Giải Pháp Hoàn Thiện Việc Lập Và Trình Bày Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Tại Tổng Công Ty Du Lịch Sài Gòn


Nhìn chung, BCTC hợp nhất của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn chỉ mang tính hình thức, chưa đảm bảo độ tin cậy cho các đối tượng sử dụng BCTC để đánh giá đúng thực trạng tài chính của đơn vị hay để ra quyết định.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế trên tồn tại do nhiều nguyên nhân khác nhau, và những nguyên nhân chủ yếu là:

Hệ thống văn bản pháp lý về kế toán chưa đáp ứng được tình hình thực tế: Tính đến thời điểm hiện nay, hệ thống chuẩn mực kế toán và các thông tư hướng dẫn có liên quan đến việc lập và trình bày BCTC hợp nhất đã tương đối đầy đủ. Trong đó, thông tư 161/2007/TT-BTC là thông tư được ban hành gần đây nhất và cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho người làm kế toán. Tuy nhiên, hệ thống chuẩn mực và thông tư hướng dẫn này vẫn chưa giải đáp được mọi vấn đề phát sinh có liên quan đến hợp nhất, điển hình là vấn đề giá trị hợp lý của tài sản thuần khi xác định LTTM và phương pháp lập BCLCTT hợp nhất.

Tính chất bắt buộc công khai BCTC hợp nhất: Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn vẫn chưa tiến hành cổ phần hóa nên chưa chịu áp lực từ phía các đối tượng sử dụng BCTC. Thêm vào đó, BCTC hợp nhất của Tổng Công ty không công khai trước công chúng nên đã tạo ra sự chủ quan trong công tác lập BCTC hợp nhất tại đơn vị trong những năm qua.

Chưa có sự quan tâm đúng mực của Ban lãnh đạo: Ban lãnh đạo chưa thấy được tầm quan trọng của các thông tin trên BCTC hợp nhất trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Việc lập BCTC hợp nhất chỉ để nạp cho các cơ quan quản lý nhà nước chứ không xuất phát từ nhu cầu bên trong đơn vị. Đây có lẽ là nguyên nhân chính gây ra những hạn chế trong công tác hợp nhất BCTC ở đơn vị.

Việc kiểm toán BCTC của các công ty con, công ty liên kết, liên doanh chưa được thực hiện đồng bộ: Vì nhà nước không quy định bắt buộc cũng như do các công


ty chưa có nhu cầu kiểm toán tự nguyện nên độ chính xác của nguồn dữ liệu đầu vào để lập BCTC hợp nhất không cao, ảnh hưởng đến chất lượng thông tin đầu ra.

Hạn chế về nguồn nhân lực của bộ phận kế toán tại văn phòng Tổng Công ty: Đến nay, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn vẫn chưa có bộ phận kế toán hợp nhất chuyên trách, mà chỉ là kiêm nhiệm của kế toán phần hành khác.

Phần mềm kế toán chưa được tích hợp phục vụ công tác hợp nhất BCTC: BCTC hợp nhất hiện nay được Tổng Công ty lập theo phương pháp bán thủ công nhờ vào sự hỗ trợ của bảng tính excel. Điều này ảnh hưởng rất lớn thời hạn hoàn thành BCTC hợp nhất.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

BCTC hợp nhất vẫn còn là vấn đề mới mẻ và phức tạp đối với các tập đoàn kinh tế nói chung và đối với Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn nói riêng. Về cơ bản, BCTC hợp nhất của đơn vị đã tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam. Tuy nhiên, thực trạng lập BCTC hợp nhất của đơn vị vẫn còn tồn tại những hạn chế cơ bản sau:

Dữ liệu đầu vào trong quy trình hợp nhất có nhiều bất cập cả về độ chính xác và độ sẵn có.

Phương pháp lập BCLCTT của các công ty con không đồng nhất, dẫn đến việc hợp nhất BCLCTT khá khó khăn.

Nội dung của Bản thuyết minh BCTC hợp nhất khá sơ sài, chưa thực sự mô tả hay phân tích chi tiết các thông tin số liệu.

Một số bút toán hợp nhất không phù hợp.

Những vấn đề này cần được khắc phục dần dần. Trong chương sau tác giả sẽ đưa ra một số ý kiến nhằm giúp đơn vị nâng cao chất lượng BCTC hợp nhất.


Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI TỔNG CÔNG TY DU LỊCH SÀI GÒN‌‌

3.1. Nguyên tắc hoàn thiện

Để hoàn thiện việc lập và trình bày BCTC hợp nhất tại Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn, trong chương này tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp trên cơ sở hai nguyên tắc:

3.1.1. Nguyên tắc đồng bộ, thống nhất

BCTC hợp nhất bao gồm nhiều báo cáo khác nhau được hợp nhất từ báo cáo riêng của công ty mẹ và các công ty con nên việc hoàn thiện phải được thực hiện đồng bộ cho tất cả các báo cáo từ nội dung hợp nhất, trình tự hợp nhất, phương pháp điều chỉnh và phải thống nhất về chính sách kế toán, kỳ kế toán.

3.1.2. Nguyên tắc tuần tự

BCĐKT hợp nhất, BCKQHĐKD hợp nhất, BCLCTT hợp nhất và Bản thuyết minh BCTC hợp nhất có mối quan hệ với nhau trong quá trình điều chỉnh và tổng hợp. Do vậy cần xác định quy trình thực hiện công tác kế toán hợp nhất theo một thứ tự hợp lý nhằm đảm bảo nguyên tắc tuần tự: tuần tự trong từng chỉ tiêu hợp nhất, tuần tự trong từng báo cáo trong hệ thống BCTC hợp nhất. Đồng thời nguyên tắc tuần tự còn được áp dụng để giải quyết mối quan hệ khi chuyển tải thông tin và điều chỉnh thông tin giữa các công ty con với nhau cũng như giữa công ty con với công ty mẹ.

3.2. Giải pháp hoàn thiện

Thực trạng công tác kế toán hợp nhất tại Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn vẫn tồn tại nhiều hạn chế và khó khăn. Do đó, trong thời gian tới đơn vị cần giải quyết các vấn đề trọng tâm sau:


3.2.1. Đối với nội dung tổ chức công tác kế toán hợp nhất‌

Thành lập bộ phận kế toán hợp nhất chuyên trách:

Hiện nay, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn vẫn chưa có một bộ phận kế toán chuyên trách về việc lập BCTC hợp nhất. Kế toán hợp nhất ở đơn vị đang phụ trách các phần hành kế toán khác và kiêm nhiệm thêm phần hợp nhất BCTC.

Tương lai, các khoản đầu tư tài chính dài hạn có khả năng phát sinh nhiều và phức tạp hơn hay khối lượng giao dịch nội bộ tăng lên. Khi đó, để nâng cao chất lượng BCTC hợp nhất, đơn vị cần phải thiết lập bộ phận kế toán hợp nhất chuyên trách, bao gồm kế toán hợp nhất ở các công ty con và kế toán hợp nhất tại văn phòng Tổng Công ty.

Tại các công ty con: BCTC hợp nhất có trung thực và hợp lý hay không phụ thuộc rất lớn vào các thông tin được cung cấp từ các công ty con. Vì vậy, tại mỗi công ty con cần phân công cho kế toán công nợ kiêm nhiệm việc theo dõi công nợ giữa đơn vị mình và các đơn vị khác trong nội bộ, cũng như theo dõi tình hình chi trả cổ tức cho các CĐTS.

Tại văn phòng Tổng công ty: Đơn vị có thể phân một người chuyên trách hợp nhất BCTC. Kế toán hợp nhất chuyên trách chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng Tổng Công ty về việc lập BCTC hợp nhất. Kế toán hợp nhất có nhiệm vụ thu thập BCTC của bên nhận đầu tư hay bên liên doanh tại thời điểm tăng, hoặc giảm khoản đầu tư. Và đến cuối năm, kế toán viên này thu thập các dữ liệu liên quan đến hợp nhất từ các kế toán khác trong bộ phận rồi lập BCTC hợp nhất.

Hoàn thiện hệ thống bảng biểu thu thập thông tin hợp nhất:

Hiện nay tại Tổng Công ty đã thiết kế được hệ thống các bảng biểu thu thập thông tin hợp nhất. Tuy nhiên, các thông tin trên các bảng biểu này do kế toán hợp nhất tại văn phòng Tổng Công ty lập và số liệu được thu thập bằng cách gọi điện thoại cho kế toán tổng hợp tại các công ty con, hoặc yêu cầu gửi email hoặc fax khi có nhu cầu về thông tin đó. Vì thế thông tin được thu thập có thể không đầy đủ và thiếu chính xác.


Để đảm bảo về chất lượng thông tin cũng như thời hạn nộp và công khai BCTC hợp nhất, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn cần yêu cầu các công ty con nộp các bảng biểu sau về văn phòng Tổng Công ty cùng với các BCTC riêng:

Bảng tổng hợp các khoản công nợ nội bộ.

Bảng này cung cấp thông tin về số dư cuối năm của các khoản phải thu, phải trả nội bộ của công ty con với các công ty con khác hoặc với khối tổng hợp. Kế toán hợp nhất tại văn phòng Tổng Công ty sẽ dùng bảng này để đối chiếu số dư các khoản phải thu, phải trả giữa các đơn vị trong nội bộ khi lập BCTC hợp nhất.

Bảng theo dõi tình hình chia cổ tức.

Bảng này thu thập thông tin về tình hình chi trả cổ tức cho Tổng Công ty và CĐTS của công ty con. Trong bảng thể hiện số cổ tức phải trả và đã trả trong năm.

Bảng thông tin góp vốn vào các đơn vị khác.

Bảng này được lập nhằm cung cấp thông tin về tỷ lệ quyền biểu quyết và tỷ lệ lợi ích của công ty con tại bên nhận đầu tư cũng như phân loại các khoản đầu tư dài hạn đó.

Các bảng biểu này được trình bày ở Phụ lục 03, và do kế toán kiêm nhiệm công tác hợp nhất ở các công ty con chịu trách nhiệm lập.

