có ý kiến về mức không quan trọng). Thông qua quan sát thực tiễn, qua trò chuyện với giáo viên, chúng tôi được biết đa số ý kiến GV cho rằng:“Hiệu trưởng thực hiện phổ biến kết quả sau khi bồi dưỡng GV phải nắm được mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động TVTLHĐ từ đó GV mới cải thiện các kỹ năng đánh giá thực trạng và tìm ra giải pháp thực hiện TVTLHĐ cho HS của mình”. Khi thực hiện phỏng vấn sâu thầy giáo Nguyễn Hoàng L (CBQL trường THCS Hòa Lạc) cho biết thêm “Nhà trường luôn hướng đến vai trò và tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng cho GV về TVTLHĐ, sau bồi dưỡng GV phải biết vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, hình thức, phương pháp….áp dụng cho lứa tuổi THCS, do vậy mà trước khi cử GV tham gia bồi dưỡng nhà trường phải nêu kết quả bồi dưỡng cho GV để hiểu, nắm được các yêu cầu”. Sở dĩ những nội dung trên được đánh giá cao là vì qua khảo sát chúng tôi đều nhận thấy các giáo viên và cán bộ quản lí đều đánh giá kỹ năng, khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm, của giáo viên chưa tốt, nên cần được bồi dưỡng thêm về vấn đề này.
Như vậy, CBQL, GV đều đánh giá đạt mức cao về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS. Điều này cho thấy, Hiệu trưởng trường THCS đã nhận thức và làm tốt việc định hướng cho GV trước và sau quá trình tham gia bồi dưỡng.
Tuy nhiên, vẫn còn một số ít CBQL và GV chưa đánh giá đúng về tầm quan trọng của các hoạt động bồi dưỡng ở các nội dung 2 và 3. Điều này phản ánh nhận thức của một số Hiệu trưởng về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ còn hạn chế; dẫn đến công tác tuyên truyền, phổ biến tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên THCS của Hiệu trưởng một số trường chưa tốt, chưa thật sự giúp giáo viên hiểu được tầm quan trọng thật sự của hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ. Đối với một số GV do chưa được tham gia quá trình bồi dưỡng nên việc hiểu tầm quan trọng của hoạt động còn hạn chế nhất định; ngoài ra do tính chủ quan không coi trọng công tác TVTLHĐ trong trường THCS của một số giáo viên cũng dẫn đến không coi trọng công tác bồi dưỡng nâng cao kỹ năng TVTLHĐ,
2.3.2. Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
Để khảo sát về nội dung bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 (phục lục 1), kết quả được thể hiện ở bảng 2.3:
Bảng 2.3. Đánh giá của khách thể điều tra về nội dung bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
Nội dung | Ý kiến đánh giá | Tổng điểm |
| Xếp hạng | ||||||
Thường xuyên | Đôi khi | Không thực hiện | ||||||||
Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | |||||
1 | Các kiến thức cơ bản về lĩnh vực TVTLHĐ (quan điểm tiếp cận, nguyên tắc đạo đức, kỹ năng tư vấn tâm lý, đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS,…) | 85 | 54,84 | 47 | 30,32 | 23 | 14,84 | 372 | 2,40 | 3 |
2 | Những yêu cầu cơ bản về phẩm chất và năng lực đối với GV thực hiện TVTLHĐ | 78 | 50,32 | 38 | 24,52 | 39 | 25,16 | 349 | 2,25 | 4 |
3 | Cách thức vận dụng linh hoạt các kỹ năng trong tư vấn tâm lý học đường | 54 | 34,84 | 54 | 34,84 | 47 | 30,32 | 317 | 2,05 | 7 |
4 | Bồi dưỡng cho giáo viên nhóm kỹ năng chung (kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng thấu cảm, kỹ năng cung cấp thông tin…) | 62 | 40,00 | 70 | 45,16 | 23 | 14,84 | 349 | 2,25 | 5 |
5 | Bồi dưỡng cho giáo viên nhóm kỹ năng chuyên biệt (kỹ năng phát hiện sớm, kỹ năng đánh giá tâm lý học sinh, kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động phòng ngừa trong nhà trường…) | 54 | 34,84 | 62 | 40,00 | 39 | 25,16 | 325 | 2,10 | 6 |
6 | Thái độ cần thiết trong công tác tư vấn tâm lý học đường (tôn trọng, chân thành, kiên nhẫn, nhẹ nhàng, thấu hiểu….) | 101 | 65,16 | 47 | 30,32 | 7 | 4,52 | 404 | 2,61 | 2 |
7 | Đảm bảo nguyên tắc bảo mật thông tin trong TVTLHĐ | 116 | 74,84 | 39 | 25,16 | 0 | 0,00 | 426 | 2,75 | 1 |
| 2,34 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cấu Trúc Năng Lực Tư Vấn Tâm Lý Học Đường Của Giáo Viên Trung Học Cơ Sở
- Tổ Chức Thực Hiện Hoạt Động Bồi Dưỡng Năng Lực Tư Vấn Tâm Lý Học Đường Cho Giáo Viên Ở Trường Thcs
- Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội Của Tp Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh.
- Đánh Giá Của Khách Thể Điều Tra Về Hình Thức Bồi Dưỡng Năng Lực Tư Vấn Tâm Lý Học Đường Cho Giáo Viên Ở Các Trường Thcs Thành Phố Móng Cái,
- Thực Trạng Chỉ Đạo Triển Khai Hoạt Động Bồi Dưỡng Năng Lực Tư Vấn Tâm Lý Học Đường Cho Giáo Viên Ở Các Trường Thcs Thành Phố Móng Cái, Tỉnh
- Các Biện Pháp Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Tư Vấn Tâm Lý Học Đường Cho Giáo Viên Ở Các Trường Thcs Thành Phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh.
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Nhận xét lại bảng 2.3:
Bảng 2.3 cho thấy: Theo đánh giá các khách thể điều tra, việc thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh chỉ đạt mức trung bình = 2,34). Tuy nhiên mức điểm đánh giá dành cho các nội dụng khác nhau trong bảng có sự khác nhau. Cụ thể:
- Các nội dung được đánh giá ở mức cao đó gồm: nội dung 1,6,7 = 2,40; = 2,61; = 2,75), trong đó nội dung 1 có 54,84% đánh giá ở mức thường xuyên; nội dung 6 có 65,16% ý kiến đánh giá thường xuyên; nội dung 7 có 74,84% ý kiến đánh giá là thường xuyên. Sở dĩ những nội dung này được đánh giá ở mức độ cao là bởi vì khi tìm hiểu về điều này chúng tôi được biết: đây là yêu cầu được các Hiệu trưởng quan tâm phổ biến, cũng như yêu cầu các báo cáo viên trong quá trình bồi dưỡng thường xuyên nhắc nhở, cũng như rèn cho giáo viên những thái độ, nguyên tắc nêu trên. Tìm hiểu sâu về vấn đề này, trao đổi với Cô giáo Phạm Hồng H, THCS Ka Long, cho biết:“Trong quá trình bồi dưỡng, báo cáo viên trang bị cho GV nguyên tắc đảm bảo bí mật thông tin trong tư vấn, cụ thể: Đảm bảo bí mật mà HS cần tư vấn cung cấp, chia sẻ; thống nhất nguyên tắc bí mật thông tin với HS tư vấn vì liên quan đến đảm bảo an toàn cho chính HS và người liên quan,… Thái độ của GV vì giúp cho HS bộc bạch được những tâm sự khó nói, những rắc rối bản thân,…nhờ quá trình bồi dưỡng GV được trang bị thêm kiến thức này”. Các nội dung trên được đánh giá mức thường xuyên là do Hiệu trưởng đã làm tốt công tác phổ biến nội dung, yêu cầu các báo cáo viên khi tham gia bồi dưỡng hướng vào đúng các nội dung mà nhà trường đang cần cải thiện ở GV trong quá trình TVTLHĐ.
- Các nội dung chỉ đạt mức điểm đánh giá trung bình gồm nội dung 2,3,4,5 = 2,25; = 2,25; = 2,10; = 2,05); trong đó nội dung 2 chỉ có 50,32% đánh giá ở mức thường xuyên; nội dung 3 có 34,84% ý kiến đánh
giá thường xuyên; nội dung 4 có 40% ý kiến đánh giá là thường xuyên và nội dung 5 chỉ có 34,84% ý kiến thường xuyên. Tìm hiểu về điều này chúng tôi được biết: Trong quá trình thực hiện bồi dưỡng còn thực hiện hạn chế nội dung về bồi dưỡng nhóm kiến thức kỹ năng chung và kỹ năng chuyên biệt; những yêu cầu cơ bản về phẩm chất và năng lực đối với GV thực hiện TVTLHĐ. Do các nội dung kiến thức các nhóm rất đa dạng, các trường chỉ chọn một số nội dung bồi dưỡng phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi THCS và năng lực tiếp nhận của, GV, nhìn chung nhà trường đang chú trọng đến kiến thức căn bản để GV tiếp cận và nghiên cứu các nội dung.
Nhằm xem xét ý kiến đánh giá mức độ hài lòng của HS về việc GV thực hiện TVTLHĐ chúng tôi sử dụng thêm câu hỏi 1 (phụ lục 2) đánh giá, kết quả bảng 2.4 như sau:
Bảng 2.4. Ý kiến đánh giá của HS về mức độ hài lòng đối với hoạt động tư vấn tâm lý học đường
Nội dung | Ý kiến đánh giá | Tổng điểm |
| Xếp hạng | ||||||
Rất hài lòng | Hài lòng | Không hài lòng | ||||||||
Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | |||||
1 | Tư vấn về học tập | 90 | 60,00 | 38 | 25,33 | 22 | 14,67 | 368 | 2,45 | 1 |
2 | Tư vấn về tình bạn, tình yêu | 80 | 53,33 | 38 | 25,33 | 32 | 21,33 | 348 | 2,32 | 2 |
3 | Tư vấn về xu hướng nghề nghiệp | 61 | 40,67 | 53 | 35,33 | 36 | 24,00 | 325 | 2,17 | 3 |
4 | Tư vấn về phương thức ứng xử trong mối quan hệ xã hội | 45 | 30,00 | 45 | 30,00 | 60 | 40,00 | 285 | 1,90 | 4 |
| 2,21 |
Nhận xét bảng 2.4:
Bảng 2.4 cho thấy, kết quả đánh giá của HS về mức độ hài lòng khi GV thực hiện tư vấn tâm lý học đường ở mức trung bình = 2,21). Tuy
nhiên mức độ hài lòng của HS đánh giá từng nội dung khác nhau thì có điểm khác nhau, đó là:
Nội dung được đánh giá ở mức cao là nội dung 1 “Tư vấn về học tập” (với = 2,45). Qua quan sát, tìm hiểu thực tiễn chúng tôi được biết sở dĩ nội dung này đạt mức đánh giá cao là do qua trao đổi với một số học sinh tại trường THCS Trà Cổ, các em cho biết: “Một số thầy cô khi tư vấn về nội dung này rất cụ thể, đã thật sự giúp cho chúng em định hướng rõ thêm về mục đích học tập, rõ hơn về định hướng nghề nghiệp trong tương lai”.
Các nội dung có mức điểm đánh giá ở mức trung bình gồm nội dung 2 “Tư vấn về tình bạn, tình yêu”, nội dung 3 “Tư vấn về xu hướng nghề nghiệp” và nội dung 4 “Tư vấn về phương thức ứng xử trong mối quan hệ xã hội” (với = 2,32; = 2,17; = 1,90). Sở dĩ nội dung này được đánh giá ở mức trung bình là vì qua tìm hiểu thực tiễn và trò chuyện với một số học sinh, các em cho biết đều bỡ ngỡ với hoạt động TVTLHĐ. Em Nguyễn Tú A (lớp 7- Trường THCS Ka Long) chia sẻ: “Chúng em muốn được tư vấn về phương thức ứng xử trong mối quan hệ xã hội sẽ giúp chúng em giao tiếp tốt hơn, có cách hành xử đúng mực hơn với cha, mẹ, bạn bè, thầy cô và các bạn. Đây là lĩnh vực mà các em thấy quan trọng, bên cạnh đó nội dung tư vấn về tình bạn, tình yêu chưa triển khai phổ biến, em còn chưa biết xử lý mối quan hệ với bạn khác giới. Tuy nhiên, tư vấn tâm lý học đường là hoạt động mới, chúng em không hiểu tư vấn là gì, khi nào cần thực hiện”.
Như vậy, thực trạng triển khai nội dung bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đạt mức trung bình. Điều này cho thấy Hiệu trưởng nhà trường thời gian tới cần thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường bồi dưỡng các nội dung chưa thực hiện thường xuyên nhất là bồi dưỡng kiến thức về nhóm kỹ năng chung và nhóm kỹ năng chuyên biệt và cách thức vận dụng linh hoạt các kỹ năng trong tư vấn tâm lý học đường. Các nội dung được thực hiện chủ yếu cho học sinh là tư vấn về các kỹ năng, phương pháp học tập, định hướng nghề nghiệp hoặc khi các em có các vấn đề tâm lý cần được trợ giúp để giải
quyết. Còn các nội dung tư vấn về giới tính, kỹ năng sống, khả năng ứng phó các vấn đề trong cuộc sống tuy có được thực hiện song chưa nhiều. Đặc biệt với các trường hợp học sinh bị rối loạn tâm lý cần được hỗ trợ mà nằm ngoài khả năng của nhà trường, cần có sự giới thiệu đến các cơ sở, chuyên gia trị liệu tâm lý còn thực hiện rất hạn chế. Điều này dẫn đến hạn chế là chưa đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng về các nội dung tư vấn tâm lý học đường cho học sinh, thâm chí là hình thức hóa các nội dung tư vấn. Hệ quả là sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và quá trình học tập của học sinh, kìm hãm hiệu quả các hoạt động giáo dục của nhà trường.
2.3.3. Thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
Nhằm đánh giá mức độ sử dụng các phương pháp bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 (phụ lục 1), kết quả cho bảng 2.5 sau:
Bảng 2.5. Đánh giá của khách thể điều tra về phương pháp bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS TP Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh
Nội dung | Ý kiến đánh giá | Tổng điểm |
| Xếp hạng | ||||||
Thường xuyên | Đôi khi | Không thực hiện | ||||||||
Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | |||||
1 | Phương pháp thuyết trình | 101 | 65,16 | 54 | 34,84 | 0 | 0,00 | 411 | 2,65 | 1 |
2 | Phương pháp thảo luận nhóm | 70 | 45,16 | 62 | 40,00 | 23 | 14,84 | 357 | 2,30 | 2 |
3 | Phương pháp giải quyết tình huống | 54 | 34,84 | 70 | 45,16 | 31 | 20,00 | 333 | 2,15 | 4 |
4 | Phương pháp tự nghiên cứu | 47 | 30,32 | 93 | 60,00 | 15 | 9,68 | 342 | 2,21 | 3 |
| 2,33 |
Nhận xét bảng 2.5:
Bảng 2.5 cho thấy: Theo đánh giá các khách thể điều tra, việc thực hiện phương pháp bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh chỉ đạt mức trung bình = 2,33). Tuy nhiên các nội dung khác nhau được đánh giá với các mức điểm khác nhau. Cụ thể:
Phương pháp bồi dưỡng có mức điểm đánh giá ở mức độ cao là phương pháp 1 (với = 2,65), trong đó có 65,16% đánh giá ở mức thường xuyên; 34,84% ý kiến đánh giá đôi khi và không có ý kiến nào đánh giá là không thực hiện. Qua tìm hiểu và trao đổi với một số cán bộ, giáo viên chúng tôi được biết: sở dĩ các phương pháp này đạt mức cao là do Hiệu trưởng các trường yêu cầu báo cáo viên cố gắng cung cấp nhiều thông tin khi bồi dưỡng cho GV, thời gian các đợt bồi dưỡng ngắn, học tập trung nên sử dụng phương pháp này nhằm cố gắng cho GV một lượng nhiều kiến thức.
Các phương pháp bồi dưỡng chỉ đạt mức điểm đánh giá ở mức trung bình gồm phương pháp 2,3,4 (với = 2,30; = 2,21; = 2,15); trong đó phương pháp 2 có 45,16% đánh giá ở mức thường xuyên; nội dung 3 có 34,84% ý kiến đánh giá thường xuyên; nội dung 4 có 30,32% ý kiến đánh giá là thường xuyên. Qua quan sát và tìm hiểu: sở dĩ các nội dung này đánh giá mức trung bình là vì khi tham gia bồi dưỡng, thời gian mỗi đợt tập huấn thường ngắn (do hạn chế về kinh phí và CSVC) nên thời gian dành cho giáo viên thực hành các phương pháp khác nhau hạn chế; “phương pháp giải quyết tình huống” và “tự nghiên cứu” thường mất nhiều thời gian nên ít được thực hiện bồi dưỡng. Để tìm hiểu kĩ hơn, chúng tôi đã phỏng vấn sâu cô giáo Hà Thị Thanh H, trường THCS Bình Ngọc, được biết: “Thời gian qua, GV được tham gia bồi dưỡng tích cực, tuy nhiên mỗi trường đều bị giới hạn về kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng nên GV chúng tôi cũng được tập trung vào phương pháp thuyết trình, nếu được bố trí sắp xếp tốt hơn về phòng học tôi có mong
muốn áp dụng thêm phương pháp như làm việc nhóm, nêu và giải quyết vấn đề theo tình huống,… sẽ giúp GV dễ hình dung các bước thực hiện hơn, đáp ứng được năng lực tư vấn cho mình”. Khi trao đổi và trò chuyện với CBQL trường THCS Ka Long, được biết: "Đội ngũ CBQL, GV tại địa phương không phải là những chuyên gia tư vấn tâm lý học đường, thậm chí chưa được bồi dưỡng và cấp chứng chỉ chuyên môn tư vấn, dù đã có quy hoạch đội ngũ tư vấn viên, kế hoạch cử đi bồi dưỡng, tuy nhiên vẫn chưa được triển khai. Sự hạn chế về phương pháp và kỹ năng tư vấn tâm lý học đường của đội ngũ CBQL, GV, tư vấn viên nhà trường là một tất yếu cần được khắc phục”. Do chưa được bồi dưỡng về chuyên môn, vốn kinh nghiệm của cán bộ tư vấn còn hạn chế, kỹ năng khai thác và biên soạn các bảng hỏi, kỹ năng sử dụng các bộ công cụ trắc nghiệm tâm lý còn hạn hẹp, hơn nữa đây là phương pháp rất phức tạp, đòi hỏi sự công phu trong chuẩn bị biên soạn và xử lý số liệu để đánh giá... Do đó, nếu không được đào tạo và bồi dưỡng chuyên biệt về công tác tư vấn học đường thì rất khó để triển khai và thực hiện.
Như vậy mức độ sử dụng và hiệu quả của các phương pháp bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh còn chưa đồng đều. Trong thời gian tới, Hiệu trưởng cần đưa ra biện pháp đa dạng hóa phương pháp bồi dưỡng, bản thân báo cáo viên gia tăng thêm phương pháp để GV dễ tiếp thu kiến thức bồi dưỡng TVTLHĐ hơn. Thời gian tới nhà trường cần bố trí cơ sở vật chất, phòng học phục vụ hoạt động thảo luận nhóm, hoặc phòng máy tính để phục vụ tự nghiên cứu.
2.3.4. Thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
Để đánh giá mức độ phù hợp các hình thức bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 (phụ lục 1), kết quả bảng số liệu 2.6 như sau: