Thực Trạng Về Hoạt Động Bồi Dưỡng Kỹ Năng Tư Vấn Học Đường Cho Gv Thpt Vùng Đặc Biệt Khó Khăn, Tỉnh Bắc Kạn

Tuy nhiên, thực tế là số lượng GV có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn cao nhưng chưa tương xứng với chất lượng, hiệu quả công việc. Số lượng GV này mới chỉ đáp ứng về chuẩn trình độ đào tạo song so với chuẩn về nghề nghiệp GV THPT vẫn còn nhiều bất cập. Một số GV còn chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong giáo dục học sinh, chưa tích cực, chủ động tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức về các lĩnh vực khác của xã hội còn hạn chế, do đó ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng dạy học. Đây là một mâu thuẫn giữa trình độ và năng lực trong vấn đề chất lượng đội ngũ GV THPT vùng đặc biệt khó khăn nói riêng và đội ngũ GV THPT nói chung. Mâu thuẫn này do nhiều lí do tạo thành: Đối tượng HS có tính đặc thù; điều kiện phục vụ công tác giảng dạy chưa đáp ứng, chưa đủ điều kiện để GV nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Đội ngũ GV ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn còn nhiều hạn chế trong nhận thức và hoạt động dạy học. Kể cả công tác bồi dưỡng thường xuyên hàng năm cho GV cũng chưa được bảo đảm. Song bên cạnh đó, phần lớn đội ngũ GV luôn có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao trình độ cho bản thân bằng việc đầu tư cho bài giảng, tự tham khảo các tài liệu, sách chuyên môn phục vụ trực tiếp cho các giờ lên lớp.

Sở GD&ĐT giao trách nhiệm cho đội ngũ GV cốt cán vừa nghiên cứu bài soạn, giảng dạy cho HS, vừa nghiên cứu để phổ biến một số chuyên đề để bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ GV qua các đợt bồi dưỡng hè, sinh hoạt chuyên đề cấp trường, cụm trường và cấp tỉnh. Các nhà trường đã tạo mọi điều kiện cho GV tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên đề do Sở GD&ĐT tổ chức; đồng thời tổ chức giao lưu học tập giữa các trường có chất lượng cao trong tỉnh.

Các nhà trường đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp như kế hoạch giảng dạy được thống nhất ngay từ đầu năm học nhằm đảm bảo chương trình của Bộ và xây dựng chương trình phù hợp với từng đối tượng và hoàn cảnh địa phương. Những qui định về hồ sơ, giáo án, nề nếp soạn giảng được thống nhất và thực hiện nghiêm túc. Chú trọng chỉ đạo các tổ chuyên môn tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp giảng dạy, đồng thời tích cực tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo phục vụ chuyên môn. Việc sử dụng các phương tiện dạy học trong các tiết dạy, trong các đợt hội giảng, hội thi của GV

được quan tâm, động viên và đầu tư thích đáng. Do trình độ dân trí ngày một nâng cao, nhu cầu của HS muốn được học tập với các thầy cô giáo có trình độ chuyên môn giỏi ngày một lớn, đó là một yếu tố góp phần thúc đẩy việc nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ GV.

2.2. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo sát

- Mục đích khảo sát: Làm rõ thực trạng tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn, tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng tạo cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn đạt hiệu quả.

- Nội dung khảo sát của đề tài bao gồm những nội dung sau:

+ Thực trạng về hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn.

+ Thực trạng tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn.

- Đối tượng khảo sát: Chúng tôi tiến hành khảo sát 145 khách thể, trong đó có 40 CBQL và 40 GV trực tiếp tham gia công tác tư vấn học đường; 65 học sinh tại các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn.

- Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu

Để triển khai các nội dung nghiên cứu nêu trên, chúng tôi phối hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp quan sát, phương pháp đàm thoại, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi,...

Các câu hỏi điều tra được thiết kế theo 03 phương án lựa chọn với mức điểm đánh giá như sau: Thường xuyên (Ảnh hưởng nhiều; Rất phù hợp; Rất khó khăn; Rất cần thiết; Rất khả thi): 3 điểm; đôi khi (Ảnh hưởng ít; Phù hợp; Khó khăn; Cần thiết; Khả thi): 2 điểm; không thực hiện (Không ảnh hưởng; Không phù hợp; Không khó khăn; Không cần thiết; Không khả thi): 1 điểm.

Căn cứ vào điểm trung bình, chúng tôi qui ước:


+ Nếu 1,00 ≤ X ≤ 1,67: Mức độ đánh giá thấp;


+ Nếu 1,68 ≤ X ≤ 2,34: Mức độ đánh giá trung bình;


+ Nếu 2,35 ≤ X ≤ 3: Mức độ đánh giá cao.

2.3. Thực trạng về hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn‌

2.3.1. Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn

Để khảo sát về nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 phụ lục số 1, kết quả được thể hiện ở bảng 2.5.

Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, GV về sự cần thiết về hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT‌


Đối tượng

Ý kiến đánh giá

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

Số

lượng

Tỷ lệ %

Số

lượng

Tỷ lệ %

Số

lượng

Tỷ lệ %

CBQL và GV

15

18,75

28

35,0

37

46,25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên trung học phổ thông vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn - 7

Bảng 2.5 cho thấy: có 18,75% ý kiến của giáo viên đánh giá ở mức độ rất cần thiết, 35,0% ý kiến của giáo viên đánh giá ở mức độ cần thiết và 46,25% ý kiến của giáo viên đánh giá ở mức độ không cần thiết. Điều này cho thấy, vẫn còn một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường, điều này dẫn đến chất lượng bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn chưa được cao. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn cần tăng cường hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường.

2.3.2. Nội dung hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn

Để khảo sát về nội dung hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 phụ lục số 1, kết quả được thể hiện ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GV về nội dung hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn


STT


Nội dung

Kết quả thực hiện


X


Thứ bậc

Thường

xuyên

Đôi khi

Không

thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%

I

Nhóm kỹ năng chung về tư vấn

tâm lý









1

Kỹ năng lắng nghe

42

52,5

25

31,3

13

16,2

2,36

2

2

Kỹ năng hỏi

5

6,2

43

53,8

32

40,0

1,66

5

3

Kỹ năng thấu cảm

34

42,5

28

35,0

18

22,5

2,20

3

4

Kỹ năng phản hồi

52

65,0

22

27,5

6

7,5

2,58

1

5

Kỹ năng cung cấp thông tin

29

36,3

34

42,5

17

21,2

2,15

4

6

Kỹ năng hóa giải im lặng

6

7,5

40

50,0

34

42,5

1,65

6

II

Nhóm kỹ năng chuyên biệt về tư

vấn học đường









1

Kỹ năng phát hiện sớm

21

26,2

35

43,8

24

30,0

1,96

5

2

Kỹ năng đánh giá tâm lý học sinh

35

43,8

27

33,7

18

22,5

2,21

4

3

Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt

động phòng ngừa trong nhà trường


34


42,4


35


43,8


11


13,8


2,29


3

4

Kỹ năng phối hợp các lực lượng

giáo dục


44


55,0


22


27,5


14


17,5


2,38


1

5

Kỹ năng can thiệp

17

21,2

34

42,5

29

36,3

1,85

6

6

Kỹ năng lập và lưu trữ hồ sơ tâm lý

của học sinh


44


55,0


21


26,2


15


18,8


2,36


2

Điểm trung bình của nhóm

2,14


Bảng 2.6 cho thấy: Nội dung của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn được các khách thể điều tra đánh giá với mức điểm trung bình là 2,14 (đạt mức trung bình). Tuy nhiên, mức điểm đánh giá dành cho các nội dung khác nhau trong bảng có sự khác nhau:

Ở nhóm các kỹ năng chung, một số kỹ năng thực hiện tốt có điểm số trung


bình đánh giá cao đó là kỹ năng phản hồi ( X = 2,58); kỹ năng lắng nghe ( X = 2,36). Bên cạnh đó, một số nội dung bồi dưỡng mức độ thực hiện còn gặp nhiều khó khăn

có số điểm đánh giá thấp như kỹ năng hỏi ( X = 1,66); kỹ năng giải tỏa im lặng ( X = 1,65). Như vậy, rõ ràng trong công tác tư vấn học đường còn khá nhiều CBQL, giáo viên gặp khó khăn trong việc đặt câu hỏi phù hợp để khai thác thông tin cần thiết, phá vỡ sự im lặng là rào cản trong tương tác giữa giáo viên làm công tác tư vấn học đường với học sinh. Tuy nhiên các kỹ năng này chưa được chú trọng trong quá trình bồi dưỡng. Trò chuyện trực tiếp với một số GV trực tiếp tham gia công tác TVHĐ, chúng tôi được biết, khó khăn chủ yếu đối với họ là kỹ thuật đặt câu hỏi.

Ở nhóm kỹ năng chuyên biệt, kỹ năng được thực hiện nhiều nhất là “kỹ năng phối hợp các lực lượng giáo dục” ( X = 2,38); “Kỹ năng lập và lưu trữ hồ sơ tâm lý

của học sinh” ( X = 2,36). Đây là công việc mà người giáo viên làm công tác tư vấn

thường xuyên phải thực hiện để làm tốt công tác tư vấn học đường của mình.

Bên cạnh đó ba nội dung thực hiện chưa được có số điểm đánh giá ở mức trung bình đó là Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động phòng ngừa trong nhà trường ( X = 2,29); Kỹ năng đánh giá tâm lý học sinh ( X = 2,21); Kỹ năng phát hiện sớm

( X = 1,96); Kỹ năng can thiệp ( X = 1,85). Ở những kỹ năng chuyên biệt này cần phải có sự tập huấn kỹ càng của những chuyên gia có chuyên môn sâu về lĩnh vực tâm lý giáo dục. Giáo viên làm công tác tư vấn học đường bên cạnh việc tự nghiên cứu từ thực tế cần phải thường xuyên tham gia các lớp tập huấn do Sở Giáo dục và Đào tạo kết hợp với nhà trường thực hiện để góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

2.3.3. Phương pháp bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn

Để đánh giá về phương pháp bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 phụ lục 1, kết quả được thể hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, GV về phương pháp bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn


TT


Phương pháp

Mức độ thực hiện


X


Thứ bậc

Thường

xuyên

Đôi khi

Không

thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%

1

Phương pháp thuyết trình

40

50,0

28

35,0

12

15,0

2,35

1

2

Phương pháp nêu vấn đề

29

36,2

36

45,0

15

18,8

2,18

3

3

Phương pháp thảo luận nhóm

30

37,5

29

36,3

21

26,2

2,11

4

4

Phương pháp xử lý tình huống

40

50,0

27

33,8

13

16,2

2,34

2

5

Phương pháp tự học, tự nghiên cứu

24

30,0

35

43,8

21

26,2

2,04

5

Điểm trung bình của nhóm

2,20


Bảng 2.7 cho thấy: Phương pháp bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn được các khách thể điều tra đánh giá với mức điểm trung bình là 2,20 (đạt mức trung bình). Tuy nhiên, mức điểm đánh giá dành cho các phương pháp khác nhau trong bảng có sự khác nhau:

Phương pháp đạt hiệu quả nhất đó là phương pháp thuyết trình với X = 2,35 trong đó (mức độ thực hiện thường xuyên là 50%, đôi khi là 35%, không thực hiện là

15%), tiếp đến là phương pháp xử lý tình huống với X = 2,34 trong đó (mức độ thực hiện thường xuyên là 50,%, đôi khi là 33,8%, không bao giờ là 16,2%). Thầy giáo Lê Văn Chung (Hiệu phó phụ trách công tác tư vấn) của trường THCS&THPT Nà Phặc cho rằng: “Phương pháp thuyết trình là phương pháp truyền thống không thể thiếu giúp giáo viên truyền đạt tri thức khi thực hiện bồi dưỡng. Tuy nhiên để thực hiện hiệu quả công tác tư vấn học đường phải sử dụng thêm phương pháp giả định để giúp cho tất cả giáo viên làm công tác tư vấn học đường hiểu rõ hơn về công việc tư vấn. Ngoài ra, phương pháp xử lý tình huống là phương pháp cần được sử dụng thường xuyên hơn”.

Trong các phương pháp bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn có một số phương pháp sử dụng chưa hiệu quả đó là phương pháp nêu vấn đề có số điểm trung bình X = 2,18 trong đó (mức độ thực hiện thường

xuyên là 36,2%, đôi khi là 45%, không bao giờ là 18,8%) và phương pháp thảo luận


nhóm có số điểm trung bình X = 2,11 trong đó (mức độ thực hiện thường xuyên là 37,5%, đôi khi là 36,3%, không bao giờ là 26,2%); Phương pháp tự học, tự nghiên

cứu có số điểm trung bình X = 2,04 trong đó (mức độ thực hiện thường xuyên là 30%, đôi khi là 43,8%, không bao giờ là 26,2%). Các phương pháp bồi dưỡng trên chỉ phát huy hiệu quả khi người học phải chủ động, tích cực, tự giác trong học tập. Phương pháp này sử dụng đối với những vùng đặc biệt khó khăn thường ít hiệu quả đặc biệt là đối với học sinh người dân tộc thiểu số. Các em ít được giao tiếp với môi trường bên ngoài, thường rụt rè, tự ti trong giao tiếp.

2.3.4. Hình thức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn

Để đánh giá hình thức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 phụ lục 1, kết quả được thể hiện ở bảng 2.8.

Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, GV về hình thức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn‌


TT


Hình thức

Ý kiến đánh giá


X


Thứ bậc

Rất phù

hợp


Phù hợp

Chưa phù

hợp

SL

%

SL

%

SL

%

1

Bồi dưỡng tại chỗ

31

38,7

32

40,0

17

21,3

2,18

1

2

Bồi dưỡng tập trung

29

36,2

31

38,8

20

25,0

2,11

2

3

Bồi dưỡng từ xa

21

26,2

28

35,0

31

38,8

1,88

4

4

Tự nghiên cứu

24

30,0

29

36,2

27

33,8

1,96

3

Điểm trung bình của nhóm

2,03


Theo Thông tư 31/2017/TT-BGĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì các trường phổ thông phải thành lập các tổ tư vấn tâm lý cho học sinh, các cán bộ trong tổ tư vấn phải được đào tạo để có chứng chỉ tư vấn tâm lý để làm việc. Tuy

nhiên, hiện tại ở nhiều địa phương công tác này mới chỉ dừng lại ở việc thành lập tổ tư vấn trong các nhà trường và xây dựng phòng tư vấn còn việc cử cán bộ đi học tập để có chứng chỉ thì nhiều địa phương chưa thực hiện.

Kết quả điều tra cho thấy cả 4 hình thức cơ bản là bồi dưỡng tập trung do Sở GD&ĐT thực hiện; bồi dưỡng tại chỗ do các trường thực hiện, tự bồi dưỡng do giáo viện tự nghiên cứu và bồi dưỡng từ xa chỉ thực hiện ở mức trung bình với số trung bình là 2,03. Như vậy, mức độ phù hợp của các hình thức bồi dưỡng chưa cao.

Trong thực tế, các hình thức bồi dưỡng được triển khai chưa linh hoạt, chưa thực sự phù hợp với điều kiện của GV tham gia bồi dưỡng. Việc bồi dưỡng chủ yếu thực hiện theo hình thức tập trung do Sở GD&ĐT tổ chức. Hình thức bồi dưỡng từ xa rất ít được áp dụng. Nhiều GV cho rằng, việc chủ yếu áp dụng hình thức bồi dưỡng tập trung sẽ giúp tiết kiệm nguồn kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng song lại có phần hạn chế nhất định, đó là GV gặp khó khăn trong quá trình tham gia bồi dưỡng do áp lực về thời gian, điều kiện làm việc, phương tiện giao thông đi lại… Cũng về mặt này, nhiều GV mong muốn được tham gia hình thức bồi dưỡng tại cơ sở để thuận lợi cho quá trình công tác của họ.

Từ đây đòi hỏi Sở GD&ĐT Bắc Kạn cần phải quan tâm điều chỉnh các hình thức bồi dưỡng nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng. Đồng thời, để làm tốt công tác tư vấn học đường đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu do đội ngũ chuyên gia cung cấp, nếu công tác bồi dưỡng không được quan tâm thì công tác tư vấn học đường sẽ không đạt được hiệu quả thực tiễn.

2.3.5. Thực trạng hoạt động tư vấn học dưỡng của GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn

Để đánh giá về hoạt động tư vấn học đường của GV THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn, trước hết chúng tôi tìm hiểu về những khó khăn tâm lý của các em học sinh tại các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn bằng câu hỏi số 1, phụ lục 02, kết quả được thể hiện ở bảng 2.9.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/05/2023