tập, hướng nghiệp, tình cảm, sức khỏe giới tính và năng lực triển khai các hoạt động tâm lý học đường.
Đối với nhà trường, bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên THCS còn góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động TVTLHĐ. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong mỗi nhà trường. Giúp cho CBQL và đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay; kịp thời cập nhật được các quan điểm đổi mới giáo dục phổ thông, chính sách và các quy định về phát triển giáo dục THCS giai đoạn mới; cập nhật các kiến thức cơ bản về lý luận TVTLHĐ để phát triển năng lực nghề nghiệp; xác định được các nguyên tắc định hướng xây dựng nội dung, phương pháp, phương thức, hình thức tổ chức bồi dưỡng, các chính sách tạo điều kiện đảm bảo để việc bồi dưỡng vừa duy trì, không làm mai một đi những gì đã được tạo ra ở trường sư phạm, vừa bổ sung những khiếm khuyết để lại từ đào tạo ban đầu, vừa cập nhật cái mới, phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục theo dòng thác phát triển tri thức khoa học, công nghệ với gia tốc ngày càng lớn.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông, đòi hỏi các cấp quản lý giáo dục và các nhà trường phải có kế hoạch để triển khai thực hiện tốt các hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực TVTLHĐ cho đội ngũ giáo viên THCS, vì đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo
dục. Để nâng cao chất lượng giáo dục THCS, yếu tố quan trọng là phải nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên THCS. Mục đích của hoạt động này nhằm nâng cao năng lực TVTLHĐ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay [11].
1.3.2. Nội dung hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở trường THCS
Để làm tốt công tác tư vấn tâm lý học đường, giáo viên THCS cần nhận diện được các vấn đề cần tư vấn cho học sinh, đồng thời có kỹ năng tư vấn phù hợp. Do đó, hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ bao gồm các nội dung cụ thể như sau:
* Về kiến thức: GV THCS cần có những kiến thức sau:
- Các kiến thức cơ bản về lĩnh vực TVTLHĐ: quan điểm tiếp cận, nguyên tắc đạo đức, kỹ năng tư vấn tâm lý, đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS,…(là hoạt động trợ giúp học sinh nâng cao năng lực tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong học tập, quan hệ xã hội, định hướng nghề nghiệp).
- Những yêu cầu cơ bản đối với người làm công tác tư vấn tâm lý học đường: phương pháp, kỹ năng, những quan điểm tiếp cận trong hoạt động tâm lý học đường...
- Cách vận dụng kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực tư vấn tâm lý học đường để khơi gợi ở học sinh năng lực tự giải quyết khó khăn.
* Về kỹ năng: GV THCS cần có hai nhóm kỹ năng: Nhóm kỹ năng chung và nhóm kỹ năng chuyên biệt.
Nhóm kỹ năng chung:
- Bồi dưỡng cho giáo viên nhóm kỹ năng chung (kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng thấu cảm, kỹ năng cung cấp thông tin…), cụ thể:
+ Kỹ năng lắng nghe: Kỹ năng lắng nghe trong TVTLHĐ là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào hành vi quan sát, chú ý cao độ và thể hiện thái độ tôn trọng nhằm hiểu biết cảm xúc, suy nghĩ và vấn đề của học sinh đồng thời giúp học sinh nhận biết rằng mình đang được quan tâm, chia sẻ. Để thực hiện tốt kỹ năng lắng nghe, giáo viên cần biết cách: hòa nhập với ngôn ngữ, cơ thể của học
sinh; đáp ứng tối thiểu; phản hồi ngắn; tóm lược vấn đề.
+ Kỹ năng đặt câu hỏi: Kỹ năng hỏi trong trong tư vấn tâm lí học đường là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào hành vi sử dụng câu hỏi hợp lý hướng tới cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của học sinh, khích lệ học sinh chia sẻ nhằm khai thác thông tin, đồng thời giúp học sinh tự nhận thức về bản thân và hoàn cảnh để thay đổi.
+ Kỹ năng thấu cảm: Kỹ năng thấu cảm trong tư vấn tâm lí học đường là khả năng biết đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu biết sâu sắc, đầy đủ về tâm tư, tình cảm của học sinh; biết cảm thông, chia sẻ với họ. Để có được kỹ năng thấu cảm, giáo viên cần thực hiện các yêu cầu trong một lời nói thấu cảm với học sinh như sau: Đặt mình vào hoàn cảnh của học sinh để cảm nhận về điều các em đang cảm thấy, cảm nhận “như thể của mình” (Đây là yêu cầu về thái độ tôn trọng, chấp nhận học sinh); biết chỉ cho học sinh thấy những giá trị tích cực trong suy nghĩ, cảm xúc của các em (Học sinh cảm thấy mình có giá trị trong hoàn cảnh của học sinh) - thấu cảm mức 4.
+ Kỹ năng cung cấp thông tin: Kỹ năng cung cấp thông tin là khả năng đáp ứng nhu cầu về thông tin của học sinh, giúp học sinh thu được những thông tin khách quan, có giá trị để giải quyết vấn đề của học sinh. Để rèn được kỹ năng này người giáo viên cần thực hiện tốt các yêu cầu sau: Cung cấp thông tin để mở rộng vấn đề cần xem; cung cấp thông tin mà không thuyết phục học sinh; cung cấp thông tin mà không bao chứa sự áp đặt lời khuyên; cung cấp thông tin không ẩn chứa thái độ của cán bộ tư vấn đối với thông tin; cung cấp thông tin không hướng tới cách giải quyết vấn đề… [11].
Nhóm kỹ năng chuyên biệt:
- Bồi dưỡng cho giáo viên nhóm kỹ năng chuyên biệt (kỹ năng phát hiện sớm, kỹ năng đánh giá tâm lý học sinh, kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động phòng ngừa trong nhà trường…). Cụ thể:
+ Kỹ năng phát hiện sớm: Kỹ năng phát hiện sớm là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm để tìm tòi những dấu hiệu cho thấy học sinh có những vân đề hành vi, cảm xúc cần phải được trợ giúp hoặc những vấn đề nổi cộm của học
sinh toàn trường cần được can thiệp kịp thời. Để rèn được kỹ năng trên yêu cầu đối với người giáo viên đó là: Phải có khả năng nhận diện những vấn đề nổi cộm của học sinh toàn trường; nhận diện những học sinh có vấn đề về hành vi, cảm xúc; thường xuyên thu thập dữ liệu từ các nguồn thông tin khác nhau; nắm được thời điểm cần thu thập dữ liệu; từ đó lên kế hoạch sử dụng những dữ liệu đã được sàng lọc: Cung cấp cho nhà trường, giáo viên, cha mẹ học sinh; phòng ngừa, theo dõi và trợ giúp kịp thời.
+ Kỹ năng đánh giá tâm lý học sinh: Kỹ năng đánh giá tâm lý học sinh là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm để thu thập những dữ liệu chính xác về đặc điểm tâm lý của học sinh (năng lực, tính cách, điểm mạnh, điểm yếu, mức độ khó khăn tâm lý…) để có kế hoạch trợ giúp can thiệp kịp thời và hiệu quả. Yêu cầu để rèn tốt kỹ năng trên đối với cán bộ tư vấn đó là: thường xuyên trò chuyện, trao đổi trực tiếp; đồng thời quan sát: Quần áo, dáng điệu, giọng nói, hành vi phi ngôn ngữ, biểu hiện của khuôn mặt, ánh mắt,… của học sinh; bên cạnh đó là rèn kỹ năng thu thập dữ liệu qua giáo viên, cha mẹ, bạn bè của thân chủ; kết hợp các cách thức trên để đánh giá chung về học sinh: Lịch sử gia đình (thông qua vẽ cây gia đình); sự phát triển của bản thân…
+ Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động phòng ngừa trong nhà trường: Kỹ năng tổ chức các hoạt động phòng ngừa trong nhà trường là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào thiết kế, triển khai và đánh giá việc áp dụng các chính sách toàn trường nhằm ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các nguy cơ gặp khó khăn/ rối nhiễu tâm lý ở học sinh. Trong kỹ năng này người tư vấn cần rèn các kỹ năng sau: Thu thập, phân tích, đánh giá những vấn đề nổi cộm của học sinh trong trường (bạo lực học đường, bỏ học, kì thị, lo hãi trước mùa thi…). Từ đó lựa chọn vấn đề cần thiết có thể tổ chức các chương trình phòng ngừa hiệu quả và huy động nguồn lực. Thiết kế các chương trình phòng ngừa và triển khai toàn trường: Xác định mục tiêu, đối tượng xây dựng nội dung, thời gian, cách thức thực hiện, nhân lực. Và đánh giá hiệu quả và điều chỉnh.
+ Kỹ năng can thiệp: Kỹ năng can thiệp là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm để xây dựng và triển khai những kế hoạch trợ giúp kịp thời, phù hợp