Căn cứ vào BCTC của công ty con và các thông tin do các công ty con cung cấp, kế toán hợp nhất tại văn phòng Tổng Công ty sẽ đối chiếu, tổng hợp và lập 06 bảng sau:

Bảng thông tin góp vốn vào các đơn vị khác (Phụ lục 03).

Thông tin về khoản đầu tư vào các công ty con (Phụ lục 01).

Bảng tính lợi ích cổ đông thiểu số (Phụ lục 01).

Bảng tổng hợp các khoản công nợ nội bộ (Phụ lục 03).

Bảng xác định giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh theo phương pháp vốn chủ sở hữu (Phụ lục 03).


Bảng này thu thập thông tin về phần sở hữu của Tổng Công ty trong lợi nhuận và các khoản tăng, giảm vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư, nhằm phục vụ cho việc điều chỉnh giá trị của khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh theo phương pháp vốn chủ sở hữu khi lập BCTC hợp nhất.

Bảng theo dõi tình hình chia cổ tức (Phụ lục 03).

3.2.2. Đối với phương pháp đo lường giá trị

Việc ghi nhận khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh theo phương pháp vốn chủ sở hữu nhằm thể hiện được sự biến động của giá trị khoản đầu tư bắt đầu từ ngày đầu tư đến cuối kỳ báo cáo, giúp đánh giá được khả năng sinh lời của khoản đầu tư này. Do đó, khi lập và trình bày BCTC hợp nhất, giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh phải được điều chỉnh từ phương pháp giá gốc sang phương pháp vốn chủ sở hữu như sau:

Ghi nhận phần lãi hoặc lỗ của nhà đầu tư trong công ty liên kết, liên doanh và các khoản điều chỉnh khác từ sau ngày đầu tư đến cuối kỳ kế toán trước liền kề;

Ghi nhận phần lãi hoặc lỗ trong kỳ của nhà đầu tư trong công ty liên kết, liên doanh;

Điều chỉnh giá trị khoản đầu tư do vốn chủ sở hữu của công ty liên kết, liên doanh thay đổi nhưng chưa được phản ánh trên BCKQHĐKD trong kỳ của công ty liên kết, liên doanh;

Điều chỉnh giá trị khoản đầu tư do sử dụng BCTC của công ty liên kết, liên doanh không được lập cùng ngày với BCTC của nhà đầu tư;

Điều chỉnh giá trị khoản đầu tư do nhà đầu tư và công ty liên kết, liên doanh sử dụng chính sách kế toán khác nhau.

Sau khi thực hiện các bút toán điều chỉnh, giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh theo giá gốc và số lũy kế các khoản điều chỉnh tính đến cuối kỳ báo cáo được phản ánh ở khoản mục “Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh” - Mã số 252 trên BCĐKT hợp nhất. Đồng thời, phần lãi hoặc lỗ của nhà đầu tư trong công ty liên kết,


liên doanh của kỳ báo cáo được phản ánh ở khoản mục “Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết, liên doanh” - Mã số 45 trên BCKQHĐKD hợp nhất.

Bộ Tài chính đã hướng dẫn cụ thể nội dung này trong thông tư 161/2007/TT- BTC nhưng thực tế tại đơn vị, kế toán hợp nhất không tách biệt phần sở hữu của Tổng Công ty trong lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết, liên doanh với các khoản điều chỉnh khác đã ghi nhận trên BCĐKT hợp nhất từ sau ngày đầu tư đến cuối kỳ kế toán trước liền kề. Vấn đề này sẽ được khắc phục khi kế toán hợp nhất sử dụng Bảng xác định giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh theo phương pháp vốn chủ sở hữu của năm trước (Phụ lục 03).

Ngoài ra, một số bút toán hợp nhất liên quan đến kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh cần được ghi nhận cho phù hợp với hướng dẫn của thông tư 161/2007/TT-BTC.

Cách làm hiện tại của đơn vị

Đề xuất của tác giả

Ghi nhận lợi ích của Tổng Công ty trong

công ty LK, LD từ sau ngày mua đến cuối kỳ trước liền kề:

Theo cách điều chỉnh hiện tại của đơn vị, tất cả các khoản điều chỉnh từ sau ngày mua đến cuối kỳ trước đều được ghi Nợ chỉ tiêu Đầu tư vào công ty LK, LD tương ứng với ghi Có chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Nợ Góp vốn liên doanh: 137,604,708,115 Nợ Đầu tư vào công ty LK: 50,859,212,199

Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân

phối:188,463,920,314

Ghi nhận lợi ích của Tổng công ty trong

công ty LK, LD từ sau ngày mua đến cuối kỳ trước liền kề:

Đơn vị cần phân loại các khoản điều chỉnh từ sau ngày mua đến cuối kỳ trước thành: phần sở hữu của Tổng Công ty trong lợi nhuận, chênh lệch đánh giá lại tài sản và chênh lệch tỷ giá hối đoái của công ty LK, LD.

Nợ Góp vốn liên doanh Nợ Đầu tư vào công ty LK

Có Chênh lệch đánh giá lại tài sản Có Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty du lịch Sài Gòn - thực trạng và giải pháp hoàn thiện - 9

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 04/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí