Thực Trạng Chỉ Đạo Triển Khai Hoạt Động Bồi Dưỡng Năng Lực Tư Vấn Tâm Lý Học Đường Cho Giáo Viên Ở Các Trường Thcs Thành Phố Móng Cái, Tỉnh

Nhận xét bảng 2.9:

Bảng 2.9 cho thấy: Theo đánh giá các khách thể điều tra, việc thực hiện tổ chức bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh của Hiệu trưởng đạt mức trung bình = 2,33). Tuy nhiên mức điểm đánh giá khác nhau trong bảng ở các nội dung khác nhau là khác nhau. Cụ thể:

Các nội dung được đánh giá ở mức cao gồm nội dung 2,4,6 (với: = 2,35; = 2,37; = 2,41); trong đó nội dung 2 có 54,84% đánh giá ở mức thường xuyên; nội dung 4 có 50,32% ý kiến đánh giá thường xuyên; nội dung 6 có 58,06% ý kiến đánh giá là thường xuyên. Sở dĩ những nội dung này được đánh giá ở mức độ cao là bởi vì khi tìm hiểu về điều này chúng tôi được biết: Hiện nay trong nhà trường Hiệu trưởng đã tổ chức thành lập Ban chỉ đạo công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên; Công tác huy động, phối hợp của các tổ chức, các lực lượng đối với hoạt động bồi dưỡng được quan tâm.

Nội dung được đánh giá ở mức trung bình gồm nội dung số 1,3,5 (với = 2,28; = 2,30; = 2,26); trong đó nội dung 1 có 51,61% đánh giá ở mức thường xuyên; nội dung 3 có 47,74% ý kiến đánh giá thường xuyên; nội dung 5 có 43,23% ý kiến đánh giá là thường xuyên. Sở dĩ nội dung này được đánh giá ở mức độ trung bình là bởi vì khi tìm hiểu về điều này chúng tôi được biết: Trong quá trình tổ chức Hiệu trưởng gặp khó khăn trong quá trình phối hợp các lực lượng bên trong (GV bộ môn, nhân viên nhà trường, CBQL,…) với lực lượng bên ngoài (cơ sở y tế, trung tâm tư vấn sức khỏe tuổi vị thành niên, cha mẹ phụ huynh HS,…). Khi phỏng vấn sâu CBQL một số trường có cùng quan điểm, đồng ý kiến với các trường trên Thầy Trần Tiến H - Hiệu trưởng trường THCS Bình Ngọc, cho biết: “Hiện nay nhà trường chỉ thông báo họp phụ huynh họp vào các kỳ học, việc phối hợp chưa đưa vào văn bản cụ thể; bên cạnh đó, huy động các lực lượng bên ngoài mang tính chất phối hợp hình thức, chưa thường xuyên do kinh phí nhà trường eo hẹp”. Đối với GV khi thực hiện phỏng vấn chúng tôi được biết “Công tác tổ chức triển khai còn hạn chế về năng lực CBQL, kỹ năng tổ chức của cán bộ GV làm công tác tư vấn, sự phối hợp các lực lượng trong tổ chức và thực hiện nhiều khi còn chưa chặt chẽ, văn bản chỉ đạo của ngành và địa phương đôi khi còn chậm và chưa cụ thể để quản lý tổ chức và thực hiện kịp thời nên hiệu quả chưa thật sự cao” (Dẫn lời của cô giáo Trần Minh N - Trường THCS Vạn Ninh)

Như vậy, công tác tổ chức đã thực hiện bồi dưỡng cho GV trường THCS thành phố Móng Cái ở mức cao, tuy nhiên vẫn còn nội dung đánh giá với ý

kiến không bao giờ. Thời gian tới Hiệu trưởng cần chỉ đạo thực hiện tổ chức bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Để khảo sát về thực trạng chỉ đạo triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi tiến hành khảo sát với câu hỏi số 7 (phụ lục 1). Kết quả tại bảng 2.10 như sau:

Bảng 2.10. Đánh giá của khách thể điều tra về thực trạng chỉ đạo triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh‌


STT


Nội dung

Ý kiến đánh giá


Tổng điểm




Xếp hạng

Thường

xuyên

Đôi khi

Không bao

giờ

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Số

lượng

%


1

Chỉ đạo xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng

năng lực TVTLHĐ cho GV


62


40,00


62


40,00


31


20,00


341


2,20


5


2

Chỉ đạo triển khai nội

dung chương trình bồi dưỡng theo kế hoạch


78


50,32


70


45,16


7


4,52


381


2,46


3


3

Chỉ đạo lựa chọn phương pháp hình thức tổ chức bồi dưỡng sao cho phù hợp với

tình hình thực tiễn


93


60,00


54


34,84


8


5,16


395


2,55


1


4

Chỉ đạo tăng cường các

điều kiện hỗ trợ thực hiện chương trình bồi dưỡng


62


40,00


31


20,00


62


40,00


310


2,00


7


5

Chỉ đạo tăng cường sự phối hợp liên ngành, sự tham gia của các lực lượng trong quá trình triển khai

hoạt động bồi dưỡng


78


50,32


62


40,00


15


9,68


373


2,41


4

6

Chỉ đạo thực hiện chế độ

chính sách

93

60,00

47

30,32

15

9,68

388

2,50

2


7

Chỉ đạo công tác kiểm tra,

đánh giá giáo viên trong và sau khi bồi dưỡng


62


40,00


54


34,84


39


25,16


333


2,15


6









2,32


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 10

Nhận xét bảng 2.10:

Bảng 2.10 cho thấy: Theo đánh giá các khách thể điều tra, việc chỉ đạo của Hiệu trưởng về bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đạt mức đánh giá trung bình = 2,32). Tuy nhiên mức điểm đánh giá khác nhau trong bảng ở các nội dung khác nhau là khác nhau. Cụ thể:

Các nội dung đạt mức thực hiện cao gồm các nội dung số 2,3,5,6 (với

= 2,46; = 2,55; = 2,41; = 2,50); trong đó nội dung 2 có 50,32% đánh giá ở mức thường xuyên; nội dung 3 có 60% ý kiến đánh giá thường xuyên; nội dung 5 có 50,32% ý kiến đánh giá là thường xuyên và nội dung 6 có 60% ý kiến đánh giá là thường xuyên. Qua trao đổi và tìm hiểu chúng tôi được biết:

sở dĩ có kết quả đánh giá cao như vậy là do Hiệu trưởng kịp thời chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng phù hợp giữa điều kiện thực tiễn nhu cầu bồi dưỡng GV của nhà trường với các chương trình bồi dưỡng TVTLHĐ của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT. Bên cạnh đó, qua quan sát trao đổi với một số GV, chúng tôi được biết đa số các thầy cô cho biết đã được Hiệu trưởng hướng dẫn cũng như chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ. Cụ thể khi thực hiện phỏng vấn cô giáo Nguyễn Hoa H - trường THCS Bình Ngọc chúng tôi được biết thêm “GV luôn được hiệu trưởng chỉ đạo sát sao việc sử dụng các hình thức bồi dưỡng sao cho phù hợp năng lực GV, lứa tuổi HS, GV được biết thông tin qua các văn bản chính thống nên đã hiểu được các hoạt động chỉ đạo”.

Các nội dung đạt mức thực hiện thấp bao gồm nội dung số 1,4,7 (với = 2,20; = 2,00; = 2,15); trong đó nội dung 1 có 40% đánh giá ở mức thường

xuyên; nội dung 4 có 40% ý kiến đánh giá thường xuyên; nội dung 7 có 40% ý kiến đánh giá là thường xuyên. Tìm hiểu nguyên nhân về vấn đề này, chúng tôi đã trao đổi, trò chuyện, phỏng vấn với một số giáo viên và CBQL ở các

trường và được biết: Sở dĩ có kết quả đánh giá trung bình vậy là do Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng chương trình chung chung, việc kiểm tra, đánh giá chưa chỉ đạo sát sao phân công nhiệm vụ cho từng CBQL được ủy quyền, GV cốt cán; các điều kiện về phòng học, phòng thực hành, phòng máy còn chưa đảm bảo nên mức độ đạt mức thấp. Khi phỏng vấn GV Trần Minh L - trường THCS Hòa Lạc chúng tôi biết thêm “Chúng tôi rất muốn nhà trường đảm bảo quy mô hoạt động bồi dưỡng TVTLHĐ, đặc biệt cơ sở vật chất hạn chế quá, phòng học chia nhỏ thảo luận nhóm gặp khó khăn, hình thức bồi dưỡng từ xa hạn chế do phòng máy tính ít, không đảm bảo”. Trong quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho HS, Hiệu trưởng các trường THCS thành phố Móng Cái mới bước đầu phát huy được vai trò chỉ đạo của mình trong hoạt động. Tuy nhiên, vai trò chỉ đạo chưa được thể hiện một cách toàn diện, vẫn còn những hạn chế cả về mức độ và hiệu quả thực hiện. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tổ chức, triển khai, điều hành hoạt động tư vấn tâm lý học đường trong việc thực hiện các nội dung, nhiệm vụ, huy động và kết hợp các nguồn lực, duy trì các nguồn lực, đôn đốc, kiểm tra đối với hoạt động tư vấn tâm lý học đường.

Như vậy, công tác chỉ đạo triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đã được Hiệu trưởng quan tâm chỉ đạo, tuy nhiên, hoạt động này chưa tốt ở một số khâu, công tác chỉ đạo có lúc chưa đồng bộ, sự phối hợp giữa các bộ phận đôi khi chưa linh hoạt.

2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Để khảo sát về thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi tiến hành khảo sát với câu hỏi số 7 (phụ lục 1). Kết quả đánh giá ở bảng 2.11:

Bảng 2.11. Đánh giá của khách thể điều tra về thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh


STT


Nội dung

Ý kiến đánh giá


Tổng điểm



Xếp hạng

Thường

xuyên

Đôi khi

Không bao

giờ

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Số

lượng

%

1

Xây dựng các tiêu chí kiểm

tra, đánh giá rõ ràng

79

50,97

62

40,00

14

9,03

375

2,42

1


2

Lựa chọn các hình thức kiểm tra hợp lý và dễ dàng xác định được mức độ hoàn thành so với tiêu chí

đặt ra


78


50,32


54


34,84


23


14,84


365


2,35


3


3

Thường xuyên tiến hành các hoạt động kiểm tra, đánh giá

theo tiến trình bồi dưỡng


60


38,71


70


45,16


25


16,13


345


2,23


6


4

Theo dõi, giám sát hoạt

động TVTLHĐ để thu thập thông tin và minh chứng


76


49,03


47


30,32


32


20,65


354


2,28


4


5

Sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh nội dung bồi dưỡng theo hướng tích cực và phù hợp tình

hình thực tiễn


90


58,06


39


25,16


26


16,77


374


2,41


2


6

Tổng kết, rút kinh nghiệm từng giai đoạn để kịp thời điều chỉnh hoạt động TVTLHĐ

một cách có hiệu quả


68


43,87


62


40,00


25


16,13


353


2,28


5









2,33


Nhận xét bảng 2.11:

Bảng 2.11 cho thấy: Theo đánh giá các khách thể điều tra, việc thực hiện kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng về bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

đạt mức trung bình = 2,33). Tuy nhiên mức điểm đánh giá khác nhau trong bảng ở các nội dung khác nhau là khác nhau. Cụ thể:

Các nội dung đạt mức thực hiện cao gồm các nội dung số 1,2,5 (với = 2,42; = 2,35; = 2,41); trong đó nội dung 1 có 50,97% đánh giá ở mức thường xuyên; nội dung 2 có 50,32% ý kiến đánh giá thường xuyên; nội dung 5 có 58,06% ý kiến đánh giá là thường xuyên Tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi được biết, sở dĩ có kết quả đánh giá cao như vậy là do Hiệu trưởng đã xây dựng các tiêu chí đánh giá, kiểm tra từ đầu năm học rất rõ ràng, logic; bên cạnh đó kết quả bồi dưỡng là căn cứ để Hiệu trưởng điều chỉnh nội dung bồi dưỡng TVTLHĐ sao cho phù hợp; các hình thức kiểm tra kết hợp cả định kỳ và đột xuất nên kiểm soát được công tác bồi dưỡng cho GV.

Các nội dung đạt mức thực hiện trung bình gồm các nội dung số 3,4,6 (với = 2,25; = 2,28; = 2,23); trong đó nội dung 3 có 38,71% đánh giá ở mức thường xuyên; nội dung 4 có 49,03% ý kiến đánh giá thường xuyên; nội dung 6 có 43,87% ý kiến đánh giá là thường xuyên Qua tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề trên chúng tôi được biết: sở dĩ kết quả các khâu này thực hiện mức độ trung bình là do hàng năm công việc của Hiệu trưởng cuối năm học nhiều, Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn báo cáo hoạt động bồi dưỡng của GV mà không trực tiếp đánh giá từng cá nhân trong các cuộc họp, do đó mà chưa thực hiện tốt việc đánh giá nhằm rút kinh nghiệm cho các đợt bồi dưỡng tiếp theo. Khi phỏng vấn GV Nguyễn Thị L - Trường THCS Ka Long, chúng tôi được biết thêm “GV được kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng thông qua Tổ trưởng chuyên môn, chúng tôi làm các báo cáo kết quả, nộp các minh chứng về hoạt động bồi dưỡng, bên cạnh đó, việc họp chung có chỉ đạo của Hiệu trưởng để rút kinh nghiệm chưa được thực hiện thường xuyên do cuối năm cả GV và nhà trường còn có hoạt động thi kiểm tra học kỳ và tổng kết năm học, khó bố trí thời gian”.

Như vậy, cần phải có các biện pháp kiểm tra đánh giá kết quả việc bồi dưỡng cho GV một cách phù hợp, thiết thực, đảm bảo tính khả thi thì việc bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV mới đạt hiệu quả cao.

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Để khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi tiến hành khảo sát với câu hỏi số 8 (phụ lục 1).

Kết quả thể hiện bảng 2.12 như sau:

Bảng 2.12. Đánh giá của khách thể điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS TP Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh


STT


Nội dung

Ý kiến đánh giá


Tổng điểm




Xếp hạng

Rất ảnh

hưởng

Ảnh hưởng

Không ảnh

hưởng

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Số

lượng

%

1

Điều kiện phát triển kinh tế -

xã hội của địa phương

70

45,16

62

40,00

23

14,84

357

2,30

6


2

Phẩm chất, năng lực của GV thực hiện công tác

TVTLHĐ


116


74,84


39


25,16


0


0,00


426


2,75


2


3

Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy phục

vụ hoạt động bồi dưỡng


93


60,00


54


34,84


8


5,16


395


2,55


5


4

Chế độ, chính sách đối với giáo viên thực hiện công tác

TVTLHĐ ở trường THCS


109


70,32


46


29,68


0


0,00


419


2,70


3

5

Năng lực quản lý của Hiệu

trưởng

132

85,16

23

14,84

0

0,00

442

2,85

1


6

Nhu cầu bồi dưỡng của

giáo viên thực hiện công tác TVTLHĐ


110


70,97


39


25,16


6


3,87


414


2,67


4

Nhận xét bảng 2.9:

Bảng 2.9 cho thấy: Đánh giá của khách thể điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS cụ thể:

Các yếu tố ở mức độ rất ảnh hưởng là yếu tố số 2,3,4,5,6 (với = 2,75; với = 2,55; = 2,70; = 2,85; = 2,67); trong đó nội dung 2 có 74,84%

đánh giá ở mức rất ảnh hưởng; nội dung 3 có 48,39% ý kiến đánh giá rất ảnh hưởng; nội dung 4 có 70,97% ý kiến đánh giá là rất ảnh hưởng; nội dung 5 có 66,45% đánh giá ở mức rất ảnh hưởng; nội dung 6 có 48,39% ý kiến đánh giá rất ảnh hưởng. Qua trò chuyện, trao đổi với một số giáo viên, chúng tôi được biết: sở dĩ các kết quả này đều đánh giá mức rất ảnh hưởng là do CBQL và GV đều rất đề cao các yếu tố chủ quan, yếu tố “con người”. Bởi lẽ khi có nhận thức đúng cộng thêm năng lực quản lí tốt, trình độ chuyên môn và năng lực của GV đáp ứng được yêu cầu thì sẽ tác động đến các yếu tố còn lại tác động đến chất lượng hoạt động bồi dưỡng. Khi thực hiện phỏng vấn cô giáo Nguyễn Thị H - trường THCS Hải Xuân, cho biết “GV cần Hiệu trưởng có đầy đủ nhận thức về quản lý bồ dưỡng GV nói chung và bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ nói riêng, vì vậy, khi đưa ra các quyết định quản lý nói chung, hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ nói riêng, nhà quản lý đặc biệt chú trọng vấn đề nhu cầu được bồi dưỡng của giáo viên”

Yếu tố có ảnh hưởng đó là yếu tố số 1 (với = 2,30), trong đó chỉ có 45,16% ý kiến đánh giá là rất ảnh hưởng; 40% ý kiến đánh giá là ảnh hưởng và 14,84% ý kiến đánh giá là không ảnh hưởng. Tthành phố Móng Cái là một trong bốn thành phố của tỉnh Quảng Ninh có điều kiện kinh tế xã xã hội địa bàn khá ổn định nên việc đầu tư cho giáo dục không phải là điều quá khó khăn, nhất là trong công tác bồi dưỡng, nhu cầu kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng TVTLHĐ luôn cần huy động. Để đánh giá chất lượng hoạt động bồi dưỡng thì yếu tố này giữ vị trí ảnh hưởng tích cực.

2.5. Đánh giá chung về quản lý bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

2.4.1. Ưu điểm

* Về hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

- CBQL và GV các trường đã có nhận thức về tầm quan trọng và đề cao vai trò của hoạt động TVTLHĐ trong nhà trường. Có sự chỉ đạo của Ban Chi ủy, Ban Giám hiệu về việc chủ động xây dựng các kế hoạch giáo dục có lồng ghép nội dung TVTLHĐ.

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 15/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí